Đồ án Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu

Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiềm năng, sức mạnh của bản thân nền kinh tế mỗi nước và chính sách của Chính phủ. Trong những năm qua, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi, kinh kế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đó là do đất nước ta kịp thời chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu mua sắm hàng hoá cũng phát triển theo. Do vậy mà các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế mới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép của thị trường đã không đứng vững được, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp với đường lối kinh doanh đúng đắn đã vượt qua được những khó khăn đó, nắm bắt kịp thời cơ hội, thích nghi được với điều kiện mới nên đã tồn tại và phát triển vững vàng. Một trong những doanh nghiệp đó có Công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty bánh kẹo Hải Châu – DNNN thuộc Tổng Công ty Mía đường I- Bộ NN&PTNN- là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lâu năm và có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty hiện nay gặp không ít khó khăn, một mặt do sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty, các hãng sản xuất bánh kẹo trong và ngoài nước, mặt khác phải kể đến công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, cần khắc phục. Trên cơ sở kiến thức đã học cũng như những hiểu biết thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, em chọn đề tài: “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu” cho đồ án tốt nghiệp của mình nhằm phân tích , đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án được chia là 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu. Vì thời gian thực tập và kiến thức của mình còn hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu xót. Do vậy em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh cũng như Ban giám đốc, đặc biệt các cô chú, anh chị phòng KHVT. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này.

doc119 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp nói riêng. Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào tiềm năng, sức mạnh của bản thân nền kinh tế mỗi nước và chính sách của Chính phủ. Trong những năm qua, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi, kinh kế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Đó là do đất nước ta kịp thời chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu mua sắm hàng hoá cũng phát triển theo. Do vậy mà các doanh nghiệp không ngừng hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm. Trong cơ chế mới sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, vì vậy đã có nhiều doanh nghiệp không chịu được sức ép của thị trường đã không đứng vững được, nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp với đường lối kinh doanh đúng đắn đã vượt qua được những khó khăn đó, nắm bắt kịp thời cơ hội, thích nghi được với điều kiện mới nên đã tồn tại và phát triển vững vàng. Một trong những doanh nghiệp đó có Công ty bánh kẹo Hải Châu. Công ty bánh kẹo Hải Châu – DNNN thuộc Tổng Công ty Mía đường I- Bộ NN&PTNN- là một trong những Công ty sản xuất bánh kẹo lâu năm và có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty hiện nay gặp không ít khó khăn, một mặt do sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty, các hãng sản xuất bánh kẹo trong và ngoài nước, mặt khác phải kể đến công tác tổ chức hoạt động tiêu thụ của Công ty còn nhiều hạn chế, cần khắc phục. Trên cơ sở kiến thức đã học cũng như những hiểu biết thực tế về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, em chọn đề tài: “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu” cho đồ án tốt nghiệp của mình nhằm phân tích , đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng thời mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tại Công ty. Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, đồ án được chia là 3 chương. Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu. Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty bánh kẹo Hải Châu Chương 3: Phương hướng và một số biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở Công ty bánh kẹo Hải Châu. Vì thời gian thực tập và kiến thức của mình còn hạn chế cho nên không tránh khỏi những thiếu xót. Do vậy em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh cũng như Ban giám đốc, đặc biệt các cô chú, anh chị phòng KHVT. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Huyền và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành tốt đồ án này. Ngày 06 tháng 05 .năm 2005 Sinh viên Quách Mạnh Cường CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU 1.1 . KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU. Tên Công ty: Công ty Bánh kẹo Hải Châu Tên giao dịch quốc tế: HAI CHAU CONFECTIONNERY COMPANY Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng- Hà nội Điện thoại: (04) 8621664 Fax: 04 8621520 Tài khoản: 7310-0660F Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển- HN Mã số thuế: 01.001141184-1 Diện tích mặt bằng hiện nay: 55.000m2 Trong đó: - Nhà xưởng: 23.000m2 - Văn phòng: 3000m2 - Kho bãi: 5000m2 - Phục vụ công cộng: 2.400m2 Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Mía đường I- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty Bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng Công ty mía đường I - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiền thân là nhà máy Hải Châu. Công ty là một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất bánh, kẹo, thực phẩm với trên 35 năm không ngừng phát triển, liên tục đổi mới công nghệ và đầu tu thiết bị hiện đại với qui mô phát triển ngày càng cao. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hải Châu chia thành ba giai đoạn. Thời kì đầu thành lập ( 1965-1975) Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Trung Quốc, sau một thời gian xây dựng đến ngày 02/9/1965, Bộ công nghiệp nhẹ cắt băng khánh thành nhà máy Hải Châu. Nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Vốn đầu tư ban đầu: Do chiến tranh nên không lưu trữ được. Trong thời kì này, công ty sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và nhu cầu cho quốc phòng. Sản phẩm chính gồm có bánh quy, hương thảo, quy dứa, quy bơ, bánh lương khô, kẹo cứng, kẹo mềm. Năm 1969, một bộ phận của nhà máy được tách ra để tham gia thành lập nhà máy Hải Hà. Đầu năm 1970, nhà máy chuyển từ sự quản lí của Bộ công nghiệp nhẹ sang Bộ lương thực và thực phẩm. Số cán bộ công nhân viên : bình quân 850 người/ năm. Thời kì 1976-1985 Sang thời kì này, công ty đã khắc phục những thiệt hại sau chiến tranh và đi vào hoạt động bình thường. Sau đây là một số sự kiện chính trong giai đoạn này: · Năm 1976, Bộ công nghiệp thực phẩm cho nhập nhà máy sữa Mẫu Sơn để thành lập phân xưởng sấy phun. · Năm 1978, Bộ công nghiệp thực phẩm cho điều động bốn dây chuyền mỳ ăn liền từ công ty Sam Hoa thành lập phân xưởng mỳ ăn liền. · Năm1982, công ty tận dụng mặt bằng và lao động đồng thời đâu tư 12 lò sản xuất bánh kem xốp công suất 240kg/ca. Đây là sản phẩm đầu tiên ở miền Bắc. Thời kỳ này, những sản phẩm của nhà máy vẫn là những sản phẩm chiếm vị trí độc quyền ở phía Bắc như: bánh quy kem xốp, sữa đậu nành. Số cán bộ công nhân viên : bình quân 1250 người/ năm. Thời kì 1986-1991 Trong thời kì này, do tác động của khủng hoảng kinh tế, sự suy giảm chung của ngành bánh kẹo nên công ty gặp rất nhiều khó khăn. Công ty đã có nhiều nỗ lực duy trì hoạt động, tìm hướng đi mới để vượt qua những khó khăn. Năm 1989-1990: Tận dụng nhà xưởng của phân xưởng sấy phun, công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bia với công suất 2000 lít/ ngày. Năm 1990-1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bánh quy Đài Loan nướng bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ. Số cán bộ công nhân viên: bình quân 950 người/ năm. Thời kì 1992 đến 2002 Công ty đẩy mạnh đi sâu vào sản xuất các mật hàng truyền thống (bánh kẹo) mua sắm thêm thiết bị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. · Năm 1993, mua thêm một dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn / ca. Đây là dây chuyền sản xuất bánh hiện đại nhất ở Việt Nam. · Năm 1994, mua thêm một dây chuyền phủ Socola của CHLB Đức công suất 500 kg/ca. Dây chuyền có thể phủ Socola cho các sản phẩm bánh. · Năm 1996, công ty mua và lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo của CHLB Đức. · Năm 1998, đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu. Công suất thiết kế 4 tấn / ca. · Năm 2001, đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất bánh kem xốp. Công suất thiết kế 1,6 tấn/ ca. · Cuối năm 2001, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Socola năm suất 200kg/ giờ.Năm 2002 Công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất bánh mêm cao cấp với công suất 2,2 tấn/ca · Từ ngày 01/01/2005 Công ty bánh kẹo Hải Châu đã tiến hành cổ phần hoá và trở thành một công ty cổ phần Hiện nay, số cán bộ công nhân viên bình quân: 1010 người. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty bánh kẹo Hải Châu là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam,ngân hàng đầu tư và phát triển. Chức năng,nhiệm vụ của Công ty bánh kẹo Hải Châu, bao gồm: + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại. + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia,..) + Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây) + Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm + Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty được phép kinh doanh như vật tư nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác. Tính đến thời điểm hiện nay Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và mỳ ăn liền nữa mà thay vào đó là những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm : Bánh Biscuits các loại Lương khô các loại Bánh kem xốp các loại Kẹo các loại Bột canh các loại Sôcôla thành và viên. Với hướng đi là sản phẩm như trên, hàng năm sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, đều nộp đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty bánh kẹo Hải Châu 1.1.3.1. Bộ máy quản lý của Công ty - Số cấp quản lý của Công ty - Công ty quản lý theo 2 cấp: + Cấp công ty. + Cấp phân xưởng. Các phòng ban là cơ quan tham mưu cho giám đốc chuẩn bị các quyết định cho Giám đốc chỉ huy sản xuất về kinh doanh. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến- chức năng. Ban Giám đốc Phòng HCQT Phòng KHVT Phòng Tổ chức Phòng Tài vụ Ban Bảo vệ Ban XDCB Phòng Kỹ thuật Cửa hàng GTSP Chi nhánh TP.HCM Chi nhánh TP.Đà Nẵng PX Bánh I PX Bánh II PX Bánh III PX Kẹo PX Bột canh PX Phục vụ Sơ đồ 5: Cơ cấu bộ máy tổ chức Công ty Bánh kẹo Hải Châu. 1.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước cấp trên về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của Công ty. Phó Giám đốc kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu về sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến về mẫu mã bao bì, giúp giám đốc lãnh đạo về mặt sản xuất và phụ trách khối sản xuất, cố vấn khắc phục các vướng mắc từ phòng kỹ thuật trong quá trình sử dụng máy móc thiết bị. Trình giám đốc, cùng giám đốc giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng máy móc thiết bị. Phó giám đốc kinh doanh: phụ trách về công tác sản xuất kinh doanh của Công ty giúp việc cho giám đốc các mặt công tác sau: - Phụ trách về kế hoạch mua sắm vật tư, tiêu thụ sản phẩm, điều độ sản xuất của phòng kế hoạch vật tư, theo dõi thực hiện các xây dựng sửa chữa cơ bản, qua đó nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thông báo cho giám đốc từ đó có quyết định điều chỉnh cơ cấu sản phẩm và huy động, điều chỉnh hệ thống máy móc thiết bị phục vụ nhu cầu đó. - Phụ trách công tác hành chính quản lý và bảo vệ của phòng hành chính đời sống và ban bảo vệ. Phòng kỹ thuật: quản lý về quy trình công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, thiết kế hay cải tiến mẫu mã bao bì. Phòng kỹ thuật quản lý toàn bộ máy móc thiết bị trong Công ty, quản lý hồ sơ, lí lịch máy móc thiết bị, liên hệ với phòng KHVT để có những phụ tùng, vật tư dùng cho hoạt động sửa chữa, trình phòng KHVT và ban Giám đốc chuẩn bị những phụ tùng cần thay thế, theo dõi việc sử dụng máy móc thiết bị cũng như việc cung cấp điện cho toàn Công ty trong quá trình sản xuất. Phòng tổ chức: phụ trách về công tác nhân sự, kế hoạch tiền lương, giúp giám đốc xây dựng các phương án tổ chức bộ máy cán bộ, quản lý, đề ra các giải pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất, tổ chức các khoá học và các hình thức đào tạo khác nhằm nâng cao tay nghề của người công nhân cũng như của các cán bộ quản lý. Phòng tài vụ: Quản lý công tác kế toán thống kê tài chính, tham mưu cho giám đốc các công tác kế toán, thống kê, tài chính, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành, lập các chứng từ sổ sách thu-chi với khách hàng, nội bộ, theo dõi dòng lưu chuyển tiền tệ của Công ty, báo cáo giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh lỗ lãi của Công ty, tổng hợp đề xuất giá bán cho Phòng kế hoạch vật tư. Phòng kế hoạch vật tư: xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản xuất tác nghiệp, kế hoạch giá thành và tiêu thụ sản phẩm, tham gia xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý và chịu trách nhiệm cung cấp các loại vật tư, máy móc cũng như phụ tùng thay thế cho quá trình sửa chữa máy móc thiết bị. Phòng hành chính đời sống: quản lý công tác hành chính quản trị, tham mưu cho giám đốc về công tác hành chính đời sống quản trị, tổ chức nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo, y tế, quản lý sức khoẻ, quản lý văn thư, lưu trữ tài liệu. Ban bảo vệ: tổ chức công tác bảo vệ Công ty, tham mưu cho giám đốc về: công tác bảo vệ nội bộ , tài sản, tuần tra canh gác ra vào Công ty, phòng ngừa tội phạm, xử lý vi phạm tài sản, tổ chức huấn luyện, bảo vệ, tự vệ, quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự. Ban xây dựng cơ bản: thực hiện công tác thiết kế xây dựng, tham mưu cho giám đốc về công tác thực hiện kiến thiết xây dựng cơ sở hạ tầng để tiếp nhận máy móc thiết bị mới hoặc để nâng cao hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị cũ, kế hoạch xây dựng dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch sửa chữa nhỏ. Các phân xưởng: Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về mọi hoạt động sản xuất của đơn vị. Các phó quản đốc, các nhân viên nghiệp vụ giúp quản đốc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. 1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.2.1. Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh Ngành kinh doanh bánh kẹo nói chung có 3 đặc điểm lớn: · Bánh kẹo không phải là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. · Ngành kinh doanh này mang tính chất thời vụ rõ nét. Thời gian nhu cầu tiêu thụ bánh kẹo tăng mạnh nhất là vào khoảng từ tháng 9 dương lịch đến tết Nguyên Đán. Phần lớn lượng bánh kẹo được tiêu thụ trong thời gian này. Do đó các hợp đồng được ký kết chủ yếu trước tháng 8. · Đối tượng tiêu thụ bánh kẹo chủ yếu là người ít tuổi, độ tuổi càng cao thì nhu cầu tiêu thụ lại càng giảm. Những đặc điểm quan trọng này có ảnh hưởng rất nhiều đến phương thức sản xuất, kinh doanh của các đơn vị trong ngành. Tổng sản lượng tiêu thụ bánh kẹo hiện nay tại thị trường trong nước ước tính là khoảng 100 000 tấn/ năm, tương đương tổng giá trị khoảng 8000 tỷ đồng, với mức tiêu thụ bình quân đầu người là khoảng1,25 kg/người/năm. Trong giai đoạn đổi mới ( trước năm 1986), chủng loại sản phẩm bánh kẹo do các đơn vị trong nước rất nghèo nàn. Nhưng đến những năm 1990, thị trường bánh đã trở nên hết sức đa dạng về sản phẩm cũng như tăng mạnh về nhu cầu tiêu thụ. Hiện tại, trên thị trường có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh kẹo có tên tuổi ( không thống kê chính xác về các cơ sở sản xuất nhỏ) với năng lực sản xuất đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Do đó hàng năm, chúng ta phải nhập khẩu khoảng 30% sản lượng bánh kẹo tiêu thụ. 1.2.2. Đặc điểm về thị trường. Để phân tích rõ thị trường của công ty bánh kẹo Hải Châu cần phân loại thị trường theo các tiêu thức khác nhau. Phân tích thị trường theo tiêu thức địa lý. Công ty bánh kẹo Hải Châu kinh doanh chủ yếu trong thị trường nội địa trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Thị trường miền Bắc là thị trường trọng điểm của công ty, sự tham gia ở 2 miền Trung và Nam hạn chế. Điều này thể hiện rõ qua của bảng sau: B1: Khối lượng bánh kẹo tiêu thụ phân theo miền. Đơn vị tính: tấn Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Miền Bắc 4363 4500 5334 6030 6710 Miền Trung 300 315 580 610 645 Miền Nam 883 1101 1150 1282 1587 Tổng 5545 5916 7063 7922 8942 (Nguồn: phòng Kế Hoạch - Vật Tư cung cấp) Miền Bắc luôn tiêu thụ khoảng 75%-80% khối lượng hàng của của công ty, trong khi miền Trung và miền Nam chỉ dừng lại ở mức 20%. Trên cơ sở tập trung vào thị trường miền Bắc nên công ty đã phát triển một mạng lưới đại lý phủ rộng ở miền Bắc, gồm có144 tổng đại lý và đại lý, riêng ở Hà Nội là 73 tổng đại lý và đại lý, chỉ có 11 đại lý ở miền Trung, 28 tổng đại lý và đại lý ở miền Nam. Phân tích thị trường theo tiêu thức sản phẩm. Mảng thị trường tập trung của công ty là mảng thị trường về các loại bánh và bột canh. Công ty tuy có sản xuất các loại kẹo nhưng đây không phải là thị trường chính. Tỷ lệ sản lượng bánh/kẹo của công ty luôn khoảng 5/1. Công ty có hơn 100 mặt hàng. Trong mảng thị trường về bánh công ty lại tập trung vào các sản phẩm bánh quy, bánh kem xốp. Các sản phẩm này đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Bánh kem xốp Hải Châu luôn là mặt hàng được người tiêu dùng lựa chọn qua nhiều năm. Bên cạnh các sản phẩm về bánh, công ty cũng đã rất thành công chiếm lĩnh thị trường bột canh. Có thể nói, công ty đã tạo thế độc quyền trong mảng thị trường này ở miền Bắc. Phân tích thị trường theo tiêu thức nhu cầu khách hàng. Nhu cầu tiêu dùng khách hàng về mặt hàng bánh kẹo rất phong phú, đa dạng. Có thể phân loại nhu cầu khách hàng theo một số tiêu chí sau: · Cường độ sử dụng thì có nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Ví dụ: các loại bánh Snack, bánh ngọt và nhu cầu tiêu thụ chỉ trong các dịp đặc biệt như lễ, tết. Ví dụ: các loại bánh bích quy, bánh kem, kẹo cứng, kẹo mềm. · Động cơ mua thì có nhu cầu tiêu dùng trực tiếp hay biếu, tặng. · Yêu cầu về thành phần dinh dưỡng, độ mặn ngọt, mùi vị, mầu sắc. · Yêu cầu về hàng chất lượng cao hay bình thường. ·.. . Trên cơ sở tổ hợp các nhu cầu khác nhau đó có thể phân ra rất nhiều mảng thị trường khác nhau để các công ty có thể khai thác. Với hệ thống sản phẩm hiện có, Công ty Hải Châu nói riêng đã khai thác nhiều mảng thị trường. Đối với mảng thị trường sản phẩm bánh kẹo cao cấp, bao bì đẹp, công ty có các sản phẩm socola, bánh phủ socola, bánh nhân socola, bánh kem xốp đóng hộp, bánh mềm. Đối với mảng thị trường bình dân có thu nhập trung bình hoặc thu nhập thấp có yêu cầu không quá cao về các sản phẩm, công ty có rất nhiều các chủng loại sản phẩm để đáp ứng. Ví dụ: bánh kem xốp đóng túi thường, bánh Hương Thảo, kẹo cứng trái cây, kẹo mềm trái cây. Đây là mảng thị trường tiêu thụ chủ đạo của công ty. 1.2.3. Đặc điểm về cạnh tranh. Thị trường bánh kẹo Việt Nam là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Hiện nay không có một công ty nào có khả năng chi phối một mảng thị trường của thị trường bánh kẹo Việt Nam. Do đó sự canh tranh trong thị trường này là rất lớn. Với phân tích trên, ta thấy công ty Hải Châu kinh doanh chủ yếu trên thị trường miền Bắc, nhằm vào mảng thị trường bình dân. Trong mảng thị trường này, công ty phải đối phó với sự canh tranh gay gắt trực tiếp của các công ty bánh kẹo cùng thành phố Hà Nội và sự canh tranh đang gia tăng của các công ty bánh kẹo địa phương với quy mô nhỏ ở miền Bắc và các công ty ở miền Nam. Trong các đối thủ cạnh tranh có thể kể đến công ty bánh kẹo Hải Hà chiếm 9% thị phần bánh kẹo cả nước, công ty bánh kẹo Tràng An, công ty bánh kẹo Quảng Ngãi, công ty bánh kẹo Hữu Nghị, công ty Vinabico... B2: Tóm tắt một số đối thủ cạnh tranh của Công ty. Đối tượng khách hàng Sản phẩm của công ty Đối thủ cạnh tranh Khách hàng có thu nhập thấp Bánh Hương Thảo, quy Vani, hương cam, kẹo cứng trái cây, kẹo mềm trái cây, kẹo Vitamin AC. Công ty bánh kẹo Lam Sơn, công ty bánh kẹo 19-5, các cơ sở sản xuất nhỏ, báh kẹo Trung Quốc. Khách hàng có thu nhập trung bình Quy kem, bánh mằn, bánh hoa quả, quy Hướng Dương, kẹo Socola. Các công ty Hải Hà, Tràng An, Hữu Nghị, Quảng Ngãi, Biên Hoà. Khách hàng có thu nhập cao Bánh kem xốp thỏi các loại đóng hộp, bánh kem xốp phủ Socola. Các công ty Hải Hà, Biên Hoà, Vinabico, Hữu Nghị, Tràng An, Kinh Đô. (Nguồn: phòng Kế Hoạch - Vật Tư cung cấp) 1.2.4. Đặc điểm về sản phẩm. Công ty Hải Châu sản xuất đa dạng các mặt hàng bánh kẹo, bột canh. Hiện nay, công ty có bán khoảng 100 mặt hàng thuộc khoảng 30 chủng loại. Các mặt hàng truyền thống của công ty là các loại bánh kem xốp, bấnh quy, bột canh. Bánh của Công ty với chất lượng tốt, ngon có mùi vị đặc trưng nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Bột canh có chất lượng tốt, đã xây dựng được niềm tin với người tiêu dùng. Hàng của công ty luôn được lựa chọn là “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong những năm gần đây. Với phương châm “ Hải Châu chỉ có chất lượng vàng”, công ty đã nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm. B3: Một số chủng loại sản phẩm chính của công ty bánh kẹo Hải Châu. Bột canh Kẹo Bánh Thường Iốt Kẹo cứng Kẹo mềm Bánh quy Lương khô Đóng gói Đóng gói 1. Kẹo cứng sữa 1. Kẹo mềm Socola 1. Hướng dương 1. Kem xốp hoa quả 1. Lương khô tổng hợp 200 g 200g 2. Kẹo cứng trái cây 2. Kẹo mềm trái cây 2.
Tài liệu liên quan