Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc.
Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng
Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là từ các tính chất đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là do hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế.
Vì thế phát triển kinh tế - xã hội song song với việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế. Làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế, nên cần phải đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề môi trường trong đó làng nghề sản xuất thạch dừa là một ví dụ điển hình. Với ưu điểm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương mà nghề sản xuất và chế biến thạch dừa được tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre. Trong đó, hoạt động sản xuất thạch dừa phân bố ở các phường 7, 8 - thị xã Bến Tre; xã An Thạnh - huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và tập trung nhiều nhất ở phường 7, thị xã Bến Tre. Do đó đề tài “Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành sản xuất thạch dừa từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn.
94 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2102 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm vừa qua, ở nhiều vùng nông thôn nước ta các làng nghề đã phát triển khá mạnh và đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Song bên cạnh đó, tại đây cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề môi trường đòi hỏi sự quan tâm kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có làng nghề toạ lạc.
Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi ngày thêm trầm trọng
Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là từ các tính chất đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định. Và một thực tế nữa là do hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế.
Vì thế phát triển kinh tế - xã hội song song với việc nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống con người luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi nền kinh tế. Làng nghề truyền thống đang dần khẳng định vị thế trong cơ cấu kinh tế, nên cần phải đặc biệt quan tâm hơn đến vấn đề môi trường trong đó làng nghề sản xuất thạch dừa là một ví dụ điển hình. Với ưu điểm tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào tại địa phương mà nghề sản xuất và chế biến thạch dừa được tập trung nhiều tại tỉnh Bến Tre. Trong đó, hoạt động sản xuất thạch dừa phân bố ở các phường 7, 8 - thị xã Bến Tre; xã An Thạnh - huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre và tập trung nhiều nhất ở phường 7, thị xã Bến Tre. Do đó đề tài “Khảo sát hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, T.Bến Tre” được hình thành để giúp những người quan tâm đến vấn đề môi trường của làng nghề có cái nhìn toàn diện hơn về thực trạng môi trường của ngành sản xuất thạch dừa từ đó đề xuất các biện pháp quản lý môi trường tại đây hoàn thiện hơn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát hiện trạng và đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường (nước thải, khí thải và rác thải) tại làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường của làng nghề hướng tới sự phát triển bền vững.
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đề môi trường
Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre
Đề xuất các biện pháp giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường tại khu vực khảo sát
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin: Các thông tin thu được về hiện trạng môi trường tại các làng nghề thủ công tại tỉnh Bến Tre được thu thập từ nguồn:
Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008.
Tài liệu hướng dẫn sản xuất thạch dừa và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, luận văn về hiện trạng môi trường một số làng nghề tại Việt Nam.
4.2. Phương pháp khảo sát thực tế: Liên hệ với cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre để lấy thông tin về các cơ sở sản xuất trên địa bàn nghiên cứu.
4.3. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham vấn ý kiến của giáo viên hướng dẫn về nội dung của đề tài.
Tham khảo ý kiến của cán bộ môi trường tỉnh Bến Tre trong quá trình tiếp xúc thực tế, lấy thông tin, số liệu cho đề tài.
Các tài liệu, báo cáo chuyên đề của các chuyên gia trong ngành.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ giới hạn trong phường 7, TX.Bến Tre, Tỉnh Bến Tre.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần đem lại cái nhìn tổng quát hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường của làng nghề sản xuất thạch dừa là một loại hình làng nghề đặc trưng của miền Tây Nam Bộ từ đó đề ra các biện pháp quản lý môi trường phù hợp với loại hình kinh tế này.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam và các vấn đền môi trường
Chương 2: Giới thiệu về làng sản xuất thạch dừa tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Hiện trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất thạch dừa tại các cơ sở thuộc phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Chương 4: Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng môi trường cho làng nghề sản xuất thạch dừa thô tại phường 7, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. KHÁI NIỆM VÀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ
1.1.1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống:
Theo thông tư số 116/2006/TT – BNN của Bộ NN&PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ – CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc.
Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
1.1.2. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:
Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn.
Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.
1.1.3. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất 1 nghề truyền thống theo quy định.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn a, b của tiêu chí công nhận làng nghề tại điểm 2, nhưng có ít nhất 1 nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
Theo số liệu gần đây nhất, hiện cả nước có 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước, riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng nghề đông đảo bao gồm: Hà Tây (280 làng), Thái Bình (187 làng), Bắc Ninh (59 làng), Hải Dương (65 làng), Nam Định (90 làng), Thanh Hoá (127 làng). Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt nam có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8%/năm, tính theo giá trị đầu ra. Các ngành nghề chủ yếu được phát triển ở làng nghề được thể hiện trong bảng 1.1 và hình 1.1:
Bảng 1.1: Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam
Ươm tơ, dệt nhuộm, đồ da
Chế biến nông sản, thực phẩm
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ nghệ
Vật liệu xây dựng, gốm sứ
Nghề khác
Tổng cộng
Miển Bắc
138
134
61
404
17
222
776
Miền Trung
24
42
24
121
9
77
297
Miền Nam
11
21
5
93
5
42
177
Tổng cộng
173
197
90
618
31
341
1250
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
Hình 1.1: Hiện trạng phân bố các làng nghề ở nước ta
1.2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LÀNG NGHỀ VIỆT NAM
Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% cơ sở sản xuất)
Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường.
Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã.
Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá.
Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thấp, khó có điều kiện phát triển và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường.
Trình độ lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hoá thấp nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường.
Nhiều làng nghề chưa quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường.
Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề được thể hiện trong bảng 1.2
Bảng 1.2: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề
ĐVT: %
Trình độ kỹ thuật
Chế biến nông, lâm, thuỷ sản
Thủ công mỹ nghệ và vật liệu xây dựng
Các ngành dịch vụ
Các ngành khác
Thủ công, bán cơ khí
61.51
70.69
43.90
59.44
Cơ khí
38.49
29.31
56.10
40.56
Tự động hoá
0
0
0
0
(Nguồn: Đề tài KC 08 – 09, 2005)
1.3. MỘT SỐ LÀNG NGHỀ CHÍNH Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1 Càc làng nghề chính ở Việt Nam
Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và chăn nuôi: có số lượng lớn, chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu ruợu, làm bánh đa, đậu phụ, miến dong, bún…
Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đuợc đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính.
Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi.
Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng. Đa số các làng nghề tái chế nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất được cơ khí hoá một phần.
Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tồng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo.
Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định.
1.3.2. Vai trò của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:
Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ. Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trong nước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…), các loại vật liệu xây dựng…
Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao. Trong đó, điển hình nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm). Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình CNH - HĐH nông thôn.
Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch. Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.
1.3.3. Xu thế phát triển của làng nghề
Các yếu tố chính tác động đến sự phát triển của làng nghề Việt Nam bao gồm
Nội lực sản xuất, trong đó đóng vai trò quan trọng là: người đứng đầu cơ sở sản xuất, cơ sở vật chất và mặt bằng, công nghệ sản xuất, nguyên nhiên liệu, bản sắc văn hoá, vốn và năng lực kinh doanh của một số cơ sở sản xuất trong làng nghề.
Chính sách nhà nước bao gồm các thể chế và chính sách của các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương như tổ chức hiệp hội, chính sách thuế, hỗ trợ vốn, hậu thuẫn của các cơ quan quản lý địa phương.
Tác động của thị trường và vấn đề hội nhập quốc tế.
Yếu tố xã hội như tạo công ăn việc làm, đa dạng hoá loại hình kinh tế, bảo tồn giá trị văn hoá.
Yếu tố môi trường như tác hại của ô nhiễm tới sức khoẻ cộng động, cảnh quan, gây tổn thất kinh tế, xã hội.
Theo đánh giá của Báo cáo hiện trạng môi trường làng nghề năm 2008, cùng với thời gian, một số làng nghề có thể bị suy thoái trong khi đó một số khác lại phát triển. Các xu thế phát triển của làng nghề Việt Nam đến năm 2015 được trình bày trong bảng 1.3 như sau:
Bảng 1.3: Các xu thế phát triển chính của làng nghề Việt Nam đến năm 2015
Vùng kinh tế
Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Tái chế phế liệu
Thủ công mỹ nghệ
Sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá
Đồng bằng sông Hồng
2
1
2
2
-1
Đông Bắc
1
1
0
1
0
Tây Bắc
1
1
0
1
0
Bắc Trung Bộ
1
2
1
2
1
Nam Trung Bộ
2
2
1
2
1
Tây Nguyên
1
0
0
2
1
Đông Nam Bộ
1
1
1
2
-1
Đồng bằng sông Cửu Long
1
1
1
2
-1
Ghi chú: -1: Suy thoái 0: Duy trì 1: Phát triển vừa 2: Phát triển mạnh
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM
1.4.1. Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đền bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau:
Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (nông thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường nước, đất, khí trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động.
Bảng 1.4: Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề
Loại hình sản xuất
Các dạng chất thải
Khí thải
Nước thải
Chất thải rắn
Các dạng ô nhiễm khác
1. Chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ
Bụi, CO, SO2, NOx, CH4
BOD, COD, chất rắn lơ lửng, tổng N, Tổng P, Coliform
Xỉ than, chất thải rắn từ nguyên liệu
Ô nhiễm nhiệt, độ ẫm
2. Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da
Bụi, CO, SO2, NOx, CH4, hơi kiềm, hơi axit, dung môi
BOD, COD, độ màu, Tổng N, hoá chất, thuốc tẩy, Cr6+ (thuộc da)
Xỉ than, tơ sợi, cặn , vải vụn và bao bì hoá chất
Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn
3. Thủ công mỹ nghệ
- Gốm sứ
- Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá
- Bụi, SiO2, CO, SO2, NOx, HF, các chất hữu cơ
- Bụi, hơi xăng, dung môi, oxit Fe, Zn, Cr, Pb
BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, dẫu mỡ công nghiệp
Xỉ than (gốm sứ), phế phẩm, cặn hoá chất
Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ)
4. Tái chế
- Tái chế giấy
- Tái chế kim loại
- Tái chế nhựa
- Bụi, SO2, H2S, hơi kiềm
- Bụi, CO, hơi kim loại, hơi axit, Pb, Zn, HF, THC, HCl
- Bụi, CO, Cl2, HCl, THC, hơi dung môi
- pH, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu
- COD, dầu mỡ, CN-, kim loại
- BOD, COD, tổng N, tổng P, dẫu mỡ, độ màu
- Bụi giấy, tạp chất từ phế liệu, bao bì hoá chất
- Xỉ than, rỉ sắt, vụn kim loại nặng (Cr6+, Zn2+…)
- Nhãn mác tạp không tái sinh, chi tiết kim loại, cao su
Ô nhiễm nhiệt
5. Vật liệu xây dựng, khai thác đá
Bụi, CO, SO2, NOx, HF, THC
Chất rắn lơ lửng, Si, Cr
Xỉ than, xỉ đá, đá vụn
Ô nhiễm nhiệt, tiếng ồn, độ rung
(Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008)
1.4.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại một số các làng nghề điển hình ở Việt Nam
1.4.2.1. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề từ quá trình đốt nhiên liệu và sử dụng các nguyên vật liệu, hoá chất trong dây chuyển công nghệ sản xuất. Than là nhiên liệu chính được sử dụng phổ biến ở các làng nghề và thường là than chất lượng thấp. Đây là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng lớn bụi và các khí ô nhiễm. Do đó khí thải ở các làng nghề thường chứa nhiệu thành phần các chất ô nhiễm không khí như: bụi, CO2, SO2, NOx, chất hữu cơ bay hơi.
Các làng nghề tái chế phế liệu: ô nhiễm không khí diễn ra khá nặng nề. Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số như bụi, SO2, CO, NOx quá trình tái chế và gia công cũng phát sinh các khí độc như hơi axit, kiềm, oxyt kim loại và gây ô nhiễm nhiệt.
Các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: ô nhiễm không khí diễn ra phổ biến. Ở các làng nghề vật liệu xây dựng chất lượng không khí bị suy giảm do khí thải từ việc đốt nhiên liệu. Ở các làng nghề khai thác đá, bụi phát sinh từ quá trình chế tác và khai thác đá là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí.
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: ô nhiễm không khí đặc trưng do sự phân huỷ các chất hữu cơ tạo nên các khí SO2, NO2, H2S, NH3, CH4 và các khí ô nhiễm gây mùi tanh khó chịu.
Các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thuộc da: ô nhiễm không khí cục bộ. Khu vực sản xuất của làng nghề dệt nhuộm thường bị ô nhiễm bởi các thông số như SO2, NO2, bụi và tiếng ồn ở các làng nghề dệt vải.
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ, thêu ren: ô nhiễm không khí chỉ xảy ra ở một số làng nghề chế tác đá và sản xuất mây tre đan với các thông số ô nhiễm như SiO2, SO2 (phát sinh từ quá trình chống mốc cho các sản phẩm mây tre đan).
1.4.2.2. Ô nhiễm nước tại các làng nghề đặc trưng
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chê biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hoá chất axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hd, Pb, Cr, Zn, Cu…
Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: khối lượng nước thải sản xuất rất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao
Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu cao, chứa nhiều hoá chất, độ muối cao.
Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá chất độc hại
Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc.
1.4.2.3. Ô nhiễm chất thải rắn tại các làng nghề
Chất thải rắn ở các làng nghề hầu hết làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.
Các làng nghề sản xuất lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: chất thải rắn giàu chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học.
Các làng nghề tái chế phế l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DO AN 05.09.doc
- MUC LUC 01.doc