Đo lường thanh khoản cổ phiếu theo chỉ số thiếu thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thanh khoản cổ phiếu là một trong những vấn đề lớn được các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường luôn quan tâm. Trong những năm gần đây, thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giảm sút mạnh, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng ổn định của thị trường. Nghiên cứu đầy đủ về thanh khoản cổ phiếu giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và điều hành hoạt động TTCK có được những giải pháp thích hợp thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững. Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu theo chỉ số thiếu thanh khoản và vận dụng để đo lường thanh khoản cổ phiếu trong điều kiện TTCK Việt Nam.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đo lường thanh khoản cổ phiếu theo chỉ số thiếu thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 Đo lường thanh khoản . . . ĐO LƯỜNG THANH KHOẢN CỔ PHIẾU THEO CHỈ SỐ THIẾU THANH KHOẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Lê Thị Tuyết Hoa*, Lê Thị Phương Thảo** TÓM TẮT Thanh khoản cổ phiếu là một trong những vấn đề lớn được các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thị trường luôn quan tâm. Trong những năm gần đây, thanh khoản cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam giảm sút mạnh, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng ổn định của thị trường. Nghiên cứu đầy đủ về thanh khoản cổ phiếu giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và điều hành hoạt động TTCK có được những giải pháp thích hợp thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển bền vững. Bài viết tập trung nghiên cứu phương pháp đo lường thanh khoản cổ phiếu theo chỉ số thiếu thanh khoản và vận dụng để đo lường thanh khoản cổ phiếu trong điều kiện TTCK Việt Nam. Từ khóa: Thị trường chứng khoán, thanh khoản cổ phiếu MEASUREMENT SHARES LIQUIDITY RATIOS LIQUIDITY SHORTAGE IN VIETNAM STOCK MARKET ABSTRACT Liquidity of shares is one of the major matters the investors and the maket managers always pay attention to. Recently, the share liquidity in Vietnam stock market has been reduced significantly, influencing the growth stability of the market. The complete research in the share liquidity helps the stock market policy planners, managers and operators to create the appropriate solutions to promote its endurable development. The paper focuses on the solutions to measure the share liquidity based on the weak liquidity indicators and to apply them to measure the share liquidity in the Vietnam stock market condition. Keywords: The stock market, Liquidity of shares * PGS.TS. GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM ** GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 32 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. Khái niệm và ý nghĩa của thanh khoản cổ phiếu Thanh khoản hay còn gọi là tính lỏng. Định nghĩa về thanh khoản, Prof. Dr. Peter Gomez (2004) quan tâm đến bốn khía cạnh: (i) thời gian giao dịch (Trading time): Khả năng để thực hiện một giao dịch ngay lập tức tại mức giá hiện hành. (ii) Độ chặt (Tightness): Độ chặt cho thấy chi phí liên quan đến giao dịch. (iii) Chiều sâu thị trường (Market depth): Khả năng mua bán một lượng tài sản nhất định mà không ảnh hưởng đến mức giá niêm yết. (iv)Khả năng phục hồi (Resiliency) là tốc độ mà giá cả có thể trở lại trạng thái cân bằng của nó sau một cú sốc ngẫu nhiên trong dòng giao dịch. Thanh khoản chứng khoán là khả năng giao dịch chứng khoán dễ dàng, (Amihud et al., 2005). Theo CFA Institute, thanh khoản chứng khoán là khả năng mua bán nhanh chóng chứng khoán mà không làm mất giá chứng khoán. Như vậy, thanh khoản cổ phiếu có thể được hiểu là khả năng mua bán lại cổ phiếu dễ dàng mà không làm mất giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi cổ phiếu họ sở hữu thành tiền mặt khi họ muốn.Thanh khoản chính là một trong những đặc tính hấp dẫn của cổ phiếu và cũng là rủi ro mà mọi nhà đầu tư trên thị trường luôn phải đối mặt. Thanh khoản cổ phiếu có ý nghĩa quan trọng đối với TTCK, là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của TTCK. Thứ nhất, thanh khoản cố phiếu là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài sản trên TTCK. Khi một nhà đầu tư ra quyết định mua một tài sản, họ cần phải đánh giá được khả năng bán lại tài sản đó và khoản chiết khấu hoặc chi phí giao dịch trong tương lai. Thứ hai, thanh khoản cao làm tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp trên TTCK. Khi cổ phiếu niêm yết của công ty có tính thanh khoản cao làm cho giá cả phản ánh thực chất cung cầu mà không bị bóp méo bởi các giao dịch thao túng, làm giá trên thị trường, do đó khả năng huy động vốn của TTCK tăng lên. Thứ ba, thanh khoản làm cho TTCK hoạt động hiệu quả hơn. Tính thanh khoản thể hiện sự an toàn và linh hoạt của nguồn vốn đầu tư, đối với nhà đầu tư thì TTCK còn đóng vai trò là một kênh đầu tư đem lại lợi nhuận, vì vậy thanh khoản cao đồng nghĩa với niềm tin của nhà đầu tư cao, hấp dẫn các nhà đầu tư, khi đó TTCK dễ dàng thực hiện chức năng phân bổ nguồn vốn hợp lý. 2. Đo lường thanh khoản theo phương pháp chỉ số thiếu thanh khoản Thanh khoản được đo lường qua chỉ số thiếu thanh khoản. Phương pháp này được Amihud’s (2002) nghiên cứu lần đầu tiên và sau đó được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường thanh khoản cổ phiếu do có thể dễ dàng tính được từ dữ liệu ngày của chứng khoán, trong đó có nhiều bài nghiên cứu về thanh khoản cổ phiếu tại Việt Nam đã sử dụng để đo lường tính thanh khoản trên TTCK Việt Nam. Tính thiếu thanh khoản - ILLIQ được đo lường bằng công thức: D iy : số ngày giao dịch trong tháng y của chứng khoán i R iyd : chênh lệch tuyệt đối giữa tỷ lệ lợi nhuận trong ngày d của chứng khoán i và lãi suất phi rủi ro trong ngày đó của tháng y VOLD iyd : giá trị giao dịch ngày d của chứng khoán i trong tháng y 33 Đo lường thanh khoản . . . Để đo lường giá trị giao dịch trong ngày, Amihud (2002) đã lấy giá đóng cửa nhân với khối lượng giao dịch (i). Chúng ta có thể xem xét thêm 02 cách tiếp cận khác trong việc xác định giá trị giao dịch trong ngày: (ii) (iii) Với P t-1 , Pt, PH, PL: lần lượt là mức giá đóng cửa ngày t-1, giá đóng cửa ngày t, giá cao nhất, giá thấp nhất trong ngày t và NTt là khối lượng giao dịch trong ngày t Lindqvist và Du Rietz (2010) đã kiểm tra độ chính xác của 03 phương pháp tính giá trị giao dịch trên thì thấy phương pháp (iii) có mức chính xác cao nhất với hệ số tương quan lần lượt của 03 phương pháp là: 0,9992; 0,9990 và 0.9997. Vậy nên tác giả cũng sử dụng phương pháp (iii) để tính giá trị giao dịch chứng khoán i trong ngày d. Chỉ số ILLIQ trong năm y cho toàn thị trường là AILLQ t, được đo lường bằng công thức: Trong đó: N y là số chứng khoán được giao dịch trong năm y. Sau đó, để hạn chế sự biến động của ILLIQ, ta sử dụng chỉ số ILLIQMA i,t điều chỉnh: Vậy ILLIQMA iy là chỉ số đo lường mức thiếu thanh khoản, chỉ số này càng lớn thì tính thanh khoản càng kém và ngược lại. 3. Vận dụng trong điều kiện Việt Nam Vận dụng phương pháp đo lường thanh khoản theo chỉ số thiếu thanh khoản của Amihud (2002) được phân tích trong phần trên, tác giả đo lường được mức độ thiếu thanh khoản cổ phiếu (ILLIQMA) trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Mức độ thiếu thanh khoản càng cao thì tính thanh khoản cổ phiếu càng thấp và ngược lại. Tác giả tập trung thu thập và nghiên cứu dữ liệu của 30 công ty được niêm yết trên HOSE, HNX. Các cổ phiếu có giá thấp hơn 2.500 đồng và cao hơn 120.000 đồng hoặc có khối lượng giao dịch cổ phiếu thấp hơn 5000 cổ phiếu trong một năm không được lựa chọn trong danh sách 30 cổ phiếu được nghiên cứu. Biểu đồ 01: Mức thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu Việt Nam Nguồn: Tính toán của tác giả 34 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Thông qua diễn biến trên biểu đồ 01 cho thấy, mức thiếu thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014 đạt thấp nhất vào năm 2010 có nghĩa thanh khoản đạt mức cao nhất, sau đó năm 2014, những năm 2012, 2013 thị trường cổ phiếu có tính thanh khoản thấp hơn. Biểu đồ 02: Mức thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu và chỉ số VNIndex Nguồn: Tác giả tính toán, Bloomberg Nhìn vào giá trị thiếu thanh khoản và sự thay đổi chỉ số giá cuối mỗi tháng của VNIndex tại biểu đồ 02, ta thấy được mối quan hệ cùng chiều của lợi nhuận chứng khoán và tính thanh khoản cổ phiếu. Năm 2010 chỉ số VNIndex cao, có chiều hướng giảm, tính thiếu thanh khoản thấp, tương ứng với mức thanh khoản thị trường cao hơn. Những năm 2011, 2012 chỉ số VNIndex biến động tính thiếu thanh khoản thị trường tăng, tương ứng mức thanh khoản thị trường giảm. Sang năm 2014, chỉ số VNIndex chiều hướng tăng, lợi nhuận thị trường chứng khoán được cải thiện, thanh khoản thị trường cổ phiếu được cải thiện. Thông tin trên biểu đồ 03, dễ dàng cho ta thấy được biến động ngược chiều của mức thiếu thanh khoản thị trường cổ phiếu và khối lượng giao dịch cổ phiếu. Khối lượng giao dịch biến động tăng thì tính thiếu thanh khoản có xu hướng giảm, ngược lại tính thanh khoản tăng. Khối lượng giao dịch được tính trung bình trong tháng. Những năm 2010, khối lượng giao dịch lớn hơn dẫn đến thanh khoản vào những năm này cao hơn. Biểu đồ 03: Mức thiếu thanh khoản và khối lượng giao dịch Nguồn: Tác giả tính toán, Bloomberg 35 Đo lường thanh khoản . . . Như vậy, biến động cùng chiều giữa lợi nhuận cổ phiếu và thanh khoản cổ phiếu, giữa khối lượng giao dịch và thanh khoản phù hợp với lập luận của Amihud (2002). Theo dữ liệu tính toán và thống kê của tác giả trong 05 năm qua đối với từng cổ phiếu trong nhóm 30 cổ phiếu được lựa chọn, tính thiếu thanh khoản đạt thấp nhất ở cổ phiếu SSI vào năm 2014, và giá trị lớn nhất là cổ phiếu ASP vào năm 2011. Nhóm cổ phiếu SSI, PVS, VNM, HPG, VIC, STB là những cổ phiếu có giá trị thiếu thanh khoản thấp, đồng nghĩa với tính thanh khoản cao. Điều này khá dễ hiểu do đa số cổ phiếu nhóm này là những cổ phiếu blue – chip, có mức vốn hóa thị trường lớn (trên 10.000 tỷ đồng) so với mức chung toàn thị trường. Nhóm cổ phiếu ASP, DBC, HOM, BCC là những cổ phiếu có tính thiếu thanh khoản cao, đồng nghĩa với tính thanh khoản của nhóm cổ phiếu này thấp. Bởi các cổ phiếu này đều thuộc nhóm cổ phiếu penny so với toàn thị trường, mức vốn hóa thị trường dưới 2.000 tỷ đồng. Năm 2010, tính thiếu thanh khoản lớn hơn 1 thuộc về các cổ phiếu: SD9 (1,25), MSN (2,32), HOM (3,41), PLC (3,43), DHG (3,71), BCC (4,28) và cao nhất ASP (4,74). Trong đó SD9, HOM, BCC, ASP đều thuộc nhóm cổ phiếu có qui mô vốn hóa thị trường dưới 2.000 tỷ đồng. Hai cổ phiếu DHG thuộc nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa thị trường vừa và MSN thuộc nhóm cổ phiếu có vốn hóa thị trường lớn nhưng có tính thanh khoản khá thấp, do khối lượng giao dịch trong năm 2010 của DHG, MSN tương đối nhỏ; chẳng hạn như tại ngày 09/07/2010 MSN chỉ có 340 cổ phiếu được giao dịch, ngày 12/10/2010 DHG chỉ có 100 cổ phiếu được giao dịch Năm 2011, tính thiếu thanh khoản cao thuộc về các cổ phiếu ASP (13,38), PLC (6,22), HOM (4,06), BCC (1,76) bên cạnh đó DHG, SD9 với mức ILLIQMA là 0,96. Đặc biệt cổ phiếu ASP có khối lượng giao dịch chỉ 4.371.540 cổ phiếu cả năm, vì vậy tính thanh khoản của cổ phiếu này rất thấp vào năm 2011. Năm 2012, giá trị ILLIQMA của ASP (8), HOM (5.68), DHG (4.98), PLC (3.24), BCC (2.88), SD9 (1.69). Năm 2013, giá trị ILLIQMA của HOM (9,81), BCC (5,36), DBC (4,77), ASP (3,75), SD9 (1,73), PLC (1,54), DHG (0.98). Năm 2014, giá trị ILLIQMA của DBC (11.88), HOM (11.47), BCC (4.21). Như vậy, với việc vận dụng phương pháp đo lường thanh khoản theo chỉ số thiếu thanh khoản của Amihud (2002) đã đo lường được mức độ thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Các kết quả vận dụng phù hợp với thực tiễn biến động trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010-2014. Điều đó cho thấy, việc vận dụng phương pháp này là có tính khả thi. Vậy những nhân tố nào đã tác động tới thanh khoản cổ phiếu? Phần tiếp theo của chuyên đề này, trong bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập tới nội dung nghiên cứu liên quan tới việc nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải pháp tăng thanh khoản cổ phiếu trên TTCK Việt Nam trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Amihud (2002), Illiquidity and stock returns: Cross-section and time series effects. [2]. Blooberg, [3]. Kho dữ liệu, [4]. Lê Đức Tú (2013), Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỉ suất sinh lợi chứng khoán. [5]. Nguyễn Thị Phương Thảo và Ming-Chin Lin (2014), Individual Stock Liquidity in Vietnam [6]. Tổng cục thống kê, www.gso.gov.vn/
Tài liệu liên quan