Đồ án Tính Toán Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Mủ Cao su Nhà Máy Hào Hải huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Công suất 330m3/ ngày.đêm

Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển đó là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của các ngành công nghiệp khác nhau trong cả nước. Trong đó ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cao su chiếm một vị thế quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Các sản phẩm sản xuất từ cao su được sử dụng một cách rộng rãi trong cả nước và là mặt hàng có giá trị kim nghạch xuất khẩu cao. Trong năm tháng đầu năm 2006 sản lượng xuất khẩu cao su trong cả nước đạt 221.000 tấn, trị giá 375 triệu USD, bình quân 1.697 USD/tấn tăng 43,6% về lượng 14,5% về giá trị và 42,4% về đơn giá. Gía cao su tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 5 với các mức như sau: 1.541 – 1.640 – 1.784 – 18.49 – 1.833 USD/tấn. Cao su việt nam đã xuất khẩu sang 33 thị trường khác nhau. Lớn nhất là Trung Quốc (63%), Hàn Quốc (4,95%), Đài Loan (3,84%), Đức (3,53%), Hoa Kỳ (3,27%), Nga (3,26%), Bỉ (2,55%) và các nước khác từ 1 đến 2%. Có khoảng 96 đơn vị tham gia xuất khẩu với khối lượng từ 1000 tấn đến 37.900 tấn. Trong đó có 10 đơn vị xuất khẩu nhiều nhất khoảng 230.000 tấn chiếm 40% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên công nghiệp sơ chế cao su lại gây một số tác động xấu đến môi trường sống trong quá trình chế biến mủ cao su. Nhất là khâu đánh đông mủ (đối với qui trình chế biến mủ nước) và khâu ly tâm mủ (đối với qui trình sản xuất mủ ly tâm). Các nhà máy chế biến mủ cao su đã thải ra môi trường mỗi năm một lượng lớn nước thải khoảng 10 triệu m3. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ rất cao như acid Acetic, Đường, Protein, chất béo hàm lượng COD, BOD đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước trong khu vực. Bên cạnh việc gây ô nhiễm các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt) chất hữu cơ trong nước thải bị phân huỷ kỵ khí tạo thành H2S và Mercaptan là những hợp chất không những gây độc và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và dân cư trong khu vực. Vì vậy với đề tài: Tính tóan thiết kế trạm xử lý nước thải mủ cao su nhà máy Hào Hải, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh công suất 330m3/ngày đêm được thực hiện nhằm cung cấp một giải pháp xử lý nước thải cho nhà máy cao su Hào Hải với mục tiêu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đồng thời phối hợp với những đặc điểm cụ thể của nhà máy với chi phí dễ chấp nhận đối với nhà sản xuất.

doc109 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1574 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đồ án Tính Toán Thiết Kế Trạm Xử Lý Nước Thải Mủ Cao su Nhà Máy Hào Hải huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. Công suất 330m3/ ngày.đêm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 5 . Đặt vấn đề. 5 . Tính cấp thiết của đề tài 6 . Mục đích nghiên cứu 6 . Nội dung của đồ án 7 . Phương pháp thực hiện 7 1.5.1. Phương pháp luận 7 1.5.2.Phương pháp thu thập số liệu 7 1.5.3. Phương pháp phân tích và lấy mẫu 8 1.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 8 . Phạm vi giới hạn của đề tài 8 . Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 8 1.7.1. Ý nghĩa khoa học 8 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn 8 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU VÀ CÔNG TY CAO SU HÀO HẢI 9 Tổng quan công nghiệp cao su 9 Khái quát 9 Sản phẩm từ cao su thiên nhiên 10 Tổng quan về cây cao su 10 + Nguồn Gốc. + Thành Phần Mủ cao su. 2.2. Giới thiệu công ty Hào Hải 12 Điều kiện tự nhiên 12 2.2.1.1 Vị trí địa lý 12 2.2.1.2. Đặc điểm khí hậu 13 2.2.1.3. Thủy văn 13 2.2.2. Cơ sở hạ tầng 14 2.2.3. Vài nét về công ty 14 2.2.4. Tổng quan về sản xuất của nhà máy 14 2.2.5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nhà máy chế biến mủ cao su 16 2.2.6. Nguồn phát sinh và lưu lượng nước thải 19 CHƯƠNG III : TỔNG QUAN CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU – ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÔNG TY HÀO HẢI 22 Công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su 22 Đặc điểm tính chất của nước thải chế biến mư cao su 22 Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su 23 Các phương pháp xử lý vật lý 23 Các phương pháp xử lý hóa học 25 Các phương pháp xử lý sinh học 30 Một số công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su 35 Trên Thế Giới 35 Tại Việt Nam 37 Cơ sở thiết kế 37 Khả năng phân hủy sinh học của nước thải cao su 37 Yêu cầu công nghệ 37 Thành phần nước thải và yêu cầu xử lý 38 3.3.1. Thành phần nước thải 38 3.3.2. Yêu cầu xử lý 38 3.4. Lựa chọn công nghệ 39 CHƯƠNG IV : TÍNH TOÁN CÁC PHƯƠNG ÁN 40 4.1. Tính toán phương án I 40 4.1.1. Sơ đồ công nghệ phương án I 40 4.1.2. Thuyết minh quy trình công nghệ phương án I 40 4.1.3. Tính toán các công trình đơn vị 42 4.2. Sơ đồ công nghệ phương án II 79 4.2.1. Sơ đồ công nghệ phương án II 79 4.2.2. Thyết minh quy trình công nghệ phương án II 79 4.2.3. Tính toán các công trình đơn vị 81 CHƯƠNG V : PHÂN TÍCH TÍNH KINH TẾ - KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG ĐỂ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN. 94 5.1. Kinh tế. 94 5.1.1 Phương án I . 94 5.1.1.1. Chi phí xây dựng. 94 5.1.1.2. Chi phí lắp đặt thiết bị. 95 5.1.1.3. Chi phí hóa chất. 96 5.1.1.4. Chi phí điện năng. 96 5.1.1.5. Chi phí nhân công. 97 5.1.1.6. Chi phí sửa chữa thí nghiệm. 97 5.1.1.7. Tổng chi phí cho 1m3 nước thải. 97 5.1.2. Phương Án II. 98 5.1.2.1. Chi phí xây dựng. 98 5.1.2.2. Chi phí lắp đặt thiết bị. 99 5.1.2.3. Chi phí hóa chất. 99 5.1.2.4. Chi phí điện năng. 100 5.1.2.5. Chi phí nhân công. 100 5.1.2.6. Chi phí sửa chữa thí nghiệm. 101 5.1.2.7. Tổng chi phí cho 1m3 nước thải. 101 5.2. Kỹ thuật - Môi Trường. 101 5.3. Lựa chọn phương án. 101 CHƯƠNG VI : QUẢN LÝ VẬN HÀNH 103 6.1. Quản lý – Vận Hành 103 6.2. Những sự cố và biện pháp khắc phục. 104 CHƯƠNG VII : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 106 7.1. Kết luận. 106 7.2. Kiến nghị 106 TÀI LIÊU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢN VẼ 109 CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển đó là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ của các ngành công nghiệp khác nhau trong cả nước. Trong đó ngành công nghiệp sản xuất và chế biến cao su chiếm một vị thế quan trọng trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và là một trong những ngành có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Các sản phẩm sản xuất từ cao su được sử dụng một cách rộng rãi trong cả nước và là mặt hàng có giá trị kim nghạch xuất khẩu cao. Trong năm tháng đầu năm 2006 sản lượng xuất khẩu cao su trong cả nước đạt 221.000 tấn, trị giá 375 triệu USD, bình quân 1.697 USD/tấn tăng 43,6% về lượng 14,5% về giá trị và 42,4% về đơn giá. Gía cao su tăng liên tục từ tháng 1 đến tháng 5 với các mức như sau: 1.541 – 1.640 – 1.784 – 18.49 – 1.833 USD/tấn. Cao su việt nam đã xuất khẩu sang 33 thị trường khác nhau. Lớn nhất là Trung Quốc (63%), Hàn Quốc (4,95%), Đài Loan (3,84%), Đức (3,53%), Hoa Kỳ (3,27%), Nga (3,26%), Bỉ (2,55%) và các nước khác từ 1 đến 2%. Có khoảng 96 đơn vị tham gia xuất khẩu với khối lượng từ 1000 tấn đến 37.900 tấn. Trong đó có 10 đơn vị xuất khẩu nhiều nhất khoảng 230.000 tấn chiếm 40% tổng sản lượng xuất khẩu. Tuy nhiên công nghiệp sơ chế cao su lại gây một số tác động xấu đến môi trường sống trong quá trình chế biến mủ cao su. Nhất là khâu đánh đông mủ (đối với qui trình chế biến mủ nước) và khâu ly tâm mủ (đối với qui trình sản xuất mủ ly tâm). Các nhà máy chế biến mủ cao su đã thải ra môi trường mỗi năm một lượng lớn nước thải khoảng 10 triệu m3. Lượng nước thải này có nồng độ các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ rất cao như acid Acetic, Đường, Protein, chất béo…hàm lượng COD, BOD đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước trong khu vực. Bên cạnh việc gây ô nhiễm các nguồn nước (nước ngầm, nước mặt) chất hữu cơ trong nước thải bị phân huỷ kỵ khí tạo thành H2S và Mercaptan là những hợp chất không những gây độc và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân gây mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường và dân cư trong khu vực. Vì vậy với đề tài: Tính tóan thiết kế trạm xử lý nước thải mủ cao su nhà máy Hào Hải, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh công suất 330m3/ngày đêm được thực hiện nhằm cung cấp một giải pháp xử lý nước thải cho nhà máy cao su Hào Hải với mục tiêu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đồng thời phối hợp với những đặc điểm cụ thể của nhà máy với chi phí dễ chấp nhận đối với nhà sản xuất. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài. Ngaønh coâng nghieäp cheá bieán muû cao su là một trong những ngành có mức độ gây ô nhiễm cao : Khí ( hơi hóa chất độc hại ), lưu lượng nước thải lớn với hàm lượng chất hữu cơ cao. Gây ô nhiễm môi trường nước, gây mùi hôi thối…. Bên cạnh đó cùng với chủ trương bảo vệ môi trường của nhà nước – Căn cứ Nghị định số 175/CP ngày 18/10/1994 của thủ tướng chính Phủ về hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên toàn thể lãnh thổ thì việc nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho các công ty là vấn đề cấp thiết. Vừa tuân thủ luật lệ của nhà nước vùa góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của cả cộng đồng. 1.3. Mục đích nghiên cứu. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho dây chuyền chế biến mủ cao su Nhà Máy Hào Hải đạt tiêu chuẩn QCVN 01 – 2008BTNMT (Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp chế biến cao su thiên nhiên.) Từ đề tài được lựa chọn sẽ góp phần củng cố kiến thức đã học, phục vụ cho việc học tập và công tác sau này. 1.4. Nội dung của đồ án. Các nội dung nghiên cứu của đề tài : Thu thập tài liệu, số liệu, đánh giá tổng quan về công nghệ sản xuất. Khả năng gây ô nhiễm môi trường và phương pháp xử lý nước thải trong ngành nghề chế biến mủ cao su. Khảo sát phân tích thu thập số liệu về nhà máy ché biến mủ cao su Hào Hải. Lựa chọn công nghệ, tính toán chi tiết chi phí nhằm tiết kiệm kinh phí phù hợp với điều kiện nhà máy. 1.5. Phương pháp thực hiện. 1.5.1. Phương pháp luận. Nước thải từ nhà máy cao su Hào Hải gồm nước thải sản xuất và sinh hoạt. Trong thành phần nước thải sản xuất chủ yếu là các thành phần acid, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ với nồng độ cao, các dẫn xuất amin chứa lưu huỳnh….. Khi bị vi sinh vật phân hủy sẽ gây ra mùi hôi thối. Nếu không được xử lý triệt để trước khi thải ra ngoài môi tường sẽ gây nhiều nguy hại, tác động tiêu cực tới môi trường đất, nước và đặc biệt là sức khỏe con người. Như vậy đồ án này sẽ tập trung nghiên cứu thành phần nước thải và các biện pháp xử lý. Từ đó đưa ra công nghệ thích hợp để giảm ô nhiễm đến mức chấp nhận được. 1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu. Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan, các đề tài đã được nghiên cứu, các sách có liên quan, khảo sát thực tế công ty, thu thập số liệu và phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải. 1.5.3. Phương pháp phân tích và lấy mẫu. Tiến hành lấy mẫu nước thải và bảo quản mẫu theo tiêu chuẩn quy định. Mẫu được tiến hành phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm tại viện NC Công nghệ Môi Trường và Bảo Hộ Lao Động, trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. 1.5.4. Phương pháp xử lý số liệu. Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu, phần mềm Excel, phần mềm Word. 1.6. Phạm vi giới hạn của đề tài. Địa Điểm : Nhà Máy Hào Hải, Ấp Bùng Binh xã Lộc Hưng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Thời gian thực hiện : 01/04/2011 – 15/06/2011 1.7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn. 1.7.1. Ý nghĩa khoa học. - Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải chế biến cao su từ đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng sạch hơn. - Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn. 1.7.2. Ý nghĩa thực tiễn. - Đề tài sẽ được nghiên cứu và bổ sung để phát triển cho các nhà máy chế biến mủ cao su. - Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thái và ô nhiễm tài nguyên môi trường. CHƯƠNG II : TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CAO SU VÀ CÔNG TY CAO SU HÀO HẢI 2.1.Tổng quan công nghiệp cao su. 2.1.1.Khái quát. Trong những năm gần đây do sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp. Nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thế giới ngày càng tăng. Cùng với sự gia tăng tiêu thụ, gía bán cao su đã chế biến cũng tăng. Tại Việt Nam ngành cao su cũng được nhà nước và các đối tác nước ngoài quan tâm đầu tư bằng vốn tự có và vốn nước ngoài. Đến năm 1997 diện tích trồng cây cao su ở nước ta đạt gần 300000 ha với sản lượng khoảng 185.000 tấn. Theo quy hoạch tổng thể đến năm 2015 diện tích cao su đạt 800.000 ha và sản lượng cao su sẽ là 400.000 tấn. Hiện nay để chế biến hết số mủ cao su thu hoạch được hơn 25 nhà máy chế biến mủ cao su với công suất từ 500 đến 12.000 tấn/ năm đã được nâng cấp và xây dụng mới tại các tỉnh phía Nam. Chủ yếu là tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ như : Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Bên cạnh đó một số nhà máy chế biến mủ cao su cũng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn vay của ngân hang thế giới. Những năm gần đây cao su trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược mang lại hàng trăm triệu USD cho đất nước. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn công nhân làm việc trong các nhà máy và hàng trăm ngàn công nhân làm việc trong các nông trường cao su. Trong quá trình chế biến mủ cao su. Nhất là khâu đánh đông mủ ( chế biến mủ nước ) và khâu ly tâm mủ ( đối với quy trình chế biến mủ ly tâm ) các nhà máy chế biến mủ cao su đã thải ra hàng ngày một lượng lớn nước thải khoảng từ 600 – 2000 m3 cho mỗi nhà máy với tiêu chuẩn sử dụng nước 20 – 30 m3 / tấn. Lượng nước thải có nồng độ các chấc hữu cơ dễ bị phân hủy rất cao như : acid Acetic, đường Protein, chất béo … Hàm lượng COD đạt đến 2.500 – 35.000 mg/l, BOD từ 1.500 – 12.000 mg/l đã làm ô nhiễm hầu hết các nguồn nước. Tuy thực vật có thể phát triển nhưng hầu hết các động vật dưới nước đều không thể tồn tại. Bên cạnh việc gây ô nhiễm các nguồn nước ( nước ngầm và nước mặt ). Các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy kị khí tạo thành H2S và Mercaptan là những hợp chất không những gây độc và ô nhiễm môi trường mà chúng còn là nguyên nhân mùi hôi thối. Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và dân cư xung quanh. 2.1.2.Sản phẩm từ cao su thiên nhiên. Sản phẩm trong công nghiệp cao su xếp vị trí thứ 4 sau : Dầu mỏ, than đá và gang thép. Sản phẩm từ cao su thiên nhiên đa dạng chia làm 5 nhóm chính : + Cao su làm vỏ, ruột xe : xe tải, xe hơi, xe máy, xe đạp, máy cày và các loại máy nông nghiệp….chiếm 70% lượng cao su thiên nhiên trên thế giới. + Cao su công nghiệp dùng làm nệm, băng chuyền để giảm sóc, khớp nối lớp cách nhiệt, chống ăn mòn trong các bể phản ứng chiếm 70% lượng cao su + Các ứng dụng hàng ngày như : Giày dép, áo mưa, ủng, phao bơi lội, phao cứu nạn nhóm này chiếm 8% tổng lượng cao su. + Cao su dùng làm : Gối , đệm, thảm trải sàn….. nhóm này chiếm 5%. + Dụng cụ y tế, Dụng cụ phẫu thuật, thể dục thể thao, dây thun, chất cách điện, dụng cụ nhà bếp, tiện nghi gia đình, keo dán… nhóm này chiếm khoảng 10 %. Tổng quan về cây cao su. + Nguồn Gốc. Người Châu Âu đầu tiên biết đến cao su là Christophe Colomb (người tìm ra châu mỹ đầu tiên). Mãi đến năm 1615, cao su mới được biết tới qua sách có tựa đề “dela monarquia indiana” của Juan De Torquemada viết về lợi ích và công dụng phổ cập của cao su. Đến nay cây chứa mủ cao su có rất nhiều loại, mọc rải rác khấp quả đất, nhất là ở vùng nhiệt đới. có cây thuộc giống to lớn như cây Hevea Brasiliensis (ficus), họ dây leo (Landophia), thuộc giống cỏ… cây được chọn canh tác theo lối công nghiệp là loại Hevea Brasiliensis, cho hầu hết tổng lượng cao su thiên nhiên trên thế giới. Sau gần một thế kỷ. Nhờ hai cuộc phát minh quan trọng là “nghiền hay cán hoá dẻo cao su” (hancock) và “lưu hoá cao su”(goodyear) mà kỹ nghệ cao su phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tiêu thụ tăng cao dẫn đến việc phát minh ra cao su nhân tạo (cao su tổng hợp). Chế biến cao su tái sinh ngày nay. Cao su được trồng ở nhiều nước trên thế giới như : châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Khoảng 90% cao su tự nhiên được trồng ở châu Á. Đặc biệt là ở vùng Đông Nam châu Á. + Thành phần mủ cao su. Cao su trong Latex hiện hữu dưới dạng hạt nhỏ hình cầu, hình quả tạ hay hình trái lê. Những tiểu cầu cao su này được một lớp mỏng Protein bao bọc bên ngoài. Đảm bảo được tính chất cơ lý của latex hàm lượng cao su trong latex thay đổi từ 30 – 60%. Mủ cao su là hỗn hợp keo gồm các cấu tử cao su nằm lơ lửng trong dung dịch gọi là nhũ thanh. Hạt cao su hình cầu có đường kính 1/100µm - 3µm. Chúng chuyển động hỗn loạn trong dung dịch. Thông thường 1 gram mủ chứa khoảng 7,4.1012 hạt cao su bao quanh là các Protein giữ cho Latex ở trạng thái ổn định. Thành phần hóa học của mủ cao su: + Cao su: 35 – 40% + Protein: 2% + Quebrachilol: 1% + Xà phòng, acid béo: 1% + Chất vô cơ: 0,5% + Nước: 50 – 60% Tuỳ theo trường hợp cao su có thể chứa: - Ở dạng dung dịch: nước, các muối khoáng, acid, các muối hữu cơ, Glucid, hợp chất Phenolic, Alkaloid ở trạng thái tự do hay trạng thái dung dịch muối. - Ở dạng dung dịch giả: các Protein, Phytosterol, chất mầu, Enzyme … - Ở dạng nhũ tương: các Amidon, Lipid, tinh dầu, nhựa, sáp, Polyterpenic. 2.2 Giới thiệu công ty Hào Hải. 2.2.1. Điều kiện tự nhiên. 2.2.1.1 Vị trí địa lý. Nhà xưởng sản xuất được xây dựng trên khu đất có diện tích 6555m2 tại tổ 2, ấp Bùng Binh, xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Trong đó bao gồm các hạng mục công trình: nhà xưởng có diện tích 2000m2, 1000m2 dự định xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Diện tích còn lại bao gồm đài nước, bãi đậu xe, kho chứa hàng, nhà bảo vệ và sân trung chuyển hàng. * Toạ độ Bảng 2.1 : Vị trí của Nhà Máy STT Số hiệu mốc Hệ VN 2000 Hệ toạ độ kinh vĩ TOẠ ĐỘ X TOẠ ĐỘ Y Vĩ độ Kinh độ 1 Mốc 1 1232021,30 600117,03 10053’20’’49 106025’08’’85 2 Mốc 2 1232046,78 600163,91 10053’21’’32 106025’10’’4 3 Mốc 3 1232177,55 600444,87 10053’25’’59 106025’19’’7 4 Mốc 4 1232327,08 600765,30 10053’30’’47 106025’30’’3 Tương quan với các đối tượng tự nhiên : Bốn hướng của nhà máy đều giáp rừng cao su. Hệ thống đường giao thông: nằm gần trục đường giao thông liên xã. Tương quan với các đối tượng về kinh tế xã hội : * Khu dân cư: Dân cư ở khu vực này sống rải rác gần khu vực dự án. Dân cư ở đây chủ yếu sống bằng nghề nông. Một số ít hộ buôn bán tạp hóa nhỏ. * Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: Tại địa điểm thực hiện dự án không có các cơ sở sản xuất. * Các công trình văn hóa – tôn giáo, di tích lịch sử: Tại địa điểm thực hiện dự án không có các công trình văn hóa – tôn giáo và các di tích lịch sử. 2.2.1.2. Đặc điểm khí hậu. Tây Ninh và cả Nam Bộ nói chung có khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt lượng mưa trung bình là : 1800mm/năm. Nhiệt độ trung bình 26,90c/năm, bốc hơi trung bình 1100 – 1200mm/năm. 2.2.1.3. Thủy văn. Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ, suối Đa Ha và các suối khác chỉ có nước vào mùa mưa. Ngoài ra khu vực còn có nguồn nước ngầm khá phong phú và gần mặt đất. Ở độ sâu 4-5m gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt và ở độ sâu hơn 20m nước phục vụ sản xuất. Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất lượng không ổn định và bị chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích. 2.2.2. Cơ sở hạ tầng. Huyện Trảng Bàng nằm trên tuyến đường nối tp.HCM và thủ đô Phnom Penh của Campuchia. Trên địa bàn huyện có các di tích lịch sử văn hóa như : Tha La xóm đạo, đình An Hòa. tịnh xá Ngọc Trản, chùa Phước Lâm, đình Gia Lộc….Hệ thống giao thông đường đã được nâng cấp, sửa chữa đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa thường ngày. Song nhìn chung chất lượng chưa cao cần được đầu tư trong những năm tới. Lưới điện quốc gia đã về toàn bộ các xã trong huyện. các công trình thủy lợi, giao thông bệnh viện, trường học bưu điện, đài truyền thanh đã đưa vào sử dụng đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt của huyện. 2.2.3. Vài nét về công ty. Tên công ty : công ty TNHH Công Nghiệp Hào Hải Việt Nam Địa chỉ: xã Hưng Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Điện thoại: 066. 3888790 fax: 066.3888792 Tổng giám đốc: Vương Thanh Hải (Qing Hai Wang) Ngành nghề kinh doanh: Thu mua, sơ chế mủ cao su, trồng và khai thác cao su, sản xuất và mua bán các loại sản phẩm cao su. Mua bán phân bón, các loại nông sản, cà phê, tiêu hạt, hạt điều, đậu phụng, bắp. 2.2.4. Tổng quan về sản xuất của nhà máy. BOÀN NGAÂM RÖÛA Nöôùc röûa Nöôùc röûa Nöôùc röûa Nöôùc röûa MUÛ NÖÔÙC VÖÔØN CAÂY BOÀN NHAÄN MUÛ CAÙN CREP SOÁ 2 CAÙN CREP SOÁ 3 CAÙN CREP SOÁ 1 MAÙY CAÙN CAÉT LOØ SAÁY ÑOÙNG BÁNH/ ÑOÙNG GOÙI MÖÔNG ÑAÙNH ÑOÂNG MAÙY BAÊM BUÙA Nöôùc röûa Nöôùc pha loaõng Axit foocmic / Axit acetic MUÛ TAÏP Nöôùc thaûi Röûa Serum/Röûa Nöôùc thaûi Nöôùc thaûi Nöôùc thaûi Nöôùc thaûi hoãn hôïp cuûa nhaø maùy Hình 1: Quy trình saûn xuaát vaø caùc coâng ñoaïn sinh ra nöôùc thaûi cuûanhaømaùy * Mô tả quy trình công nghệ chế biến mủ cao su : Mủ cao su khi thu gom được đưa vào hầm tiếp nhận sau đó bơm lên bể xáo trộn trước khi được đánh đông. Trước khi đánh đông mủ cao su được điều chình PH thích hợp cho quá trình đánh đông bằng acid formic (HCOOH) hoặc dung dịch NH3. Sau khi lưu mủ khoàng 8 đến 10 giờ sẽ kết thúc công đoạn đánh đông. Lúc này nước được xả vào các máng đánh đông để thu các mảng cao su. Các mảng cao su này đưa qua các công đoạn cán kéo trước khi qua công đoạn cán rửa để tách các tạp chất cũng như các bẩn bám vào. Kế đến là công đoạn băm nhỏ các mảng cao su trước khi qua sàn rung để tách nước ra khỏi cao su. Cao su sau khi được tách nước được sấy khô và cắt trước khi đóng gói. 2.2.5. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nhà máy chế biến mủ cao su. - Nước thải chế biến cao su có PH trong khoảng 4,2 – 6,2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Tính acid chủ yếu là do các acid béo bay hơi. Kết quả của sự phân huỷ sinh học các Lipid và Phospholipids xảy ra khi tồn trữ nguyên liệu. Hơn 90% chất rắn trong nước thải cao su là chất rắn bay hơi. Chứng tỏ rằng nước thải cao su chứa hàm lượng chất hữu cơ cao. Phần lớn chất rắn này ở dạng hoà tan. Còn ở dạng lơ lửng chủ yếu là những hạt cao su còn sót lại. Hàm lượng Nitơ không cao và có nguồn gốc từ các Protein trong mủ cao su. Trong khi hàm lượng Nitơ dạng Amoni rất cao do việc sử dụng Amoni làm chất kháng đông tụ trong quá trình thu hoạch, vận chuyển và tồn trữ mủ cao su. - Mùi hôi trong nước thải cao su : Cao su tự nhiên là các Polimer hữu cơ cao phân tử với các Monomer là các chất dạng mạch thẳng như Etylen, Propilen, Butadiene … Do đó quá trình phân huỷ mủ cao su thực tế là quá trình oxy hoá các sản phẩm phân huỷ trung gian hoặc các chất vô cơ dạng khí như H2S, Mercaptal (RSH), Amonia(NH3), CO2 hoặc Monocarbonxylic (CO) hoặc các chất hữu cơ như : acid Carbonxylic (RCOOH), Xeton hữu cơ dễ bay hơi và tạo ra mùi hôi trong không khí. Mùi hôi trong nước thải thường gây ra bởi các khí sản sinh ra trong quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ. Mùi hôi đặc trưng và rõ rệt nhất trong nước thải bị phân huỷ kị khí thường là H2S (hydrogen sulphide). Các acid béo bay hơi (volatile fatty acids – vfa) là sản phẩm của sự phân huỷ do vi sinh vật. Chủ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNOI DUNG DO AN.doc
  • dxfBE AEROTANK.1 dwg 123.dxf
  • dxfBE DIEU HOA.dxf 123.dxf
  • dxfBỂ GOM, BỂ TIẾP XÚC, BỂ GẠN MỦ.123.dxf
  • dxfBE LANG II.dxf 456.dxf
  • dxfBE TUYEN NOI.dxf 456.dxf
  • docDANH MUC.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • dxfMAT BANG.dxf 123.dxf
  • dxfMAT CAT 1-1 VA 2-2.123.dxf
  • dxfMAT CAT 3-3 VA A A dwg.dxf 123.dxf
  • dxfMAT CAT B-B VA C -C dwg.dxf123.dxf
  • dxfMAT CAT THEO NUOC.123.dxf
  • docNHIEM VU.doc
  • dxfSAN PHOI BUN.dxf 456.dxf
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan