Đặt vấn đề: Nhiễm trùng ổ gãy xương đùi sau khi cắt lọc cần phải cố định tốt. Phương tiện cố định thích hợp nhất vẫn là cố định ngoài.Tuy nhiên các loại cố định ngoài hiện thời chưa đủ vững chắc.Vì vậy chúng tôi thiết kế, ứng dụng khung cố định ngoài gồm có 3 thanh dọc, cố định trên 2 mặt phẳng. Bài này báo cáo kết quả thử nghiệm vật liệu và sử dụng trên lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm vật liệu cấu tạo khung và hồi cứu kết quả điều trị trên 12 bệnh nhân nhiễm trùng ổ gãy xương đùi. Kết quả và bàn luận: Vật liệu cấu tạo khung phù hợp mác thép USN S30400 304. Đinh Schanz phù hợp mác thép y khoa UNS S31603 316L. Có 12 bệnh nhân được sử dụng cố định ngoài 3 thanh. Tất cả đều hết nhiễm trùng sau khi cắt lọc từ 1 đến 3 lần, trong đó có 6 trường hợp liền xương. Không có tai biến hay biến chứng đáng kể. Có thể nhờ cố định trên 2 mặt phẳng nên cố định ngoài 3 thanh cố định xương gãy tốt hơn. Kết luận: Bước đầu nghiên cứu cho thấy cố định ngoài 3 thanh có tác dụng cố định tốt giúp điều trị các gãy xương đùi bị nhiễm trùng
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị các gãy xương đùi nhiễm trùng bằng cố định ngoài 3 thanh, 2 mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
170
10. McDonagh MS, Whiting PF el al (2000), Systematic review of
water fluoridation. BMJ October;321(7):855-859.
11. Mcdonagh MS, Whiting PF el al (2000). A systematic review
of public water fluoridation, York Publishing Services Ltd,
p34-35 & p133-153.
12. Pendrys DG, Katz RV (1999), The different diagnostic of
fluorosis. Journal of Public Health Dentistry 1999; 59(4):235-8.
13. Russell AL (1963), The differrential diagnosis of fluoride and
non fluoride opacities. Public Health Dent; 21:143-6.
14. Tabari ED, Ellwood R, Rugg-Gunn AJ, Evans DJ, and Davies
RM (2000), Dental fluorosis in permanent incisor teeth in
relation to water fluoridation, social deprivation and
toothpaste use in infancy, British Dental Journal, Volume 189,
No. 4, August 26 2000.
15. Trần Ngọc Đỉnh (2002), Điều tra tình hình răng nhiễm fluor ở trẻ
em 8 tuổi ở Tp.HCM. Luận văn chuyên khoa 2, chuyên ngành
RHM.Đại học Y Dược TP. Hồ Chs Minh
16. Trần Ngọc Đỉnh, Đào Thị Hồng Quân (1996), “Hiệu quả giảm
sâu răng sau 5 năm fluor hóa nước máy tại Tp.HCM”, Kỷ yếu
công trình nghiên cứu khoa học, Trung tâm Răng Hàm Mặt
Tp.HCM.
17. Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Tp.HCM (2010). Báo cáo nồng độ
fluor trong nước uống tại Tp.HCM, tháng 1-12/1995.
18. Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM (2001). Công văn giảm nồng độ
fluor trong nước máy tại Tp.HCM, tháng 6/2001.
Ngày nhận bài 1/10/2012
Ngày phản biện đánh giá bài báo 18/02/2013
Ngày bài báo được đăng 27/09/2013
ĐIỀU TRỊ CÁC GÃY XƯƠNG ĐÙI NHIỄM TRÙNG BẰNG CỐ ĐỊNH
NGOÀI 3 THANH, 2 MẶT PHẲNG
Cao Thỉ*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng ổ gãy xương đùi sau khi cắt lọc cần phải cố định tốt. Phương tiện cố định thích
hợp nhất vẫn là cố định ngoài.Tuy nhiên các loại cố định ngoài hiện thời chưa đủ vững chắc.Vì vậy chúng tôi
thiết kế, ứng dụng khung cố định ngoài gồm có 3 thanh dọc, cố định trên 2 mặt phẳng. Bài này báo cáo kết quả
thử nghiệm vật liệu và sử dụng trên lâm sàng.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm vật liệu cấu tạo khung và hồi cứu kết quả điều trị trên
12 bệnh nhân nhiễm trùng ổ gãy xương đùi.
Kết quả và bàn luận: Vật liệu cấu tạo khung phù hợp mác thép USN S30400 304. Đinh Schanz phù hợp
mác thép y khoa UNS S31603 316L. Có 12 bệnh nhân được sử dụng cố định ngoài 3 thanh. Tất cả đều hết nhiễm
trùng sau khi cắt lọc từ 1 đến 3 lần, trong đó có 6 trường hợp liền xương. Không có tai biến hay biến chứng đáng
kể. Có thể nhờ cố định trên 2 mặt phẳng nên cố định ngoài 3 thanh cố định xương gãy tốt hơn.
Kết luận: Bước đầu nghiên cứu cho thấy cố định ngoài 3 thanh có tác dụng cố định tốt giúp điều trị các gãy
xương đùi bị nhiễm trùng.
Từ khóa: Nhiễm trùng ổ gãy, xương đùi, 3 thanh, hai mặt phẳng, cố định ngoài.
ABSTRACT
TREATMENT OF INFECTED FRACTURE OF FEMUR BY TRIPLE-ROD, TWO-PLANE EXTERNAL
FIXATOR
Cao Thi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - No 3 - 2013: 170 - 175
Purpose Management of femoral infected fractures is quite complicated. After debridement, the fracture site
needs to be stably immobilized. External fixator seems to be the most effective mean. Unfortunately, the current
external fixators are not stable enough. For improving the stability, we have designed a triple-rod external frame
basing on two-plane fixation. This paper reports the outcome on material testing and clinical effectiveness.
* Bộ môn Chấn thương chỉnh hình và PHCN, Đại học Y dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Cao Thỉ ĐT: 0983.306003 Email: caothibacsi@yahoo.com
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
171
Method and material: The frame and Schanz pin were tested at The quality assurance and testing center 3.
Retrospective study of 12 cases of femoral infected fracture applying this frame was performed
Results and discussion: The frame was made of stainless steel USN S30400 304. Shanz pin was made of
stainless steel UNS S31603 316L. Clinically, all cases were healed, bone healing had six cases. There were no
remarkable complications. For external fixator that immobilized the fracture by 3 rods and on two planes, it is
impressive that the fixation would be more stable.
Conclusion: Our triple-rod and two-plane external fixator may be a good device to immobilize the infected
fractures of the femur.
Key words: infected fracture, femur, triple-rod, two-plane, external fixator
ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy xương đùi hiện nay thường được điều
trị bằng phẫu thuật kết hợp xương và kết quả rất
tốt.Tuy nhiên không thể tránh khỏi nhiễm
trùng.Sau khi phẫu thuật cắt lọc ổ gãy nhiễm
trùng, nếu dụng cụ kết hợp xương đã lỏng lẻo
thì cần phải tháo bỏ.Việc cố định lại xương đùi
sau khi tháo bỏ phương tiện kết hợp xương,
cũng như các trường hợp nhiễm trùng ổ gãy
xương đùi khác chưa được cố định là một việc
làm hết sức khó khăn.Chỉ có một cách có thể bất
động tương đối tốt đó là dùng cố định ngoài.Tuy
nhiên các loại cố định ngoài thông thường dùng
cho cẳng chân sẽ khó giữ được xương đùi vốn
to, nặng và cơ co kéo khỏe. Theo nguyên lý
chung, cố định ngoài bằng 2 mặt phẳng sẽ cố
định tốt hơn cố định ngoài bằng 1 mặt phẳng(1).
Vì vậy chúng tôi thiết kế và chế tạo một loại cố
định ngoài gồm có 3 thanh dọc, cố định xương
đùi trên 2 mặt phẳng khác nhau bằng 6 đinh
Schanz và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu
gồm có 2 phần:
-Nghiên cứu thử nghiệm vật liệu. Mục tiêu:
Xác định tính chất hóa học và cơ học của khung
cố định ngoài 3 thanh.
-Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng.
Mục tiêu
Xác định hiệu quả điều trị nhiễm trùng
xương đùi của cố định ngoài 3 thanh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về cố định ngoài
Khung cố định ngoài 3 thanh do Công ty
TNHH Cao Khả sản xuất theo thiết kế của
chúng tôi.
Cấu tạo khung
Khung cố định ngoài 3 thanh gồm các thành
phần:
- 3 thanh dọc là thanh trơn đường kính 8mm,
dài 400mm.
- 12 khối chữ nhật kích thước
9mmX12mmX22mm. Trên mỗi khối có lỗ 8mm
để luồn thanh trơn vào, lỗ 6mm để giữ đinh
Schanz. Mỗi lỗ có một bu lông bắt vào để cố
định thanh trơn hoặc đinh Schanz.
- Khung sử dụng với 6 đinh Schanz đường
kính 5mm, dài 200mm
- Cách lắp đặt: Một thanh trơn chứa 6 khối
chữ nhật, mỗi khối chữ nhật chứa 1 đinh Schanz.
Tổng cộng có 6 đinh gắn vào xương đùi. Mỗi
đoạn gãy gắn 3 đinh. Lắp đặt sao cho 4 đinh
cùng nằm trên một mặt phẳng (mỗi đoạn gãy 2
đinh) sẽ được cố định thêm bằng thanh thứ 2.
Hai đinh kia nằm trên một mặt phẳng khác sẽ
được cố định thêm bằng thanh thứ 3.
Đặc tính hóa học của khung cố định ngoài 3
thanh
Chúng tôi yêu cầu kiểm nghiệm tại Trung
tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3
(Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng).
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
172
Đặc tính cơ học của vật liệu cố định ngoài
Chúng tôi yêu cầu kiểm nghiệm tại Trung tâm
kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3
(Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng)
Ứng dụng lâm sàng:
Hồi cứu 12 bệnh nhân được điều trị tại bệnh
viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2009 đến tháng 2/2011.
Thời điểm hồi cứu từ tháng 10/2012 đến tháng
12/2012.
A
B C
Hình 1: Mô hình khung cốđịnh ngoài 3 thanh.
A,B,C: nhìn theo các hướng khác nhau
Hình 2: Khung cốđịnh ngoài 3 thanh trên bệnh nhân
KẾT QUẢ
Kết quả thử nghiệm khung cố định ngoài
Đặc tính hóa học, cơ học của đinh Schanz
- Thành phần hóa học phù hợp với mác thép
UNS S31603 316L theo tiêu chuẩn ASTM A 276-
10.
- Thử tải đến 100kgf trong 1 phút không gây
biến dạng.
Đặc tính hóa học, cơ học của khung cố định
ngoài (phần không tiếp xúc cơ thể).
- Thành phần hóa học phù hợp với mác thép
USN S30400 304
- Lực kéo đứt =148 kN
- Giới hạn bền kéo = 860 Mpa
- Lực biến dạng ứng với độ võng 10mm giữa
2 gối uốn 330mm = 0,1kN
Kết quả ứng dụng lâm sàng
Đặc điểm mẫu nghiên cứu.
Tuổi: Nhỏ nhất là 19 tuổi, lớn nhất là 64 tuổi.
Trung bình: 42,4 tuổi
Giới: nam 9, nữ 3
Vị trí tổn thương, bên T 8 bệnh nhân, bên P 4
bệnh nhân.
Nguyên nhân nhiễm trùng
Nhiễm trùng sau gãy hở không kết hợp
xương: 2 ca
Kết hợp xương gãy xương kín nhiễm
trùng: 5 ca
Kết hợp xương sau gãy hở: 5 ca
Thời gian từ lúc bị nhiễm trùng đến khi cố định
ngoài
-Trong gia đoạn viêm xương cấp tính: 5 ca
-Trong gian đoan viêm xương mạn tính: 7 ca
Kết quả:
+ Hết nhiễm trùng
Hồi cứu thấy tất cả các trường hợp đều hết
nhiễm trùng ổ gãy. Trong đó cắt lọc 1 lần có 4
bệnh nhân, cắt lọc 2 lần có 6 bệnh nhân, cắt lọc 3
lần 1 bệnh nhân, và một bệnh nhân phải mổ cắt
lọc đến 5 lần với một lần thay cố định ngoài do
nhiễm trùng chân đinh.
+ Liền xương
Có 6 trường hợp liền xương đến khi tháo cố
định ngoài.Có 3 trường hợp hết nhiễm trùng
nhưng vẫn còn khớp giả.Những bệnh nhân này
không có điều kiện tài chính để tiếp tục điều
trị.Ba trường hợp khác được mổ kết hợp xương
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
173
lại sau khi hết nhiễm trùng và cũng đã đi lại
được.
+ Tai biến
-Nhiễm trùng chân đinh gặp trên 10 bệnh
nhân, chỉ có 2 bệnh nhân chân đinh khô sạch
hoàn toàn. Tuy nhiên chỉ có một bệnh nhân phải
thay cố định ngoài do nhiễm trùng chân đinh
gây lỏng đinh. Tất cả các bệnh nhân đến thời
điểm khảo sát đều đã lành hết các chân đinh.
-Không có trường hợp nào gãy đinh hay tụt
đinh.
-Giới hạn gập gối: tất các các bệnh nhân đều
bị giới hạn gập gối. Chỉ có 1 bệnh nhân gập gối
được khoảng 1200, 4 bệnh nhân gập gối được
khoảng 900.Còn lại các bệnh nhân khác đều gập
gối được ít hơn.
-Không gặp các biến chứng tổn thương mạch
máu, thần kinh do đinh cố định ngoài.
BÀN LUẬN
Đặc điểm cấu tạo khung
Về cơ chế chịu lực
Khung cố định ngoài được phân loại thành
cố định một mặt phẳng hoặc 2 hay nhiều mặt
phẳng. Gọi là cố định một mặt phẳng khi các
đinh hoặc kim cố định trên một đoạn gãy xương
chỉ nằm trong một mặt phẳng. Cố định ngoài 2
mặt phẳng khi các đinh cố định trên một đoạn
gãy nằm trên 2 mặt phẳng khác nhau. Đối với
CĐN một mặt phẳng, sự vững chắc chỉ đạt được
trên mặt phẳng đó mà thôi, còn đối với CĐN hai
mặt phẳng sự vững chắc sẽ tốt hơn nhiều. Thí
dụ, khi CĐN cẳng chân đặt các đinh trong mặt
phẳng đứng ngang, như vẫn thường làm, thì
CĐN sẽ chống các di động kiểu mở góc ra ngoài-
vào trong rất tốt nhưng lại dễ dàng cho phép các
di động kiểu gập góc mở trước-sau. Nếu dùng
thêm một CĐN đặt các đinh từ trước ra sau
trong mặt phẳng đứng dọc (gộp lại ta có một
CĐN hai mặt phẳng) thì CĐN thứ hai này chống
các di lệch kiểu mở góc trước-sau rất tốt, như
vậy sẽ đạt cố định vững chắc. Hai mặt phẳng sẽ
tạo được cố định tốt nhất khi chúng vuông góc
với nhau. Nhưng nếu làm như vậy thì cố định
ngoài sẽ phức tạp và quá cồng kềnh. Chúng tôi
tận dụng một thanh dọc của cố định ngoài cho
mặt phẳng cố định thứ 2. Hai mặt phẳng cố định
giao nhau ở trọc dọc này và góc giữa 2 mặt
phẳng chỉ vào khoảng 300. Dù không được đạt
mức tối ưu nhưng cố định trên hai mặt phẳng
này cũng chắc chắn hơn nhiều so với chỉ cố định
trên một mặt phẳng.
Khung cố định ngoài dùng thanh trơn, cố
định khối chữ nhật và cặp đinh bằng bu lông
cho phép đặt các khối chữ nhật sát gần nhau do
đó gắn được 3 đinh rất gần nhau trong trường
hợp chỗ gắn đinh rất ngắn khi gãy ở 1/3 dưới
xương đùi. Nếu dùng thanh ren dọc thì cho
phép nén ép các đoạn gãy, nhưng phải cần cố
định bằng các đai ốc cặp má hai bên khối chữ
nhật, như vậy sẽ khó khăn khi gắn 3 đinh trên
một đoạn gãy quá ngắn. Trong thực tế, việc nén
ép quá chặt đối với 2 đoạn gãy xương đùi nhiễm
trùng là không quá cần thiết. Chỉ cần nén vừa
phải và cố định vững chắc là đủ.
Vật liệu
Khung cố định ngoài không tiếp xúc với mô
cơ thể, vì vậy thép không rỉ SUS 304 có thể dùng
được. Đây là hợp kim trơ và trên thử nghiệm
không thấy chứa các độc tố kim loại nặng như
cadmium, thủy ngân, asenic, chì, mangan
Thép SUS 304 được dùng làm các vật dụng hàng
ngày trong gia đình như nồi, song, muỗng, nĩa,
tủ, kệ Vì vậy, dù chưa biết nghiên cứu nào về
các nguy cơ sử dụng nó nhưng cũng có thể yên
tâm sử dụng. Riêng đối với đinh Schanz, thép
không rỉ SUS 316L đã được chấp nhận làm vật
liệu cắm ghép vào cơ thể(1), vì vậy việc sử dụng
nó là hoàn toàn yên tâm(3).
NghiêncứuYhọc YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013
174
A B C
Hình 3: Bệnh nhân Vũ Anh M. A: Cốđịnh ngoài 3 thanh đùi T; B: Xquang kiểm tra; C: Liền xương hoàn toàn
khi tháo khung, bệnh nhân tựđi lại được
A B C D
Hình 4: Bệnh nhân Ngô Thành N. A,B: Khung cốđịnh ngoài 3 thanh sau khi thay lại và Xquang sau ghép
xương. C,D: Sau khi rút cốđịnh ngoài và Xquang kiểm tra liền xương hoàn toàn
Kết quả lâm sàng
Nhiễm trùng ổ gãy
Tất cả các bệnh nhân được hồi cứu đều hết
nhiễm trùng ổ gãy. Việc điều trị hết nhiễm trùng
ổ gãy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kỹ năng
cắt lọc của phẫu thuật viên, dùng kháng sinh
theo đúng kháng sinh đồ, mức độ tổn thương
xương và mô mềm Trong đó phải kể đến vai
trò quan trọng của việc bất động ổ gãy. Các kiến
thức kinh điển đều cho rằng nếu không bất động
tốt ổ gãy thì việc điều trị hết nhiễm trùng sẽ hết
sức khó khăn và ngược lại nếu bất động ổ gãy
tốt, khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng sẽ cao
hơn. Các bệnh nhân hồi cứu được cắt lọc từ một
đến nhiều lần và do nhiều phẫu thuật viên khác
nhau thực hiện. Rất khó xác định các yếu tố giúp
chữa khỏi nhiễm trùng trên các bệnh nhân này,
nhưng rõ ràng khung cố định ngoài 3 thanh đã
thực hiện được vai trò cố định tốt ổ gãy. Đối với
gãy hở xương đùi nhiều báo cáo vẫn còn bàn cãi
nên cố định ngoài hay kết hợp xương bên
trong(5), nhưng với ổ gãy xương đùi đã nhiễm
trùng thì không thể kết hợp xương được. Vì vậy
cố định ngoài có vẻ như là lựa chọn bắt buộc. So
với các loại cố định ngoài khác, cố định ngoài 3
thanh cố định trên hai mặt phẳng chắc chắn hơn
nên kết quả có thể sẽ tốt hơn.
YHọcTP.HồChíMinh*Tập17*Số3*2013 NghiêncứuYhọc
175
Liền xương
Có 6 trường hợp liền xương đùi chỉ dùng cố
định ngoài 3 thanh. Như vậy, khung cố định
ngoài 3 thanh cũng đủ vững chắc để tạo liền
xương. Trong các trường hợp liền xương, có 1 ca
được ghép xương tự thân kèm với đồng loại, khi
nhiễm trùng đã khỏi hoàn toàn. Một trường hợp
ghép xương tự thân và các trường hợp khác
không ghép xương. Các bệnh nhân tuy liền
xương nhưng chỉ có 1 bệnh nhân phục hồi chiều
dài, còn lại đều có di chứng ngắn chi từ 2-4 cm.
Dù thời gian liền xương khá chậm và ngắn
chi nhưng các kết quả liền xương chỉ nhờ vào
cố định ngoài 3 thanh là một khích lệ. Với các
bệnh nhân được kết hợp xương lại thì chưa rõ
liền xương hay không nhưng các bệnh nhân đi
được có dùng nạng. Có 3 bệnh nhân được
khảo sát cho biết đã hết dò mủ nhưng không
có điều kiện để mổ lại dù có bảo hiểm y tế.
Các biến chứng
Nhiễm trùng chân đinh các loại cố định
ngoài được báo cáo với các tỉ lệ khác nhau từ 0-
100%. Trong hồi cứu của chúng tôi chỉ có 2 bệnh
nhân không bị nhiễm trùng chân đinh. Các bệnh
nhân khác đều có nhiễm trùng chân đinh ở
nhiều mức độ khác nhau. Kết quả này cũng dễ
hiểu do ở đùi đinh phải xuyên qua một lớp cơ
dày và phần mềm ở đây dễ di động khi xoay trở
nên khả năng nhiễm trùng rất cao. Tuy nhiên
cũng như các báo cáo khác, tỉ lệ lỏng đinh cần
phải thay đinh hay thay cố định ngoài lại khá
thấp(2). Chúng tôi chỉ ghi nhận 1 trường hợp phải
thay cố định ngoài do lỏng đinh, không có
trường hợp nào viêm xương do đinh.Hồi cứu
không ghi nhận ca nào gãy đinh hay tụt đinh ra
khỏi khung cố định ngoài. Ngoài độ bền cơ học
của đinh kém sẽ gây ra gãy đinh thì việc cố định
đinh không chắc chắn cũng sẽ gây gãy đinh do
mỏi. Nhờ việc cố định trên hai mặt phẳng chắc
chắn nên khả năng gây gãy đinh sẽ giảm. Một
trong các biến chứng do nhiễm trùng ổ gãy
xương đùi là cứng khớp gối. Dù được cố định
bằng cố định ngoài khá vững chắc có thể tập vận
động được, nhưng có lẽ do điều kiện điều trị,
chăm sóc vết thương lâu nên hầu hết bệnh nhân
đều bị cứng gối.Một trong các lý do quan trọng
có thể là do cố định ngoài xuyên đinh qua cơ tứ
đầu đùi gây cản trở việc tập luyện. Nhưng vì
vùng đùi là một vùng chi có xương chính tâm
nên không thể nào găm đinh vào xương đùi mà
không xuyên đinh vào cơ được(1,4).
KẾT LUẬN
Chúng tôi đã thiết kế và cho chế tạo khung
cố định ngoài 3 thanh sử dụng tại bệnh viện Chợ
Rẫy. Nghiên cứu này thử nghiệm tính chất cơ
học, hóa học của vật liệu chế tạo khung cố định
ngoài 3 thanh cùng với đinh Schanz và hồi cứu
12 trường hợp lâm sàng sử dụng loại khung này.
Kết quả cho thấy tính chất hóa học và cơ học của
khung có thể chấp nhận được. Về lâm sàng,
khung cố định ngoài này đáp ứng được nhu cầu
cố định vững chắc xương đùi giúp điều trị tốt
nhiễm trùng ổ gãy. Trước mắt có thể xem loại
khung này là một trong các phương tiện hữu
hiệu để điều trị các trường hợp nhiễm trùng ổ
gãy xương đùi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Behrens FF(1989),”General theory and principles of external
fixation”. Clin Orthop 241:15–24.
2. Cao Thỉ (2000) “Bất động tạm thời các gãy xương phức tạp
vùng gối bằng cố định ngoài dài qua khớp gối”Y học Tp HCM,
phụ bản số 4, tập 4, trang 213.
3. Hermawan H, Ramdan D, Joy R. P. Djuansjah (2011). “Metals
for Biomedical Applications, Biomedical Engineering - From
Theory to applications”, Reza Fazel (Ed.), InTech. ISBN: 978-
953-307-637-9.
4. Kishan S, Sabharwal S, Behrens F, Reilly M, Sirkin M.(2002)
“External Fixation of the Femur: Basic Concepts”. Techniques
in Orthopaedics. Lippincott Williams & Wilkins, Inc.,
Philadelphia. 17(2):239–244.
5. Van den Bossche MR, Broos PL, Rommens PM (1995). “Open
fracture of the femoral shaft, treated with osteosynthesis or
temporary external fixation”. Injury.26: 323-325.
Ngày nhận bài : 14/03/2013
Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/04/2013
Ngày bài báo được đăng : 27/09/2013