Những năm gần đây xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lênthì nhu cầu về rượu các loại cũng đang tăng nhanh theo, đặc biệt trong các dịp liên hoanlễ tết, cưới hỏi. Ngoài rượu trắng rất nặng, tỉ lệ cồnquá cao đối với người không quen uống rượu, trênthị trường còn bán nhiều loại rượu pha chế khôngtheo một quy trình chặt chẽ. Do sử dụng nhữngloại cồn xấu nhiều andehit, không ít các loại rượu này hương vị đã kém, lại có hại cho sức khoẻ.
54 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
Lý do chọn sản phẩm:
Những năm gần đây xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên
thì nhu cầu về rượu các loại cũng đang tăng nhanh theo, đặc biệt trong các dịp liên hoan
lễ tết, cưới hỏi. Ngoài rượu trắng rất nặng, tỉ lệ cồn
quá cao đối với người không quen uống rượu, trên
thị trường còn bán nhiều loại rượu pha chế không
theo một quy trình chặt chẽ. Do sử dụng những
loại cồn xấu nhiều andehit, không ít các loại rượu
này hương vị đã kém, lại có hại cho sức khoẻ.
Chính vì vậy rượu vang và vang trái cây đang rất
được quan tâm, tin dùng. Đặc biệt là giới phụ nữ ở
thành phố khi vào các quán bar, họ không còn sử
dụng các loại nước trái cây hay rượu mạnh mà nay
họ thích sử dụng loại đồ uống có cồn như là các
loại rượu vang và vang trái cây .Nó không chỉ đáp ứng đựơc về mặt nhu cầu là thích
những đồ uống có cồn mà còn đáp ứng được về mặt sức khoẻ và dinh dưỡng. Ngoài ra,
người già cũng đang bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến các loại sản phẩm rượu vang
và vang trái cây được biết đến như là loại thức uống dinh dưỡng, bổ khoẻ này.
Ngày nay xu hướng uống rượu vang và rượu
vang trái cây đang tăng lên trong các bữa ăn của
người Việt. Đây là thức uống không chỉ thơm ngon
mà còn bỗ dưỡng. Theo các nhà khoa học trên thế
giới thì rượu vang trái cây không chỉ bổ dưỡng cho
cơ thể mà còn đem đến cho cơ thể các chất chống
các gốc oxy hóa. Trong cơ thể các gốc oxy hóa là
thủ phạm chính gây ra các rối loạn thoái hóa đẩy
nhanh quá trình lão hóa cơ thể, gây các bệnh ung
thư, bệnh tim mạch…Vì vậy, việc sử dụng rượu
vang trái cây có tác dụng chống lão hóa và phòng chống bệnh tật cao.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 1
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
Trong trái Thanh Long có chứa nhiều
thành phần dinh dưỡng rất có giá trị. Các giá trị
dinh dưỡng như protein, axit hữu cơ, sắt, magiê,
canxi, vitamin C và vitamin B3 trong Thanh
Long khi lên men chúng có thể chuyển biến
nhưng không mất đi .
Chính vì vậy việc ra đời sản phẩm rượu
vang Thanh Long không chỉ đáp ứng nhu cầu về
thức uống bổ dưỡng có ích cho sức khoẻ (xã hội
càng phát triển thì con người ngày càng đối mặt với sự ô nhiễm và nguy cơ bệnh tật cao,
vì vậy những sản phẩm có ích ngăn ngừa lão hoá ung thư ngày càng được quan tâm) mà
còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội về mặt đa dạng hoá sản phẩm, tạo
ra sản phẩm mới có hương vị đặc trưng, giúp người tiêu dùng dễ dàng trong việc lựa
chọn sản phẩm. Đặc biệt với nguồn nguyên liệu ổn định dồi dào và tương đối rẻ ở nước
ta sẽ giúp rượu vang Thanh Long có được giá thành thấp có khả năng cạnh tranh với các
loại rượu vang khác, và rất phù hợp với túi tiền của những người có mức thu nhập trung
bình mà muốn sử dụng rượu vang thường xuyên trong
các bữa ăn.
Đối tượng mà sản phẩm này hướng tới là những
người biết quan tâm đến sức khoẻ của mình, những người
không uống được rượu nồng độ cao rất thích hợp cho phụ
nữ và người có tuổi. Sản phẩm cũng rất thích hợp cho
việc dùng làm quà biếu trong những dịp lễ, tết hay làm
quà lưu niệm cho sản phẩm du lịch của Bình Thuận mà
trái Thanh Long được xem như là đặc sản chính của
vùng.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 2
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
I. Tổng quan:
1. Nguyên liệu sản xuất:
1.1. Thanh long:
a) Nguồn gốc, đặc điểm thực vật:
Cây thanh long có tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn lại là Dragon fruit,
thuộc họ xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia
Thanh long là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những
vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 50-550C, nhưng lại không chịu được
giá lạnh. Sự phát triển của cây cần có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế khi bị che
nắng, thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho ra trái.
Cây thanh long mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu
(Bình Thuận), đất phèn (TP HCM), đất đỏ latosol (Long Khánh),… và cũng có khả
năng thích ứng với các độ chua của các loại đất rất khác nhau. Khả năng chống chịu
mặn của thanh long rất kém.
Trái thanh long hình bầu dục, có nhiều tai lá xanh do phiến hoa còn lại, đầu
trái lõm sâu tạo thành “hóc mũi”. Thịt trái có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa phải, ít cung
cấp calo. Mỗi trái có rất nhiều hột nhỏ màu đen nằm trong khối thịt trái màu trắng.
Do hột nhỏ và mềm nên không làm phiền người ăn như một số loại trái cây khác.
Mặc dù các hạt bé xíu được ăn cùng với thịt của một trái nhưng chúng cũng không
bị tiêu hóa. Vỏ thanh long chiếm từ 5-7% khối lượng trái.
b) Các giống thanh long được trồng ở Việt Nam:
Trái thanh long được phân biệt qua sự khác nhau của ruột và vỏ trái. Có thể
kể đến là các loại:
– Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay đỏ.
Hình 1.5: Thanh long ruột trắng vỏ hồng
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 3
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
- Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ hay hồng với vỏ hồng hay đỏ.
Hình 1.6: Thanh long ruột đỏ vỏ hồng
- Selenicereus thuộc chi Selenicereus, ruột trắng với vỏ vàng.
Hình 1.7: Thanh long ruột trắng vỏ vàng
Giống thanh long trồng chủ yếu tại Việt Nam là loại ruột trắng vỏ đỏ, nổi
tiếng nhất với dòng thanh long Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền Giang). Năm 1994,
Viện nghiên cứu Cây Ăn Trái Miền Nam đã nhập từ Colombia giống thanh long
ruột đỏ. Ngoài các giống trên, viện nghiên cứu cây ăn trái Miền Nam còn du nhập
sáu giống thanh long từ Đài Loan là A1, B1, VN, C1A15, C1A6, ruột đỏ và đã được
trồng khảo sát tại vườn tập đoàn Viện nghiên cứu Cây Ăn Trái Miền Nam.
Thanh Long Bình Thuận :
Thanh long Bình Thuận có cành phát triển mạnh, to và dài, trái có dạng hơi
tròn, khối lượng 300-500 g/trái, vỏ mỏng, độ dày vỏ 2-2,5cm, gai nở to, vỏ có màu
đẹp, tỷ lệ thịt trái chiếm 68-72% so với khối lượng toàn trái. Thịt chắc, giòn, vị ngọt
thanh. Hạt nhỏ, khối lượng 1000 hạt là 1,1-1,2g. Hàm lượng chất khô 13-14%, pH
dịch ép 4,8-5,0. Sản lượng thanh long Bình Thuận đạt khoảng 200.000 tấn/năm,
xuất khẩu từ hơn 27.500 tấn năm 2006 đã tăng lên gần 30.000 tấn năm 2008.
Thanh long Bình Thuận ngoài loại vỏ đỏ, hiện nay đã có loại vỏ xanh dành
cho nhu cầu xuất khẩu.
Thanh long Chợ Gạo :
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 4
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
So với thanh long Bình Thuận, thanh long Chợ Gạo vỏ mỏng, trái nặng 300-
450g và có hương vị khác hơn một tí. Người trồng thanh long vùng Chợ Gạo ít dùng
trụ sạn để đỡ, mà thay vào đó cho thanh long đeo lên thân cây vông nhằm tạo ra sự
khác biệt về hương vị. Sản lượng thanh long Chợ Gạo hàng năm đạt từ 40.000-
50.000 tấn/năm
So sánh chất lượng giữa hai loại thanh long, về mặt cảm quan thì thanh long
Bình Thuận đẹp hơn, vỏ dày hơn nên thời gian bảo quản và giữ màu sắc kéo dài
hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Về chỉ tiêu hóa học, thanh long
Bình Thuận có hàm lượng protein, vitamin C, Ca, P, Mg, Na cao hơn thanh long
Chợ Gạo nhưng mà hàm lượng glucose, fructose thấp hơn.
Cả hai dòng Bình Thuận và Chợ Gạo đều trổ hoa theo mùa, từ tháng 5 đến
tháng 10 dương lịch, ra hoa cùng thời điểm với nhau và tỷ lệ đậu trái trên hoa nở là
100%.
Thanh long ruột đỏ :
Thanh long ruột đỏ cũng trở thành thương phẩm, trái có màu đỏ hồng, gai
cứng thẳng, ruột đỏ, hột đen. Độ ngọt và hàm lượng vitamin C đều cao hơn thanh
long Bình Thuận và thanh long Chợ Gạo. Khối lượng trung bình khoảng 300-400
g/trái. Lớn nhất đạt 800 g/trái. Hiện đang được trồng ở Hà Tây, Quảng Ninh.
a) Vùng nguyên liệu:
Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay,
nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Việt Nam là nước xuất
khẩu thanh long lớn nhất thế giới, có các vùng sản xuất thanh long lớn là Bình
Thuận, Long An, Tiền Giang.
• Vùng sản xuất Bình Thuận
Bình Thuận là “trung tâm thanh long” của cả nước với 7500ha, sản lượng
140 ngàn tấn, đạt giá trị xuất khẩu trên 10 triệu USD. Điều kiện thời tiết tại Bình
Thuận hầu như nóng nhất trong cả nước, đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới, khô nắng,
nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây thanh long. Cây thanh long được trồng
chủ yếu trên vùng đất xám và đất cát pha, tập trung ở huyện Hàm Thuận Nam, Hàm
Thuận Bắc, thành phố Phan Thiết, Bắc Bình, Hàm Tân và Tuy Phong.
• Vùng sản xuất thanh long ở Tiền Giang
Ở Tiền Giang thanh long được trồng nhiều nhất ở xã Quơn Long, Đăng Hưng
Phước, Chợ Gạo…Hiện nay tỉnh có 2000 ha thanh long trong đó Chợ Gạo chiếm
hơn phân nửa. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Chợ Gạo cho chất lượng trái thanh
long không kém gì ở Bình Thuận.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 5
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
• Vùng sản xuất Long An
Nổi tiếng nhất về trồng thanh long ở Long An là huyện Châu Thành. Gần đây
nhận thấy tiềm năng cây ăn quả này, các nhà vườn Châu Thành đã chuyển từ trồng
thân cây khác làm chổ cho thanh long bám sang trồng giống thanh long mới bám
trên cột bê tông.
a) Thành phần hóa học và dinh dưỡng của thanh long
Bảng 1.5: Thành phần hoá học của thanh long.
Thành phần g/100gr thịt trái Thành phần Mg/100gr thịt trái
Nước 85.3 Vitamin C 3
Protein 1.1 Niacin 2.8
Glucose 0.57 Vitamin A 0.0111
Fructose 3.2 Calcium 10.2
Sorbitol 32.7 Sắt 6.07
Carbohydrate 11.2 Magnesium 38.9
Chất xơ 1.34 Phospho 27.5
Tro 0.56 Kali 27.2
Năng lượng (Kcal) 67.7 Natri 2.9
Giá trị dinh dưỡng của thanh long:
– Quả thanh long không chỉ ăn ngon, mát bổ mà còn có tác dụng làm đẹp da.
Theo y học cổ truyền thì thanh long ruột đỏ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm huyết áp, giảm
béo phì, nhuận tràng và giải nhiệt. Ở Colombia có giống thanh long quả vàng có chất
captin dùng làm thuốc trợ tim. Hoa thanh long khi đã kết trái bằng ngón chân cái có thể
cắt xào thịt, nấu canh như một loại rau sạch. Ăn hoa thanh long tốt cho tiêu hóa (nhuận
tràng), chữa cao huyết áp, an thần. Thanh long là một trong những loại trái cây có thành
phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của người phụ nữ.
Mỗi 100g thanh long chỉ cung cấp 40kcal vì trong thanh long thành phần nước chiếm đến
85,3%. Hàm lượng nước cao này giúp giữ ẩm cho làn da, giúp da mịn màng hơn, giảm
bớt hiện tượng da khô nứt, sừng hóa và lão hóa, giữ cho làn da có vẻ đẹp trẻ trung tươi
mát.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 6
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
– Thành phần chất xơ chứa trong trái thanh long cũng rất cao so với các loại
trái cây khác, bao gồm cả 2 loại chất xơ không hòa tan (cellulose) và chất xơ hòa tan
(pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy hiểm đối với cơ
thể như: các chất béo, cholesterol, các độc chất... làm giảm nguy cơ bị mụn, nhọt trên da.
Thành phần của thanh long hoàn toàn không chứa chất béo, cùng với mức năng lượng
thấp và giàu chất xơ giúp giữ gìn cơ thể tránh khỏi hiện tượng béo phì, kẻ thù nguy hiểm
nhất cho sắc đẹp và sức khỏe của phụ nữ.
– Mặc dù năng lượng thấp do nước và chất xơ chiếm tỉ lệ cao trong thành
phần, trái thanh long lại chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cơ thể
bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất. Các loại vi chất dinh dưỡng này có vai trò
trong việc chuyển hóa các chất trong cơ thể, cân bằng hoạt động của cơ thể, làm giảm sự
sản sinh và tác hại của một số chất oxy hóa, những tác nhân gây nên sự già nua của tế
bào, sớm và dễ thấy nhất là tế bào da.
– Đây là một loại trái cây thông dụng, có mặt ở khắp nơi. Trái thanh long có
thể được chế biến thành nhiều món ăn đa dạng như: sinh tố, làm cocktail, làm rau câu trái
cây… ngoài việc dùng tươi như những loại trái cây khác. Trong tiết hè nóng bức, khát
nước, ăn một trái thanh long mát lạnh không những làm cho chúng ta có cảm giác mát
mẻ, sảng khoái vì được giải khát, mà chúng ta còn đang làm đẹp cho làn da của mình một
cách đơn giản, thú vị, kinh tế và nhất là mang tính nền tảng hơn hẳn so với việc sử dụng
các loại mỹ phẩm đắt tiền.
a) Các tiêu chuẩn của thanh long
Phân loại tại nhà vườn theo yêu cầu của nhà thu mua. Tuy nhiên tiêu chuẩn
sau đây được Phân Viện Công Nghệ sau thu hoạch nghiên cứu, soạn thảo và đề nghị
cơ quan có chức năng cho ban hành để phục vụ cho xuất khẩu thanh long.
Loại 1: Loại cao cấp (đạt tiêu chuẩn xuất khẩu)
- Trọng lượng trái trên 300g.
- Trái không bị vết của nấm hay côn trùng gây hại.
- Trái sạch, dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên 70% diện tích trái và láng.
Khoang mũi không sâu quá 1cm và trái không có mũi nào lồi lên.
- Tai thẳng, cứng, xanh và dài trên 1,5cm.
- Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen.
- Trái không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm
xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hóa học.
Loại 2: Loại thứ cấp (đạt tiêu chuẩn tiêu thụ trong nước và tại một số thị
trường nhất định).
- Trọng lượng trái từ 300g.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 7
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
- Trái có tối đa 3 vết nhỏ do côn trùng gây hại nhưng không có vết bị nấm.
- Trái sạch, dạng hình đẹp, vỏ có màu đỏ đều trên trái ít nhất 70% diện tích
trái.
- Khoang mũi không sâu quá 1,5 cm.
- Tai cứng và xanh tối thiểu còn 2/3 chiều dài tai.
- Thịt trái có màu trắng và cứng, hột màu đen.
- Trái không có vết tổn thương cơ giới hay chỗ bị thâm và không có đốm màu
xanh hay vết cháy do nắng hay do phun thuốc hoá học.
Loại 3: Không đạt tiêu chuẩn đối với các loại 1 và 2
1.1. Đường:
Dịch chiết từ nguyên liệu thường không đủ
nồng độ đường cho lên men. Đường saccarose được
bổ sung vào dịch lên men, vừa là chất dinh dưỡng
cho nấm men phát triển, vừa là cơ chất chính cho
việc chuyển hoá thành cồn.
Hình : Đường saccarose
Bảng 1.6: Chỉ tiêu đường
Chỉ tiêu Đường RE
Hàm lượng saccarose >99,65%
Độ ẩm <0,07%
Hàm lượng đường khử <0,15%
Hàm lượng tro <o,1%
2. Mô tả sản phẩm:
2.1. Tên sản phẩm:
Rượu vang Thanh Long
2.2. Thị trường mục tiêu:
Đối với sản phẩm rượu vang Thanh Long là sản phẩm lên men từ quả nên có nhiều
người tiêu dùng là khách hàng thuộc độ tuổi uống rượu trở lên. Đặc biệt, cho người có
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 8
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
tuổi và chị em phụ nữ với tác dụng bồi bổ sức khỏe theo truyền thống Phương Đông; cho
nam nữ thanh niên- thích độ rượu nhẹ, tạo cảm giác hưng phấn, êm dịu.
2.3. Đặc điểm của sản phẩm rượu vang thanh long:
Rượu vang Thanh Long là : rượu vang có màu hồng đẹp, chua nhẹ và có vị hơi
ngọt, có mùi đặc trưng của Thanh Long.
Khi sử dụng sản phẩm thì những thuộc tính có lợi luôn được phát huy như: tránh
nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và các chứng đột quỵ, chống lại một số tác nhân gây lão
hóa, giảm quá trình xơ vữa động mạch, kích thích ăn uống và tiêu hóa tốt…Riêng về quả
Thanh Long thì có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, ngoài ra
còn có tác dụng thư cân giải độc.
Tuy nhiên, quả Thanh Long có hàm lượng đường hơi thấp, nên trong quá trình lên
men cần bổ sung thêm đường thì sản phẩm mới có chất lượng tốt.
2.4. Sản phẩm rượu vang thanh long sẽ được bày bán và phân phối tại:
Với những lợi ích của rượu vang thanh long cộng thêm hình thức bên ngoài hấp
dẫn đẹp mắt thì sản phẩm rượu vang thanh long có thể được bày bán trên toàn lãnh thổ
đất nước Việt Nam và có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối thủ cạnh tranh trong nước thì có vang Đà Lạt thuộc công ty cổ phần thực
phẩm Lâm Đồng, vang Thăng Long thuộc công ty cổ phần Thăng Long…
Đối thủ cạnh tranh ngoài nước có rượu vang Pháp, rượu vang Ý, rượu vang
Chilê…
2.5. Giá cả
Giá bán dự kiến của rượu vang Thanh Long là 39.000 vnđ/ chai 750ml và
20.0000 vnđ/ chai 375ml.
So với giá bán của một số loại sản phầm rượu vang trên thị trường là 40.000 vnđ/
chai 750ml đến 65.000 vnđ/ chai 750ml thì vị trí của giá sản phẩm rượu vang Thanh
Long thì không quá cao, cũng không quá thấp, có thể được sự chấp nhận của khách hàng
có mức thu nhập trung bình.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 9
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
2.6. Các tính chất cảm quan của sản phẩm:
Trạng thái: dạng lỏng, trong suốt, không cặn, không huyền phù.
Màu sắc: màu hồng tươi.
Mùi: mùi thơm đặc trưng của rượu vang Thanh Long.
Vị: chua nhẹ, hơi ngọt, êm dịu.
Độ rượu: nhẹ (khoảng từ 11%- 14%)
2.7. Bao bì
Bao bì: dùng bao bì loại vật liệu thủy tinh.
Thông tin: có thể in trực tiếp lên thân chai hoặc in trên nhãn giấy, rồi sau đó dán
lên bao bì chai thủy tinh.
2.8. Thời hạn sử dụng dự kiến:
Đối với rượu vang nói chung và rượu vang Thanh Long nói riêng là khoảng 2-3
năm kể từ ngày sản xuất.
2.9. Điều kiện bảo quản:
Bảo quản rượu vang Thanh Long nhiệt độ bình thường, tốt nhất là hầm rượu ít ánh
sáng, nhiệt độ ổn định thường xuyên từ 13-150C, độ ẩm không khí 65-75 %, trước khi sử
dụng trong thời gian ngắn có thể để lạnh, không được bảo quản ở nhiệt độ quá cao, đồng
thời tránh tiếp xúc trực tiếp nhiều với ánh sáng dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
2.10. Cách phân phối và bán lẻ tới tay người tiêu dùng
Sản phẩm từ nhà máy sản xuất công ty cửa hàng bán tại nơi sản xuất.
Đồng thời từ công ty hệ thống các nhà phân phối.
Hệ thống các nhà phân phối các đại lý bán sỉ các hệ thống bán lẻ siêu
thị, chợ, nhà hàng, bar, cửa hàng tạp hóa, quán ăn…
Bán sỉ: thì có thể bán hàng bằng mọi cách, mọi hình thức để bán được sản phẩm
hoặc dịch vụ cho những mua sản phẩm để sử dụng với nhiều mục đích khác nhau (có thể
mua để bán lại)
Bán lẻ: chủ yếu là hoặc động bán theo dịch vụ, hàng hóa trực tiếp đến tay người
tiêu dùng.
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 10
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 11
Thanh
Long
RửaH
2
OTách vỏTàng trữ, lắng trongTách cặnĐóng haiSản phẩmCặnNấm men Lên men chínhLàm lạnhLên en phụTha trùngEnzim
pectinase
Xử lý p ti asePhối t ộđường , nướcChất kích thí h
men
É
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
I. Q
u
y
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 12
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
trình sản xuất rượu vang thanh long:
1. Quy trình sản xuất:
2. Thuyết minh quy trình:
Nhóm 20-Lớp TP01+02 Page 13
Đồ án 3-Công nghệ sản xuất rượu vang Thanh Long GVHD: TS.Lê Quang Trí
– Thanh long: Lựa chọn nguyên liệu quả vừa chín tới sau khi thu hái có thể đem đi
chế biến ngay hoặc cho vào kho lạnh. Không sử dụng những quả chưa chín, bị dập, hư
hỏng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sau này.
– Rửa: để làm sạch quả, loại bỏ các tạp chất, đất, cát, chất bảo vệ thực vật.
– Tách vỏ: loại bỏ phần vỏ ngoài của thanh long, ở đây ta chỉ bỏ một lớp vỏ mỏng ở
ngoài, chừa lại phần thịt vỏ để ép lấy dịch trộn chung với dịch quả nhằm tạo cho sản
phẩm có màu hồng đẹp. Do hiện nay chưa có thiết bị lột vỏ trái thanh long nên sử dụng
phương pháp thủ công bằng tay.
– Ép chiết dịch: mục đích là để tách dịch ra khỏi bã của nó.
– Xử lý pectinase: sử dụng enzim pectinase để xử lý pectin trong dịch quả làm cho
dịch quả trong hơn.
– Phối trộn: dịch quả sau khi xử lý được phối trộn với các thành phần khác như
nước 20 %, đường saccharose 150 – 300 g / L dịch quả, dịch vỏ quả, chất kích thích men
0,2 g hỗn hợp / 1 L dịch quả (sunfat amon, thiamin B, canxipantothenat, biotin) được đảo
trộn đều bằng thiết bị đảo trộn .
– Chất kích thích men để tạo điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển dễ dàng và
hiệu quả nhanh chóng.
– Thanh trùng: Quá trình thanh trùng giúp làm giảm lượng vi sinh vật. Gia nhiệt
đến 70-80°C, nhằm tiêu diệt những vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virut, nấm men,
nấm mốc.
– Làm lạnh: Hạ nhiệt độ xuống khoảng 200C tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
lên men sau này.
– Lên men chính: cho nấm men vào có thể sử dụng men bánh 20g/L dịch quả.