Định danh nấm bằng pcr ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành trên 122 bệnh nhân nấm ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn từ 01-04-2011 đến 31-06-2012. Các thông tin dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị được thu thập. Kết quả định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài. Kết quả: Tuổi bệnh nhân thay đổi từ 14-82 tuổi, tập trung chủ yếu 16-30 tuổi, chiếm 50%, tỉ lệ nam:nữ là 2,12:1. 76,23% ca có tiền sử bệnh về tai, trong đó, viêm ống tai ngoài chiếm 41,91%, 72,95% lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc, 27,05% tự lấy, 7,38% trường hợp có bệnh đái tháo đường kèm theo. Lâm sàng: ngứa tai chiếm 100%, cảm giác đầy tai (76,24%), đau tai (53,28%), giảm thính lực (27,87%), chảy mủ tai (34,94%), hình thái nấm bám trong ống tai: dạng mảng chiếm tỉ lệ cao nhất (72,13%), màu sắc nấm: màu trắng (45,08%), trắng có chấm đen(18,85%), trắng nâu(12,3%), tính chất nấm trong ống tai: Ẩm ướt chiếm 95,08%, da ống tai viêm đỏ (63,93%), màng nhĩ thủng (15,57%), 100% không có ráy tai. Định danh nấm bằng phương pháp PCR: Aspergillus (80,33%): Aspergillus Terreus, Aspergillus Niger, Aspergillus Flavus, Aspergillus Tamarri ; Candida (19,67%): Candida albican và Candida parasilosis. Xét về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và chủng loại nấm cho kết quả như sau: lấy ráy tai thường xuyên dẫn đến nấm ống tai ngoài (p =0,046), hình dạng nấm trong ống tai: dạng cầu hay dạng sợi nấm do ba loại nấm gây ra là Aspergillus niger hoặc Candida albican hoặc Candida parasilosis (p=0,000), màu sắc nấm: màu trắng có chấm đen thì do Aspergillus niger (p=0,000). Điều trị: Điều trị tại chỗ là quan trọng bao gồm lấy sạch mảng bám, rửa tai và bôi thuốc kháng nấm tại chỗ, không có sự khác biệt trong việc điều trị từng loài nấm trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Định danh nấm bằng PCR giúp chẩn đoán từng loại nấm gây bệnh nấm ống tai ngoài. Tuy nhiên, không thấy có sự khác biệt trong việc điều trị từng loại nấm riêng biệt.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định danh nấm bằng pcr ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 157 ĐỊNH DANH NẤM BẰNG PCR ỨNG DỤNG TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NẤM ỐNG TAI NGOÀI Võ Văn Nghị*, Nguyễn Hữu Dũng** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca được tiến hành trên 122 bệnh nhân nấm ống tai ngoài tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn từ 01-04-2011 đến 31-06-2012. Các thông tin dịch tể học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị được thu thập. Kết quả định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài. Kết quả: Tuổi bệnh nhân thay đổi từ 14-82 tuổi, tập trung chủ yếu 16-30 tuổi, chiếm 50%, tỉ lệ nam:nữ là 2,12:1. 76,23% ca có tiền sử bệnh về tai, trong đó, viêm ống tai ngoài chiếm 41,91%, 72,95% lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc, 27,05% tự lấy, 7,38% trường hợp có bệnh đái tháo đường kèm theo. Lâm sàng: ngứa tai chiếm 100%, cảm giác đầy tai (76,24%), đau tai (53,28%), giảm thính lực (27,87%), chảy mủ tai (34,94%), hình thái nấm bám trong ống tai: dạng mảng chiếm tỉ lệ cao nhất (72,13%), màu sắc nấm: màu trắng (45,08%), trắng có chấm đen(18,85%), trắng nâu(12,3%), tính chất nấm trong ống tai: Ẩm ướt chiếm 95,08%, da ống tai viêm đỏ (63,93%), màng nhĩ thủng (15,57%), 100% không có ráy tai. Định danh nấm bằng phương pháp PCR: Aspergillus (80,33%): Aspergillus Terreus, Aspergillus Niger, Aspergillus Flavus, Aspergillus Tamarri ; Candida (19,67%): Candida albican và Candida parasilosis. Xét về mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và chủng loại nấm cho kết quả như sau: lấy ráy tai thường xuyên dẫn đến nấm ống tai ngoài (p =0,046), hình dạng nấm trong ống tai: dạng cầu hay dạng sợi nấm do ba loại nấm gây ra là Aspergillus niger hoặc Candida albican hoặc Candida parasilosis (p=0,000), màu sắc nấm: màu trắng có chấm đen thì do Aspergillus niger (p=0,000). Điều trị: Điều trị tại chỗ là quan trọng bao gồm lấy sạch mảng bám, rửa tai và bôi thuốc kháng nấm tại chỗ, không có sự khác biệt trong việc điều trị từng loài nấm trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết luận: Định danh nấm bằng PCR giúp chẩn đoán từng loại nấm gây bệnh nấm ống tai ngoài. Tuy nhiên, không thấy có sự khác biệt trong việc điều trị từng loại nấm riêng biệt. Từ khóa: Nấm, ống tai ngoài. ABSTRACT IDENTIFICATION OF FUNGI BY PCR, APPLICATIONS IN DIAGNOSIS AND TREATMENTS OF FUNGAL DISEASES OF EXTERNAL EAR CANAL Vo Van Nghi, Nguyen Huu Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 157 - 163 Objective: This study aims to identify fungi by using PCR and its applications in diagnosis and treatment of fungal disease of external ear. Method: A descriptive study, based on the results of 122 patients with fungal disease of external ear in Tai Mui Hong Sai Gon Hospital from 01/04/2011 to 31/06/2012. All epidemiological, clinical and subclinical information (about identifying fungi by PCR) were collected. From the results, conclusion about whether to use * Bệnh viện Tai Mũi Họng Sài Gòn ** BM Tai Mũi Họng ĐH Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Võ Văn Nghị ĐT: 0983666573 Email: xuannghi06@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 158 PCR in diagnosis and treatment of fungal disease of external ear is a probable method. Results: Age of patients ranged from 14 to 82 years old, mainly 16 to 30 years old, accounting for 50%. Male:female ratio was 2.12:1. 76.23% of the cases with a history of ear disease in which external otitis accounted for 41.91%. 72.95% got earwax in barbershop, 27.05% self-removal, and 7.38% has diabetes. Clinical features: itchy ears - prutitus (100%), aural fullness (76.24%), otalgia (53.28%), hearing loss (27.87%), ear pus (34.94%). Fungal morphorlogy in the external canal: Mat (highest percentage 72.13%). Colours of fungi: white (45.08%), white with black spots (18.85%), white and brown (12.3%). The features of fungi: moisture (95.08%) and redness and inflammation of external ear canal (63.93%), tympanic membrane perforation (15.57%), 100% no wax. Identification of fungi by PCR: Aspergillus (80.33%): Aspergillus Terreus, Aspergillus Niger, Aspergillus flavus, Aspergillus Tamarri; Candida (19.67%): Candida albican and Candida parasilosis. In terms of the relationship between clinical features and types of fungi, the results as follows: usual wax removal leads to fungal disease in external ear canal (p = 0.046), funga; shapes in the ear canal: spherical or filamentous fungi caused by three species Aspergillus niger or Candida albican or Candida parasilosis (p = 0.000), fungal color: white with black spots caused by Aspergillus niger (p = 0.000). Treatment: on-site treatment is important which involves removing mat, clean the ear canal and apply antifungal agent. There is no difference in the treatment of different fungal species in our study. Conclusions: Indetification of fungi by PCR helps in the diagnosis of each fungal type causing fungal disease in the external ear cannal. However, there is no difference in the treatment of different individual fungal species. Keywords: Fungi, external ear canal. ĐẶT VẤN ĐỀ Nấm ống tai ngoài được mô tả đầu tiên bởi Andral và Gavarret vào năm 1843. Bệnh chiếm khoảng 9% bệnh nhân đến khám vì viêm ống tai ngoài. Bệnh gặp ở cả hai giới nam và nữ, thường có liên quan đến yếu tố địa lý, tập trung nhiều ở vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mặc dù có nhiều chủng loài nấm gây bệnh, nhưng thường gặp nhất là nấm Aspergillus. Hiện nay, trên thế giới việc điều trị nấm ống tai ngoài còn nhiều bàn cải với nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt là những trường hợp tái phát và đáp ứng kém với điều trị(4,8,9). Tại Việt Nam, bệnh nhân đến phòng khám tai mũi họng thường than phiền về tai (ngứa tai, đau tai, cảm giác đầy tai), khám qua nội soi thấy hình thái nấm rất đa dạng (dạng cầu, dạng mảng, dạng sợi,), về màu sắc thường thấy có màu trắng, đen, vàng, nâu, xanh. Để giải quyết có nhiều cách (rữa cồn boric, rửa dấm, betadin,.) tỉ lệ thành công của điều trị thì không rõ. Tuy nhiên, bệnh nhân thường đi lại nhiều lần, thậm chí đi nhiều cơ sở ngay cả được dùng thuốc kháng nấm toàn thân mà vẫn không hết, đây chỉ là những cảm tính về mặt lâm sàng. Để nhìn nhận và phân loại chính xác nấm ống tai ngoài cũng như phương pháp điều trị tại chỗ và toàn thân, chúng tôi tiến hành công trình nghiên cứu này nhằm “Định danh nấm bằng PCR ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị nấm ống tai ngoài”. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân đến khám tai mũi họng bằng nội soi tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn từ 01-04-2011 đến 31-06-2012. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Xử lý dữ liệu Xử lý bằng phần mềm thống kê Stata/SE 10.0, thống kê tỉ lệ, thống kê phân tích: T test, kiểm định hai tỉ lệ, 2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 159 KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Có tất cả 122 ca được đưa vào lô nghiên cứu. Đặc điểm lâm sàng nấm ống tai ngoài của mẫu nghiên cứu Tuổi Tuổi bệnh nhân thay đổi từ 14-82 tuổi, tập trung chủ yếu 16-30 tuổi, chiếm 50%. Kết quả này tương đồng tác giả Lê Chí Thông & cs, Kaur(7,5). Giới tính Nam: nữ là 2,12:1. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Paulose & cs, CP baveja Dhingra PL(1,3,5,10). Địa dư Thành thị nhiều hơn nông thôn. Kết quả này tương tự tác giả Lê Chí Thông & cs(1). Nghề nghiệp Công nhân viên chiếm tỉ lệ cao nhất (53,27%). Kết quả này cũng tương tự tác giả Lê Chí Thông & cs(7). Tiền sử 76,23% ca có tiền sử bệnh về tai, trong đó, viêm ống tai ngoài chiếm 41,91%, 72,95% trường hợp có thói quen lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc, 27,05% tự lấy và 7,38% ca có bệnh đái tháo đường kèm theo. Triệu chứng cơ năng nấm ống tai ngoài(7,2,10,15) Bảng 1: Triệu chứng cơ năng. Triệu chứng cơ năng N/c chúng tôi Lê Chí Thông & cs Jawad ah & cs Paulose & cs Yehia & cs Ngứa tai 100% 89,30% 100% 88% 78% Đầy tai 76,24% 67% 48% Đau tai 53,28% 39,80% 74% 70% 51,4% Giảm thính lực 27,87% 39,80% 54% 33% 38% Chảy mủ tai 34,94% 48% 58% 62,4% Trong nghiên cứu chúng tôi, ngứa tai chiếm tỉ lệ cao nhất, kế đến là cảm giác đầy tai, đau tai, giảm thính lực và chảy mũ tai. Kết quả này tương tự kết quả của tác giả trong và ngoài nước đã trình bày bảng trên. Triệu chứng thực thể nấm ống tai ngoài Hình dạng tổn thương(7,11) Bảng 2: Hình dạng tổn thương. Hình dạng tổn thương n Tỉ lệ (%) Dạng mảng 88 72,13 Dạng cầu 23 18,85 Dạng sợi nấm 9 7,38 Dạng mảng + sợi 1 0,82 Dạng cầu + sợi 1 0,82 Tổng 122 100 Trong nghiên cứu chúng tôi, dạng mảng thường gặp nhất (chiếm 72,13%). Kết quả này khác với các nghiên cứu của Lê Chí Thông & cs, Youseff & cs, P. Kurnatowwski & cs. Màu sắc tổn thương(1) Bảng 3: Màu sắc tổn thương. Màu sắc tổn thương n Tỉ lệ (%) Trắng 55 45,08 Trắng chấm đen 23 18,85 Nâu 12 9,84 Trắng, nâu 15 12,30 Trắng xanh 11 9,02 Trắng vàng 2 1,64 Nâu xanh 4 3,28 Tổng 122 100 Trong nghiên cứu chúng tôi đa số nấm tai có màu trắng, trắng đơn thuần hoặc hoặc dạng phối hợp. Kết quả này cũng tương tự kết quả của tác giả Lê Chí Thông và cs. Tính chất tổn thương(2,11) Bảng 4: Tính chất tổn thương. Tính chất tổn thương n Tỉ lệ (%) Ẩm 116 95,08 Khô 5 4,10 Khô, ẩm 1 0,82 Tổng 122 100 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 160 Nghiên cứu chúng tôi, đa số nấm tai đều ẩm ướt chiếm 95,08%. Kết quả nghiên cứu này khác với tác giả Jawad ahmed, dạng mảng sợi ướt chiếm tỉ lệ 20%, dạng mảng khô chiếm 16%. Tình trạng ống tai(5) Bảng 5: Tình trạng ống tai. Tình trạng ống tai n Tỉ lệ (%) Viêm đỏ 78 63,93 Sưng phù 34 27,87 Viêm đỏ, sưng phù 10 8,20 Tổng 122 100 Trong nghiên cứu chúng tôi, ống tai khi soi có tới 63,93% ca viêm đỏ, 27,87% ca sưng phù, còn lại 8,2% ca vừa viêm đỏ vừa sưng phù. Kết quả này tương đồng với Jawad ahmed. Tình trạng màng nhĩ(7,4) Bảng 6: Tình trạng màng nhĩ. Tình trạng màng nhĩ n Tỉ lệ (%) Thủng 19 15,57 Không thủng 103 84,43 Tổng 122 100 Nghiên cứu của chúng tôi có 15,57% nấm tai kèm thủng màng nhĩ. Nghiên cứu chúng tôi khác với Lê Chí Thông & cs (tỉ lệ thủng màng nhĩ là 43,7%) (7), Hueso (23,5%). Tình trạng ráy tai(5,6,11) Bảng 7: Tình trạng ráy tai. Tình trạng ráy tai n Tỉ lệ (%) Không 122 100 Có 0 0 Tổng 122 100 Tất cả trường hợp nấm tai trong nghiên cứu chúng tôi khi nội soi vào không còn thấy ráy tai. Kết quả này cũng tương tự với một số tác giả Jawad Ahmed, Youseff và cs, P.Kurnatowwski và cs. Đặc điểm cận lâm sàng nấm ống tai ngoài – định danh nấm bằng PCR. Kết quả định danh nấm Bảng 8: Kết quả định danh nấm. Kết quả định danh nấm n Tỉ lệ (%) Aspergillus 98 80,33 Candida 24 19,67 Tổng 122 100 Nghiên cứu chúng tôi có hai loài là nấm Aspergillus và Candida. Trong đó, nấm Aspergillus chiếm 80,33%, còn lại Candida chiếm 19,67%. Kết quả này cũng tương đồng với Lê Chí Thông & cs, Aspergillus chiếm cao nhất 82,4%. Theo Jawad Ahmed: Aspergillus chiếm 88%. Các loài nấm trong mẫu nghiên cứu Bảng 9: Các loại nấm. Chủng nấm n Tỉ lệ (%) Aspergillus Terreus 42 34,43 Aspergillus Niger 24 19,67 Aspergillus Flavus 20 16,39 Aspergillus Tamarii 12 9,84 Candida Albican 12 9,84 Candida Parapsilosis 12 9,84 Tổng 122 100 Nghiên cứu chúng tôi, loài Aspergillus gặp nhiều nhất là Aspergillus Terreus. Loài Candida bao gồm hai loại, 9,84% Candida Albican và 9,84% Candida Parapsilosis. Kết quả này khác với kết quả của Jawad Ahmed(7), đối với loài Aspergillus gặp nhiều nhất là Aspergillus Niger 58%, loài Candida thì albican chiếm 6%. Sự khác biệt này có thể do phân bố địa lý khác nhau. Mối liên quan giữa loài nấm và một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng Liên quan giữa đái tháo đường và chủng loại nấm Bảng 10: Mối liên quan giữa đái tháo đường và chủng nấm. Đái tháo đường Chủng loại nấm Không Có Tổng Phép kiểm (χ 2 , p) Aspergillus 91 ca (74,59%) 7 ca (5,74%) 98 ca (80,33%) Candida 22 ca (18,03%) 2ca (1,63%) 24 ca (19,67%) Tổng 113ca(92,62%) 9 ca (7,38%) 122 ca (100%) χ 2 =0,040 p =0,842 Trong nghiên cứu chúng tôi, 98 ca nhiễm nấm Aspergillus có 7 ca có đái tháo đường chiếm tỉ lệ 5,74%, 24 ca nhiễm nấm Candida thì có 2 ca có đái tháo đường chiếm 1,63%. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chúng tôi chỉ ghi nhận có 7,37% trường hợp nhiễm nấm ở cơ địa đái tháo đường Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 161 và không chứng minh được có mối liên quan giữa cơ địa đái tháo đường và nhiễm nấm ống tai ngoài, cũng như không có sự liên quan giữa cơ địa đái tháo đường và từng loại nấm. Liên quan giữa hình dạng nấm và chủng loại nấm Bảng 11: Liên quan giữa hình dạng nấm và chủng loại nấm. Hình dạng nấm Chủng nấm Mảng Cầu Sợi nấm Mảng sợi Cầu sợi Tổng (χ 2 , p) Asp. flavus 20 ca (16,39%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 20 ca(16,39%) Asp. niger 3 ca (2,46%) 14 ca (11,4%) 5 ca (4,10%) 1 ca (0,8%) 1 ca (0,82%) 24 ca (19,67%) Asp. tamari 12 ca (9,83%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) Asp. terreus 42 ca (34,43%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 42 ca (34,43%) C. albican 6 ca (4,91%) 3 ca (2,46%) 3 ca (2,46%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) C. parasilosis 5 ca (4,10%) 6 ca (4,91%) 1 ca (0,82%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) Tổng 88 ca (72,13%) 23 ca (18,8%) 9 ca (7,38%) 1 ca (0,8%) 1 ca (0,82%) 122 ca (100%) χ 2 = 86,95 p=0,000 Như vậy, khi soi vào gặp dạng mảng thì có thể do một trong sáu loại nấm gây ra. Dạng cầu hoặc dạng sợi nấm thì có thể một trong 3 loại nấm gây ra là Aspergillus niger, Candida parasilosis và Candida albican, còn khi gặp dạng phối hợp mảng sợi hoặc cầu sợi thì chỉ do Aspergillus niger. Từ đây cho thấy có mối liên quan giữa hình dạng nấm và loại nấm. (p=0,0000). Liên quan giữa tính chất nấm và chủng loại nấm Bảng 12: Liên quan giữa tính chất nấm và chủng loại nấm. Tính chất nấm Chủng nấm Khô ẩm Tổng (χ 2 , p) Asp. flavus 2 ca (1,64%) 18 ca (14,75%) 20 ca (16,39%) Asp. niger 0 ca(0%) 24 ca(19,67%) 24 ca (19,67%) Asp. tamari 0 ca (0%) 12 ca (9,01%) 12 ca (9,83%) Asp. terreus 4 ca (3,28%) 38 ca (31,14%) 44 ca (36,06%) Candida albican 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) 12 ca (9,83%) Candida parasilosis 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) 12 ca (9,83%) Tổng 6 ca (4,92%) 116 ca (95,08%) 122 ca (100%) χ 2 =4,970 p=0,893 Vậy, từ kết quả trên cho thấy, khi nấm có tính chất khô thì hai loài nấm có thể gặp là Aspergillus flavus, Aspergillus terreus. Khi nấm có tính chất ẩm ướt thì gặp ở tất cả các loài. Tuy nhiên, khi chúng tôi thực hiện phép kiểm thì thấy mối liên hệ giữa tính chất nấm và loài nấm không có ý nghĩa về mặt thống kê. Liên quan giữa màu sắc nấm và chủng loại nấm Bảng 13: Liên quan giữa màu sắc nấm và chủng loại nấm. Màu sắc nấm Chủng nấm Nâu Trắng Trắng chấm đen Trắng nâu Trắng xanh Trắng vàng Nâu xanh Tổng Asp. flavus 1 ca (0,82%) 12 ca (9,83%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 7 ca (5,73%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 20 ca (16,39%) Asp. niger 0 ca (0%) 0 ca (0%) 23ca (18,85%) 1 ca (0,82%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 24 ca (19,67%) Asp. tamarii 2 ca (1,64%) 0 ca (0%) 0 ca(0%) 8 ca (6,56%) 1 ca (0,82%) 0 ca (0%) 1 ca (0,82%) 12 ca (9,83%) Asp. terreus 0 ca (0%) 42 ca (34,4%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 42 ca (34,4%) C. albican 3 ca (2,45%) 1 ca (0,82%) 0 ca (0%) 1 ca (0,82%) 2 ca (1,64%) 2 ca (1,64%) 3 ca (2,45%) 12 ca (9,83%) C.parasilosis 6 ca (4,92%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 5 ca (4,10%) 1 ca (0,82%) 0 ca (0%) 0 ca (0%) 12 ca (9,83%) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 162 Màu sắc nấm Chủng nấm Nâu Trắng Trắng chấm đen Trắng nâu Trắng xanh Trắng vàng Nâu xanh Tổng Tổng 12 ca (9,83%) 55 ca (45,1%) 23 ca (18,8%) 15 ca (12,3%) 11 ca (9,02%) 2 ca (1,64%) 4 ca (3,28%) 122 ca (100%) (χ 2 , p) χ 2 = 290,809, p= 0,000 Như vậy, khi nấm có màu trắng chấm đen chỉ do một loài duy nhất gây ra là Aspergillus niger. Từ kết quả này cho thấy giữa màu sắc tổn thương nấm và từng loài nấm có mối liên quan. Kết quả điều trị Kết quả điều trị tại chỗ của mẫu nghiên cứu Bảng 14: Kết quả điều trị tại chỗ. Phương pháp điều trị n Tỉ lệ (%) Điều trị tại chỗ Làm sạch nấm bám trong ống tai Rửa Povidine Nhỏ cồn boric Ketoconazole kem 122 116 103 19 100 95,08 84,43 15,57 Nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các ca nấm tai đều được làm sạch lấy các mảng bám trong ống tai, 116 ca (95,08%) nấm tai có tính chất ẩm ướt, sau khi làm sạch ống tai ngoài, 103 ca (84,43%) nấm tai được nhỏ cồn boric, còn 19 ca (15,57%) có viêm ống tai ngoài được thoa bằng ketoconazole, trong đó có 3 ca thoa ketoconazole thất bại và uống thuốc Itraconazole kèm theo. Tỉ lệ thành công, thất bại, tái phát của các phương pháp điều trị của mẫu nghiên cứu Bảng 15: Tỉ lệ thành công, thất bại, tái phát của các phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị Bệnh nhân (n= số ca) Thành công (%) Thất bại (%) Tái phát (%) Nhỏ cồn boric 103 81,55% (84 ca) 18,45% (19 ca) 14,56% (15 ca) Ketoconazole kem 19 84,21% (16 ca) 15,79% (3 ca) 10,52% (2 ca) Itraconazole uống + Ketoconazole kem 3 33,33% (1 ca) 66,66% (2 ca) 0% (0 ca) Kết quả nghiên cứu chúng tôi cũng khá tương đồng với tác gia Tang Ho và cộng sự(10), theo kết quả nghiên cứu của tác giả này, tỉ lệ thành công khi nhỏ tai tại chỗ bằng cresylate hoặc ketoconazole là >80%. Tỉ lệ thất bại của phương pháp này là 13%, tỉ lệ tái phát là 18%. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 122 trường hợp nấm ống tai ngoài tại Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn, chúng tôi rút ra những kết luận sau: Tuổi bệnh nhân thay đổi từ 14-82 tuổi, tập trung chủ yếu 16-30 tuổi, chiếm 50%, tỉ lệ nam:nữ là 2.12:1. 76,23% ca có tiền sử bệnh về tai, trong đó, viêm ống tai ngoài chiếm 41,91%. 72,95% lấy ráy tai tại tiệm hớt tóc, 27,05% tự lấy. 7,38% trường hợp có bệnh đái tháo đường kèm theo. Lâm sàng: Ngứa tai chiếm 100%, cảm giác đầy tai (76,24%), đau tai (53,28%), giảm thính lực (27,87%), chảy mủ tai (34,94%). Hình thái nấm bám trong ống tai: Dạng mảng chiếm tỉ lệ cao nhất (72,13%). Màu sắc nấm: Màu trắng (45,08%), trắng có chấm đen(18,85%), trắng nâu(12,3%). Tính chất nấm trong ống tai: Ẩm ướt chiếm 95,08%. Da ống tai viêm đỏ (63,93%), màng nhĩ thủng (15,57%). 100% không có ráy tai. Định danh nấm bằng phương pháp PCR: Aspergillus (80,33%): Aspergillus terreus, Aspergillus niger, Aspergillus flavus, Aspergillus tamarri. Candida (19,67%): Candida albican và Candida parasilosis. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và chủng loại nấm Lấy ráy tai thường xuyên dẫn đến nấm ống Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 163 tai ngoài (p =0,046). Hình dạng nấm trong ống tai: dạng cầu hay dạng sợi nấm do ba loại nấm gây ra là Aspergillus niger hoặc Candida albican hoặc parasilosis (p=0,000). Màu sắc nấm: màu trắng có chấm đen thì do Aspergillus niger (p=0,000). Điều trị Điều trị tại chỗ là quan trọng gồm lấy sạch mảng bám, rửa tai, bôi thuốc kháng nấm tại chỗ. Không có sự khác biệt trong việc điều trị từng loài nấm trong nghiên cứu của chúng tôi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baveja CP, Dhingra P.L., Natarajan R (1993), Mycological profile in otomycosis and its respose to an antifungal
Tài liệu liên quan