Doanh nghiệp tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội, thách thức và một số đề xuất

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đặt ra mục tiêu: phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ và làm thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức đối với kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân đang hạn chế về trình độ công nghệ, khả năng tài chính, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước, doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong từng giai đoạn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Doanh nghiệp tư nhân trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội, thách thức và một số đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT PRIVATE ENTERPRISES IN THE ERA OF THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 - OPPORTUNITIES, CHALLENGES AND PROPOSAL Vũ Thị Hường, Ngô Thị Luyện, Nguyễn Thị Ngọc Mai Email: huongvudhsd20102014@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 6/10/2017 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 11/12/2017 Ngày chấp nhận đăng: 28/12/2017 Tóm tắt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đặt ra mục tiêu: phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề. Nó có sức lan tỏa mạnh mẽ và làm thay đổi phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức đối với kinh tế tư nhân nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp tư nhân đang đóng góp một phần không nhỏ vào sự đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân đang hạn chế về trình độ công nghệ, khả năng tài chính, năng lực quản lý và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Để làm được điều đó đòi hỏi Nhà nước, doanh nghiệp cần có chính sách hợp lý trong từng giai đoạn. Từ khóa: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN); kinh tế tư nhân (KTTN); cách mạng công nghiệp 4.0. Abstract The 5th Central Committee of the Communist Party of Vietnam Resolution unanimously adopted by the national assembly set the target of developing individual economy into a key motive for the socialism- oriented market economy. The technology 4.0 has created profound and widespread impacts on every profession. At the same time, it is also transforming the ways that enterpises do their business. The Industrial Revolution 4.0 brings back not only new chances but also difficulties for the private sector in general and private companies in specific. Private sector playing a vital role in promoting the economic growth has been put under huge pressure by the new technology. Nevertheless, this hardship should be considered as an precious opportunity for companies to enhance their competitiveness and status quo. The results show that private enterprises are contributing a great deal to the country’s socio-economic development and innovation. However, the private sector is limited in technology, management capacity and technical expertise of labor. To achieve this target, both the government and enterprises must come up with proper policies for every stage. Keywords: Private enterprise; private sector; Industrial Revolution 4.0. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 còn gọi là cách mạng công nghiệp lần thứ tư là trào lưu mới đang xuất hiện trên thế giới, đặc biệt trong Cuộc Cách mạng 4.0 này áp dụng các ứng dụng tự động hóa, công nghệ thông tin với ba trụ cột Internet cho vạn vật, big data và trí tuệ nhân tạo. Cuộc Cách mạng này đang mở ra những cơ hội lớn cho nhiều lĩnh vực cũng như các thành phần kinh tế. Song, những thách thức mang tới cũng không hề nhỏ, đặc biệt là đối với các doanh nghệp tư nhân (DNTN) - chiếm đến 94,8% tổng số doanh nghiệp cả nước. Vậy giải pháp nào trong thời gian tới giúp DNTN lớn mạnh phát triển? Bài báo này sẽ giải đáp phần nào câu hỏi trên. NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 77 2. GIỚI THIỆU VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế giới, Industry 4.0 hay Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là một thuật ngữ bao gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS). Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 dựa trên ba lĩnh vực chính: kỹ thuật số (bao gồm dữ liệu lớn - Big Data, vạn vật kết nối Internet - IoT, trí tuệ nhân tạo - AI); công nghệ sinh học (ứng dụng trong nông nghiệp, thủy sản, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu); lĩnh vực vật lý (robot thế hệ mới, in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới). Bản chất của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đánh giá sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức. Các ngành công nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. 3. THỰC TRẠNG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN Có thể thấy, khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước. Theo báo cáo tổng kết 15 năm (2002-2017) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN” cho biết, tỷ trọng trong GDP của khu vực KTTN, bao gồm cả kinh tế cá thể luôn duy trì ổn định trong khoảng 39-40%. Bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn KTTN có quy mô lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế, đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, KTTN chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình và cá thể. Số lượng doanh nghiệp của khu vực này gia tăng hàng năm nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù KTTN hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành nghề nhưng cơ cấu ngành nghề còn chưa hợp lý. Theo nhiều điều tra, đánh giá, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế và trong đó chủ yếu vẫn là kinh tế hộ gia đình, cá thể (chiếm khoảng 95% tổng số các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc thành phần KTTN) và doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (trên 90% có mức vốn dưới 1 tỷ đồng). Mức độ đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước của KTTN luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng liên tục trong những năm qua. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến nay, cả nước khoảng trên 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động và mỗi năm có thêm hàng vạn doanh nghiệp được thành lập mới; thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tổng thu nhập cho người dân... Cũng theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp. Tiếp tục xu thế phục hồi này của doanh nghiệp, trong 7 tháng đầu năm 2017, có 73.000 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 13,8% về số lượng doanh nghiệp và tăng 39% về số vốn; có 17.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 5% so với cùng kỳ của năm 2016. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó, quy mô của DNTN vẫn nhỏ và chưa thực sự cải thiện qua nhiều năm. Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khối doanh nghiệp này còn nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm 2017, đã có 16.000 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 16,2% và trên 27.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể, tăng 24,5%. Phần lớn sản xuất công nghiệp của khối DNTN là gia công lắp ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, 78 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 thiết bị và nguyên liệu nhập khẩu. Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao, như: thiết kế, tạo kiểu dáng, marketing,... đều được thực hiện bởi đối tác nước ngoài. Sự phân tầng trình độ công nghệ đang diễn ra trong từng ngành và trong nhiều doanh nghiệp, công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại; công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số ít DNTN, ở một số lĩnh vực. Chênh lệch về trình độ công nghệ bộc lộ rõ: Các DNTN thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước và thua xa doanh nghiệp FDI. Hiện nay đa số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam chưa tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu, trình độ khoa học, công nghệ và năng lực đổi mới trong doanh nghiệp còn thấp. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ còn rất ít. Số lượng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,025% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 ÷ 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980-1990, 75% máy móc, trang thiết bị đã hết khấu hao. Do trình độ công nghệ thấp, các DNTN không có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đang tăng trưởng nhanh. Theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các DNTN phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, chỉ rất ít DNTN lớn vươn được ra thị trường nước ngoài ở một mức độ khiêm tốn. Cụ thể: Chỉ có 3% số doanh nghiệp siêu nhỏ, 4% số doanh nghiệp nhỏ và gần 9% số doanh nghiệp quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp từ nước ngoài. Ngay cả ở thị trường trong nước, dưới sức ép cạnh tranh gay gắt, các DNTN lớn cũng bắt đầu có xu hướng rút khỏi các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước ngoài. Sự rút lui này cũng diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ như phân phối và bán lẻ được ưu tiên và có nhiều tiềm năng của nền kinh tế. Số lượng DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Trong khi đó, nhiều chính sách “cởi trói” giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển trong thời kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu nay ở nông thôn không còn phù hợp với điều kiện mới; yêu cầu tích tụ, tập trung ruộng đất đang được đặt ra cho việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế trang trại quy mô lớn. Việc giải quyết lao động trong ngành nông nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn có nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lực lượng doanh nghiệp ở nông thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy chuyển dịch nhanh lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển kinh tế tư nhân đang rơi vào tình trạng mất cân đối, chỉ có 1% DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tỷ lệ đầu tư công nghiệp hóa nông nghiệp còn rất thấp. Nhìn chung, DNTN có trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu kém; trình độ quản trị, tính liên kết còn yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế còn thấp nên năng lực cạnh tranh thường thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều DNTN còn kinh doanh theo hình thức ngắn hạn, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn; ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ doanh nhân của khu vực tư nhân chưa thực sự lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, chưa thực sự tìm hiểu các chính sách pháp luật và thông lệ quốc tế và chưa được đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh doanh. Một bộ phận doanh nhân còn hạn chế về kiến thức, sự am hiểu pháp luật và năng lực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và còn thiếu trách nhiệm với xã hội. Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động còn thấp, năng suất lao động thấp, tay nghề và các kỹ năng mềm khác còn yếu... 4. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 Theo Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng, doanh nghiệp khi vạn vật được kết nối bởi Internet. Cụ thể, không những tất cả máy móc, thiết bị trong công xưởng được kết nối với nhau thông qua Internet, rất nhiều cảm biến cũng đồng thời được lắp đặt để thu thập dữ liệu, từ đó giúp máy NGÀNH KINH TẾ Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 79 móc có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho. Các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua. Chi phí giao thông vận tải và thông tin liên lạc sẽ giảm xuống, hậu cần và các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên đơn giản, hiệu quả hơn, khiến các chi phí thương mại sẽ giảm xuống, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cuộc Cách mạng này cũng giúp làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và giảm chi phí; Khuyến khích đầu tư cho khoa học công nghệ và sản phẩm mới; Thúc đẩy thương mại điện tử và hình thành các mô hình kinh doanh mới, cải thiện hiệu quả và tạo ra các loại hình doanh thu mới Cụ thể, đối với Việt Nam, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại những cơ hội to lớn hơn bao giờ hết. PGS.TS Bùi Tất Thắng-Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Với một nền kinh tế năng động và dễ thích ứng như Việt Nam, sáng tạo, công nghệ mới là cơ hội, hy vọng động lực dẫn dắt tạo nguồn tăng trưởng tương lai. Trong khi đó, theo TS. Lê Xuân Bá, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tạo ra cơ hôi cho Việt Nam. Đó là: Các ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới đã và đang đặt ra cho Việt Nam cơ hội rút ngắn khoảng cách phát triển, tận dụng nguồn lực mới cho tăng trưởng, phát triển. Năng lượng mặt trời có sẵn quanh năm trên cả nước, đặc biệt ở miền Trung và miền Nam. Thị trường pin mặt trời rất lớn nhưng khai thác tiềm năng này còn chậm do đòi hỏi chi phí phát triển cao [7]. Dịch vụ điện toán đám mây và di động xã hội (SMAC) mang lại cơ hội có thể bắt kịp với các quốc gia phát triển trong kỷ nguyên số, với điều kiện có sự hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, Chính phủ và doanh nghiệp. Thương mại điện tử đã và đang xuất hiện khi các công ty nước ngoài xâm nhập thị trường và các công ty thương mại điện tử trong nước đang củng cố, sáp nhập để đứng vững trước sức ép cạnh tranh. Ước tính năm 2015, doanh số thương mại điện tử đạt mức 15 tỷ USD do số người sử dụng Internet tăng nhanh và số người sử dụng điện thoại thông minh còn tăng nhanh hơn. Tuy nhiên, những ứng dụng mua bán trực tuyến chậm tăng trưởng do thanh toán trực tuyến còn hạn chế, quan ngại về an ninh trong các giao dịch mua bán trực tuyến và vấn đề về dịch vụ logistics giao hàng... vẫn là những trở ngại đối với thị trường thương mại điện tử và cần được quan tâm giải quyết để tiếp tục phát triển nhanh. Bên cạnh đó, có thể thấy rõ một số thách thức của Cuộc Cách mạng nói trên đối với khu vực doanh nghiệp tư nhân như sau: - Hầu hết các doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng cho Cách mạng công nghiệp 4.0: Hiện tại, nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn rất bị động với các xu thế mới, họ không hiểu bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0, không thấy được liên quan của các xu thế công nghệ đến ngành, lĩnh vực của mình, không sẵn sàng năng lực để tiếp cận công nghệ, hệ thống hạ tầng... Theo kết quả khảo sát về quan điểm đối với Cách mạng công nghiệp 4.0 được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội thực hiện tháng 4/2017 với 2.000 hội viên chính thức thuộc Hiệp hội cho thấy, có 55% doanh nghiệp đánh giá cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam; 23% đánh giá tác động bình thường; 11% đánh giá không tác động lắm và 10% đánh giá không tác động; 6% không biết [6]. Tuy nhiên, về chiến lược, có đến 79% doanh nghiệp trong số này trả lời rằng họ chưa làm gì để đón sóng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0; 55% doanh nghiệp cũng cho biết đang tìm hiểu, nghiên cứu, 19% doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch, và chỉ có 12% doanh nghiệp đang triển khai. Đối với các doanh nghiệp không quan tâm đến cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, 67% doanh nghiệp không thấy liên quan và ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp; 56% cho rằng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp không bị tác động nhiều; 76% doanh nghiệp cho rằng chưa hiểu rõ bản chất 80 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(59).2017 cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, trong khi đó, có đến 54% chưa có nhu cầu quan tâm. - Bài toán hiệu quả từ lựa chọn đầu tư công nghệ: Đầu tư và ứng dụng công nghệ sẽ là yếu tố tiên quyết quyết định thành công trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, trong làn sóng robot hóa, ngoài việc cẩn trọng trong chọn lựa đầu tư, doanh nghiệp còn phải hiểu và nhận thức thế mạnh riêng để có quyết định đúng đắn nhất, chứ không phải chạy theo xu hướng. Các chuyên gia cho rằng, dù robot cần thiết cho doanh nghiệp sản xuất máy móc tinh vi, hay những dây chuyền cần tính chính xác, ổn định tuyệt đối, song cần có thêm thời gian thử nghiệm để tìm thấy ứng dụng tốt nhất trong toàn bộ dây chuyền sản xuất. - Tạo ra những thay đổi lớn về cung - cầu lao động trên thế giới và nguy cơ thất nghiệp: Nền kinh tế với trình độ tự động hóa cao và có tính sáng tạo, đòi hỏi người lao động phải thích ứng nhanh với sự thay đổi của sản xuất nếu không sẽ bị dư thừa, bị thất nghiệp. Trong một số lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot, dự báo số lượng nhân viên cần thiết sẽ chỉ còn 1/10 so với hiện nay. Như vậy, Cách mạng công nghiệp 4.0 có thể tạo ra nguy cơ phá vỡ thị trường lao động trong bối cảnh lực lượng lao động lớn; lợi thế về nhân công giá rẻ sẽ mất dần; nguy cơ tụt hậu xa hơn. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với các DNTN nước ta - nơi mà sự tồn tại và phát triển lâu nay chủ yếu dựa vào lao động thủ công, lao động giá rẻ. 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Đối với Nhà nước: Thứ nhất, Chính phủ cần phải thay đổi tư duy để tạo bước ngoặt cho phát triển Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, cuộc Cách mạng này là một động lực mạnh mẽ để Việt Nam phải đổi mới, tái cơ cấu lại nền kinh tế. Nếu không, với nền sản xuất nhỏ, với mô hình tăng trưởng đến giới hạn tự nhiên như hiện nay, Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo sức ép khủng khiếp, nếu không cải cách, chúng ta sẽ thất bại. Thứ hai, Chính phủ cần đưa ra một chiến lược cụ thể với tầm nhìn dài hạn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là DNTN có đủ năng lực để tập trung đầu tư hạ tầng công nghệ số, nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức sản xuất; ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận chuyển giao các công nghệ mới, công nghệ cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, thay vì chỉ chú trọng hỗ trợ mua máy móc, trang thiết bị, cũng cần có nhữ
Tài liệu liên quan