Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn đoán của nồng độ Procalcitonin trong huyết thanh và trong dịch não tủy
ở bệnh nhân VMN mủ.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích cắt ngang. Thời gian từ 11-09-2009 đến 30-06-2010 tại
Khoa Bệnh Nhiệt Đới Bệnh Viện Chợ Rẫy. Nhóm nghiên cứu gồm 54 bệnh nhân Viêm màng não (VMN) mủ và
36 bệnh nhân VMN virus.
Kết quả: PCT/HT ở ngưỡng nồng độ 0,5ng/mL có ĐN: 70%, ĐĐH: 97,2%, GTTĐ(+): 97%, GTTĐ(-):
69%. PCT/DNT ở ngưỡng nồng độ 0,5ng/mL có ĐN: 50%, ĐĐH: 97%, GTTĐ(+): 96%, GTTĐ(-): 56%.
Kết luận: PCT có ý nghĩa để chẩn đoán loại trừ bệnh VMN mủ với ĐĐH và GTTĐ (+) rất cao.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của Procalcitonin trong huyết thanh và dịch não tủy ở bệnh nhân viêm màng não mủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 129
VAI TRÒ CỦA PROCALCITONIN TRONG HUYẾT THANH
VÀ DỊCH NÃO TỦY Ở BỆNH NHÂN VIÊM MÀNG NÃO MỦ
Cao Thị Vân*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá khả năng chẩn đoán của nồng độ Procalcitonin trong huyết thanh và trong dịch não tủy
ở bệnh nhân VMN mủ.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, phân tích cắt ngang. Thời gian từ 11-09-2009 đến 30-06-2010 tại
Khoa Bệnh Nhiệt Đới Bệnh Viện Chợ Rẫy. Nhóm nghiên cứu gồm 54 bệnh nhân Viêm màng não (VMN) mủ và
36 bệnh nhân VMN virus.
Kết quả: PCT/HT ở ngưỡng nồng độ 0,5ng/mL có ĐN: 70%, ĐĐH: 97,2%, GTTĐ(+): 97%, GTTĐ(-):
69%. PCT/DNT ở ngưỡng nồng độ 0,5ng/mL có ĐN: 50%, ĐĐH: 97%, GTTĐ(+): 96%, GTTĐ(-): 56%.
Kết luận: PCT có ý nghĩa để chẩn đoán loại trừ bệnh VMN mủ với ĐĐH và GTTĐ (+) rất cao.
Từ khóa: Viêm màng não mủ, procalcitonin trong huyết thanh, procalcitonin trong dịch não tủy.
ASBTRACT
THE ROLE OF SERUM AND CEREBROSPINAL FLUID PROCALCITONIN IN PATIENT WITH
BACTERIAL MENINGITIS
Cao Thi Van* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 129 - 133
Background: To rate ability diagnose of serum and cerebrospinal fluid procalcitonin in patient with bacterial
meningitis.
Method: Prospective, a cross-sectional study from 09-2009 to 06-2010 at Departement of Tropical Diseases
in Cho Ray Hospital. Included 54 patients with bacterial meningitis and 36 patients viral meningitis.
Results: A serum procalcitonin level > 0.5 ng/ml had a sensitivity for bacterial meningitis of 70%,
specificities 97.2%, positive predictive value 97% negative predictive value 69%. A CSF procalcitonin level >0.5
ng/ml had a sensitivity for bacterial meningitis of 50%, specificities 97%, positive predictive value 96%, negative
predictive value 56%.
Conclusion: PCT had mean for exclude diagnose in bacterial meningitis patient with specificities and
positive predictive value very high.
Keywords: Serum, cerebrospinal fluid procalcitonin, Bacterial Meningitis.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm màng não (VMN) mủ là một bệnh
nhiễm trùng của màng não, do sự xâm nhập của
vi trùng sinh mủ vào màng não. Việc chẩn đoán
sớm và điều trị kịp thời VMN mủ là rất quan
trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống còn của
người bệnh. Chẩn đoán VMN mủ thường dựa
vào các xét nghiệm (XN) trong dịch não tủy
(DNT). Nhưng thực tế, việc chẩn đoán sớm và
chẩn đoán phân biệt VMN mủ với VMN virus là
rất khó khăn vì độ nhạy (ĐN) và độ đặc hiệu
(ĐĐH) của các XN thường chồng chéo lên nhau,
XN này có độ nhạy cao thì độ đặc hiệu lại thấp
hoặc ngược lại. Điều này đã làm cho các thầy
thuốc lâm sàng rất phân vân, thường phải điều
* Bệnh viện Thống Nhất TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Cao Thị Vân ĐT: 01687867879 Email: caovan_475@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 130
trị kháng sinh sớm để bao vây. Cách điều trị này
sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự kháng thuốc và
tốn kém cho người bệnh. Trước tình hình thực tế
như vậy, nhiều nghiên cứu mới đây đã phát
hiện nồng độ Procalcitonin trong huyết thanh
(HT) và dịch não tủy (DNT) có giá trị chẩn đoán
sớm và chẩn đoán phân biệt ở bệnh nhân VMN
mủ với VMN virus.
Đề tài nghiên cứu này nhằm mục đích đánh
giá khả năng của PCT trong chẩn đoán bệnh
VMN mủ tại Việt nam để ứng dụng vào thực
tế lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu tiền cứu, phân tích cắt ngang.
Thời gian từ 11-09-2009 đến 30-06-2010 tại Khoa
Bệnh Nhiệt Đới Bệnh Viện Chợ Rẫy.
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định và điều
trị bệnh VMN tại khoa bệnh Nhiệt Đới, được
làm xét nghiệm PCT đồng thời được làm xét
nghiệm Bạch cầu (BC), Bạch cầu đa nhân trong
huyết thanh (BCĐN/HT) và Lactac, glucose,
Protein, Tế bào trong dịch não tủy.
Tiêu chuẩn loại trừ
Những bệnh nhân không được xác định là
VMN.
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Xét nghiệm PCT trong huyết thanh và dịch
não tủy được tiến hành trên test B-R-A-H-M-S
PCT LIA, Đức, máy Lumat LB 9507 tại khoa Hóa
Sinh Bệnh Viện Chợ Rẫy.
VMN mủ được chẩn đoán theo tiêu chuẩn
của Fauci AS "Harison’s principles of internal
medicine” xuất bản lần thứ 17 năm 2007.
Các phần mềm xử lý số liệu: Số liệu được
xử lý bằng phần mềm thống kê thông dụng và
các thuật toán sẵn có trong Excel của
Microsoft Office.
Phương pháp định lượng
Sử dụng test B-R-AH-M-S PCT LIA của Đức,
máy Lumat LB 9507, tại Khoa Hóa Sinh, Bệnh
viện Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Nghiên cứu có 54 bệnh nhân VMN mủ và 36
bệnh nhân VMN virus.
Bảng 1: Phân bố lớp tuổi mắc bệnh của nhóm nghiên
cứu.
Loại VMN 71 T/cộng
VMN mủ 11 23 16 4 54
VMN virus 15 17 4 0 36
Tổng cộng 26 40 20 4 90
Nhóm tuổi có tỷ lệ VMN cao là dưới 50 tuổi,
chiếm tỷ lệ 73,3%.
Nhóm VMN mủ dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ là
60%.
Nhóm VMN virus, dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ
là 88%.
Bảng 2: Phân bố tỷ lệ nam/nữ của nhóm nghiên cứu.
Loại VMN Nam Nữ TC
VMN mủ 19 35 54
VMN virus 13 23 36
Tổng cộng 32 58 90
58 bệnh nhân nữ chiếm 64,4%, riêng VMN
mủ là 60,3%. 32 bệnh nhân nam chiếm 35,6%,
riêng VMN mủ là 59,4%.
PCT, số lượng BC và tỷ lệ BCĐN/HT
Bảng 3: Nồng độ trung bình của các xét nghiệm ở
nhóm VMN mủ và VMN virus.
Giá trị trung bình
VMN Mủ VMN virus
P =
PCT (ng/mL) 5,58 0,16 0,0001
BC (tế bào) 15,66 8,46 0,0001
BCĐN (%) 82% 70,91% 0,001
Kiểm định z-test cho 2 trị số trung bình
của PCT/HT, SLBC, TLBCĐN đều cho thấy P
value rất thấp, p < 0,05. Mẫu có giá trị thống
kê nghĩa là các xét nghiệm đều có giá trị chẩn
đoán phân biệt giữa VMN mủ và VMN virus.
Khả năng chẩn đoán phân biệt của PCT cao
với xác suất p < 0,0001.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 131
So sánh các xét nghiệm trong huyết thanh
bằng đường cong ROC
Biểu đồ 1: Biễu diễn đường cong ROC của các xét
nghiệm trong HT.
Diện tích dưới đường cong ROC
Bảng 4: So sánh giá trị chẩn đoán các xét nghiệm
huyết thanh.
XN DTDĐC Sai số chuẩn Xác xuất
PCT/HT 0,914 0,028 0,000
SLBC/HT 0,824 0,045 0,000
TLBCĐN 0,758 0,051 0,000
Diện tích dưới đường cong ROC của PCT,
SLBC, TLBCĐN lần lượt là 0,914 (91,4%); 0,824
(82,4%) và 0,758 (75,8%) với xác suất p = 0,000.
Các XN PCT, BC, BCĐN đều có giá trị chẩn
đoán VMN mủ, tuy nhiên PCT có giá trị lớn
nhất.
Như vậy nồng độ của PCT/HT rất có giá trị
chẩn đoán bệnh VMN mủ cao hơn xét nghiệm
SLBC và TLBCĐN.
Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
của các xét nghiệm
Bảng 5: So sánh các xét nghiệm trong huyết thanh.
Xét nghiệm ĐN ĐĐH GTTĐ (+) GTTĐ (-)
PCT (0,5ng/mL) 70 97,2 97 69
SL BC 83 61 76 71
TL BCĐN 63 77 81 58
PCT và các xét nghiệm khác trong dịch não
tủy
Bảng 6: Nồng độ trung bình các xét nghiệm trong
DNT.
NĐTB của VMN
Mủ Virus
P
Protein (mg/dL) 229,93 47,47 <0,0001
Lactate (mg/L) 73,90 29,79 < 0,0001
PCT (ng/mL) 1,05 0,18 <0,001
Tế bào 2233 105 < 0,02
Glucose (mg/dL) 53,69 65,17 < 0,1
Kiểm định z-test cho thấy nồng độ trung
bình của các xét nghiệm PCT, Lactate, protein, tế
bào ở nhóm VMN mủ đều cao hơn nhóm VMN
virus có ý nghĩa thống kê. Nồng độ trung bình
của Glucose không có giá trị thống kê với p <
0,1.
Đường cong ROC so sánh các xét nghiệm
trong dịch não tủy
Biểu đồ 2: Biễu điễn đường cong ROC của các xét
nghiệm trong DNT.
Diện tích dưới đường cong ROC
Bảng 7: So sánh giá trị chẩn đoán các xét nghiệm
trong DNT.
XN DNT DTDĐC Xác xuất
Protein 0,935 0,000
Tế bào 0,860 0,000
Lactate 0,835 0,000
PCT/DNT 0,809 0,000
Glucose 0,351 0,032
Tất cả các xét nghiệm đều có giá trị thống
kê tuy nhiên xét nghiệm có giá trị chẩn đoán
VMN mủ theo thứ tự giảm dần là Protein
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 132
93,5%, Tế bào 86%, Lactate 83,5%, PCT 80,9%,
Glucose 35,1%.
Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
của các xét nghiệm trong DNT
Bảng 8: So sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của các XN
trong DNT.
XN Ngưỡng ĐN ĐĐH GTTĐ (+) GTTĐ (-)
PCT 0,5ng/mL 50 97 96 56
Lactate 20mg/L 98 31 75 89
Protein 45mg/dL 96 56 77 91
Glucose 40mg/dL 43 94 92 52
Tế bào 100bc/mm3 87 58 75 75
Nhận thấy độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
(+) của PCT là cao hơn các xét nghiệm khác. Còn
độ nhạy của các xét nghiệm Protein, Lactate và
Tế bào có giá trị hơn PCT.
BÀN LUẬN
Đề tài nghiên cứu với 54 bệnh nhân VMN
mủ, 36 bệnh nhân VMN virus (n > 30). Vì cỡ
mẫu được tính theo mẫu nghiên cứu thử là n ≥
27 bệnh nhân cho mỗi nhóm là đủ cho phép để
thực hiện các kiểm định thống kê và kết quả tin
cậy được.
Về lớp tuổi mắc bệnh
Bệnh VMN mủ mắc nhiều ở lứa tuổi trên 60
tuổi có lẽ liên quan nhiều đến tình trạng sức
khỏe của người lớn tuổi là cơ thể đã giảm sức đề
kháng. Trong khi bệnh VMN virus mắc nhiều ở
lứa tuổi trẻ dưới 30 tuổi (chỉ có 5% số BN trên 60
tuổi mắc bệnh) là do tuổi trẻ năng động hơn và
yếu tố phơi nhiễm là nguy cơ chính, tuy nhiên
cũng không loại trừ khả năng miễn dịch là chưa
có kháng thể vì chưa tiếp xúc với virus.
Về giới
Tỷ lệ nam, nữ ở hai nhóm bệnh VMN cũng
gần tương đương nhau. Các công trình nghiên
cứu trên thế giới cũng không đề cập nhiều về
vấn đề này nên cũng khó ghi nhận để so sánh.
Xét nghiệm PCT và các XN khác trong
huyết thanh
So sánh nồng độ trung bình của các xét
nghiệm PCT, SLBC, TLBCĐN trong huyết thanh
giữa nhóm VMN mủ và VMN virus nhận thấy
có sự chênh lệch khá lớn về nồng độ trung bình
của PCT/HT (5,58ng/mL so với 0,16ng/mL), số
lượng bạch cầu trong huyết thanh (15.660
BC/mm3 so với 8.460 BC/mm3) và TLBCĐN (82%
so với 70,91%). Kết quả kiểm định z-test so sánh
2 trị số trung bình của các xét nghiệm nồng độ
PCT/HT, SLBC, TLBCĐN trong huyết thanh ở
nhóm VMN mủ và nhóm VMN virus đều cho
thấy rất có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (pvalue =
0,001). Nghĩa là các xét nghiệm PCT, SLBC,
TLBCĐN trong huyết thanh đều có giá trị phân
biệt VMN mủ và VMN virus.
Biểu đồ biễu diễn đường cong ROC của PCT
trong huyết thanh là nằm ở trên cao nhất (có
diện tích dưới đường cong lớn nhất). Nghĩa là
giá trị chẩn đoán của nồng độ PCT/HT cao hơn
hẳn các xét nghiệm SLBC và TL BCĐN lần lượt
là: 91,4%, 82,4%, 75,8%.
Như vậy nồng độ PCT/HT có giá trị chẩn
đoán VMN mủ cao hơn xét nghiệm SLBC và
TLBCĐN.
Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
của các xét nghiệm trong huyết thanh
Khảo sát độ nhạy và độ đặc hiệu của từng
xét nghiệm nhận thấy độ nhạy của các xét
nghiệm gần tương đương nhau nhưng độ đặc
hiệu của PCT là cao hơn hẳn, chứng tỏ xét
nghiệm PCT có giá trị chẩn đoán loại trừ VMN
mủ khi nồng độ PCT/HT thấp. Nghĩa là xét
nghiệm PCT giúp chẩn đoán phân biệt VMN
mủ với VMN virus. Ngoài ra, khi loại trừ được
VMN mủ thì bệnh nhân sẽ giảm được trị liệu
kháng sinh vô ích đồng thời gia đình và xã hội
đỡ tốn kém về kinh tế. Các giá trị tiên đoán
dương và giá trị tiên đoán âm cũng có ý nghĩa
tương tự.
Xét nghiệm nồng độ PCT/HT là có ý nghĩa
cao hơn các xét nghiệm khác trong việc chẩn
đoán phân biệt VMN mủ với VMN virus và
điều này hoàn toàn phù hợp với các y văn, các
công trình nghiên cứu trên thế giới.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất TP. HCM 2012 133
Xét nghiệm PCT và các xét nghiệm khác
trong dịch não tủy
Nồng độ trung bình của các xét nghiệm
PCT, Lactate, Protein, Glucose và Tế bào trong
DNT của hai nhóm VMN mủ và VMN virus hầu
như đều có sự khác biệt. Kiểm định z-test so
sánh hai trung bình của hai mẫu độc lập nhận
thấy tất cả các xét nghiệm đều có giá trị thống kê
riêng Glucose/DNT không có giá trị thống kê p <
0,1.
Biểu đồ biểu diễn đường cong ROC và phần
diện tích dưới đường cong của các xét nghiệm
đều có giá trị thống kê và thứ tự các xét nghiệm
có giá trị theo thứ tự giảm dần là: Protein: 93,5%,
Tế bào: 86%, Lactate: 83,5%, Procalcitonin:
80,9%, Glucose: 35,1%.
Độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán
của các xét nghiệm trong DNT
Trước một bệnh nhân VMN trên lâm sàng
để chẩn đoán phân biệt là VMN mủ hay VMN
virus thường người thầy thuốc phải dựa vào kết
quả của các xét nghiệm sinh hoá về DNT.
Nhưng với bảng khảo sát trên thì thật sự rất khó
trong việc chẩn đoán và phân biệt VMN mủ và
VMN virus vì sự chồng chéo của các xét nghiệm
về giá trị chẩn đoán phân biệt. Kết quả khảo sát
tương tự nghiên cứu của Phan Việt Hưng (2005).
Nhận thấy xét nghiệm này có độ nhạy cao thì độ
đặc hiệu thấp hoặc ngược lại do đó việc chẩn
đoán phân biệt một bệnh nhân VMN mủ với
VMN virus không ít khó khăn cho người thầy
thuốc lâm sàng.
Qua nghiên cứu nồng độ PCT và các xét
nghiệm khác trong huyết thanh và dịch não tủy
cho thấy dù các xét nghiệm đều có giá trị chẩn
đoán phân biệt VMN mủ và VMN virus nhưng
các xét nghiệm này đều chưa phải là tiêu chuẩn
vàng để chẩn đoán trong VMN mủ. Nhưng sự
nổi trội của xét nghiệm PCT trong huyết thanh
trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước (4,8,1,7).Vì vậy xét nghiệm định lượng PCT
trong huyết thanh cần được xem như là một
trong những chất chỉ điểm nhiễm trùng có giá
trị trong VMN mủ.
Xét nghiệm PCT/DNT có ý nghĩa chẩn đoán
VMN mủ tương đương với các xét nghiệm
Protein, Lactate. Tuy nhiên nồng độ PCT/DNT
có ý nghĩa chẩn đoán loại trừ VMN mủ tốt hơn.
KẾT LUẬN
Procalcitonin trong huyết thanh và dịch não
tủy đều có giá trị chẩn đoán và phân biệt giữa
VMN mủ và VMN virus. Và PCT trong huyết
thanh tăng rõ hơn trong dịch não tủy và có lẽ
tăng trước khi tăng trong dịch não tủy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dubos F, Korczowski B, Aygun DA, Martinot A, Prat C, Galetto-
Lacour A, Casado-Flores J, Taskin E, Leclerc F, Rodrigo C, Gervaix A,
Leroy S, Gendrel D, Bréart G, Chalumeau M (2009). Serum
procalcitonin level and other biological markers to distinguish
between bacterial and aseptic meningitis in children: a European
multicenter case cohort study. J Pediatr. 2009 May;154(5):773.
2. Gendrel D, Bohuon C (2000). Procalcitonin as a marker of
bacterial infection. Pediatr infect dis j, August 2000;19 No.8,:679–
88.
3. Jereb M, Muzlovic I, Hojker S, Strle F (2001). Predictive Value of
Serum and Cerebrospinal Fluid Procalcitonin Levels for the
Diagnosis of Bacterial Meningitis. Infection 2001; 29: 209–212
4. Kepa L, Oczko-Grzesik B, Bledowski D. (2005) Procalcitonin (PCT)
concentration in cerebrospinal fluid and plasma of patients with
purulent and lymphocytic meningoencephalitis own
observations. Przegl Epidemiol.; 59(3):703-9.
5. Mills G D, Lala H M, Oehley M R, Craig A B, Barratt K, Hood D,
Thornley C N, NesdaleA (2006). Procalcitonin - A valuable
diagnostic Marker in meningococcal disease. European academy
of Paediatrics, 2006:pp.239-240.
6. Reinhart K, Karzai W, and Hartog-Schier C (1998). Procalcitonin
(PCT) and its Role in the Diagnosis of Sepsis Sepsis; 2:157–161.
7. Schwarz S, Bertram M, Schwab S, Andrassy K and Hacke W
(1999). Serum procalcitonin levels in bacterial and viral
meningitis. 19th International Symposium on Intensive Care and
Emergency Medicine. Brussels, Belgium. 16–19 March 1999.
Critical Care, 3:Suppl1:pp.94
8. Viallon A, Guyomarc'h P, Guyomarc'h S, Tardy B, Robert F,
Marjollet O, A Caricajo, Lambert C, Zéni F, and Bertrand JC.
(2005). Decrease in serum procalcitonin levels over time during
treatment of acute bacterial meningitis. Critical Care 2005,
9:4:R344-R350