Đồ án Thiết kế cụm xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt của xã sơn đông – tp.bến tre – tỉnh Bến Tre

Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Chính vì thế nên đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nên nền kinh tế phát triển nhanh chóng cụ thể đó là việc hình thành các khu công nghiệp lớn tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Năng, Biên Hòa . Bên cạnh tình hình phát triển chung đó vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước. Thiếu nước xảy ra ở nhiều khu vực trong các thành phố lớn và ở các khu vực nông thôn khác trong cả nước đặc biệt là miền núi và miền Tây. Tỉnh Bến Tre cũng nằm trong tình trạng chung đó. UBND tỉnh Bến Tre đã xác định du lịch dịch vụ là thế mạnh phát triển của tỉnh, vì thế mà vấn đề về nước sạch càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện tại tỉnh Bến Tre vào mùa khô xảy ra thiếu nước trầm trọng, việc cấp nước chỉ cầm chừng vì nguồn nước bị nhiễm mặn. Việc xây dựng dự án xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt là hết sức cần thiết, nhằm cải thiện tình trạng thiếu nước vào mùa khô của khu vực và các vùng lân cận, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nói chung và khu vực dự án nói riêng. Với việc xây dựng cụm xử lý này thì công ty TNHH cấp thoát nước Bến Tre có thể đảm bảo việc cấp nước cho người dân trong khu vực thành phố và lân cận vào mùa khô, ngoài ra giá nước cũng có thể nhờ thế mà có thể được điều chỉnh (mức giá hiện nay là 5.868 ngàn /m3) là giá tương đối cao.

doc61 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế cụm xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt của xã sơn đông – tp.bến tre – tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Chính vì thế nên đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta. Nên nền kinh tế phát triển nhanh chóng cụ thể đó là việc hình thành các khu công nghiệp lớn tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Năng, Biên Hòa…. Bên cạnh tình hình phát triển chung đó vấn đề môi trường chưa được quan tâm nhiều nhất, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước. Thiếu nước xảy ra ở nhiều khu vực trong các thành phố lớn và ở các khu vực nông thôn khác trong cả nước đặc biệt là miền núi và miền Tây. Tỉnh Bến Tre cũng nằm trong tình trạng chung đó. UBND tỉnh Bến Tre đã xác định du lịch dịch vụ là thế mạnh phát triển của tỉnh, vì thế mà vấn đề về nước sạch càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Hiện tại tỉnh Bến Tre vào mùa khô xảy ra thiếu nước trầm trọng, việc cấp nước chỉ cầm chừng vì nguồn nước bị nhiễm mặn. Việc xây dựng dự án xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt là hết sức cần thiết, nhằm cải thiện tình trạng thiếu nước vào mùa khô của khu vực và các vùng lân cận, đồng thời góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh nói chung và khu vực dự án nói riêng. Với việc xây dựng cụm xử lý này thì công ty TNHH cấp thoát nước Bến Tre có thể đảm bảo việc cấp nước cho người dân trong khu vực thành phố và lân cận vào mùa khô, ngoài ra giá nước cũng có thể nhờ thế mà có thể được điều chỉnh (mức giá hiện nay là 5.868 ngàn /m3) là giá tương đối cao. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 1.1. Các điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Xã Sơn Đông là xã nằm ở phía bắc Thành Phố Bến Tre, xã có mặt tiếp giáp với sông Tiền. Xã có tỉnh lộ 884 cắt ngang thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. 1.1.2. Địa hình Địa hình của khu vực là vùng bằng phẳng. Cao độ địa hình tự nhiên từ 1,5m đến 2,0m. Trung bình là 1,7m. 1.1.3. Đặc điểm khí hậu 1.1.3.1. Nhiệt độ: Biên độ nhiệt không lớn lắm, nhiệt độ bình quân 27,90Cao nhất 32,70C, nhìn chung nhiệt độ tương đối cao. 1.1.3.2. Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 79,5%, cao nhất 82,5%, thấp nhất 74,1%. Sự biến đổi độ ẩm không lớn lắm. 1.1.3.3. Mưa: Do ảnh hưởng khí hậu gió mùa, thuộc đồng bằng sông cửu long, nên mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa bình quân 1450mm. 1.1.3.4. Nắng: Ánh sáng rất dồi dào, cường độ và thời gian chiếu sáng lớn và kéo dài, mùa khô là: 8 giờ, mùa mưa : 5,8 giờ. 1.1.3.5. Gió: Chịu ảnh hưởng của hai gió chính: Gió tây Nam thổi từ tháng 10, mang nhiều hơi nước, tốc độ gió thấp 2,2m/s, chỉ có gió mạnh hay giông trước cơn mưa. Gió đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 4 mang theo không khí lạnh và khô, tốc độ gió 2,4m/s. 1.1.4. Địa chất thủy văn: Kênh rạch ở xã cũng như TP. Bến Tre chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều của 2 con sông lớn: Sông Tiền và Sông Hàm Luông, biên độ động 1,02,5m. Mực nước thấp nhất -1,0m mực nước cao nhất: 1,5m. Mực nước ngầm cách mặt đất từ 0,51m, tùy theo mùa. Nước ngầm trong tầng sâu bị nhiễm mặn nặng. 1.1.5. Địa chất công trình: Theo số liệu khoăn thăm dò địa chất ở các công trình dự kiến xây dựng trong khu vực cho thấy, lớp đất từ mặt đất ở các công trình dự kiến xây trong khu vực cho thấy, lớp đất từ mặt đất đến 4m là đất cát hay cát pha là có khả năng xây dựng tốt, tuy nhiên các tầng đất sâu hơn là sét trung, chỉ tiêu cơ lý yếu, việc xây dựng các công trình có quy mô lớn như bể chứa, đài nước… Đòi hỏi phải xử lý nền móng thích đáng. 1.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội. Tiếp tục giữ vững là phát triển kinh tế, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, gắn chặt với công nghiệp chế biến hàng nông sản như: Ép dầu dừa, kết tinh đường, sản xuất bánh kẹo, hàng thủ công mỹ nghệ…. Khu vực có ưu thế về vị trí địa lý do đường tỉnh 884 nên ngoài các nghành nghề chính còn có điều kiện phát triển về thương mại, văn hóa, dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã Sơn Đông trong những năm qua tăng khá nhanh, trung bình 12,7% năm. Ngành dịch vụ có mức tăng nhanh nhất là 14,9% . Cơ cấu kinh tế hiện nay của phường là nông nghiệp- dịch vụ- công nghiệp. Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, công trình công cộng, đặt biệt là cấp nước. Đưa thông tin và giáo dục ý thức cộng đồng về lợi ích của sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường, đúng với chỉ thị 200/TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Các lĩnh vực xã hội : Giáo dục, y tế văn hóa, thể dục thể thao phát triển nhanh. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, tỷ lệ đói nghèo ngày càng giảm. 1.3 Dân cư của khu vực dự án Dân số trong khu vực thiết kế có khoảng 48.000 người trên một diện tích 197 ha thổ cư. Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực: 1,8%/ năm. 1.4 Hiện trạng quy hoạch xây dựng khu dự án 1.4.1. Hiện trạng quy hoạch kiến trúc. Khu vực nằm dọc theo quốc lộ 60, tuyến đường tỉnh và các trục đường chính của thành phố. Nên theo Quy hoạch chung của Tp. Bến tre, khu vực này sẽ là khu nhà ở mật độ cao nhằm phù với hiện trạng sử dụng và một phần nhà vườn để đảm bảo môi trường vị khí hậu và tạo cảnh quan kiến trúc đa dạng của thành phố. Tại khu vực dọc các bờ kênh trong khu vực phần lớn sẽ tổ chức xây công viên cây viên cây xanh phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thường xuyên và tạo môi trường vi khí hậu tốt cho nhân dân khu đô thị. Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất và tốc độ gia tăng dân số nên dân số trong khu vực thiết kế sẽ là khoảng 70.000 người. Toàn khu vực sẽ chia thành 5 khu nhỏ để bố trí các công trình phục vụ thường xuyên, đảm bảo cự ly sử dụng đúng quy định. Các công trình chính của khu vực sẽ được bố trí trên trục chính khu vực hay tại giao lộ tạo các điểm nhấn, cảnh quan và nhịp điệu kiến trúc. 1.4.2. Hiện trạng quy hoạch giao thông Khu vực dự án có đường tỉnh, đường này có nền rộng 15m, mặt đường rộng 10m, xuyên suốt khu vực dự án. 1.5. Quy mô đầu tư và hình thức đầu tư 1.5.1. Mục tiêu của dự án - Cung cấp nước đúng chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước quy định. - Cung cấp đầy đủ về số lượng cho số người được sử dụng nước đã được tính toán, cho toàn khu vực thiết kế và khu vực lân cận với công suất đã được nêu ở trên. 1.5.2. Quy mô và quy thức đã được đầu tư Thiết kế cụm xử lý nước sông cấp cho sinh hoạt của xã Sơn Đông – TP Bến Tre – tỉnh Bến Tre, công suất 15500m3/ ngày đêm (tính đến năm 2030) - Xây dựng công trình thu và trạm bơm cấp I công suất 15500m2/ ngày đêm. - Xây dựng tuyến ống nước thô từ trạm bơm cấp I về cụm xử lý. - Xây dựng nhà máy xử lý nước công suất 15500m3/ngày đêm có dự trù phát triển trong tương lai. 1.6. Lựa chọn nguồn nước và nguồn điện 1.6.1. Lựa chọn nguồn nước 1.6.1.1. Nguồn nước ngầm Theo thiết minh bản đồ địa chất thủy văn xã Sơn Đông do Sở khoa học Công nghệ và môi trường tỉnh Bến Tre về nguồn nước ngầm. Dưới đây là số liệu chi tiết của lỗ khoan điển hình của khu vực này. Kết quả đo đã được phân tầng độ hạt và đánh giá khả năng chứa nước, chất lượng nước của các tầng như sau: - Từ 0m đến 21 m là tầng cát, cát – sét trên mặt. - Từ 21m đến 36m là tầng sét xen kẹp một lớp cát - sét. - Từ 36 đến 67,5m là tầng cát – sét. - Từ 67,5m đến 109,3m là tầng cát, giữa tầng có lớp cát- sét.Toàn tầng chứa nước mặn. - Từ 109,3m đến 126m là tầng sét chuyển dần thành cát – sét. - Từ 126m đến 164,7m, là tầng cát chứa nước mặn. - Từ 164,7m đến 177,5m là tầng sét. - Từ 177,5m đến 193m là tầng cát sét xen kẹp nhiều lớp sét. - Từ 193m đến 213m là tầng cát chứa nước xấu C1>400mg/1. - Từ 219,5m đến 251,3m là tầng cát chứa nước mặn, trong tầng có xen kẹp một lớp cát- sét, sét. - Từ 251,3m đến 253,5m là tầng sét cách nước. - Từ 253,5m đến 266m là tầng chứa nước không tốt lắm khoáng hóa CI vào khoảng 300mg/1 đến 500mg/1. - Từ 266m đến 272,5m là tầng sét, chuyển dần thành cát – sét. - Từ 272,5m đến 278m là tầng cát chứa nước có chất lượng xấu, khoáng hóa CI>500mg/1.Là tầng chứa nước không được cách ly. - Từ 287m đến 296,2m là tầng các mịn, độ hạt tăng dần theo chiều sâu, tầng chứa nước chất lượng tốt khoáng hóa CI <300mg/1. - Từ 296,2m đến 298m là lớp sét, cát – sét xen kẹp. - Từ 298m đến 305m là tầng cát chứa nước chất lượng tốt, khoáng hóa CI< 300mg/1. - Từ 305m đến 310m là tầng cát –sét. 1.6.1.2. Nguồn nước mặt. Nguồn nước mặt cấp cho khu xã Sơn Đông có thể lấy từ kênh Xáng. Kênh Xáng nằm cách khu vực dự án 1,4km và có thể dẫn nước đi theo đường liên tỉnh (tỉnh lộ 884). Kênh Xáng có lưu lượng trung bình tương đối lớn dòng chảy ổn định, theo điều tra thì + Mực nước cao nhất của Kênh Xáng khoảng +1,5m. + Mực nước thấp nhất của Kênh Xáng khoảng – 1,0m. Mực nước Kênh Xáng phụ thuộc vào sông Hàm Luông Tóm lại đối với Kênh Xáng: Trữ lượng dồi dào, ổn định đủ khả năng cấp nước cho hệ thống. Có điều kiện khai thác tốt, chất lượng nước có khả năng xử lý để đảm bảo chất lượng nước cấp cho sinh hoạt. Một số chỉ tiêu hóa lý tại vị trí lấy nước ở Kênh xáng Yếu tố xét nghiệm Kết quả Tiêu chuẩn nước sạch pH 7,59 6,5-8,5 Độ Đục (NTU) 215 5,0 Màu (Co) 55 1 Sắt (mg/1) 0,5 0,3 Độ cứng tổng cộng (mg CaCo3/1) 8 500 Độ kiềm tổng cộng (mg CaCo3/1) 14 2,0 Chất rắn lơ lửng (mg/1) 157 5,0 Chất hữu cơ KMNO4(mg/1O2) 8,6 2,0 (Nguồn từ phòng thí nghệm Cty cấp nước Bến Tre.) Với chất lượng nước như trên cần phải xử lý đầy đủ các giai đoạn: kiềm hóa, keo tụ, làm trong, khử màu, khử trùng. 1.6.1.3. Lựa chọn nguồn nước Qua phân tích các nguồn nước trên ta thấy rằng: Nước ngầm: Ưu điểm: Chất lượng nước tốt, không cần phải xử lý: Nhược điểm: Chưa được đánh giá về trữ lượng nước ngầm, chiều sâu khai thác quá lớn. Theo khảo sát sơ bộ tại khu vực xã Sơn Đông trữ lượng nước rất nghèo. Nếu lấy nước ngầm phải khoan rất nhiều giếng, lưu lượng mỗi giếng nhỏ. Chi phí tham dò, khảo sát, đánh giá trữ lượng cao và ít hiệu quả. Nước mặt: Ưu điểm: Trữ lượng dồi dào, ổn định. Khai thác thuận lợi, an toàn. Nhược điểm: Nước phải xử lý, chi phí xây dựng nhà máy nước cao. Tốn chi phí cho tuyến ống dẫn nước thô. Nguồn nước mặt trong khu vực có rất nhiều vị trí có thể lấy được, lưu lượng ổn định, việc xây đựng công trình thu nước phải tính đến nhiều vấn đề như giao thông đường thủy, tác động môi trường, ảnh hưởng đời sống nhân dân trong khu vực. Qua phân tích ưu và nhược điểm của các nguồn nước trên, chọn phương án sử dụng nguồn nước mặt là hợp lý hơn. Trước hết là khai thác được ngay và đảm bảo an toàn cho hệ thống. Khu vực kênh xáng là khu vực có lưu lượng nước dồi dào, trữ lượng ổn định, bớ sông có nền đất cứng ít sạc lở. Nơi đây tàu thuyền qua lại không lớn, là vị trí gần nhất so với trạm xử lý nước. Vì vậy kênh Xáng được chọn là nơi xây dựng công trình thu nước thô cho cụm xử lý của dự án. 1.6.2. Lựa chọn nguồn điện Có hai vị trí cần cung cấp điện là: Trạm bơm I và nhà máy nước. Cả hai khu vực cần cung cấp điện điều có thể sử dụng từ hệ thống điện cao thế chạy theo đường liên tỉnh (tỉnh lộ 884) Việc cung cấp điện cho dự án rất dễ dàng, thuận lợi. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 2.1. Tổng quan các phương pháp xử lý nước 2.1.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ Chức năng của hồ chứa và lắng sơ bộ nước thô là tạo điều kiện cho các quá trình tự làm sạch như: lắng bớt cặn lơ lửng, giảm bớt vi trùng… 2.1.2. Song chắn và lưới chắn Đặt ở cửa dẫn nước vào công trình thu làm nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước nhằm bảo vệ các thiết bị cho các công trình phía sau. 2.1.3. Bể lắng cát Nhằm lắng các hạt cặn lớn trước khi cho nước tới công trình keo tụ tạo bông. 2.1.4. Làm thoáng Có nhiệm vụ là: Hòa tan oxy từ không khí vào nước để oxy hóa sắt II, mangan II thành dạng kết tủa. Khử khí CO2, H2S có trong nước, làm tăng pH của nước nâng cao hiệu quả cho công trình lắng, lọc. 2.1.5. Clo hóa sơ bộ Cho clo vào nước trước bể lăng và bể lọc nhằm: Kéo dài thời gian tiếp xúc để tiệt trùng khi nước nhiễm bẩn nặng. Oxy hóa sắt hòa tan ở dạng hợp chất hữu cơ, mangan để tạo kết tủa tương ứng. Oxy hóa các chất hữu cơ để khử màu. Trung hòa amoniac. 2.1.6. Quá trình khuấy trộn hòa chất Là tạo điều kiện phân tán nhanh đều hóa chất vào khối nước cần xử lý. Nếu không trộn đều và nhanh sẽ không tạo được nhân keo. 2.1.7. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn Là tạo ra tác nhân có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hòa tan lơ lửng thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất. 2.1.8. Quá trình lắng Là làm giảm hàm lượng cặn lơ lửng trong nước nguồn bằng các phương pháp sau: Lắng trọng lực trong các bể lắng. Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn. Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào các hạt cặn ở các bể tuyển nổi. 2.1.9. Quá trình lọc Là quá trình không chỉ giữ lại các hạt cặn lơ lửng trong nước có kích thước lớn hơn kích thước các lỗ rỗng tạo ra giữa các hạt lọc mà còn giữ lại các hạt keo sắt, keo hữu cơ gây râ độ đục và độ màu. 2.1.10. Khử trùng nước Là qua trình châm hóa chất khử trùng vào nước sau lọc để diệt các loại vi khuẩn gây bệnh còn sót lại. 2.2.Công trình thu nước Ở đây sử dụng công trình thu dạng họng thu nước đặt gần bờ, ngăn thu nước kết hợp với trạm bơm cấp I đặt trong bờ sông, ống dẫn nước ngăn thu là ống tự chảy bằng gang. 2.3. Trạm bơm cấp I Tram bơm cấp I được xây dựng kết hợp với ngăn thu nước đặc ở trong bờ, gồm hai phần: phần chìm dưới đất đặt máy bơm, phần nổi là phòng quản lý, điều khiển trạm bơm. Máy bơm cấp I sử dụng loại bơm chìm. Giữa ngăn thu và ngăn hút có cửa thông nước. Tại các cửa có đặt các lưới chắn rác. Trạm bơm phải được xây dựng phải đảm bảo không bị ngập lụt trong mùa mưa. 2.4. Đường ống dẫn nước thô Đường ống dẫn nước thô tức đường ống đẩy của máy bơm, của trạm bơm cấp I về nhà máy nước. Đường ống dẫn nước thô dùng ống gang dẻo, những đoạn qua cầu, qua chướng ngại vật sử dụng ống thép. Ống nước thô có thể dùng gang dẻo hoặc dùng ống PVC. Hiện nay ống PVC sản xuất tại việt nam chỉ sử dụng an toàn khi áp lực công tác <60m. Nên để đảm bảo độ bền ta dùng ống gang dẻo. Chống va cho tuyến ống nước thô dùng các van thu khí. 2.5. Nhà máy xử lý nước Căn cứ vào chất lượng nước Kênh Xáng . Dây chuyền công nghệ xử lý nước bao gồm các công đoạn sau: Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước tổng quát Nước từ Kênh Xáng Trạm bơm cấp 1 Phèn Bể trộn Vôi Bể phản ứng & lắng Bể lọc Ra mạng lưới cấp nước Trạm bơm cấp II Bể chứa nước sạch Cloo 1. Trộn nước thô với chất keo tụ (phèn nhôm) và dung dịch vôi sữa. 2. Phản ứng giữa các chất lơ lửng trong nước với các chất keo tụ để tạo ra bông cặn. 3. Lắng ứng giữa lại hạt cặn lớn đã được tạo ra từ quá trình đã phản ứng 4. Lọc giữ lại các hạt cặn còn lại trong nước sau quá trình lắng. 5. Cho clo vào để khử trùng nước đã qua quá trình lắng, lọc. 6. Bể chứa dự trữ nước đã được làm sạch. 7. Trạm bơm nước sạch cấp cho nơi tiêu thụ. Để xử lý nước nguồn có chất lượng như trong dự án này đạt kết quả tốt nhất và có hiệu quả cao nhất cấp cho sinh hoạt ta có 2 phương án như sau: Phương án 1: Nước từ Kênh Xáng Trạm bơm Cấp I Phèn nhôm Dung dịch vôi Bể phản ứng dích zắc Bể lắng ngang Clo Ra mạng lưới Cấp nước Trạm bơm Cấp II Bể chứa Nước sạch Bể lọc nhanh Phương án 2: Nước từ Kênh Xáng Trạm bơm Cấp I Bể trộn đứng Phèn nhôm Dung dịch vôi Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng Clo Ra mạng lưới Trạm bơm Cấp II Ra mạng lưới cấp nước Bể chứa nước sạch Bể lọc nhanh Để có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất ta tiến hành đánh giá ưu điểm và nhược điểm của cả hai phương án trên. Ta tiến hành đánh giá đồng thời cả 2 phương án để tiện so sánh và lựa chọn. Các công trình để thực hiện quá trình xử lý trên như sau: Bể trộn đứng Sử dụng công trình trộn là bể trộn đứng hình phiễu. Loại bể trộn này xây dựng đơn giản, quản lý dễ dàng hơn các loại bể trộn khác. Mặt khác là vì ta dùng hóa chất để keo tụ là phèn nhôm, kiềm hóa là vôi sữa nên ta chọn bể trộn đứng là tốt nhất. Công trình phản ứng và lắng nước. Hai quá trình phản ứng và lắng thường được kết hợp với nhau trong các công trình xử lý nước. Có hai phương án đặt ra: * Phương án 1 Bể phản ứng dích zắc và bể lắng ngang: Bể phản ứng dích zắc theo hướng đứng đặt ở trước bể lắng ngang: Ưu điểm: - Hiệu quả lắng cao, làm việc ổn định và an toàn. - Thường sử dụng công suất lớn và hàm lượng cặn bất kỳ. - Xây dựng dễ dàng, có thể hộp khối với bể lọc. - Quản lý vận hành đơn giản. Nhược điểm: - Diện tích mặt bằng xây dựng lớn, chiếm nhiều diện tích đất , khoảng 520m2 - Việc xả và lấy bùn cặn lắng khó khăn. * Phương án 2 Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng. Ưu điểm: - Sử dụng với công suất bất kỳ, với hàm lượng cặn bất kỳ. - Xây dựng dễ dàng, có khả năng hợp khối với bể lọc. - Chiếm ít mặt bằng xây dựng hơn, khoảng 270m2 - Việc xả và lấy bùn cặn dễ dàng hơn. Nhược điểm: - Bể làm việc có hiệu quả cao khi nhiệt độ của nước nguồn ổn định, ít thay đổi, bể làm việc liên tục. - Quản lý và vận hành bể cần phải có kinh nghiệm, nhất là khi bể ngừng và bắt đầu hoạt đồng trở lại. * Chọn phương án: Với công suất của hệ thống tương đối, điều kiện khí hậu của khu vực ổn định, các chỉ tiêu hóa lý của nước nguồn phù hợp với loại bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng. Nhất là việc thu và xả cặn, bể lắng trong thuận lợi hơn nhiều so với bể lắng ngang. Mặt khác khối tích xây dựng ít hơn. Nhược điểm của bể lắng trong có thể khắc phục được. Qua phân tích trên chọn phương án 2: Xây dựng bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng. Công trình lọc nước: - Dùng bể lọc nhanh một lớp cát lọc. - Vật liệu lọc bằng cát thạch anh. - Phân phối nước rửa lọc bằng sàn gắn chụp lọc đuôi dài. - Chụp lọc bằng nhựa loại 49 cái/1m2 - Rửa vật liệu lọc bằng gió kết hợp với nước. Khử trùng nước: Chất sát trùng nước bằng Clo hóa lỏng, liều lượng chất sát trùng là 2 mg/l. Clo được hóa lỏng chứa trong bình bằng kim loại. Các bình Clo được đặt trong nhà hóa chất, có hệ thống Clo tự động vào nước. Quá trình khử trùng được thực hiện trong bể chứa và trên mạng lưới đường ống. Bể chứa nước sạch: Bể chứa nước dùng để dự trữ điều hòa nước giữa trạm xử lý và trạm bơm cấp II, dự trữ nước dùng cho bản thân nhà máy nước. Ngoài ra bể chứa nước còn là nơi thực hiện quá trình khử trùng nước, nên trong bể xây các tường ngăn để kéo dài thời gian nước tiếp xúc với chất khử trùng. Bể phản ứng dích zắc thực hiện quá trình trộn và phản ứng đạt hiệu quả không cao khi sử dụng chất keo tụ là phèn nhôm và vôi sữa, làm cho quá trình lắng ở bể lắng ngang đạt hiệu quả thấp. Đối với bể trộn đứng thì làm việc rất hiệu quả trong trường hợp này, và chất lượng nước nguồn coa nhiệt độ và lưu lượng ổn định nên bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng làm việc hiệu quả hơn. Qua phân tích 2 phương án trên, ta chọn phương án 2 để xử lý nước cho dự án này. SƠ ĐỒ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC Phèn nhôm Dung dịch vôi Nước thô từ kêng Xáng Công trình thu và trạm bơm cấp I Đoạn ống tự chảy Tuyến ống nước thô Bể trộn đứng Bể chứa nước sạch Clo Bể lắng trong có tầng cặn lơ lửng Bể lọc nhanh Trạm bơm cấp II Mạng lưới đường ống cấp nước CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 3.1. Tổng số dân thiết kế của khu vực Tổng số dân (N0)= 48.000 dân. Tổng dân số thiết kế trong niên hạn 20 năm (N). Ta có công thức: N=N0x (1+r/100)t Trong đó: N: Tổng số dân sau 20 năm (người). r: tốc độ tăng dân số hàng năm (%) t: niên hạn thiết kế. N: 48.000 x (1+1,8%)20 =68. 580 (người). Cùng với tăng cơ học nên dân số thiết kế trong 20 năm là 70.000 người. 3.2. Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt trong một ngày đêm Dựa vào TCXD 33.2006, ta có: Hệ số dùng nước không điều hòa K giờ được xác định theo biểu thức: Khmax = max x bmax Trong đó: Khmax :Là hệ số dùng nước không điều hòa. max: Hệ số kể đến mức độ tiện nghi của công trình, chế độ làm việc của các cơ sở sản xuất và các điều kiện địa phương khác (max = 1,2 – 1,5) bmax: Hệ số kể đến số dân trong khu dân cư lấy bảng 3.1 Bảng 3.1. Hệ số Số dân (1000 người) 1 2 4 6 10 20 50 100 300 >1000 2 1,8 1,6 1,4 1,3 1,2 1,15 1,1 1,05 1,0 Vậy: Ta chọn: Tiêu chuẩn dùng nước của người dân là: 150 (1/người.ngày). Lưu lượng nước sinh hoạt tính cho ngày dùng nước trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDO AN TOT NGHIEP.doc
  • doc2. Nhiem vu do an.doc
  • dwgBe chua.dwg
  • dwgMBTT.dwg
  • dwgNGUON NUOC.dwg
  • dwgSo do DCCN.dwg
  • docTrang bia chinh+phu(1,2).DOC