Định lượng hoạt tính Lipoprotein-Associated Phospholipase A₂(Lp-PLA₂) trong huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam

Mục tiêu: Xác định hoạt độ lipoprotein-associated phospholipase A2 ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam và xác định mối liên quan hoạt độ của chỉ dấu này với độ nặng của hội chứng mạch vành cấp. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang trên 323 bệnh nhân người Việt Nam có hội chứng mạch vành cấp :210 nam, 113 nữ , tuổi trung bình 63  13 tuổi (nhóm bệnh) và 91 người tình nguyện: 54 nam, 37 nữ là người bình thường, được chọn tương đương với nhóm bệnh về độ tuổi và giới (nhóm chứng). Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: hoạt độ Lp-PLA2có phân bố bình thường ở cả hai nhóm đối tượng có và không có hội chứng mạch vành cấp.Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có hoạt độ Lp-PLA2: 211  58 nmol/min/mL cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người bình thường:182  58 nmol/min/mL.Ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp: Bệnh càng nặng (theo chẩn đoán lâm sàng) nồng độ Lp-PLA2 càng cao có ý nghĩa trên phân tích đơn biến và đa biến: đau thắt ngực không ổn định: 189  49 nmol/min/mL, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên: 212  56 nmol/min/mL và có ST chênh lên: 216  59 nmol/min/mL. Hoạt độ Lp-PLA2 không liên quan đến tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu, tiền căn bệnh mạch vành, BMI, nồng độ triglyceride và HDL-Cholesterol ở cả hai nhóm, hội chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh. Nhóm chứng : hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan với nồng độ cholesterol, LDL-Cholesterol và với tỷ số vòng eo/vòng hông. Kết luận:Nồng độ Lp-PLA2huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam cao hơn nhóm chứng và mức độ tăng có liên quan với mức độ nặng trên lâm sàng. Người bình thường hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan với nồng độ cholesterol, LDL-Cholesterol và với tỷ số vòng eo/vòng hông

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định lượng hoạt tính Lipoprotein-Associated Phospholipase A₂(Lp-PLA₂) trong huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 53 ĐỊNH LƯỢNG HOẠT TÍNH LIPOPROTEIN –ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 (LP-PLA2) TRONG HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP NGƯỜI VIỆT NAM Trần Thành Vinh*, Đặng Vạn Phước **, Phan Thị Danh* TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định hoạt độ lipoprotein-associated phospholipase A2 ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam và xác định mối liên quan hoạt độ của chỉ dấu này với độ nặng của hội chứng mạch vành cấp. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích cắt ngang trên 323 bệnh nhân người Việt Nam có hội chứng mạch vành cấp :210 nam, 113 nữ , tuổi trung bình 63  13 tuổi (nhóm bệnh) và 91 người tình nguyện: 54 nam, 37 nữ là người bình thường, được chọn tương đương với nhóm bệnh về độ tuổi và giới (nhóm chứng). Thu thập mẫu từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2012 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: hoạt độ Lp-PLA2 có phân bố bình thường ở cả hai nhóm đối tượng có và không có hội chứng mạch vành cấp.Bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp có hoạt độ Lp-PLA2: 211  58 nmol/min/mL cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người bình thường:182  58 nmol/min/mL.Ở đối tượng hội chứng mạch vành cấp: Bệnh càng nặng (theo chẩn đoán lâm sàng) nồng độ Lp-PLA2 càng cao có ý nghĩa trên phân tích đơn biến và đa biến: đau thắt ngực không ổn định: 189  49 nmol/min/mL, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên: 212  56 nmol/min/mL và có ST chênh lên: 216  59 nmol/min/mL. Hoạt độ Lp-PLA2 không liên quan đến tuổi, giới, hút thuốc lá, uống rượu, tiền căn bệnh mạch vành, BMI, nồng độ triglyceride và HDL-Cholesterol ở cả hai nhóm, hội chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh. Nhóm chứng : hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan với nồng độ cholesterol, LDL-Cholesterol và với tỷ số vòng eo/vòng hông. Kết luận:Nồng độ Lp-PLA2huyết tương ở bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp người Việt Nam cao hơn nhóm chứng và mức độ tăng có liên quan với mức độ nặng trên lâm sàng. Người bình thường hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan với nồng độ cholesterol, LDL-Cholesterol và với tỷ số vòng eo/vòng hông Từ khóa: lipoprotein-associated phospholipase A2, Lp-PLA2, hội chứng mạch vành cấp ABSTRACT PLASMA LIPOPROTEIN-ASSOCIATED PHOSPHOLIPASE A2 ACTIVITY IN VIETNAMESE PATIENTS WITH ACUTE CORONARY SYNDROM Tran Thanh Vinh, Dang Van Phuoc, Phan Thi Danh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 53 - 61 Objective: We aimed to identify activity of lipoprotein-associated phospholiase A2 in plasma of VietNamese patients with acute coronary syndrom (ACS) and to evaluate the association of this biomarkerwith the clinical severity of ACS. Method: Cross sectional analysis was conducted on 323 Vietnamese patients with ACS (210 males and 113 females), mean of age 63  13ys (patient group) and 91 Vietnamese volunteers (54 males and 37 female) wrere apparently healthy and matched by age, sex (control group). The samples were taken from January 2011 to February 2012 at Cho Ray Hospital. Results: Distribution of Lp-PLA2 activity in plasma of these study populations were normal. Mean of Lp- PLA2 activity in plasma of patients with ACS : 211  58 nmol/min/mL, higher than that of people without ACS: * Khoa Hóa Sinh– BV Chợ Rẫy, **Đại Học YDược TP. HCM Tác giả liên lạc: Ths. Bs Trần Thành Vinh ĐT: 0908487348 email: thanhvinhtran2002@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 54 182  58 nmol/min/mL and related with severity of ACS on univariate and multivariable analysis: unstableangina:189  49 nmol/min/mL, non ST elevation myocardial infarction: 212  56 nmol/min/mL and ST elevation myocardial infarction: 216  59 nmol/min/mL. Plasma Lp-PLA2 activity didn’t correlate significantly with age, gender, BMI, smoking history, hypertension, triglyceride level and HDL-Cholesterol level in both groups, ACS papients and the healthy people, but correlate significantly with cholesterol , LDL-Cholesterol levels and waist to hip ratio in control group. Conclusions:Plasma Lp-PLA2activity in Vietnamese ACS patients were higher than healthy people, and associated with clinical severity of ACS. in healthy people Lp-PLA2 activity was related with cholesterol , LDL- Cholesterol levels and waist to hip ratio. Key words: lipoprotein-associated phospholipase A2, Lp-PLA2, acute coronary syndrome. ĐẶT VẤN ĐỀ Xơ vữa mạch là sang thương cơ bản của bệnh mạch vành trong đó quá trình viêm giữ vai trò chính trong hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Đánh giá quá trình viêm giúp tiên lượng nguy cơ của bệnh đã được các nhà tim mạch ngày càng quan tâm trong hơn một thập kỷ qua bên cạnh các yếu tố nguy cơ truyền thống như tuổi, giới, hút thuốc, uống rượu, đái tháo đường và rối loạn lipid(15), Lp-PLA2 là enzym chủ yếu do đại thực bào, monocyte tiết ra có tác động thủy phân liên kết ester sn2 trong phân tử phospholipidoxid hóa của low density lipoprotein (LDL) để sinh ra acid béo oxid hóa và lyso-phosphatidylcholine. Cả hai sản phẩm của quá trình thủy phân này là các chất gây viêm mạch và lysophosphatidylcholine còn tác dụng gây rối loạn nội mô thành mạch(13,10). Do đó Lp-PLA2 có vai trò trực tiếp gây viêm mạch và rối loạn nội mô thành mạch và tập trung rất nhiều ở sang thương xơ vữa và đặc biệt có nồng độ rất cao trong các sang thương xơ vữa dọa vỡ. Do đó chỉ dấu này được xem là có liên quan đến các sự cố bệnh mạch vành và là chỉ dấu viêm có nhiều ưu điểm hơn các yếu tố viêm khác như chuyên biệt cho thành mạch, có dao động sinh học ít. Với các đặc tính trên chỉ dấu này được xem là rất có giá trị trong tiên lượng nguy cơ bệnh mạch vành. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tăng Lp-PLA2 liên quan với tăng suất độ mắc bệnh mạch vành độc lập với các yếu tố nguy cơ truyền thống và các chỉ dấu viêm khác như interleukin 6 (IL6), fibrinogen và CRP được đo với kỹ thuật có độ nhạy cao (High Sensitive C Reactive Lipoprotein: hsCRP), khảo sát Lp-PLA2 giúp tái phần tầng nguy cơ của bệnh mạch vành đặc biệt ở nhóm có nguy cơ vừa và cao(2,3,10,7). Điều trị làm giảm yếu tố này giúp giảm nguy cơ các sự cố mạch vành ở đối tượng có và chưa có bệnh mạch vành, có ý nghĩa trong phòng ngừa nguyên pháp và thứ phát bệnh này. Hiện nay, về kỹ thuật phân tích người ta phát triển hai kiểu đo chỉ dấu này trong huyết tương, kiểu đo khối lượng (mass) và kiểu đo hoạt tính (activity), hai kỹ thuật này cho kết quả khá tương đồng trên lâm sàng, tuy nhiên kiểu đo khối lượng sử dụng kỹ thuật miễn dịch enzym cần điều kiện xử lý mẫu khá phức tạp nhằm bộc lộ vị trí gắn kháng nguyên nên đòi hỏi xét nghiệm trì hoãn (16 giờ để lạnh ở 4oC). Cả hai kỹ thuật đều đã được triển khai trên các máy xét nghiệm tự động. Lp-PLA2 thay đổi theo chủng tộc(4,8), để khảo sát giá trị của chỉ dấu này đối với bệnh mạch vành trên người Việt Nam chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định hoạt độ Lp- PLA2 ở đối tượng có hội chứng mạch vành cấp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Phân tích cắt ngang tiến hành trên đối tượngbệnh nhân hội chứng mạch vành cấp vào bệnh viện Chợ Rẫy, từ tháng 1/2011 đến tháng 2/2012. Tiêu chuẩn chọn bệnh Nhóm bệnh Hội chứng mạch vành cấp lần đầu,và không dùng các thuốc hạ lipid trong một năm trước đó. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 55 Tiêu chuẩn chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định Đau thắt ngực điển hình:Xảy ra cả những lúc nghĩ ngơi hoặc gắng sức nhẹ, kéo dài trên 20 phút nếu không cắt cơn bằng nitroglycerin. Hoặc triệu chứng đau thắt ngực nặng và mới xảy ra trong vòng 1 tháng Hoặc đau thắt ngực ổn định nhưng ngày càng nặng hơn: đau nhiều hơn, kéo dài hơn hay nhiều cơn trong ngày hơn. Điện tâm đồ có đoạn ST chênh xuống nhưng không có dấu hoại tử cơ tim. Nhồi máu cơ tim: Theo tổ chức y tế thế giới NMCT được chẩn đoán khi hội đủ 2 trong 3 tiêu chuẩn sau: Lâm sàng có đau thắt ngực kiểu mạch vành với cường độ lớn hơn, thời gian kéo dài hơn 15- 30 phút và không giảm đau khi nghỉ ngơi hoặc ngậm dưới lưỡi nitroglycerin. Điện tâm đồ: phù hợp với NMCT hoặc thiếu máu cơ tim Tăng men tim đặc hiệu cho tổn thương cơ tim (Troponin I,T và CK-MB) ST chênh lên: ST chênh lên mới hoặc giảđịnh là mới sau điểm J, ≥ 2 chuyển đạo liên tiếp, ≥ 1mm ở các chuyển đạo V1, V2, V3 hoặc ≥ 2mm ở các chuyển đạo khác. Nhóm bệnh sẽ được chia thành 3 nhóm: đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh lên và nhồi máu cơ tim có ST chênh lên Tiêu chuẩn loại trừ - Từ chối tham gia nghiên cứu - Có bằng chứng xác định không có tổn thương mạch vành (hội chứng mạch vành cấp do co thắt mạch vành). - Phát hiện có các bệnh cấp hoặc mãn tính khác trừ cao huyết áp, đái tháo đường. Nhóm chứng Người khỏe mạnh thường xuyên theo dõi sức khỏe (khám sức khỏe định kỳ tại bệnh viện). Được ghi nhận không có tiền căn bệnh mạch vành và hiện tại không có dấu hiệu của HCMVC (không đau ngực, kết quả điện tim không dấu hiệu thiếu máu, men tim trong giới hạn bình thường). Không đang mắc bệnh cấp và mãn tình. Chọn nhóm chứng tương đồng với nhóm bệnh về các chỉ số tuổi, giới . Thu thập dữ liệu và lấy mẫu Các đối tượng nghiên cứu được khai thác tiền sử, bệnh sử (chú ý thời gian khởi bệnh), quá trình dùng thuốc và điều tra các yếu tố nguy cơ theo mẫu soạn sẵn vàđo chiều cao, cân nặng rồi tính ra chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index); đo vòng eo (VE), vòng hông (VH) và tính tỷ số vòng eo/vòng hông (VE/VH). Nhóm bệnh Được lấy máu tĩnh mạch ngay khi vào cấp cứu để chẩn đoán bệnh, thực hiện các xét nghiệm thường quy theo chỉ định của Bác sỹ chuyên khoa, đồng thời lưu mẫu huyết tương (EDTA) theo điều kiện (để ở 4oC trong 24 -72 giờ) thực hiện xét nghiệm đo hoạt độ Lp-PLA2 nếu bệnh nhân được chọn vào nhóm nghiên cứu. Riêng mẫu xét nghiệm các lipid được lấy huyết tương với chất chống đông EDTA, lúc đói (12 giờ không ăn). Nhóm chứng Được lấy mẫu tại phòng xét nghiệm Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy ở lần tái khám định kỳ và được thực hiện các xét nghiệm nghiên cứu như ở nhóm bệnh. Các tiêu chuẩn và phương pháp dùng trong nghiên cứu + BMI chia thành 4 mức độ là: gầy < 18,5; bình thường 18,5 – 24,9; quá cân 25 – 29,9; và béo phì ≥ 30. + VE/VH: theo số liệu ở người Châu Á, béo bụng khi nam > 0,9; nữ> 0,8. + Hút thuốc: có hút là đang hút hoặc đã từng hút, còn không hút là chưa bao giờ hút thuốc. + Uống rượu: nghiện rượu là hầu như ngày nào cũng uống, ngoài ra được xem là không nghiện rượu. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 56 + Cao huyết áp là theo tiêu chuẩn JNC VII - 2003 (huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg) hoặc đang dùng thuốc hạ áp trong 2 tuần hoặc có chẩn đoán của Bác Sỹ. + Đái tháo đường được xác định theo tiêu chuẩn WHO- 1997 (đường huyết khi đói ở hai lần thử khác nhau ≥ 126 mg/dL hoặc nghiệm pháp dung nạp glucose ở giờ thứ hai ≥ 200 mg/dL) hoặc đang dùng insulin hay thuốc hạ đường huyết dạng uống, có chẩn đoán của bác sỹ. + Xét nghiệm định lượng cholesterol, triglycerides, high density lipoprotein- cholesterol (HDL-C) và low density lipoprotein- cholesterol (LDL-C) tại khoa Sinh Hóa bệnh viện Chợ Rẫy bằng phương pháp enzyme trên máy Hitachi 917 với thuốc thử của BioLabo, nội kiểm 2 mức nồng độ (bình thường vàbất thường) đi kèm mỗi đợt chạy và có tham gia ngoại kiểm (chứng nhận tham gia kiểm chuẩn số 159/KCXN-GCN). + Xét nghiệm định lượng Lp-PLA2 trên máy ADVIA 1800 của hãng SIEMENS (Đức), thuốc thử theo phương pháp động học men của hãng diaDexus (PLAC test), chuẩn 5 nồng độ từ 0 - 400 nmol/min/mL, mẫu chứng 2 mức nồng độ luôn được chạy kèm theo mỗi đợt xét nghiệm. Xử lý số liệu Phần mềm SPSS for Window phiên bảng 18.0; số liệu định lượng được trình bày x ± SD. T test dùng so sánh 2 trung bình, ANOVA so sánh nhiều giá trị trung bình, hồi quy tuyến tính dùng phân tích mối liên hệ giữa các các yếu tố nguy cơ, phép kiểm pearson phân tích mối tương quan, chi bình phương so sánh tỷ lệ. Tất cả phép kiểm đều dùng hai phía, thống kê có ý nghĩa với ngưỡng P = 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Hội chứng mạch vành cấp thường xảy ra ở nam hơn nữ (nam 65%) và ở người cao tuổi, trung bình 63 tuổi, nhỏ nhất 32 và cao nhất 91 tuổi.Hút thuốc lá chỉ gặp ở nam giới, chiếm 49%nhiều hơn nhóm chứng 39%. Không khác biệt về tỷ lệ uống rượu giữa hai nhóm. Do nhóm chứng chọn người không mắc bệnh nên không có đối tượng cao huyết áp và đái tháo đường, trong khi tỷ lệ này ở nhóm bệnh lần lượt là 54% và 17%. Các chỉ số BMI và tỷ lệ béo bụng ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng và khảo sát các thông số lipid cho thấy nồng độ HDL-C (High Density Lipoprotein-Cholesterol) thấp hơn và triglyceride cao hơnở nhóm hội chứng mạch vành cấp so với chứng, trong khi cholesterol và LDL-C (Low Density Lipoprotein-Cholesterol) khác biệt không có ý nghĩa (bảng 1). Bảng 1: So sánh đặc điểm đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Nhóm chứng (n = 91) Nhóm bệnh (n = 323) P Tuổi, năm 64  11 63  13 - Giới, % nữ Nữ 41% Nữ 35% - Hút thuốc lá, % Uống rượu,% 39% 12% 49% 14% 0,012 0.899 Cao huyết áp, % - 54% - Đái tháo đường, % - 17% - Tiền căn gia đình bệnh mạch vành, % 5% 15% 0,000 BMI, kg/m 2 21,2  2,3 22  3,2 0,03 Béo bụng, % 47% 57% 0,03 Cholesterol, mg/dL 182  38 186  48 0,487 HDL-c, mg/dL 40  9,6 33  10 0,000 LDL-c, mg/dL 117  39 109  46 0,104 Triglycerid, mg/dL 189  54 209  61 0,008 Hoạt độ Lp-PLA2 ở nhóm hội chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh Hoạt độ Lp-PLA2 tuân theo quy luật phân phối chuẩn ở cả 2 nhóm đối tượng, bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp và người khỏe mạnh. Nhóm bệnh có hoạt độ Lp-PLA2 211 ± 58 cao hơn so với nhóm chứng 182 ± 58 nmol/min/mL (P < 0,001) (biểu đồ 1 và bảng 2) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 57 Biểu đồ 1: Phân phối hoạt độ Lp-PLA2 ở các nhóm nghiên cứu Bảng 2: So sánh nồng độ Lp-PLA2 nhóm bệnh với nhóm chứng Nhóm chứng (n = 91) Nhóm bệnh (n = 323) P Lp-PLA2 (nmol/min/mL) 182  58 211  58 0,000 Hoạt độ Lp-PLA2 với độ nặng của bệnh trên lâm sàng One way ANOVA so sánh hoạt độ Lp-PLA2 ở các nhóm đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không ST chênh và nhồi máu cơ tim ST chênh, khác biệt có ý nghĩa trong phân tích đơn biến với hoạt tính enzym này ở các nhóm lần lượt là 189  49; 212  56 và 216  59 nmol/min/mL (biểu đồ 2). Khác biệt vẫn còn ý nghĩa (p = 0,015) trong phân tích đa biến với hồi quy tuyến tính (p = 0.015), sau khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành như tuổi, giới, BMI, VE/VH, cholesterol, triglycerides, HDL-C, LDL-C. Phép kiểm T test so sánh từng cặp đối tượng theo độ nặng lâm sàng cho thấy khác biệt là ở nhóm đau thắt ngực không ổn định với hai nhóm còn lại (P < 0,05), không có sự khác biệt giữa nhóm nhồi máu cơ tim không ST chênh và nhồi máu cơ tim ST chênh. Liên hệ giữa hoạt độ Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân bệnh mạch vành Chúng tôi thấy không có liên quan giữa hoạt độ Lp-PLA2 với các yếu nguy cơ như giới tính, hút thuốc, uống rượu, cao huyết áp, đái tháo đường, tiền căn bệnh mạch vành và BMI ở cả hai nhóm nghiên cứu (bảng 3). Biểu đồ 2: Liên quan giữa hoạt độ Lp-PLA2 HCMVC: Hội chứng mạch vành cấp, ĐTNKÔĐ : Đau thắt ngực không ổn định, NMCTKSTC: Nhồi máu cơ tim không ST chênh, NMCTSTC: Nhồi máu cơ tim ST chênh Hoạt độ Lp-PLA2 ở nhóm người bình thường có tương quan thuận với VE/VH (r = 0,25; p = 0,019), nồng độ cholesterol (r = 0,22; p = 0,036) và với nồng độ LDL-C (r = 0,34; p = 0,001) (biểu đồ 3). Hoạt độ Lp-PLA2 không có tương quan với các biến định lượng khác ở nhóm người bình thường như tuổi, triglycerides, HDL- C. Không có tương quan nào giữa hoạt độ Lp- PLA2 và các biến định lượng được ghi nhận ở nhóm bệnh nhân HCMVC (p > 0,05). Lp-PLA2 (nmol/min/mL) Lp-PLA2 (nmol/min/mL) Lp -P LA 2 (n m o l/ m in /m L) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Chuyên Đề Nội Khoa 58 Bảng 3:Liên hệ giữa nồng độ Lp-PLA2 với các yếu tố nguy cơ lâm sàng Yếu tố nguy cơ Nhóm chứng Nhóm HCMVC Lp-PLA2 (nmol/min/mL) (N) P Lp-PLA2 (nmol/min/mL) (N) P Giới: Nam Nữ 189 ± 60 (54) 173 ± 55 (37) 0.202 207 ± 58 (209) 216 ± 57 (113) 0.193 Hút thuốc lá: Có Không 193 ± 60 (37) 175 ± 56 (54) 0.159 209 ±58 (145) 212 ± 58 (177) 0.71 Uống rượu: Có Không 181 ± 44 (11) 183 ± 60 (80) 0.946 212 ± 61 (46) 211 ± 57 (276) 0.854 Cao huyết áp: Có Không - - 209 ± 55 (159) 213 ± 60 (161) 0.556 Đái tháo đường: Có Không - - 199 ± 58 (47) 213 ± 58 (273) 0.121 Tiền căn gia đình: Có Không - - 223 ± 54 (40) 209 ± 58 (278) 0.166 BMI: Gầy Bình thường Quá cân và béo phì(*) 197 ± 75 ( 8) 178 ± 57 (77) 222 ± 39 ( 6) 0.148 218 ± 57 (41) 211 ± 58 (227) 203 ± 58(55) 0.444 (*) Số bệnh nhân béo phì ít nên được gộp chung với nhóm quá cân. HCMVC: Hội chứng mạch vành cấp Biểu đồ 3: Tương quan giữa nồng độ Lp-PLA2 (nmol/min/mL) với cholesterol, LDL-C và VE/VH (WHR : waist to hip ratio) BÀN LUẬN Nhóm chứng trong nghiên cứu này được chọn từ những người bình thường và tương đồng với nhóm bệnh về tuổi và giới (bảng 1). Hầu hết (không phải tất cả) các nghiên cứu thấy hoạt độ Lp-PLA2 có liên quan đến giới : Nghiên cứu Rotterdam nhận thấy nam có hoạt tính Lp- PLA2 cao hơn nữ khi đo ở nồng độ nền (baseline)(11), các nghiên cứu cộng đồng trên các chủng tộc khác nhau cũng cho kết quả tương tự(6,11). Mặt khác, Stefan Blankenberg và các cộng sự chỉ thấy sự khác biệt hoạt tính Lp-PLA2 giữa hai giới chỉ có ở nhóm người bình thường (chứng), trong khi ở nhóm bệnh mạch vành gồm hội chứng mạch vành cấp và đau thắc ngực ổn định thì hoạt tính Lp-PLA2không khác nhau ở hai giới(2). Hầu hết các nghiên cứu đều thấy hoạt tính Lp-PLA2 không liên quan đến tuổi(3,11). Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy hoạt tính Lp-PLA2 ở nhóm người khỏe mạnh: nam là 189 ± 60 và nữ là 173 ± 55 nmol/min/mL nhưng khác biệt này là không có ý nghĩa, và ở nhóm có hội chứng mạch vành cấp cũng không có khác biệt. Về tuổi nghiên cứu của chúng tôi giống với các y văn là không có liên quan giữa hoạt tính Lp- PLA2 với tuổi ở cả hai nhóm nghiên cứu. Nghiên cứu cho thấy việc dùng các thuốc hạ lipid máu, đặc biệt là nhóm statin có ảnh hưởng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học Nội Tổng quát 59 đến nồng độ Lp-PLA2thường thì các nghiên cứu đánh giá tác dụng của thuốc lên hoạt tính Lp- PLA2 là sau 3-6 tháng dùng thuốc, chưa có nghiên cứu nào đánh giá kết quả của thuốc giảm lipid dùng liều đầu lên hoạt tính Lp-PLA2, nên để tránh ảnh hưởng của thuốc này chúng tôi loại các trường hợp đã có dùng lipid gần đây (trong vòng 1 năm). Phân phối nồng độ Lp-PLA2 tuân theo quy luật phân phối chuẩn (biểu đồ 1), trung bình nhóm chứng là 182  58 nmol/min/mL thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm hội chứng mạch vành cấp 211  58 nmol/min/mL (P < 0,001, bảng 2). Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây, các nghiên cứu thiết kế theo kiểu Cohort đo hoạt độ nền của Lp-PLA2 và các nghiên cứu cắt ngang đo Lp-PLA2 sớm sau xuất hiện hội chứng mạch vành cấp đều cho thấy sự tăng nồng độ (cả khối lượng lẫn hoạt tính) ở đối tượng bệnh so với chứng. Nghiên cứu Rotterdam(7) thiết kết theo kiểu Case – Cohort nhận thấy hoạt tính nền của Lp-PLA2 ở đối tượng có hội chứng mạch vành cấp cao hơn người không có hội chứng mạch vành cấp. Tác giả Jonas Ol
Tài liệu liên quan