Điều trị bổ sung chống tái phát ung thư bàng quang nông bằng bcg tại chỗ sau phẫu thuật

Đặt vấn đề và mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Xác định sự an toàn của phác đồ điều trị bổ sung chống tái phát ung bàng quang nông bằng Im‐BCG chủng 173P2 do viện Vaccin Nha Trang sản xuất; Xác định hiệu quả của phác đồ này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là u bàng quang vào điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa từ tháng 6‐1996 đến tháng 6‐2004. Sau mổ kết quả giải phẩu bệnh là ung thư tế bào chuyển tiếp bàng quang giai đoạn Tis, Ta hoặc T1‐ độ I. Bệnh nhân được chia thành 2 lô: Sau mổ bệnh nhân được điều trị bổ sung với BCG được xếp vào nhóm nghiên cứu. Những bệnh nhân sau mổ vì một lý do nào đó không được điều trị bổ sung được xếp vào nhóm chứng. Kết quả: sự khác biệt về kết quả siêu âm, X. quang, niệu dòng đồ, chất lượng cuộc sống, số lần đi tiểu trong ngày giữa 2 lô không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các bệnh nhân có điều trị bổ sung bằng BCG có kết quả tốt hơn các bệnh nhân ở lô chứng: thời gian tái phát sau phẫu thuật ở các nhóm có điều trị bổ sung đều kéo dài hơn ở nhóm chứng. Trung bình là: lô chứng: 4,24 ± 0,8 tháng, lô có sử dụng BCG: 19.22 ± 5,9 tháng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,0016; test Breslow). Kết luận: Các kết quả kiểm tra về siêu âm, X. quang, niệu dòng đồ, chất lượng cuộc sống, số lần đi tiểu trong ngày tương đương nhau giữa 2 nhóm điều trị. Bệnh nhân không bị một tai biến nào xảy ra. Lô bệnh nhân có điều trị bổ sung có kết quả tốt hơn lô chứng: thời gian tái phát sau phẩu thuật ở nhóm có điều trị bổ sung kéo dài hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị bổ sung chống tái phát ung thư bàng quang nông bằng bcg tại chỗ sau phẫu thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   257 ĐIỀU TRỊ BỔ SUNG CHỐNG TÁI PHÁT UNG THƯ BÀNG QUANG  NÔNG BẰNG BCG TẠI CHỖ SAU PHẪU THUẬT  Nguyễn Ngọc Hiền*, Trần Đức sơn*, Tôn Thất Minh Thuyết*  TÓM TẮT   Đặt vấn đề và mục tiêu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Xác định sự an toàn của  phác đồ điều trị bổ sung chống tái phát ung bàng quang nông bằng Im‐BCG chủng 173P2 do viện Vaccin Nha  Trang sản xuất; Xác định hiệu quả của phác đồ này.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng có đối chứng. Tất cả bệnh nhân được chẩn  đoán là u bàng quang vào điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa từ tháng 6‐1996 đến tháng 6‐2004. Sau mổ kết  quả giải phẩu bệnh là ung thư tế bào chuyển tiếp bàng quang giai đoạn Tis, Ta hoặc T1‐ độ I. Bệnh nhân được  chia thành 2 lô: Sau mổ bệnh nhân được điều trị bổ sung với BCG được xếp vào nhóm nghiên cứu. Những bệnh  nhân sau mổ vì một lý do nào đó không được điều trị bổ sung được xếp vào nhóm chứng.  Kết quả: sự khác biệt về kết quả siêu âm, X. quang, niệu dòng đồ, chất lượng cuộc sống, số lần đi tiểu trong  ngày giữa 2 lô không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Các bệnh nhân có điều trị bổ sung bằng BCG có kết quả tốt  hơn các bệnh nhân ở lô chứng: thời gian tái phát sau phẫu thuật ở các nhóm có điều trị bổ sung đều kéo dài hơn ở  nhóm chứng. Trung bình là: lô chứng: 4,24 ± 0,8 tháng, lô có sử dụng BCG: 19.22 ± 5,9 tháng. Sự khác biệt có ý  nghĩa thống kê (p=0,0016; test Breslow).  Kết  luận: Các kết quả kiểm tra về siêu âm, X. quang, niệu dòng đồ, chất lượng cuộc sống, số lần đi tiểu  trong ngày tương đương nhau giữa 2 nhóm điều trị. Bệnh nhân không bị một tai biến nào xảy ra. Lô bệnh  nhân có điều trị bổ sung có kết quả tốt hơn lô chứng: thời gian tái phát sau phẩu thuật ở nhóm có điều trị bổ  sung kéo dài hơn ở nhóm chứng có ý nghĩa thống kê.  Từ khóa: ung thư bàng quang nông, BCG  ABSTRACT  SUPPLEMENTARY THERAPIE AGAINTS POST‐OPERATIVE RECURENCIES OF SUPERFICIAL  BLADDER CANCER  Nguyen Ngoc Hien, Tran Duc Son, Ton That Minh Thuyet   * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 257 ‐ 263  Introduction and objective: We conducted this study with the following aims: To determine the safety of  the additional treatment protocol in preventing the recurrence of bladder cancer (superficial tumor) by using Im‐ BCG strain 173P2. To determine the effectiveness of this protocol.  Patients and methods: Controlled clinical trials. All patients who were diagnosed with bladder cancer and  received treatment at the Hospital of Khanh Hoa Province from June 1996 to June 2004 with pathology results  showed transitional cell carcinoma stages Tis, Ta or T1‐level I were included in this study. Patients were divided  into 2 groups:  test group  included patients who received additional  treatment with BCG after  their surgeries;  control group included those who did not receive post‐operative treatment (due to any reasons).  * Bệnh viện Khánh Hòa    Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Ngọc Hiền  ĐT: 0918080000  Email: ngochien45@gmail.com  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  258 Results: there are no significant differencies statistically for finding in ultrasound, x‐ray, urine flowmetry  quality of life and times of urination per day (p<0.05). Better result was noted in patients with supplementary  therapy  than  in  control group: post‐operative  recurrent  time  in BCG group was  longer  than  that of  control  group  with  the  means  as  follows:  control  group:  4.24  ±  0.8  months,  BCG  group:  19.22  ±  5.9  months,  (p=0.0016, test Breslow).  Conclusion: Ultrasound examination results, radiographs, urinary charts, quality of life, daily frequency of  urination,  etc. were  similar between  test and  control groups. Patients did not  show any  complications.   Test  group showed better results than control group: longer time for post‐operative recurrence was recorded for test  group than that for control group that had statistically significant.  Keywords: Superficial bladder cancer; BCG  MỞ ĐẦU  Ung  thư bàng quang  là một bệnh khá phổ  biến. Nó chiếm tỷ  lệ khoảng 10% trong các  loại  ung  thư  nam  giới,  đứng  thứ  tư  sau  ung  thư  tuyến  tiền  liệt, ung  thư phổi  và ung  thư  đại  ‐  trực tràng. Khoảng 90% ung thư bàng quang là  ung thư tế bào chuyển tiếp.  Trước đây, u gai bàng quang được xếp vào loại  trung gian (borderline). Từ năm 1973,  theo quy  định của tổ chức y tế thế giới (WHO) u gai bàng  quang  được xếp vào  loại ung  thư bàng quang  thể nông, độ I.  Qua  thời gian, các ung  thư bàng quang  thể  nông phát triển theo 2 hướng:  ‐  Xâm  lấn  vào  vách  bàng  quang  qua  lớp  dưới  niêm  mạc,  lớp  cơđến  các  hạch  vùng,  hạch xa               ‐  Lan  rộng  theo  bề  mặt  niêm  mạc  bàng  quang do các tế bào ung thư rơi ra từ khối ung  thư bám vào niêm mạc bàng quang trở thành tế  bào mầm ung thư (spidle cell).  Chính  sự “gieo mầm” này  là nguyên nhân  chủ yếu làm cho các ung thư bàng quang nông  có tỷ lệ tái phát rất cao sau điều trị cắt bỏ khối u  (nội soi hoặc mổ hở). Nhiều khảo sát cho thấy tỷ  lệ tái phát sau điều trị phẩu thuật ung thư bàng  quang  nông  khoảng  70‐90%(1,4,5,9,10,17,18)  đòi  hỏi  phải có điều trị bổ sung sau khi cắt bỏ khối ung  thư. Từ những năm cuối thập niên 1970 người ta  đã  sử dụng hóa  trị  liệu bổ  sung. Từ năm 1975  Ludgate C.M và cộng sự(11) đã áp dụng nhiệt trị  trong điều trị bổ sung sau cắt đốt ung thư bàng  quang  nông  nhằm  chống  tái  phát.  Sau  đó  từ  những  năm  đầu  thập  niên  1980  Brosman  và  cộng sự (1985)(3) đã sử dụng BCG bơm vào bàng  quang gây phản ứng miễn dịch  tại chổ để diệt  các “tế bào mầm” ung thư bàng quang.   Phương  pháp  hóa  trị  bổ  sung  đã  được  áp  dụng rộng rãi, mang  lại hiệu quả đáng kể, kéo  dài thời gian tái phát ung thư bàng quang nông,  nhưng đồng thời hóa chất chống ung thư có độc  tính  đã  gây  nhiều  biến  chứng  cho  bệnh  nhân.  Nhiệt  trị  là vấn đề còn mới mẻ. Hiện nay BCG  được sử dụng  trong  trị  liệu chống  tái phát ung  thư bàng quang nông đang được dùng rộng rãi  tại nhiều nước Âu châu. Tại Việt Nam trước đây  chưa  sản xuất  được BCG  sống  đậm  độ  cao  sử  dụng  trong mục  đích  này  nên  chỉ  có một  số  trường hợp lẻ tẻ được điều trị.  Từ năm 1999 viện Vaccin Nha Trang đã sản  xuất được Im‐BCG, chủng 1173P2 (Paris), đóng  ống 2,6 ± 0,54 × 108 đvs/ống, đạt tiêu chuẩn kiểm  định quốc tế nên việc điều trị cho bệnh nhân có  nhiều thuận lợi.  Mục tiêu  Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm:  ‐ Xác định sự an toàn của phác đồ điều trị bổ  sung chống tái phát ung bàng quang nông bằng  Im‐BCG  chủng  1173P2  do  viện  Vaccin  Nha  Trang sản xuất.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   259 ‐ Xác định hiệu quả của phác đồ này.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng   Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán là u bàng  quang vào điều trị tại Bệnh viện tỉnh Khánh Hòa  từ  tháng 6‐1996  đến  tháng 6‐2004. Sau mổ, kết  quả  giải  phẫu  bệnh  là  ung  thư  tế  bào  chuyển  tiếp bàng quang giai đoạn Tis, Ta hoặc T1‐ độ I.   Liệu  trình  BCG  như  sau: Khởi  đầu  2  tuần  sau  ngày  cắt  đốt  u  bàng  quang.  Xét  nghiệm  nước  tiểu  (tổng phân  tích) để chắc chắn không  có nhiễm trùng hoặc chảy máu trên đường niệu.  Nhẹ nhàng đặt 1 thông Foley 16‐18 F vào bàng  quang giữ  lại. Hòa  tan một  ống  Im‐BCG  đông  khô với 50 ml huyết  thanh mặn vô  trùng, bơm  vào bàng quang. Kẹp thông tiểu giữ lại 2 giờ sau  đó  xả  ra. Bơm mỗi  tuần  1  lần  ×1  ống,  trong  6  tuần liên tiếp. Trong các đợt duy trì: bơm 3 tuần,  mỗi tuần 1 lần x 1 ống.  Chúng  tôi  không  đưa  vào  nghiên  cứu  này  những bệnh nhân được điều trị bổ sung theo các  phương pháp khác  (như hóa  chất, nhiệt  trị )  và các bệnh nhân bỏ điều trị, không tái khám.  Tất  cả  bệnh  nhân  đều  được mời  tái  khám  định kỳ lần đầu sau 3 tháng, những lần sau mỗi  6 tháng. Khi tái khám cho làm xét nghiệm nước  tiểu, siêu âm, soi bàng quang (nếu cần), ghi niệu  dòng đồ và trả lời bảng câu hỏi theo mẩu bảng  AUA‐ss  và  bảng  điểm  chất  lượng  cuộc  sống  (QL). Hiện  tại  bệnh  viện  không  làm  được  cell  bloc. Bệnh nhân được yêu cầu  tái khám khi có  những dấu hiệu nghi ngờ u tái phát.   Phương pháp nghiên cứu   Thử  nghiệm  lâm  sàng  có  đối  chứng.  Bệnh  nhân được chia  thành 2  lô: Sau mổ bệnh nhân  được  điều  trị  bổ  sung  với  BCG  được  xếp  vào  nhóm nghiên cứu. Những bệnh nhân sau mổ vì  một  lý do nào đó không được điều  trị bổ sung  được xếp vào nhóm chứng.  Theo dõi tất cả các bệnh nhân trên. Mời bệnh  nhân  tái  khám  định  kỳ  sau  3  tháng  và mỗi  6  tháng sau đó. Khi tái khám ghi nhận :niệu dòng  đồ,  điểm AUA‐ss,  điểm  chất  lượng  cuộc  sống,  các biến chứng, ngày tái phát, (nếu có), kết quả  xét nghiệm nước tiểu, siêu âm kiểm tra hệ niệu,  soi bàng quang.  So  sánh  các  kết  quả  về  biến  chứng,  niệu  động học chức năng thận, chất lượng cuộc sống  và thời gian tái phát của 2 nhóm bệnh.  Xử lý thống kê: Sử dụng chương trình SPSS  For Windows  10.0. Xử  lý  số  liệu  theo  các  test:  test χ2  đối với các biến  định  tính và  test Mann  Whitney,  test  Breslow  đối  với  các  biến  định  lượng. Dùng phương pháp Kaplan Meyer để so  sánh  thời  gian  tái  phát  trung  bình  giữa  nhóm  chứng  và  nhóm  nghiên  cứu:  đây  là  phương  pháp phân tích khả năng xảy ra biến cố (ở đây là  sự  tái  phát  ung  thư)  trong  nghiên  cứu  thử  nghiệm  lâm  sàng. Phương pháp này  tính  toán  khoảng thời gian từ khi một đối tượng được đưa  vào nghiên cứu cho tới lúc xảy ra biến cố (gọi là  thời gian  thất bại). Phương pháp này cho phép  tính  được  thời  gian  thất  bại  trung  bình,  kiểm  chứng giá trị đồng thời vẽ được đường biểu diễn  kết quả.  KẾT QUẢ  Trong 8 năm chúng tôi đã nhận điều trị cho  73  lượt  bệnh  nhân  ung  thư  bàng  quang  giai  đoạn Ta và T1  (cả  lần  đầu và  tái phát)  chia  ra  như sau:  Số lượt bn điều trị  Lô Chứng: 26 lượt bn.  Lô BCG: 47 lượt bn.  Trong đó Nam : 61, Nữ : 12.  Tuổi trung bình của bệnh nhân   Có 45 bệnh nhân  (73  lượt bệnh nhân). Tuổi  trung bình của bệnh nhân lô chứng: 65±12 tuổi,  lô  có  sử  dụng  BCG:  64±12  tuổi.  Nhóm  tuổi  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  260 thường gặp nhất là 55–80 tuổi, nhỏ nhất 35 tuổi,  lớn nhất 78 tuổi.  Bảng 1. Lý do vào viện   Số ca Tỷ lệ Đái máu 51 70% Đái khó 9 12% Viêm BQ 7 10% Khác 6 8% Bảng 2. Kết quả GPB   Số ca Tỷ lệ U TBCT_Ta 40 55% U TBCT_T1 33 45% TC 73 100% Tất cả các trường hợp đều là ung thư tế bào  chuyển tiếp, độ I. Gồm 40 ca giai đoạn Ta (55%),  33 ca giai đoạn T1 (45%).  So sánh kết quả giữa các nhóm bệnh nhân:  Có 51 bệnh nhân đến tái khám 3 tháng sau mổ.  Bảng 3. Kết quả xét nghiệm nước tiểu   Lô chứng Lô BCG Nước tiểu BT 13 32 93,0% 86,5% Nhiễm trùng niệu 1 5 7,0% 13,5% p = 0,468 (Fisher’s exact)  Bảng 4. Kết quả siêu âm kiểm tra   Lô chứng Lô BCG BT 14 36 100.0% 97.3% Vách BQ dày 0 1 0% 2.7% p = 0,725 (Fisher’s exact)  Bảng 5. Tỷ lệ biến chứng giữa các nhóm bệnh  Lô chứng Lô BCG Không có 13 32 92,9% 86,5% Khó tiểu 1 5 7,1% 13,5% p = 0,468 (Fisher’s exact)  Bảng 6. Đánh giá theo bảng điểm AUA_SS   Lô chứng Lô BCG Tốt & rất tốt 13 31 92,9% 83,7% Trung bình 1 6 7,1% 16,3% p =0,455 (Fisher’s exact)  Bảng 7. Đánh giá theo bảng điểm chất lượng cuộc  sống (QL).   Lô chứng Lô BCG Tốt & rất tốt 13 34 93% 92% Trung bình 1 3 7% 8% p = 0.720 (Fisher’s exact)  Bảng 8. Tình trạng đi tiểu sau mổ   LÔ CHỨNG LÔ BCG <= 6 lần/24g 12 34 85,7% 91,9% > 6 lần/24g 2 3 14,3% 8,1% p = 0,421 (Fisher’s exact)  Lưu lượng dòng tiểu tối đa (Qmax)  ‐ Lô chứng: 17,46 ± 1,32 ml/gi.  ‐ Lô BCG: 16,56 ± 1,55 ml/gi.  với p = 0,069 (Mann Whitney).  Thời gian tái phát trung bình (tháng)  ‐ Lô chứng: 4.24 ± 0,8 tháng.  ‐ Lô BCG: 19.22 ± 5,9 tháng.  p = 0,0016 (test Breslow).  BÀN LUẬN  Từ  tháng 6  ‐ 1996 đến  tháng 6  ‐ 2002 có 56  lược bệnh nhân ung  thư bàng quang giai đoạn  Ta,T1  ‐ Độ  I (cả  lần đầu và  tái phát) được điều  trị, chia ra 2 lô: Lô chứng: 20 lượt bệnh nhân; Lô  BCG: 36 lượt bệnh nhân.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   261 Có 37 bệnh nhân. Tuổi trung bình của bệnh  nhân lô chứng: 64 ± 12 tuổi, lô BCG: 65 ± 12 tuổi.  Nhóm  tuổi  thường gặp nhất  là 55‐70  tuổi, nhỏ  nhất 35 tuổi,  lớn nhất 78 tuổi. Kết quả này phù  hợp  với  các  nghiên  cứu  của Vũ Lê Chuyên(20),  Nguyễn  Kỳ  và Nguyễn  Bửu  Triều(14), Nguyễn  Tuấn Vinh (40‐80 tuổi)(15).   Tỷ lệ nam chiếm 87%, nữ chiếm 13%. So với  kết  quả  nghiên  cứu  của Nguyễn  Tuấn Vinh(15)  (nam/nữ:  19/11),  Nguyễn  Kỳ  và  Nguyễn  Bửu  Triều(14) (nam/nữ:  6/1). Tuy  nhiên, do  số  liệu  ít  nên các tỷ lệ này được nêu ra có tính cách tham  khảo, không có ý nghĩa so sánh.   Lý do  khiến  bệnh  nhân  vào  viện  điều  trị  thường  là do:  tiểu  ra máu  tái phát nhiều  lần.  Có bệnh nhân đã đi điều  trị nhiều nơi không  khỏi, đến khi khám siêu âm mới phát hiện ra  u. Trong số bệnh nhân của chúng tôi, lý do vào  viện  thường  là  tiểu  ra máu:  67,9%,  tiểu  khó  14,3%,  viêm  bàng  quang  :10,7%  và  các  triệu  chứng khác: 7,1%.   Tất cả các trường hợp đều là ung thư tế bào  chuyển tiếp, độ I gồm 30 ca giai đoạn Ta (54%),  26 ca giai đoạn T1 (46%). Không có ca nào ở giai  đoạn Tis cho thấy thường bệnh nhân đến bệnh  viện khi đã có dấu hiệu lâm sàng rõ rệt hoặc tái  phát nhiều  lần. Trong  tổng kết 10 năm của GS  Nguyễn Kỳ và GS Nguyễn Bửu Triều(14) có 29 ca  ở  giai  đoạn  Ta  (37,2%),  49  ca  ở  giai  đoạn  T1  (62,8%). Những ca ở giai đoạn  từ T2  / Độ 2  trở  lên không nằm trong nghiên cứu này.   Sau điều  trị bệnh nhân được mời  tái khám.  Có 37 bệnh nhân tái khám ở thời điểm 3 tháng  sau mổ, kết quả ghi nhận được như sau:   Tỷ  lệ  nhiễm  trùng  niệu  giữa  hai  lô  bệnh  nhân tương đương nhau (p=1,000 Fisher′s exact),  cho thấy BCG tuy có gây viêm bàng quang ngay  sau  khi  bơm  vào  bàng  quang  trong  một  số  trường hợp nhưng  sau  đó khỏi, không  có  ảnh  hưởng lâu dài.   Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương bàng quang ở  các bệnh nhân có và không có  trị  liệu bổ  sung  tương  đương nhau  ở  thời  điểm  tái khám kiểm  tra  (p=1,000 Fisher′s exact). Không có bệnh nhân  nào bị chướng nước  thận hoặc một biến chứng  nào khác trên hệ niệu được ghi nhận. Như vậy  trị liệu bổ sung BCG không làm gia tăng các các  tổn thương trên hệ niệu.   Đánh theo bảng điểm AUA‐ss (chất lượng đi  tiểu) trong cả 2 nhóm bệnh nhân đều không có  loại xấu  (chỉ có  rất  tốt  ,  tốt và  trung bình). Kết  quả  chung  ở  2  lô  không  khác  nhau  (p=1,000,  Fisher′s exact). Như vậy liệu pháp trị liệu bổ sung  với BCG ít ảnh hưởng đến chất lượng đi tiểu của  bệnh nhân.   Đánh  giá  chất  lượng  cuộc  sống  của  tất  cả  bệnh nhân dù có hay không có trị  liệu bổ sung  sau mổ cắt ung thư bàng quang, không có bệnh  nhân nào có kết quả xấu (5‐6 điểm QL). Chỉ có  rất tốt và tốt (0‐2 diểm QL), trung bình (3‐4 điểm  QL), không có xấu. Kết quả giữa 2 nhóm không  có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p=1,000,  Fisher′s exact).   Có 88,9‐90% bệnh nhân (lô sử dung BCG và  lô  chứng)  đi  tiểu  <=6  lần/ngày  (số  lần  đi  tiểu  bình  thường), sự khác biệt giữa các nhóm điều  trị không có ý nghĩa (p=1,000 Fisher′s exact).   Đo niệu dòng đồ với máy Uroflow 2018.11,  kết  quả  cho  thấy  sự  khác  biệt  về  lưu  lượng  dòng  tiểu  tối  đa  trung  bình  giữa  hai  nhóm  bệnh nhân không có ý nghĩa thống kê (p=0,435,  Mann Whitney).   Trong nghiên  cứu này,  cho  đến nay  chúng  tôi theo dõi được 18 bệnh nhân có tái phát, thời  gian tái phát trung bình ở mỗi lô bệnh nhân như  sau: ở bệnh nhân lô chứng là 4,23 ± 0,95 tháng, lô  sử  dụng  BCG  là  19,22  ±  7,50  tháng.  Sự  khác  nhau về thời gian tái phát trung bình giữa nhóm  có  trị  liệu bổ  sung BCG với nhóm  chứng  có ý  nghĩa thống kê (p=0,0028; test Breslow).   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  262 Nhiều khảo sát cho thấy sau khi điều trị cắt  bỏ ung thư bàng quang (mổ hở hoặc cắt đốt nội  soi)  tỷ  lệ  tái phát  rất  cao. Các nghiên  cứu  của  Akaza,H.,  và  cộng  sự(1),  Boring  và  cộng  sự(5),  Herman và cộng sự(8), v.v cho thấy khoảng 53‐ 90% các trường hợp có tái phát sau 1‐3 năm, đòi  hỏi phải có điều trị bổ sung sau khi cắt bỏ khối  ung thư bàng quang.  Survival Functions THOI GIAN TAI PHAT(thang) 50403020100 C um S ur vi va l 1.2 1.0 .8 .6 .4 .2 0.0 -.2 DT SAU MO BCG LO CHUNG Biểu đồ 2. Thời gian tái phát  Từ những năm  cuối  thập niên 1970 người  ta bắt đầu nghiên cứu, sử dụng BCG bơm vào  bàng quang để tạo phản ứng miễn dịch tại chổ  gây  hoại  tử  tế  bào  niêm  mạc  bàng  quang,  trong đó có các  tế bào ung  thư. Nhiều nghiên  cứu(7) cũng  cho  thấy  trị  liệu bổ  sung với BCG  đã làm hạ tỷ lệ tái phát xuống còn khoảng 30‐ 40%.  Nhưng  BCG  có  thể  gây  ra một  số  tác  dụng không mong muốn thường gặp như tiểu  rắt  (#80%),  căng  tức  bàng  quang,  tiểu  máu,  chóng mặt, buồn nôn, ngứa(16)  Theo Herr  và  cộng  sự  tỷ  lệ  đáp  ứng  với  điều  trị  chống  tái  phát  ung  thư  bàng  quang  nông  sau  cắt  đốt  nội  soi  tương  ứng  với  các  thuốc  là:  theo dõi  sau  2 năm,  tỷ  lệ không  tái  phát là 100% với BCG, 74% với Doxorubicin và  60%  với  Thiotepa.  Vito  Pansaporo  và  cộng  sự(19) theo dõi 18 năm kết quả điều trị ung thư  bàng  quang  giai  đoạn G3  T1  với  BCG  (bơm  vào bàng quang) nhận  thấy:  ở  lô  có  sử dụng  BCG thời gian tái phát trung bình là 20 tháng,  tỷ lệ phải chuyển mổ cắt bàng quang là 8%, so  với 4 tháng và 70% ở lô không dùng BCG.   Tuy nhiên,  trị  liệu bổ  sung  chỉ  có  thể kéo  dài thời gian tái phát mà không chữa khỏi hẳn  bệnh. Do đó, để chóng tái phát triệt để ung thư  bàng quang nông  sau phẩu  thuật  cần duy  trì  các  đợt  trị  liệu bổ  sung  sau mỗi 6  tháng một  đợt, mỗi đợt 3 tuần. Các đợt trị liệu duy trì cần  kéo dài trong 3‐5 năm (Morales và cộng sự)(12).  KẾT LUẬN  Qua nghiên cứu 56 lượt bệnh nhân ung thư  bàng  quang  thể nông  (giai  đoạn Ta, T1‐  Độ  I)  được điều trị phẩu thuật, không có và có kèm trị  liệu  bổ  sung  theo  phuơng  pháp  bơm  BCG  tại  chổ chúng tôi nhận thấy:  ‐ Các kết quả kiểm tra về siêu âm, X. quang,  niệu dòng  đồ,  chất  lượng  cuộc  sống,  số  lần  đi  tiểu  trong  ngày  tương  đương  nhau  giữa  2  nhóm điều trị. Bệnh nhân không bị một tai biến  nào xảy ra.  ‐ Lô bệnh nhân có điều trị bổ sung có kết quả  tốt  hơn  lô  chứng:  thời  gian  tái  phát  sau  phẩu  thuật ở nhóm có điều trị bổ sung kéo dài hơn ở  nhóm chứng, sự khác biệt này có ý nghĩa thống  kê  (p=0.0028,  test  Breslow).  Thời  gian  tái  phát  trung bình  là: Lô  chứng:  4,23  ±  0,95  tháng. Lô  BCG: 19,22 ± 7,50 tháng.  Tuy  nhiên,  trị  liệu  bổ  sung  chỉ  có  thể  kéo  thời gian tái phát. Để chống tái phát triệt để ung  thư bàng quang nông sau phẩu thuật cần duy trì  các  đợt  trị  liệu bổ  sung  sau mỗi 6  tháng. Theo  một số nhà nghiên cứu, thời gian duy trì cần kéo  dài từ 3‐5 năm.     Qua nghiên  cứu này  chúng  tôi  thấy phác  đồ sử dụng  Im‐BCG đông khô bơm vào bàng  quang  trong  điều  trị  bổ  sung  chống  tái  phát  ung  thư  bàng  quang  nông  an  toàn  cho  bệnh  nhân và có hiệu quả. Chúng tôi đề nghị nên có  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận ‐ Niệu   263 những nghiên cứu  tiền cứu, đa  trung  tâm với  số  liệu  lớn  hơn  để  khẳng  định  kết  quả  của  phương  pháp  này  v
Tài liệu liên quan