Mục tiêu: Mặc dù phẫu thuật nội soi được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp viêm ruột thừa đơn
thuần, ứng dụng của kỹ thuật này trong điều trị ruột thừa viêm thủng ở trẻ em vẫn còn nhiều bàn luận. Mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phẫu thuật nội soi so với mổ mở trong điều trị
ruột thừa viêm thủng ở trẻ em.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị ruột thừa
viêm thủng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6/2007 tới tháng 12/2010. Lựa chọn chỉ định phẫu thuật
nội soi hay mổ mở tùy thuộc vào chủ quan phẫu thuật viên. Các dữ liệu được tập hợp phân tích bao gồm biểu
hiện lâm sàng, mô tả trong mổ, kỹ thuật mổ (phẫu thuật nội soi hay mổ mở) và kết quả điều trị (thời gian nằm
viện, biến chứng sau mổ).
Kết quả: Có 483 bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu với tuổi trung bình 6,2 tuổi (dao động 1-15 tuổi),
thời gian trung bình từ khi bắt đầu triệu chứng đến khi phẫu thuật là 3,1 ngày (dao động 1-14 ngày). 260 bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi và 223 bệnh nhân được chỉ định mổ mở. Không có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa 2 nhóm phẫu thuật nội soi và mổ mở về tuổi, giới nhưng thời gian bị bệnh ở nhóm phẫu thuật nội soi là
ngắn hơn đáng kể so với nhóm mổ mở (2,4 so với 4 ngày, p < 0,001). Trong nhóm bệnh nhân được chỉ định phẫu
thuật nội soi, có 43 trường hợp phải chuyển mổ mở (16,5%). Các yếu tố có liên quan đến chuyển mổ mở bao gồm
vị trí ruột thừa ở sau manh tràng hay dưới gan phải (p = 0,01), kinh nghiệm mổ nội soi của phẫu thuật viên (p =
0,05) nhưng không phải là thời gian bị bệnh (p = 0,13). Không có bệnh nhân nào tử vong. Thời gian nằm viện
trung bình sau phẫu thuật nội soi và mổ mở là gần như nhau (6,1 so với 6,2 ngày, p = 0,2). Tuy nhiên tỷ lệ biến
chứng sau mổ (nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phúc mạc khu trú kéo dài, tắc ruột dính sau mổ) ở nhóm phẫu thuật
nội soi là thấp hơn có ý nghĩa thống kê (2,3% so với 6,7%, p = 0,02).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là khả thi, an toàn và ít nhất là cho kết quả tốt tương đương với mổ mở trong
điều trị ruột thừa viêm thủng ở trẻ em. Biến chứng sau mổ phẫu thuật nội soi là ít hơn so với mổ mở. Tỷ lệ phẫu
thuật nội soi chuyển mổ mở hiện tại còn tương đối cao. Với tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật mổ nội
soi, tỷ lệ chuyển mổ mở có thể được giảm xuống thấp hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị viêm ruột thừa thủng ở trẻ em: So sánh giữa phẫu thuật nội soi và mổ mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 43
ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA THỦNG Ở TRẺ EM:
SO SÁNH GIỮA PHẪU THUẬT NỘI SOI VÀ MỔ MỞ
Trần Ngọc Sơn*, Vũ Mạnh Hoàn*, Nguyễn Thanh Liêm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mặc dù phẫu thuật nội soi được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp viêm ruột thừa đơn
thuần, ứng dụng của kỹ thuật này trong điều trị ruột thừa viêm thủng ở trẻ em vẫn còn nhiều bàn luận. Mục
đích của nghiên cứu này là đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phẫu thuật nội soi so với mổ mở trong điều trị
ruột thừa viêm thủng ở trẻ em.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu lại tất cả các bệnh nhân được phẫu thuật điều trị ruột thừa
viêm thủng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 6/2007 tới tháng 12/2010. Lựa chọn chỉ định phẫu thuật
nội soi hay mổ mở tùy thuộc vào chủ quan phẫu thuật viên. Các dữ liệu được tập hợp phân tích bao gồm biểu
hiện lâm sàng, mô tả trong mổ, kỹ thuật mổ (phẫu thuật nội soi hay mổ mở) và kết quả điều trị (thời gian nằm
viện, biến chứng sau mổ).
Kết quả: Có 483 bệnh nhân thuộc đối tượng nghiên cứu với tuổi trung bình 6,2 tuổi (dao động 1-15 tuổi),
thời gian trung bình từ khi bắt đầu triệu chứng đến khi phẫu thuật là 3,1 ngày (dao động 1-14 ngày). 260 bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi và 223 bệnh nhân được chỉ định mổ mở. Không có sự khác biệt có ý nghĩa
giữa 2 nhóm phẫu thuật nội soi và mổ mở về tuổi, giới nhưng thời gian bị bệnh ở nhóm phẫu thuật nội soi là
ngắn hơn đáng kể so với nhóm mổ mở (2,4 so với 4 ngày, p < 0,001). Trong nhóm bệnh nhân được chỉ định phẫu
thuật nội soi, có 43 trường hợp phải chuyển mổ mở (16,5%). Các yếu tố có liên quan đến chuyển mổ mở bao gồm
vị trí ruột thừa ở sau manh tràng hay dưới gan phải (p = 0,01), kinh nghiệm mổ nội soi của phẫu thuật viên (p =
0,05) nhưng không phải là thời gian bị bệnh (p = 0,13). Không có bệnh nhân nào tử vong. Thời gian nằm viện
trung bình sau phẫu thuật nội soi và mổ mở là gần như nhau (6,1 so với 6,2 ngày, p = 0,2). Tuy nhiên tỷ lệ biến
chứng sau mổ (nhiễm khuẩn vết mổ, viêm phúc mạc khu trú kéo dài, tắc ruột dính sau mổ) ở nhóm phẫu thuật
nội soi là thấp hơn có ý nghĩa thống kê (2,3% so với 6,7%, p = 0,02).
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là khả thi, an toàn và ít nhất là cho kết quả tốt tương đương với mổ mở trong
điều trị ruột thừa viêm thủng ở trẻ em. Biến chứng sau mổ phẫu thuật nội soi là ít hơn so với mổ mở. Tỷ lệ phẫu
thuật nội soi chuyển mổ mở hiện tại còn tương đối cao. Với tích lũy kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật mổ nội
soi, tỷ lệ chuyển mổ mở có thể được giảm xuống thấp hơn.
Từ khóa: Ruột thừa viêm thủng, phẫu thuật nội soi, mổ mở, nghiên cứu so sánh.
ABSTRACT
TREATMENT OF PERFORATED APPENDICITIS IN CHILDREN: A COMPARATIVE STUDY
BETWEEN LAPAROSCOPIC AND OPEN SURGERY
Tran Ngoc Son, Vu Manh Hoan, Nguyen Thanh Liem Y Hoc
* TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 43 - 47
Objective: While laparoscopic surgery (LS) has been widely used for treatment of simple appendicitis, it’s
application for treatment of perforated appendicitis (PA) in children is still controversial. The aim of this study is
to investigate the feasibility and effectiveness of LS in treatment of PA in comparison to open surgery (OS).
* Bệnh viện Nhi Trung Ương
Tác giả liên lạc: TS.BS Trần Ngọc Sơn ĐT: 0904138502 Email: drtranson@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 44
Methods: Medical records of all patients treated for PA in National Children’s Hospital, Hanoi, Vietnam
from June 2007 to December 2010 were reviewed. The choice of surgical method was subjective to the surgeon’s
preference. Clinical presentations, intra-operative findings, surgical methods (laparoscopic or open surgery) and
results were analyzed.
Results: There were 483 patients treated for PA with mean age of 6.2 years (range 1 to 15 years), mean
duration from the onset of symptoms to the surgery was 3.1 days (range 1 to 14 days). 260 patients were operated
by LS and 223 – by OS. There were no significant difference between the LS group and OS group regarding age,
sex but the mean duration of symptoms (2.4 days versus 4 days, respectively, p < 0.001). In LS group, conversion
to laparotomy was required in 43 cases (16.5%). Factors related to the conversion were retrocecal or subhepatic
location of the appendix (p = 0.01), laparoscopic experience of the surgeon (p = 0.05), but not the duration of
symptoms (p = 0.64). There was no death in both groups. The mean hospital stay after LS and OS was similar
(6.1 days and 6.2 days respectively, p = 0.2). However, the rate of postoperative complications (wound infection,
persistent local peritonitis, adhesive bowel obstruction) was significantly lower in the LS group (2.4% versus
7.2%, respectively, p = 0.01).
Conclusions: Laparoscopic surgery is feasible, safe and at least as effective as open technique in treatment
for perforated appendicitis. Complications after LS seem to be less than OS. The current rate of conversion is still
high. With more experience and improvement of the laparoscopic skills, the rate of conversion could be decreased.
Key words: Laparoscopic, open surgery, perforated appendicitis, comparative study.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phẫu thuật nội soi (PTNS) hiện nay đã được
ứng dụng rộng rãi trong điều trị viêm ruột thừa
đơn thuần ở trẻ em. Tuy nhiên sử dụng PTNS
trong điều trị ruột thừa viêm thủng (RTVT) với
viêm phúc mạc khu trú hoặc toàn thể vẫn còn
nhiều vấn đề tranh luận. Một số tác giả báo cáo
tỷ lệ biến chứng trên bệnh nhân (BN) bị RTVT
sau PTNS, đặc biệt là áp xe tồn dư ổ bụng, là cao
hơn so với mổ mở và khuyến cáo không nên
ứng dụng PTNS cho RTVT. Nhiều nghiên cứu
khác lại cho thấy PTNS trong điều trị RTVT lại
có những ưu điểm như giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn
vết mổ, rút ngắn thời gian điều trịTuy vậy kết
quả từ những nghiên cứu khác nhau trong y văn
vẫn còn tương đối khác biệt và chưa cho những
kết luận thống nhất. Ở Việt Nam cho đến nay
cũng chưa có nghiên cứu so sánh giữa PTNS và
mổ mở (MM) trong điều trị RTVT ở trẻ em. Vì
vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm
đánh giá tính khả thi và hiệu quả của PTNS so
với MM trong điều trị RTVT ở trẻ em.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi hồi cứu lại tất cả các BN được
phẫu thuật điều trị RTVT tại Bệnh viện Nhi
Trung Ương (BVNTW) từ tháng 6/2007 tới tháng
12/2010. Phẫu thuật viên là các bác sĩ ngoại trực
cấp cứu, với trình độ và kinh nghiệm về PTNS
khác nhau. Lựa chọn chỉ định PTNS hay MM
tùy thuộc vào chủ quan phẫu thuật viên. Trong
PTNS, 3 trocar được sử dụng thường qui (1 đặt
ở rốn, 1 đặt ở trên xương mu và 1 đặt ở phía
HSP). Trong MM, đường trắng bên là đường mổ
được sử dụng nhiều nhất. Ở cả 2 kỹ thuật mổ,
các BN đều được cắt ruột thừa, rửa và dẫn lưu ổ
bụng. Sau mổ các BN được điều trị cùng phác
đồ, không phân biệt PTNS hay MM. Sau khi ra
viện các BN được theo dõi từ 6 đến 36 tháng
bằng tái khám hoặc qua điện thoại.
Các dữ liệu được tập hợp phân tích bao
gồm biểu hiện lâm sàng, mô tả trong mổ, thời
gian nằm viện, biến chứng sau mổ (nhiễm
khuẩn vết mổ, áp xe tồn dư, tắc ruột sau mổ),
so sánh giữa 2 kỹ thuật mổ PTNS hay MM.
Các phương pháp so sánh thống kê được sử
dụng là Chi square và T-test.
KẾT QUẢ
Có 483 BN thuộc đối tượng nghiên cứu,
trong đó có 284 trẻ trai và 199 trẻ gái, với tuổi
trung bình 6,3 tuổi (dao động 1-15 tuổi). Thời
gian trung bình từ khi bắt đầu triệu chứng đến
khi phẫu thuật là 3,1 ngày (dao động 1-14
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 45
ngày). 260 BN được chỉ định PTNS và 223 BN
được chỉ định MM. Trong khi năm 2008 chỉ
định PTNS chỉ là 21% trong tổng số các ca
RTVT, năm 2009 con số này là 43% và năm
2010 là 78% (Biểu đồ 1).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2008 2009 2010
Mổ mở
Mổ nội soi
Biểu đồ 1: Tỷ lệ phần trăm BN bị RTVT được mổ
mở và mổ nội soi theo các năm
Trong nhóm BN được chỉ định PTNS, có 43
trường hợp (16,5%) phải chuyển mổ mở. Phân
tích các yếu tố liên quan đến PTNS phải chuyển
MM được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: So sánh giữa nhóm BN được PTNS hoàn
toàn và nhóm PTNS phải chuyển mổ mở
Yếu tố nghiên cứu
PTNS hoàn
toàn
(n= 217)
PTNS phải
chuyển MM
(n = 43)
P
Tuổi (năm) 6,3 ± 2,7 5,4 ± 2,6 0,66
Giới (nam/nữ) 136/81 23/20 0,25
Thời gian từ khi bị bệnh
đến khi mổ (ngày) 2,3 ± 1,7 2,7 ± 1,9 0,129
Viêm phúc mạc khu trú 83,9% 76,7% 0,259
Viêm phúc mạc toàn
thể 13,5% 3,8% 0,259
Vị trí ruột thừa sau
manh tràng hoặc dưới
gan phải
21,2% 60,5% <0,001
Được mổ bởi bác sĩ có
kinh nghiệm về PTNS ổ
bụng
56,2% 27,9% 0,001
Có thể thấy các yếu tố như đặc điểm BN
(tuổi, giới), thời gian từ khi bị bệnh đến khi mổ,
viêm phúc mạc khu trú hay toàn thể, đều không
ảnh hưởng có ý nghĩa đến việc PTNS phải
chuyển MM. Các yếu tố có liên quan có ý nghĩa
đến chuyển MM bao gồm vị trí ruột thừa ở sau
manh tràng hay dưới gan phải (p = 0,001), kinh
nghiệm mổ nội soi của phẫu thuật viên (p =
0,001). Như vậy các ca ruột thừa ở vị trí khó và
phẫu thuật viên ít kinh nghiệm trong PTNS có tỷ
lệ chuyển mổ mở cao hơn đáng kể so với các ca
còn lại.
So sánh 2 nhóm BN được điều trị bằng MM
và PTNS được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2: So sánh giữa mổ mở và PTNS trong điều trị
RTVT
Yểu tố nghiên cứu Mổ mở (n = 223)
PTNS
hoàn toàn
(n = 217)
P
Tuổi (năm) 6,3 ± 3 6,3 ± 2,7 0,973
Giới (nam/nữ) 125/98 136/87 0,158
Thời gian từ khi bị bệnh
đến khi mổ (ngày) 4,0 ± 2,5 2,3 ± 1,7 <0,001
Viêm phúc mạc khu trú 77,6% 83,9% 0,095
Viêm phúc mạc toàn thể 22,4% 16,1% 0,095
Thời gian mổ (phút) 58,1 ± 16 74 ± 22,6 <0,001
Thời gian nằm viện sau mổ
(ngày) 6,2 ± 1,9 6 ± 2,0 0,316
Biến chứng sớm sau mổ:
Nhiễm trùng vết mổ
Viêm phúc mạc khu trú kéo
dài/áp xe tồn dư
Tắc ruột sau mổ
6,7%
5,8%
0,9%
0%
2,3%
1,4%
0,46%
0,46%
0,026
0,019
1,0
0,49
Biến chứng sau khi ra
viện*:
Áp xe tồn dư (phải nhập
viện lại)
Tắc ruột sau mổ
19,2%
2,3%
17,7%
8,1%
3,3%
5,4%
0,004
0,74
<0,001
* Theo dõi trên 314 BN (130 BN ở nhóm MM, 184 BN ở
nhóm PTNS
Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2
nhóm PTNS và MM về đặc điểm BN (tuổi,
giới) nhưng thời gian bị bệnh ở nhóm PTNS là
ngắn hơn đáng kể so với nhóm MM (2,4 so với
4 ngày, p < 0,001). Thời gian mổ trong PTNS là
dài hơn đáng kể so với MM (p < 0,001). Không
có BN nào tử vong. Thời gian nằm viện trung
bình sau PTNS và MM là gần như nhau (6,0 so
với 6,2 ngày, p = 0,316). Tuy nhiên tỷ lệ biến
chứng sớm sau mổ (nhiễm trùng vết mổ, viêm
phúc mạc khu trú kéo dài, tắc ruột dính sau
mổ) ở nhóm PTNS là thấp hơn có ý nghĩa
thống kê (2,3% so với 6,7%, p = 0,026). Trong
các biến chứng sớm này thì nhiễm trùng vết
mổ ở PTNS là thấp hơn đáng kể so với MM
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011
Chuyên Đề Ngoại Nhi 46
(1,4% so với 5,8%, p = 0,019), các biến chứng
còn lại khác biệt không có ý nghĩa.
Theo dõi sau khi ra viện có kết quả trên 314
BN, 130 BN nhóm MM và 184 BN nhóm PTNS.
Tỷ lệ biến chứng sau ra viện ở BN được PTNS là
8,1% thấp hơn có ý nghĩa so với% ở nhóm MM,
đặc biệt là tắc ruột sau mổ (5,4% so với 17,7%, p
< 0,001). Tỷ lệ áp xe tồn dư giữa 2 nhóm không
có khác biệt có ý nghĩa.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này đã cho thấy xu hướng ứng
dụng PTNS điều trị RTVT ngày càng nhiều tại
BVNTW, tương tự như chiến lược của nhiều
trung tâm khác(1-5, 7-16). Tuy nhiên, tỷ lệ chỉ định
PTNS trong điều trị RTVT của chúng tôi vẫn còn
có thể nâng lên mức cao hơn. Báo cáo này đã cho
thấy các bác sĩ ngoại BVNTW còn khá e dè chỉ
định PTNS khi ruột thừa viêm quá 4 ngày.
Thêm nữa, phân tích các ca bệnh so sánh giữa
các phẫu thuật viên khác nhau cho thấy các
phẫu thuật viên có nhiều kinh nghiệm mổ nội
soi ổ bụng có xu hướng chỉ định PTNS nhiều
hơn và có tỷ lệ các ca PTNS phải chuyển mổ mở
thấp hơn so với các phẫu thuật viên ít kinh
nghiệm (p < 0,05). Có những phẫu thuật viên có
tỷ lệ chỉ định PTNS điều trị RTVT là 100% và có
tỷ lệ phải chuyển mổ mở là gần 0%. Một số tác
giả khác cũng cho rằng PTNS cho các trường
hợp RTVT cần phải được thực hiện bởi các phẫu
thuật viên đã có kinh nghiệm về PTNS(1).
Tỷ lệ PTNS phải chuyển mổ mở trong loạt
BN của chúng tôi 16,5% là tương đối cao so với
các báo cáo khác(1,5,11,13). Điều này có thể được giải
thích bởi yếu tố một số phẫu thuật viên của
BVNTW còn chưa có nhiều kinh nghiệm về
PTNS. Phân tích thống kê cho thấy các yếu tố
liên quan có ý nghĩa đến việc chuyển mổ mở
trong nghiên cứu này là vị trí ruột thừa không
thuận lợi (sau manh tràng hoặc dưới gan phải)
và kinh nghiệm của phẫu thuật viên về mổ nội
soi. Đáng chú ý là yếu tố thời gian từ khi bắt đầu
bị bệnh đến khi mổ không có liên quan có ý
nghĩa tới việc chuyển mổ mở. Như vậy về mặt
kỹ thuật có thể thấy PTNS là khả thi tốt trên các
BN bị bệnh quá 4 ngày.
Một số nghiên cứu trước đây cho thấy tỷ lệ
biến chứng sau PTNS cho RTVT là cao hơn đáng
kể so với mổ mở, đặc biệt là áp xe tồn dư ổ
bụng, và đi đến kết luận không nên sử dụng
PTNS trong điều trị RTVT(6). Tuy nhiên các
nghiên cứu về sau đã cho thấy tỷ lệ biến chứng
sớm sau PTNS cho RTVT là không khác biệt so
với mổ mở(7), hoặc thậm chí còn thấp hơn(2,3,15,16).
Nghiên cứu này một lần nữa đưa thêm bằng
chứng thực tế về hiệu quả của phẫu thuật nội soi
trong điều trị RTVT. Tỷ lệ biến chứng sớm sau
mổ của PTNS thấp hơn có ý nghĩa so với MM
chủ yếu là do giảm nhiễm khuẩn vết mổ. Một
điều đáng lưu ý khác là tỷ lệ biến chứng sau mổ
không có liên quan có ý nghĩa tới thời gian từ
khi bắt đầu bị bệnh đến khi BN được phẫu thuật
(p < 0,05). Như vậy có thể chỉ định PTNS cho
RTVT muộn mà không làm tăng nguy cơ biến
chứng sau mổ. Một nhược điểm của PTNS so
với MM trong báo cáo này là thời gian mổ dài
hơn, tương tự như thông báo của các tác giả
khác(3,4,15).
Điểm mới trong nghiên cứu này so với các
báo cáo khác là chúng tôi đã tổng kết được cả
biến chứng sau ra viện từ 6 - 36 tháng. Kết quả
theo dõi sau khi ra viện cũng cho thấy tỷ lệ biến
chứng muộn của PTNS là thấp hơn có ý nghĩa,
chủ yếu là do giảm tỷ lệ tắc ruột sau mổ. Tỷ lệ
áp xe tồn dư sau PTNS là không có khác biệt
đáng kể so với MM. Tuy nhiên hạn chế của
nghiên cứu này là tỷ lệ theo dõi BN sau khi ra
viện chỉ đạt được 65%.
Chỉ định của PTNS trong điều trị RTVT có
áp xe vẫn còn nhiều vấn đề đang được bàn luận.
Nhiều trung tâm điều trị kháng sinh trước kết
hợp với dẫn lưu qua da, sau đó khoảng 10 tuần
mới mổ cắt ruột thừa. Một số trung tâm khác
ứng dụng PTNS cắt ruột thừa ngay. Nghiên cứu
so sánh giữa 2 chiến lược điều trị này chưa cho
thấy lợi thế vượt trội của chiến lược nào(14). Kinh
nghiệm của chúng tôi cho thấy rằng RTVT có áp
xe trong điều kiện Việt Nam nên điều trị bằng
PTNS ngay, có thể rút ngắn tổng thời gian điều
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Nhi 47
trị và số lần nhập viện so với điều trị kháng sinh
trước và cắt ruột thừa sau.
Trong nghiên cứu này, thời gian nằm viện
sau PTNS và MM không có sự khác biệt. Phác
đồ của BVNTW điều trị sau mổ RTVT là dùng
kháng sinh tĩnh mạch 5 - 7 ngày cho cả PTNS và
MM. Tuy nhiên nhiều báo cáo khác đã cho thấy
PTNS có thể rút ngắn đáng kể thời gian điều trị
so với MM(3,4,8,15). Đây có thể là một trong các vấn
đề có thể nghiên phát triển tiếp theo của
BVNTW.
Tóm lại, PTNS là khả thi, an toàn và ít nhất
là cho kết quả tốt tương đương với MM trong
điều trị RTVT ở trẻ em. Tỷ lệ biến chứng sau mổ
PTNS, đặc biệt là nhiễm trùng vết mổ và tắc ruột
sau mổ, là thấp hơn so với MM. Tỷ lệ PTNS
chuyển MM hiện tại còn tương đối cao. Với tích
lũy kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật mổ nội
soi, tỷ lệ chuyển mổ mở có thể được giảm xuống
thấp hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Al-Bassam AA (2005). Laparoscopic appendectomy in
children. Saudi Med J; 26(4):556-9.
2. Deepak J, Agarwal P, et al (2008). Laparoscopic
appendicectomy is a favorable alternative for complicated
appendicitis in children. J Indian Assoc Pediatr Surg; 13(3):97-
100.
3. Faruquzzaman, Mazumder SK (2010). Complicated
appendectomy in children in relation to laparoscopic vs open
procedures. Bratisl Lek Listy 111(11):610-5.
4. Garg CP, Vaidya BB, Chengalath MM (2009). Efficacy of
laparoscopy in complicated appendicitis. Int J Surg. 7(3):250-2.
5. Goh BK, Chui CH, et al (2005). Is early laparoscopic
appendectomy feasible in children with acute appendicitis
presenting with an appendiceal mass? A prospective study. J
Pediatr Surg; 40(7):1134-7.
6. Horwitz JR, Custer MD, et al (1997). Should laparoscopic
appendectomy be avoided for complicated appendicitis in
children? J Pediatr Surg;32(11):1601-3.
7. Ikeda H, Ishimaru Y, et al (2004). Laparoscopic versus open
appendectomy in children with uncomplicated and
complicated appendicitis. J Pediatr Surg;39(11):1680-5.
8. Kapischke M, Bley K, et al (2007). Open versus laparoscopic
operation for perforated appendicitis--a comparative study.
Zentralbl Chir;130(2):137-41.
9. Khan MN, Fayyad T, Cecil TD, et al (2007). Laparoscopic
versus open appendectomy: the risk of postoperative
infectious complications. JSLS;11(3):363-7.
10. Korlacki W, Dzielicki J (2008). Laparoscopic appendectomy
for simple and complicated appendicitis in children--safe or
risky procedure. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech;
18(1):29-32.
11. Mallick MS, Al-Qahtani A, et al (2007). Laparoscopic
appendectomy is a favorable alternative for complicated
appendicitis in children. Pediatr Surg Int;23(3):257-9.
12. Menezes M, Das L, Alagtal M, et al (2008). Laparoscopic
appendectomy is recommended for the treatment of
complicated appendicitis in children. Pediatr Surg
Int;24(3):303-5.
13. Pham VA, Pham HN, et al (2009). Laparoscopic
appendectomy: an efficacious alternative for complicated
appendicitis in children. Eur J Pediatr Surg; 19(3):157-9.
14. St Peter SD, Aguayo P, Fraser JD, et al (2010). Initial
laparoscopic appendectomy versus initial nonoperative
management and interval appendectomy for perforated
appendicitis with abscess: a prospective, randomized trial. J
Pediatr Surg;45(1):236-40.
15. Thambidorai CR, Aman Fuad Y (2008). Laparoscopic
appendicectomy for complicated appendicitis in children.
Singapore Med J;49(12):994-7.
16. Wang X, Zhang W, et al (2009). Complicated appendicitis in
children: is laparoscopic appendectomy appropriate? A
comparative study with the open appendectomy--our
experience. J Pediatr Surg. 44(10):1924-7.