Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước khu du lịch cao cấp đồi hoa sim địa điểm : xã đương tơ – huyện phú quốc – tỉnh Kiên Giang

- Đảo Phú Quốc nằm ở trung tâm khu vực các đô thị lớn, trong tương lai là trung tâm cực tăng trưởng Nam Á. Do đó, đảo Phú Quốc sẽ là khu kinh tế hành chính đặc biệt. Có vị thế quan trọng trong vùng ĐBSCL, quốc gia và khu vực Đông Nam Á; Là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc gia và quốc tế; Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm tài chính, ngân hàng tầm cỡ khu vực; Đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và giao lưu quốc tế; Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng. - Để Phú Quốc, Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long, phát triển nhanh và bền vững, ngày 09/11/2005 chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Xác định chiến lược phát triển và đầu tư trên cơ sở quy hoạch xây dựng mở rộng không gian đô thị, không gian du lịch nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá. Tập trung sức mạnh xây dựng và phát triển Phú Quốc theo định hướng chung là trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo tiền đề để xúc tiến các công tác đầu tư, đồng thời là cơ sở để từng bước hình thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chiến lược quy hoạch phát triển Phú Quốc không chỉ phát triển kinh tế một huyện đảo mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang và của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. - Ngày 02/04/2007, tại Phú Quốc diễn ra lễ công bố Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 08 / 01 / 2007 về việc "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thời kỳ 2006-2020". Đây thực sự là sự kiện lớn mà không chỉ riêng người Kiên Giang mong đợi, bởi vì hiện nay "Đảo ngọc" - hòn đảo lớn nhất, đẹp nhất Việt Nam – đang là điểm dẫn đầu thu hút đầu tư. Trong đó, Quy hoạch Khu trung tâm thương mại, du lịch sinh thái và khu biệt thự nhà vườn cao cấp Đồ Hoa Sim– huyện Phú Quốc là một bước đi đầu nhằm ổn định và quản lý việc sử dụng đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tối đa tiềm năng về kinh tế, du lịch của Phú Quốc trong hiện tại và tương lai ở một tầm nhìn xa hơn về thời gian và rộng hơn về không gian để có chiến lược phát triển toàn diện, hợp lý về nguồn nhân lực, khai thác tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật. (Hiện nay Phú Quốc đang trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn của du khách, hàng năm có khoảng 150.000 lượt khách đến Phú Quốc. Dự báo đến năm 2020 sẽ lên đến 2,5-3triệu lượt khách/năm và có khoảng 30-40 nghìn khách lưu trú thường xuyên). - Ngày 11/05/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 633 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của huyện đảo. Thực hiện quyết định này, Ðề án điều chỉnh đã đặt quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc trong tương quan phát triển của các đô thị lớn, các vùng du lịch trong nước và khu vực Ðông-Nam Á. Ðến năm 2030 và sau năm 2030, Phú Quốc sẽ trở thành một đặc khu hành chính đặc biệt, là trung tâm động lực kinh tế của cả nước về du lịch sinh thái và dịch vụ chất lượng cao, trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học, một điểm đến hấp dẫn. Xây dựng không gian đảo Phú Quốc phát triển theo một chiến lược toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững quốc phòng - an ninh.

doc82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước khu du lịch cao cấp đồi hoa sim địa điểm : xã đương tơ – huyện phú quốc – tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời CẢM ƠN Sau gần hai năm học tập tại Khoa Kỹ thuật Môi Trường, Trường ĐH Kỹ Thuật Công nghệ Tp.HCM; vừa qua sinh viên ngành Kĩ Thuật Môi Trường bước vào đợt làm đồ án tốt nghiệp. Dưới sự hướng dẫn đồ án tốt nghiệp của các giảng viên trong khoa Kỹ thuật Môi Trường với mong muốn sinh viên nhanh chóng trưởng thành, nắm vững và vận dụng tốt kiến thức được học vào thực tế. Để hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp về quy hoạch mạng lưới cấp nước của khu khu Du Lịch Cao cấp Đồi Hoa Sim em đã nhờ sự giúp đỡ rất nhiều từ thầy Lâm Vĩnh Sơn về vấn đề kỹ thuật, phân tích và tính toán thiết kế mạng lưới cấp nước. Từ đó đồ án tốt nghiệp mới hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu của nhà Trường giao. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Lâm Vĩnh Sơn đã bỏ nhiều thời gian quý báu của mình để hướng dẫn em, để em có thể hiểu sâu, rộng và nhiều hơn sau khi hoàn thành đồ án này. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao nhưng với lượng kiến thức hạn hẹp của mình thì không thể tránh khỏi sự thiếu sót về chuyên môn, rất mong quý thầy cô góp ý để em có thể tiếp nhận được những ý kiến hay sau này nó là hành trang cho em sau khi ra trường và đi làm. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất 19 Bảng 3.2: Bảng căn bằng đất đai khu du lịch Đồi Hoa Sim 24 Bảng 3.3 : Bảng thông kê chỉ tiêu kỹ thuật 25 Bảng 4.1 : Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt 34 Bảng 4.2: Bảng Thống Kê Lưu Lượng Trong 24 Giờ 36 Bảng 4.3: Bảng tính toán lưu lượng dọc tuyến cho mạng nhánh 1 41 Bảng 4.4: Bảng tính toán lưu lượng dọc tuyến cho mạng nhánh 2 41 Bảng 4.5: Bảng tính toán lưu lượng dọc tuyến cho mạng nhánh 3 42 Bảng 4.6: Bảng tính toán lưu lượng dọc tuyến cho mạng vòng 44 Bảng 4.7: Bảng tính toán lưu lượng tại các nút toàn mạng 46 Bảng 4.8. Pattern cho toàn mạng tính theo % sinh họat 49 Bảng 4.9. Pattern tính theo % TTTM1 50 Bảng 4.10. Pattern tính theo % TTTM2 50 Bảng 4.11. Pattern tính theo % khu Spa 51 Bảng 4.12. Pattern tính theo % khu Cao ốc 52 Bảng 4.13. Pattern tính theo % tưới cây tưới đường 52 Bảng 5.1: Bảng tính toán số liệu trắc dọc của các tuyến ống 59 Bảng 9.1: Tổng hợp khối lượng của công trình 78 Bảng 9.2 : Network Table - Links at 9:00 Hrs 79 Bảng 9.3 : Time Series Table - Node 41 80 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 4.1: Biểu đồ dùng nước theo giờ 38 Hình 4.1: Vị trí mạng nhánh của toàn mạng luới cấp nước 40 Hình 4.2: Mạng nhánh 1 41 Hình 4.3: Mạng nhánh 2 41 Hình 4.4: Mạng nhánh 3 42 Hình 4.5: Mạng vòng 45 Hình 4.6: Hộp thoại Hydraulics Options 47 Hình 4.7: Hộp thoại Junction 48 Hình 4.8: Hộp thoại Pipe 49 Hình 4.9: Hộp thoại Patterns 53 Hình 4.10: Hộp thoại Reservoir 54 Hình 4.11: Hộp thoại báo lỗi 55 Hình 4.12: Hộp thoại hoàn tất chạy 55 Hình 4.13: Hộp thoại thông báo lỗi áp lực âm lúc 11:00 giờ 56 Hình 4.14: Hộp thoại Table Selection 56 Hình 4.15: Một phần của dữ liệu được xuất ra tại nút 41 57 Biểu đồ 9.1 : Áp lực tại nút 41 trong 24 giờ dùng nước 82 Biểu đồ 9.2: Áp lực tại nút 01 trong 24 giờ dùng nước 82 MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Đảo Phú Quốc nằm ở trung tâm khu vực các đô thị lớn, trong tương lai là trung tâm cực tăng trưởng Nam Á. Do đó, đảo Phú Quốc sẽ là khu kinh tế hành chính đặc biệt. Có vị thế quan trọng trong vùng ĐBSCL, quốc gia và khu vực Đông Nam Á; Là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc gia và quốc tế; Trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia, khu vực và quốc tế; Trung tâm tài chính, ngân hàng tầm cỡ khu vực; Đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và giao lưu quốc tế; Có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh và quốc phòng. Để Phú Quốc, Kiên Giang và đồng bằng sông Cửu Long, phát triển nhanh và bền vững, ngày 09/11/2005 chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc - tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Xác định chiến lược phát triển và đầu tư trên cơ sở quy hoạch xây dựng mở rộng không gian đô thị, không gian du lịch nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hoá. Tập trung sức mạnh xây dựng và phát triển Phú Quốc theo định hướng chung là trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn, hiện đại của vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo tiền đề để xúc tiến các công tác đầu tư, đồng thời là cơ sở để từng bước hình thành một trung tâm du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chiến lược quy hoạch phát triển Phú Quốc không chỉ phát triển kinh tế một huyện đảo mà còn góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang và của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày 02/04/2007, tại Phú Quốc diễn ra lễ công bố Quyết định 01/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 08 / 01 / 2007 về việc "Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc (Kiên Giang) thời kỳ 2006-2020". Đây thực sự là sự kiện lớn mà không chỉ riêng người Kiên Giang mong đợi, bởi vì hiện nay "Đảo ngọc" - hòn đảo lớn nhất, đẹp nhất Việt Nam – đang là điểm dẫn đầu thu hút đầu tư. Trong đó, Quy hoạch Khu trung tâm thương mại, du lịch sinh thái và khu biệt thự nhà vườn cao cấp Đồ Hoa Sim– huyện Phú Quốc là một bước đi đầu nhằm ổn định và quản lý việc sử dụng đất đai và phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác tối đa tiềm năng về kinh tế, du lịch của Phú Quốc trong hiện tại và tương lai ở một tầm nhìn xa hơn về thời gian và rộng hơn về không gian để có chiến lược phát triển toàn diện, hợp lý về nguồn nhân lực, khai thác tài nguyên và hạ tầng kỹ thuật. (Hiện nay Phú Quốc đang trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn của du khách, hàng năm có khoảng 150.000 lượt khách đến Phú Quốc. Dự báo đến năm 2020 sẽ lên đến 2,5-3triệu lượt khách/năm và có khoảng 30-40 nghìn khách lưu trú thường xuyên). Ngày 11/05/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 633 phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung của huyện đảo. Thực hiện quyết định này, Ðề án điều chỉnh đã đặt quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc trong tương quan phát triển của các đô thị lớn, các vùng du lịch trong nước và khu vực Ðông-Nam Á. Ðến năm 2030 và sau năm 2030, Phú Quốc sẽ trở thành một đặc khu hành chính đặc biệt, là trung tâm động lực kinh tế của cả nước về du lịch sinh thái và dịch vụ chất lượng cao, trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học, một điểm đến hấp dẫn. Xây dựng không gian đảo Phú Quốc phát triển theo một chiến lược toàn diện, cân bằng và bền vững, bảo đảm  hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững quốc phòng - an ninh. MỤC ĐÍCH ĐỒ ÁN Nhằm đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho nhu cầu sử dụng, sản xuất, sinh hoạt của người dân trong khu vực. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN Do hạn chế về thời gian, kiến thức và số liệu liên quan, đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi: Thiết kế quy hoạch mạng lưới cấp nước khu du lịch cao cấp Đồi Hoa Sim địa điểm Xã Dương Tơ - Huyện Phú Quốc - Tỉnh Kiên Giang. Đề tài bám sát thực tế nhu cầu cấp nước của dự án, thông số thự tế khảo xác. Đề tài mang đầy đủ tất cả các bước thực hiện một đồ án Quy hoạch và đưa ra khái toán sơ bộ để từ đó nắm rõ vấn đề cần làm của một dự án. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Phân tích đánh giá hiện trang của dự án, tìm ra phương pháp hợp lý để tính toán nhu cầu dùng nước của khu dự án chính xác và mang tính kinh tế nhất. Căn cứ vào các văn bản pháp quy các quy chuẩn của Việt Nam để tìm ra những số liệu hợp lý mang tính pháp quy chuẩn mực. TỔNG QUAN VỀ MẠNG LƯỚI  CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ KHÁI NIỆM VỀ MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC Mạng lưới cấp nước làm nhiệm vụ vận chuyển nước và phân phối nước đến nơi tiêu thụ. Nó bao gồm có các ống chính và ống nhánh, ống chính làm nhiệm vụ vận chuyển nước đi xa, ống nhánh làm nhiệm vụ phân phối nước đến các điểm dùng nước. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỆ THỐNG CẤP NƯỚC - Các yêu cầu cơ bản đối với mạng lưới cấp nước : Bảo đảm đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến nơi tiêu thụ .phải đảm bảo chất lượng nước đúng yêu cầu sử dụng, giá thành xây dựng rẻ thi công và quản lý dễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hóa và cơ giới hóa việc khai thác và vận chuyển nước .... PHÂN LOẠI MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG ỐNG CẤP NƯỚC Mạng lưới nước cấp là một bộ phận của hệ thống cấp nước. Giá thành xây dựng mạng lưới chiếm khoảng 50% - 80% giá thành toàn bộ công trình .Bởi vậy nó cần phải được nghiên cứu và thiết kế chính xác trước khi xây dựng .Mạng lưới cấp nước có các nhiệm vụ sau: - Mạng lưới cụt : Là loại mạng lưới chỉ có thể cấp nước cho các điểm theo một hướng nhất định và kết thúc tại các đầu mút của các tuyến ống. Mạng lưới cụt chỉ được phép áp dụng trong các trường hợp sau đây : + Cấp nước sản xuất khi được phép dùng để sửa chữa. + Cấp nước sinh hoạt khi đường kính không lớn hơn 100 mm. + Cấp nước chữa cháy khi chiều dài không quá 300 m . - Mạng lưới vòng: là loại mạng lưới có đường kính ống khép kín mà trên đó tại mọi điểm có thể cấp nước từ hai hay nhiều phía. - Mạng lưới cấp nước hỗn hợp : là loại mạng lưới thường được sử dụng phổ biến nhất kết hợp hai ưu điểm trên . - Qua phân tích ưu và nhược điểm ta thấy mạng lưới cụt có tổng chiều dài ngắn , dễ tính toán vốn đầu tư nhỏ , nhưng không đảm bảo an toàn khi cấp nước .khi một đoạn ống nào đó ở đầu mạng bị sự cố hư hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau không có nước dùng. - Đối với mạng lưới vòng thì khi một đoạn ống nào hư hỏng nước vẫn theo đường ống cung cấp khác đến khu vực phía sau. Tuy nhiên tổng chiều dài của mạng lưới vòng lớn. Trên thực tế mạng lưới cấp nước của việt nam đều là sơ đồ mạng lưới hỗn hợp. Các đường ống chính và các đường ống nối tạo thành mạng lưới ống chính là mạng lưới vòng. Còn các ống phân phối là những ống cụt. Căn cứ vào khu vực cấp nước mức độ yêu cầu cấp nước của khu dân cư ta chọn phương án mạng lưới vòng. NHU CẦU VÀ TIÊU CHUẨN DÙNG NƯỚC Nuớc dùng cho ăn uống sinh hoạt của người dân sống trong khu dự án Lấy tiêu chuẩn dùng nước theo đầu người trong ngày đêm 150lít/ người Nước cấp cho khu TTTM tập trung Lấy tiêu chuẩn dùng nước theo đầu người trong ngày đêm 180lít/ người Nước cấp cho khu Biệt Thự Lấy tiêu chuẩn dùng nước theo đầu người trong ngày đêm 200lít/ người Nước cấp cho khu du lịch khu resort, Spa khu nghỉ dưỡng cao cấp Lấy tiêu chuẩn dùng nước theo đầu người trong ngày đêm 200lít/ người Nước tưới cây tưới đường qtc : Tiêu chuẩn tưới cây là 3lít/m2 (theo Quy chuẩn Xây dựng Việt nam QCXDVN01:2008BXD mục 5.3.2) qtd :Tiêu chuẩn tưới đường là 0.5lít/m2 (theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN01:2008BXD mục 5.3.2) Nước cho các công trình công cộng Lấy tiêu chuẩn dùng nước theo đầu người trong ngày đêm 150lít/ người Nước dự phòng bổ sung cho lượng nước bị thất thoát rò rỉ trên mạng lưới Lưu lượng nước rò rỉ : Ta lấy 10% Nước dùng để chữa cháy Theo TCXD 33-85, số dân N=18.525 người ta lấy số đám cháy xảy ra đồng thời là 2 vụ. Ta có : Qtc=15 l/s Thời gian để dập 1 đám cháy là 10 phút. TỔNG QUAN KHU QUY HOẠCH GIỚI THIỆU DỰ ÁN Tên công trình: KHU DU LỊCH CAO CẤP ĐỒI HOA SIM Địa điểm: Xã Dương Tơ, Huyện Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang. Cơ quan Chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG. Chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH PHÚ TRẦN. Quy mô: 72,28 hécta Tổng diện tích nằm trong ranh giới quy hoạch: 72,28 ha. VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Vị trí Phía Tây: giáp khu đô thị Đường Bào. Phía Đông: giáp đường tỉnh lộ 46. Phía Nam: giáp khu đô thị mới Đường Bào và đường quy hoạch. Phía Bắc: giáp đường quy hoạch. Địa hình Khu vực Bãi Trường có các đặc điểm như núi Mặt Quỷ, Dương Tơ và Võ Hương có độ dốc thoải, dọc theo bờ biển có dải cồn cát thấp và khu vực bên trong cồn là dải suối nhỏ, là các nhánh của rạch Cửa Lấp. Dọc hai bên suối là vùng đất thấp trũng. Phía Bắc có một bàu nước giáp khu dân cư Đường Bào, phía Nam có rạch Đầm hay còn gọi là rạch cầu Sấu tương đối lớn đổ ra vịnh đầm là bờ biển phía Đông đảo. Khu đất quy hoạch có địa hình đa dạng gồm vùng địa hình tương đối bằng phẳng, vùng thấp trũng và vùng ven các sườn núi. Cao độ nền toàn khu vực nghiên cứu biến thiên từ 4,5- 32 m, riêng núi Bộ Đội có cao độ khoảng 94m. Địa hình phần lớn dốc về phía đông, với độ dốc từ 0,7% ¸ 12,0%, hướng dốc chính của nền địa hình chủ yếu thấp dần về phía vệt đầm trũng chạy dài phía Nam khu vực. Vùng đồng bằng thấp trũng nằm giữa trải dài từ Bắc xuống Nam. Cao độ từ 0,1m ¸ 2,5m Khí hậu – khí tượng Phú Quốc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của biển nên có điều kiện khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 27,10 ºC (tối đa tb 28,3 ºC vào tháng 4 và tối thiểu tb 25 0C vào tháng 1). Số giờ nắng khá cao: 1445 giờ, bình quân 6 -7 giờ nắng trong ngày. Lượng mưa bình quân cao: 3000mm, phân bố không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12, tập trung trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Gió: có hai hướng chính trong năm: về mùa khô, gió mùa Đông - Bắc từ tháng 11 đến tháng 4, tốc độ tb 2,8 - 4,0m/s; về mùa mưa, gió mùa Tây - Nam từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ tb 3,0 - 5,1m/s và vào các tháng 6,7,8 thường có gió mạnh, vận tốc đạt tới 31,7m/s. Nhận xét chung: các đặc điểm khí hậu đặc trưng của đảo cho thấy khu vực dự kiến lập quy hoạch có đủ điều kiện để khai thác các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, hoạt động thể thao.., các trạm phát điện sử dụng sức gió. Tuy nhiên, có một số thời điểm trong năm không thuận lợi cho tàu thuyền đi lại trên biển và ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tại vùng bờ biển phía Nam. Địa chất thủy văn – Địa chất công trình Khu vực thiết kế chịu ảnh hưởng của suối và núi Bộ Đội. Hiện nay chưa có trạm đo thuỷ văn, song trong thực tế suối gây úng ngập cho các khu vực trũng ở các cao độ ứng với từng khu vực Theo tài liệu của biển tại vịnh Thái Lan mực nước triều hàng năm thường dao động từ 1,2 ¸ 1,4m Địa chất công trình Hiện tại chưa có khoan thăm dò địa chất, song nhìn chung ở đây có nền đất tương đối thuận lợi cho việc xây dựng các công trình do nền đất là bãi cát bồi ven biển và một phần trên nền đá trầm tích. Tuy nhiên, khi xây dựng công trình cần phải khoan thăm dò địa chất để xử lý nền móng. Địa chất thủy văn Theo báo cáo thăm dò nước dưới đất vùng Dương Tơ - Phú Quốc do liên đoàn ĐCTV - ĐCCT miền Nam thuộc Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam lập năm 1999 cho biết: vùng Dương Tơ có 2 tầng chứa nước. Tầng chứa nước lỗ hổng có bề dày 25m. Tầng chứa nước khe nứt miocen phân bố trên toàn vùng có độ sâu 40m. HIỆN TRẠNG Hiện trạng dân cư và lao động Là địa bàn một xã đảo hoạt động kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, dân cư Dương Tơ hiện tham gia trồng các loại cây như hạt tiêu, hạt điều, một số hoa màu, cây ăn trái và nuôi trồng, đánh bắt hải sản. Bên cạnh các hoạt động nông ngư nghiệp, dân cư Dương Tơ còn tham gia kinh tế thương mại, dịch vụ du lịch và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (khai thác đá) với qui mô nhỏ lẻ, tự phát. Nhìn chung, đời sống còn nghèo, 60% hộ có điện thắp sáng, 40% có sử dụng điện thoại. Suối Lớn là ấp phía Đông Nam, giáp ranh với An Thới, có 1181 dân, trong đó có nhiều cư dân làm nghề cá sinh sống tại khu vực dọc theo rạch Cầu Sấu và gần bờ vịnh Đầm, là nơi ghe thuyền nhỏ có thể ra vào neo đậu. Nhà ở tại khu vực này là dạng nhà ở tạm trên sông rạch, chất lượng thấp, không có điều kiện hạ tầng. Một số khác sống rải rác trong các khu vực nông nghiệp ven trục tỉnh lộ 46, gần vùng núi Dương Tơ. Hiện trạng sử dụng đất Hiện nay trong khu vực quy hoạch dân cư rất ít, chủ yếu là nhà tạm, vườn tạp. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Bảng 3.1: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất STT THÀNH PHẦN ĐẤT ĐAI DIỆN TÍCH (M2) TỈ LỆ (%) 1 ĐẤT RỪNG NON TÁI SINH 273.380 37,82 2 ĐẤT CÂY TRỒNG THÂN GỖ 192.564 26,64 3 ĐẤT CÂY THÂN DÂY 63.828 8,83 4 ĐẤT CỎ CAO 13.764 1,90 5 ĐẤT CÂY BỤI 68.084 9,42 6 ĐẤT TRỒNG DỪA VÀ CỎ CAO 41.071 5,68 7 ĐẤT TRỒNG DỪA VÀ CÂY BỤI 44.891 6,21 8 ĐẤT THỔ CƯ 2.088 0,30 9 MẶT NƯỚC ( SUỐI, AO) 17.527 2,42 10 GIAO THÔNG 5.640 0,78 TỔNG CỘNG 722.837 100,00 Hiện trạng công trình Nhà ở phân bố dọc theo các tuyến đường liên xã và liên ấp, kết hợp với các khu vườn trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. Trung tâm xã có vị trí tại ấp Cửa Lấp đã được lập quy hoạch, là nơi tập trung dân cư và các công trình hành chính và dịch vụ như trụ sở UBND xã, bưu điện, trường tiểu học..., nhà ở xây dựng rải rác trong các khu vườn tiêu, cây trái, tuy chất lượng còn thấp nhưng tạo nên một hình ảnh đặc trưng riêng của nông thôn đảo Phú Quốc, cần được duy trì và khai thác cho các hoạt động tham quan du lịch. Tại ngã 3 đường Bào có cụm dịch vụ với các công trình xây dựng quy mô nhỏ. Về phía Nam đi An Thới dân cư thưa thớt, chủ yếu là các khu vực trồng dừa, các cồn cát thấp, các quỹ đất hoang hoá và các vệt địa hình thấp trũng theo hướng Bắc Nam. Hiện trạng hệ thống hạ tầng xã hội Theo tài liệu thống kê, tính đến năm 2005, xã Dương Tơ có tổng quy mô dân số là 5.949 người, chia thành 6 ấp là Suối Đá, Đường Bào, Cửa Lấp, Dương Tơ, Suối Mây và Suối Lớn. Hiện trạng giao thông Giao thông đối ngoại Giao thông đối ngoại của đảo Phú Quốc và khu vực lập quy hoạch (đồi Hoa Sim) là giao thông liên hệ giữa Phú Quốc với đất liền. Như vậy, liên hệ hiện nay của đảo và đất liền là giao thông đường thuỷ và đường hàng không. Đường thủy: hiện nay trên toàn đảo chưa có cảng biển để tiếp nhận tàu có tải trọng lớn, tàu chở khách nội địa cập bến tại cảng An Thới. Một cảng mới vừa được xây dựng tại bãi Vòng trong tương lai đây sẽ là cảng hành khách chính của đảo. Các tàu khách quốc tế phải đậu cách xa bờ (khoảng 3km) và vận chuyển khách vào bờ bằng tàu nhỏ hoặc tàu đánh cá nên không đảm bảo an toàn. Đường hàng không: Hiện nay trên đảo Phú Quốc có một sân bay nội địa, đạt cấp 3C (theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO) tại thị trấn Dương Đông nhưng chỉ đảm bảo cho máy bay loại nhỏ như ATR72, FOCKER, … và các loại tương đương cất hạ cánh, sân đỗ máy bay nhỏ. Hiện nay sân bay đã và đang được nâng cấp nhà ga, kéo dài, mở rộng đường băng để có thể tiếp nhận được máy bay lớn hơn. Vị trí sân bay cách khu du lịch bãi Trường khoảng trên 20km. Với nhu cầu phát triển ngày càng cao Phú Quốc đã và đang tiến hành dự án xây dựng sân bay mới tại khu vực Dương Tơ với quy mô là sân bay quốc tế. Vị trí sân bay cách Khu du lịch bãi Trường khoảng 10km. Giao thông trên đảo Phú Quốc Hệ thống giao thông trên đảo là các tuyến đường bộ gồm hai đường tỉnh lộ 46 và 47 là đường láng nhựa, còn lại hầu hết là đường liên xã và khu vực, các tuyến đường lâm nghiệp là đường cấp phối sỏi đỏ. Trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch hiện tại giao thông chủ yếu là đường đất đỏ nối vào các cụm dân cư. Ngoài ra còn các đường nhánh, đường nối vào các khu dân cư, tuy nhiên đây chủ yếu là các đường mòn, đường cấp phối sỏi đồi đi lại rất khó khăn. Hiện trạng cấp điện Nguồn điện Nguồn điện cấp cho khu du lịch bãi Trường hiện tại là nhà máy điện Cửa Dương đặt tại xã Cửa Dương, công suất khoảng 4000KW. Lưới 15(22)KV. Khu vực lập quy hoạch chi tiết khu du lịch Bãi Trường hiện nay có 7 trạm 1 pha mỗi trạm 25KVA và 1 trạm 3 pha 160KVA của Công ty Hạ Long. Chưa có lưới 0,4KV và chiếu sáng đường. Hiện trạng cấp nước Hiện nay trên khu vực đảo Phú Quốc nói chung chưa có hệ thống cấp nước tập trung. Mọi sinh hoạt trên huyện đảo sử dụng nguồn nước giếng khơi, giếng UNICEF. Hiện trạng thoát nước bẩn Khu đất thiết kế phần lớn là đất trống, đất canh tác, chỉ có ít dân cư sống ven khu vực chân núi Bộ Đội. Hiện tại chưa có hệ thống thoát nước. Nước chảy theo địa hình tự nhiên xuống rạch hiện hữu chạy dọc theo dự án . Hiện trạng nền và thoát nước mưa Hiện trạng địa hình khu vực quy hoạch tương đối phức tạp, lưu vực thoát nước chủ yếu là chảy tràn ở khu vực phía Đông, hướng thoát nước chính Tây Nam về Đông Bắc theo các lưu vực trũng. Bên cạnh đó còn một lưu lượng nước l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTHUYET MINH TINH TOAN DO AN TOT NGHIEP.doc
  • png1.png
  • png1_3.png
  • png2.png
  • png3.png
  • png4.png
  • png5.png
  • png6.png
  • png7.png
  • png8.png
  • png9.png
  • dwg10_So do DH CAP NUOC_1.dwg
  • netBan hoan tat_chuachay.net
  • netBan hoan tat_cochay.net
  • dwgBAN_VE_TRA_DOC_DO_AN.dwg
  • ppsbao cao tot nghiep.pps
  • pptbao cao tot nghiep.ppt
  • docBM Trang bia DA, KLTN.doc
  • xlsDu toan do an tot nghiep.xls
  • xlsLUULUONG-MAX_ok.xls