Trong sự hội nhập ngày nay, khi đất nước đang trên đường phát triển của công nghiệp hóa và sự hiện đại hóa, thì nền kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, định dạng và làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước của xã hội cũng như con người.
Vì lẽ đó mà các khu vực xung quanh thị xã Tây Ninh đã và đang được Tỉnh đầu tư xây dựng, mở rộng với nhiều ngành nghề, với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng khác nhau nhằm phát triển kinh tế của khu vực này. Nhưng trước tình hình của một khu vực rộng lớn đó đặc biệt là nguồn nước sạch bị khan hiếm , người dân chủ yếu sữ dụng nguồn nước ngầm, không đảm bảo chất lượng , gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng về kinh tế và đầu tư xây dựng các nghành nghề khác nhau.
Trước tình hình đó, để giải quyết các vấn đề khó khăn và đặc thù của khu vực thì việc xây dựng nên những mạng lưới cung cấp nước an toàn và đầy đủ là rất cấp thiết, thỏa nguyện của nhu cầu của mỗi người dân. Từ đó thúc đẩy đầu tư xây dựng, sản xuất các ngành nghề đa dạng khác nhau và sẽ làm cho nền kinh tế của khu vực, của tỉnh, của đất nước được phát triển. Đặc biệt hơn là sự cải thiện đời sống của người dân trong khu vực thị xã Tây Ninh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Do tính chất và ý nghĩa quan trọng của việc cung cấp nước nhằm đảm bảo đầy đủ và an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của mọi người. Nên nhiệm vụ đặt ra hiện nay là thiết kế những mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh và phù hợp với địa phương. Đây củng chính là nhiệm vụ mà đồ án này thực hiện
Đồ án tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập, việc thực hiện và hoàn thành đề tài sẻ củng cố kiến thức lý thuyết cho sinh viên, cho phép họ tiếp thu những kiến thức thực tế trong việc giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật. Đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên biết sữ dụng một cách đúng đắn các qui phạm thiết kế và nhiều tài liệu khoa học khác nhau
81 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu dân cư số 2, phường 3, thị xã tây ninh – tỉnh Tây Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án này ngoài sự nổ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên từ các thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì vậy:
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lâm Vĩnh Sơn đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đồ án này.
Em xin cảm ơn các thầy cô trong khoa môi trường và công nghệ sinh học đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết hỗ trợ cho công việc em sau này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên và giúp đỡ
Cuối cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe đến quí thầy cô, bạn bè và gia đình.
Xin chân thành cảm ơn.
TP. HCM, Ngày…Tháng…Năm 2011
Sinh Viên: Phạm Văn Tài
LỜI MỞ ĐẦU
Trong sự hội nhập ngày nay, khi đất nước đang trên đường phát triển của công nghiệp hóa và sự hiện đại hóa, thì nền kinh tế đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành, định dạng và làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước của xã hội cũng như con người.
Vì lẽ đó mà các khu vực xung quanh thị xã Tây Ninh đã và đang được Tỉnh đầu tư xây dựng, mở rộng với nhiều ngành nghề, với nhiều loại hình kinh doanh đa dạng khác nhau nhằm phát triển kinh tế của khu vực này. Nhưng trước tình hình của một khu vực rộng lớn đó… đặc biệt là nguồn nước sạch bị khan hiếm , người dân chủ yếu sữ dụng nguồn nước ngầm, không đảm bảo chất lượng , gây ảnh hưởng đến sức khỏe, các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng về kinh tế và đầu tư xây dựng các nghành nghề khác nhau.
Trước tình hình đó, để giải quyết các vấn đề khó khăn và đặc thù của khu vực thì việc xây dựng nên những mạng lưới cung cấp nước an toàn và đầy đủ là rất cấp thiết, thỏa nguyện của nhu cầu của mỗi người dân. Từ đó thúc đẩy đầu tư xây dựng, sản xuất các ngành nghề đa dạng khác nhau và sẽ làm cho nền kinh tế của khu vực, của tỉnh, của đất nước được phát triển. Đặc biệt hơn là sự cải thiện đời sống của người dân trong khu vực thị xã Tây Ninh nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Do tính chất và ý nghĩa quan trọng của việc cung cấp nước nhằm đảm bảo đầy đủ và an toàn cho sinh hoạt và sản xuất của mọi người. Nên nhiệm vụ đặt ra hiện nay là thiết kế những mạng lưới cấp nước hoàn chỉnh và phù hợp với địa phương. Đây củng chính là nhiệm vụ mà đồ án này thực hiện
Đồ án tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập, việc thực hiện và hoàn thành đề tài sẻ củng cố kiến thức lý thuyết cho sinh viên, cho phép họ tiếp thu những kiến thức thực tế trong việc giải quyết những vấn đề khoa học kỹ thuật. Đồng thời nó cũng giúp cho sinh viên biết sữ dụng một cách đúng đắn các qui phạm thiết kế và nhiều tài liệu khoa học khác nhau
.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI
SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Những năm gần đây, tiến trình đô thị hoá thị xã Tây Ninh ngày càng tăng tốc hướng tới mục tiêu đến năm 2015 đạt đô thị loại III. Nhiều tuyến đường được nâng cấp mở rộng; nhiều công trình công cộng phục vụ cộng đồng được hình thành; nhiều khu dân cư được phát triển; bộ mặt thị xã ngày càng khang trang, hiện đại . Kết quả nền kinh tế trong vùng có tốc độ tăng trưởng khá, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển và đời sống nhân dân đã được cải thiện về mọi mặt.
Hiện nay với nhiều dự án xây dựng các khu dân cư trên địa bàn đang được các nhà đầu tư chuẩn bị thực hiện. ngoài việc tập trung xây dựng các cơ sỡ hạ tầng như : Điện, đường, trường, trạm thì nhu cầu sử dụng nước sạch cho khu dân cư là không thể thiếu được. vì vậy việc cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho nhân dân, củng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của thị xã là rất cần thiết. Tuy nhiên hiện tại trong khu vực chưa có hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đáp ứng được yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho các khu dân cư
Vì vậy để có thể cung cấp nước sạch phục vụ cho các nhu cầu dùng nước của khu dân cư thì “ việc tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu dân cư số 2, phường 3 thị xã Tây Ninh” là việc rất cấp thiết cần phải được thực hiện sớm.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI.
Nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu sử dụng, sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu vực.
PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI.
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và số liệu liên quan, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu dân cư số 2 phường 3 thị xã Tây Ninh
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài này đã thực hiện những nội dung chính như sau:
Tìm hiểu về hiện trạng, quy mô dân số và quy hoạch phát triển khu dân cư đến năm 2030
Tính toán nhu cầu dùng nước của khu dân cư trong giai đoạn hiện nay đến năm 2030
Tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu dân cư số 2 phường 3 thị xã Tây Ninh
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để thực hiện đề tài cần thực hiện các nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng quan tài liệu.
Phương pháp thu thập số liệu về khu vực: địa chất, bản đồ quy hoạch, dân số khu dân cư
Phương pháp xử lý số liệu.
Phương pháp phân tích và so sánh.
Phương pháp tính toán, tra bảng.
TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ
KHÁI NIỆM VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Mạng lưới cấp nước là một bộ phận của hệ thống cấp nước, là tập hợp các loại đường ống với các cỡ kích thước khác nhau, làm nhiệm vụ vận chuyển và phân phối nước đến các điểm dùng nước trong phạm vi thiết kế.
CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
Hệ thống phải đảm bảo cung cấp nước đầy đủ và liên tục cho mọi đối tượng dùng nước.
Giá thành xây dựng và quản lý rẻ.
Việc xây dựng và quản lý phải dẽ dàng thuận tiện.
PHÂN LOẠI MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC
Mạng lưới đường ống cấp nước có thể chia thành 2 loại: mạng lưới cụt và mạng lưới vòng, hoặc có thể kết hợp cả 2 loại này.
Mạng lưới cụt: là mạng lưới đường ống có thể cấp nước cho bất kỳ mọi điểm nào đó trên mạng lưới theo 1 chiều nhất định.
Mạng lưới vòng: là mạng lưới đường ống có thể cấp nước chảy đến các điểm của mạng lưới có thể hai hay nhiều hướng khác nhau.
CÁC NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Vạch tuyến mạng lưới cấp nước là một bước quy hoạch mặt bằng mạng lưới ban đầu theo các tuyến giao thông chính để so sánh, lựa chọn giải pháp thiết kế mạng lưới tối ưu. Vạch tuyến mạng lưới phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Mạng lưới phải bao trùm toàn bộ các khu vực sử dụng nước.
Các tuyến ống dẫn chính phải hướng về cuối mạng lưới và đến các đối tượng sử dụng nước với lưu lượng lớn, và nên bố trí trên các trục giao thông chính.
Các tuyến ống phải vạch theo tuyến ngắn nhất, cấp nước được hai phía, tránh đi qua những nơi thi công và quản lý sửa chữa khó khăn như ao hồ, đường xe lửa, nghĩa địa... Nên đặt đường ống trên tuyến đường cao để làm giảm áp lực trên tuyến ống chính.
Khi lắp đặt, các tuyến ống cấp nước phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu đến các công trình khác như quy định trong tiêu chuẩn chuyên ngành (TCXDVN-33-2006). Không đặt ống quá nông hoặc quá sâu để tránh ảnh hưởng của thời tiết và tác động cơ học, tránh khối lượng đào đắp quá lớn. Thường đặt ở độ sâu đến đỉnh ống khoảng 800 ¸ 1000 mm.
Đường ống cấp nước thường phảp đặt song song với đường phố và có thể đặt ở mép đường hay tốt nhất là ở vỉa hè.
Với các thành phố lớn, các tuyến ống chính cách nhau (400 ÷ 800)m, các đoạn ống nối cách nhau (600 ÷ 800)m, đôi khi có thể lên đến 1000m. Với các thành phố quy mô nhỏ và trung bình khoảng cách giữa các tuyến ống chính (300 ÷ 600)m, khoảng cách giữa các đoạn ống nối (400 ÷ 800)m.
NHU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN DÙNG NƯỚC
Nước dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân sống trong đô thị
Bao gồm nước ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân và các nhu cầu phục vụ cho sinh hoạt khác như tưới cây cảnh, cung cấp nước cho bể bơi trong gia đình, cho đến các việc lau rửa sàn nhà…
Nhu cầu cấp nước sinh hoạt phải đảm bảo các quy định theo bảng sau:
Bảng 2.1: Nhu cầu cấp nước sinh hoạt.
Loại đô thị
Nhu cầu dùng nước
Đợt đầu 10 năm
Dài hạn 20 năm
Tỉ lệ dân được cấp nước (%)
Tiêu chuẩn(l/ng.ngđ)
Tỉ lệ dân được cấp nước (%)
Tiêu chuẩn(l/ng.ngđ)
Đặc biệt
>=90
>=180
>=100
>=200
1
>=80
>=150
>=90
>=180
2
>=80
>=120
>=90
>=150
3,4,5
>=80
>=80
>=90
>=100
(nguồn : Bảng 5.2 chương V QCVN 01:2008.)
Nước cấp cho công nghiệp tập trung
Bao gồm nước cung cấp cho dây chuyền sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường. Nước cấp cho nông trường, lâm trường, trại chăn nuôi. nước cấp cho công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất, để rửa tay, rửa mặt giữa ca, tắm rửa sau mỗi ca lam việc….
Tiêu chuẩn dùng nước cho các khu công nghiệp tập trung lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: xác định theo loại hình công nghiệp, đảm bảo tối thiểu 20m3/ha-ngđ cho tối thiểu 60% diện tích.
Nước cấp cho công nghiệp nhỏ địa phương và tiểu thủ công nghiệp
Đặc điểm của loại này là các xí nghiệp công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp thường có quy mô nhỏ, nằm phân tán trong khu vực dân cư và yêu cầu cấp một lượng nước không lớn.
Tiêu chuẩn dùng nước được lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: lớn hơn 8% lượng nước sinh hoạt.
Nước tưới
Nước dùng để rửa đường, tưới đường, tưới quảng trường đã hoàn thiện, nước cấp cho việc tưới cây xanh đô thị, tưới thảm cỏ, vườn hoa trong cong viên…Ngoài ra còn phải kể đến lượng nước cung cấp cho các công trình tạo cảnh để tăng cường mĩ quan và cảnh sắc thiên nhiên cho đô thị như: đài phun nước trong các vườn hoa, công viên, các đập nước tràn tạo cảnh, các bể cảnh nơi công cộng…
Tiêu chuẩn nước tưới được lấy theo QCVN 01: 2008 trang 63 như sau:
Nước tưới vườn hoa, công viên: tối thiểu 3 lít/m2-ngđ.
Nước rửa đường: tối thiểu 0,5 lít/m2-ngđ.
Nước cho các công trình công cộng
Như: trường học, nhà trẻ, mẫu giáo, ký túc xá, trụ sở cơ quan hành chính, trạm y tế nhà ngỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống, nhà ăn tập thể, nơi vui chơi giải trí, nhà thi đấu thể thao, sân vận động….
Tiêu chuẩn được lấy theo QCVN 01: 2008 trang 63 như sau: Nước công trình công cộng và dịch vụ được quy hoạch tùy theo tính chất cụ thể của công trình, tối thiểu 2 lít/m2 sàn-ngđ.
Nước trường học: tối thiểu 20 lít/học sinh-ngđ.
Nước các trường mẫu giáo, mầm non: tối thiểu 100lít/cháu-ngđ.
Nước dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên mạng lưới
Bất cứ một mạng lưới cấp nước đô thị nào dù xây dựng mới hay mở rộng cải tạo đều có hiện tượng nước hao hụt trên mạng lưới như: rò rỉ từ một số mối nối, van khóa, các điểm đấu từ mạng cấp I vào mạng cấp II và vào trong các công trình. Mất mát nước từ các vòi rửa công cộng trên đường phố. Nước dùng để sục rửa đường ống cấp và thoát nước theo định kỳ hoặc đường ống mới đưa vào sử dụng… Chính vì thế ta phải tính thêm lượng nước này.
Tiêu chuẩn nước dự phòng, rò rỉ lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61 như sau: đối với các hệ thống nâng cấp cải tạo không quá 30%, đối với hệ thống xây mới không quá 25% tổng các loại nước trên.
Nước dùng để chữa cháy
Khi xác định các nhu cầu dùng nước, cần đề cập đến một lượng nước cung cấp để dập tắt các đám cháy xảy ra trong các đô thị. Lượng nước lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của đô thị, tức là phụ thuộc vào số dân sống trong đô thị, đặc điểm xây dựng và tính chất của công trình sử dụng.
Tiêu chuẩn nước chữa cháy lấy theo bảng 2.6 trang 20 sách Cấp Nước Đô Thị - TS.Nguyễn Ngọc Dung.
Bảng 2.2: Tiêu chuẩn dùng nước chữa cháy
Số dân x1000 người
Số đám cháy đồng thời
Lưu lượng nước cho 1 đám cháy,(l/s)
Nhà hai tầng với bậc chịu lửa
Nhà hỗn hợp các tầng không phụ thuộc bậc chịu lửa
Nhà 3 tầng trở lên không phụ thuộc bậc chịu lửa
I,II,III
IV
đến 5
1
5
5
10
10
đến 10
1
10
10
15
15
đến 25
2
10
10
15
15
đến 50
2
15
20
20
25
đến 100
2
20
25
30
35
đến 200
3
20
30
40
đến 300
3
40
55
đến 400
3
50
70
đến 500
3
60
80
Nước dùng cho bản thân trạm xử lý
Trạm xử lý cần một lượng nước cho bản thân trạm để rửa các bể lọc nước theo chu kỳ, mồi máy bơm nếu cần, chuẩn bị các dung dịch hóa chất như: phèn, vôi, clo để đưa vào xử lí nước. Cần một lượng nước để xả cặn trong một số công trình đơn vị, thao rửa định kì một số công trình đơn vị và đường ống trong trạm xử lí…
Tiêu chuẩn nước cho bản thân trạm xử lí lấy theo QCVN 01 - 2008 trang 61: tối thiểu 4% tổng lượng nước trên.
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC DỰ ÁN
VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Vị trí, giới hạn khu đất
Khu dân cư số 2 nằm ngay trung tâm Thị Xã. Toàn bộ khu vực quy hoạch dân cư toạ lạc tại phường 3, thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh với các mặt tiếp cận như sau:
Phía Đông Nam giáp đường Lê Văn Tám
Phía Đông Bắc và Tây Bắc tiếp cận với khu dân cư phường Hiệp Thành
Phía Tây Nam giáp đường Nguyễn Chí Thanh
Địa hình
Khu vực xây dựng khu dân cư có địa hình tương đối bằng phẳng khá thuận lợi cho việc tổ chức mặt bằng sản xuất, xây dựng các công trình. Đặc biệt, phía Bắc thị xã Tây Ninh có núi Bà Đen, là ngọn núi cao nhất Nam Bộ (986m). Khí hậu nóng ẩm nhưng ôn hòa, hiếm khi có bão lụt. Khu dân cư tọa lạc tại phường 3, thị xã Tây Ninh nên có điều kiện khí hậu đặc trưng của tỉnh Tây Ninh. Khí hậu tương đối ôn hoà, thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mưa đặc biệt lớn vào tháng 9-10; mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Thường xuất hiện giông, vào đầu mùa mưa, hiện tượng mưa đá thường xuyên xuất hiện ở vùng núi phía Bắc, Đông Bắc và các vùng phía Nam của Tây Ninh nhưng mang tính cục bộ.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900-2.300 mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm trên 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% nên thường gây hạn hán ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,20C đến 32,50C. Nhiệt độ ở vùng cao phía Bắc của tỉnh như núi Bà Đen thấp hơn 0,5-1,40C, tổng nhiệt hàng năm vào khoảng 9.500-10.0000C là trị số cao nhất cả nước, tháng lạnh nhất là tháng 10.
Địa chất
Hiện chưa có số liệu khoan khảo sát địa chất tại khu vực nhưng qua quan sát thực tế và tham khảo một số công trình đã xây dựng tại khu vực lân cận thì khả năng chịu áp lực của đất nền tương đối tốt, thuận lợi cho xây dựng nền móng công trình.
Thuỷ văn.
Thị xã có rạch Tây Ninh chảy qua với nguồn nước được cung cấp chủ yếu từ hệ thống các suối Trà Phí, Lâm Vồ, suối Đà và một phần nhỏ từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông, chế độ nước phân hoá theo mùa, dồi dào về mùa mưa, cạn kệt về mùa khô, gây nên tình trạng ngập úng và khô hạn, nhất là khu vực phía bắc Thị xã, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân các xã Bình Minh, Tân Bình, Thạnh Tân….
HIỆN TRẠNG
Hiện trạng sử dụng đất
Qui mô đất đai: 149ha
Khu vực qui hoạch chủ yếu xây dựng nhà ở, các công trình công cộng phục vụ cho khu dân cư trong vùng, các công viên và cây xanh. Theo khu dân cư số 2 dự kiến xây dựng nhà 2 – 4 tầng trở xuống, các biệt thự và khu chung cư,…
Mật độ dân cư ước tính là : 150 người/ha
Trên thực tế, khu vực này vẫn còn một số đất để trống đang qui hoạch. Mặt bằng khu vực mà luận văn đưa ra chỉ là một hướng qui hoạch cho khu này trong tương lai.
Bảng 3.1: thống kê hiện trạng sử dụng đất.
STT
LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
TỈ LỆ (%)
DÂN DỤNG
149
100
1
ĐẤT KHU Ở
86.22
57.88
2
ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
7.04
4.72
3
ĐẤT C.X CÔNG VIÊN - GIẢI TRÍ - TDTT
12.87
8.63
4
ĐẤT GIAO THÔNG
42.87
28.77
5
TỔNG
149
100
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
STT
Hạng mục
Đơn vị
Chỉ tiêu
I
Chỉ tiêu sử dụng đất
Đất đơn vị ở
m2/người
60 - 80
II
Hạ tầng xã hội
1
Nhà trẻ, mẫu giáo
cháu/1000dân
50-60
m2 đất/chỗ học
20-25
2
Trường tiểu học
hs/1000dân
65-75
m2 đất/chỗ học
20-25
3
Trường THCS
hs/1000dân
55-65
m2 đất/chỗ học
20-25
5
Công trình văn hóa
công trình/đv ở
1
6
Công trình y tế
công trình/đv ở
1
III
Hạ tầng kỹ thuật
1
Mật độ đường phố
Km/Km2
11
2
Mật độ cống thoát nước
m/ha
100
3
Cấp điện
KWh/người/năm
800-1000
4
Cấp nước sinh hoạt
L/người/ngđ
120-150
5
Thoát nước bẩn sinh hoạt
Q
70-80%Q cấp
6
Rác thải sinh hoạt
Kg/người/ngđ
1
(Nguồn : Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020)
Hiện trạng nền xây dựng và hệ thống thoát nước mưa
Hiện tại khu vực nghiên cứu có mật độ xây dựng thấp, nền địa hình tự nhiên có hướng dốc từ Đông sang Tây. Tại các khu vực đã xây dựng, chủ yếu người dân tự san gạt cục bộ.
Nước mưa hiện thoát tự nhiên, theo địa hình chảy về hướng Tây đổ vào mương qua 2 cống D1500 đi ngầm qua kênh Tây dẫn về rạch Tây Ninh.
Hiện trạng cấp nước
Hiện tại trong khu qui hoạc người dân sử dụng chủ yếu là nguồn nước khai thác tại chổ ( nước ngầm) nhưng không được xử lý đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn, không đạt chất lượng.
Hiện trạng hệ thống cấp điện, thông tin
Dọc tuyến đường ĐT785 và đường bờ đê kênh Tây đã có tuyến điện trung thế 22KV chạy trên trụ bêtôn ly tâm.
Khu vực dân cư hiện hữu đã có tuyến đường dây 0,4KV phục vụ cho sinh họat đi trên những cột tạm do dân xây dựng tự phát.
Hiện trạng thoát nước thải, xử lý chất thải rắn
Nước thải sinh họat trong khu vực quy họach, sau khi xử lý cục bộ tại các hộ gia đình được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài.
Hiện chưa có hệ thống thoát nước thải chung và trạm xử lý.
Khu vực quy họach chủ yếu là nhà vườn mật độ thấp, rác thải sinh họat chủ yếu xả tại chỗ.
Hiện trạng chất lượng môi trường
Do vị trí khu qui hoạch nằm gần thị xã Tây Ninh với tỷ lệ phủ xanh tại khu vực rất lớn, mật độ phân bố dân cư còn thưa, chưa bị ảnh hưởng của các tác nhân đô thị hoá nên chất lượng môi trường tự nhiên tốt.
Các chất thải sinh họat của người dân trong khu vực chủ yếu thải ra môi trường xung quanh nhưng do tỷ lệ còn thấp, chưa gây ảnh hưởng lớn đến môi trường.
Tuy nhiên nếu không có định hướng sử dụng đất hợp lý cũng như các giải pháp kỹ thuật tốt khi hình thành khu dân cư mới, sẽ dẫn đến việc sử dụng đất kém hiệu quả , ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong khu vực.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Khu vực quy hoạch dân cư còn thưa thớt, chủ yếu là đất nông nghiệp.
- Cốt địa hình chênh lệch theo hướng Đông - Tây.
- Nguồn điện, nước đã có sẵn thuận lợi để phát triển khu mới tập trung.
- Hệ thống thoát nước cần phải xây dựng mới hoàn toàn, để đáp ứng nhu cầu của khu dân cư.
- Các công trình công cộng xung quanh khu vực thiết kế sẽ góp phần phục vụ cho khu dân cư quy hoạch mới.
BẢNG ĐỒ QUI HOẠCH KHU DÂN CƯ SỐ 2 – PHƯỜNG 3-
THỊ XÃ TÂY NINH – TỈNH TÂY NINH
TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
THỐNG KÊ SỐ LIỆU TÍNH TOÁN MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Dựa vào các nguyên tắc và qui định trong dự án qui hoạch tổng thể của thị xã Tây Ninh và kết hợp các tiêu chuẩn hiện hành thì khu dân cư số 2 có qui mô như sau:
Tổng diện tích khu dân cư: 149 (ha)
Mật độ dân số: 150 người/ ha
Tốc độ gia tăng dân số trung bình 0.99%
Tiêu chuẩn dùng nước: 150l/người.ngđ
TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG CHO MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
Tổng diện tích của khu dân cư: F= 149(ha)
Số dân của khu đô thị là: No= F x P =149 x 150 = 22350 (người)
Với niên hạn thiết kế t= 20 năm, ta có số dân của khu dân cư sau 20 năm được xác định theo công thức:
N = No(1+r%)t
Trong đó:
N: dân số khu dân cư sau 20 năm
t: Niên hạn thiết kế, t= 20 năm
r%: Tốc độ gia tăng dân số, r%= 0.99%
=> N = 22350(1+ 0.99%)20 = 27217(người)
Lưu lượng nước tiêu thụ của khu dân cư
+ Lưu lượng trung bình được xác định theo công thức:
Qtb =(m3/ng.đ)
Trong đó:
Qtb: Lưu lượng trung bình của khu dân cư
q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 150 (l/người.ng.đ)
N: Số dân của khu dân cư sau 20 năm, N = 27217(người )
Qtb = = = 4082.55 (m3/ng.đ)
+ Lưu lượng nước sinh hoạt trong ngày dùng nước lớn nhất:
=
Trong đó:
: lưu lượng trong ngày dùng nước lớn nhất
– hệ số không điều hoà ngày lớn nhất, là tỉ số giữa lưu lượng ngày dùng nước lớn nhất và lưu lượng ngày dùng nước trung bình ( đô thị lớn thì lấy hệ số nhỏ). Theo TCXD 33-2006, hệ số = ( 1.2 ÷1.4 )
chọn = 1.2
=> = 4082.55 1.2 = 4899.06 (m3/ng.đ)
+ Lưu lượng nước sinh hoạt trong giờ dùng nước lớn nhất:
Ta có: =
Trong đó:
: hệ số không điều hoà giờ
Ta có: Kh =
Lưu lượng trung bình (l/s)
5
10
20
50
100
300
500
1000
5000
K
2.5
2.1
1.9
1.7
1.6
1.55
1.5
1.47
1.44
K
0.38
0.45
0.5
0.55
0.59
0.62
0.66
0.69
0.71
Với Q = 4082.55 (m3/ngđ) = 47.25 (l/s) tra bảng (nội suy) => Kc = 1.72
Vậy Kh = = 1.44 chọn Kh =1.45
=> = = 295.98 (m3