Mở đầu: Hiện nay đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỉ lệ cao ở nước ta. Điều trị ARV đặc biệt Nevirapine và Effaviren làm tăng độc tính gan cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu ghi nhận độc tính gan cao tăng cao ở nhóm đồng nhiễm HIV/HCV. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc tính gan trong quá trình điều trị ARV; mô tả và so sánh các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp có độc tính gan ở nhóm có hay không đồng nhiễm HCV. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loại ca. Có 79 bệnh nhân HIV/AIDS được đưa vào nghiên cứu và làm xét nghiệm chức năng gan, trong đó có 36 ca đồng nhiễm HCV. Kết quả: Tỉ lệ có độc tính gan ở bệnh nhân HIV/AIDS là 58,2%, trong đó có 4 trường hợp có biểu hiện trên lâm sàng từ mức độ nhẹ như tăng men gan đến nặng như suy gan tối cấp và tử vong. Cả 4 trường hợp này đều là các bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV. Men gan AST, ALT, GGT tăng ở nhóm đồng nhiễm so với nhóm không đồng nhiễm (p=0.01). Kết luận: Độc tính gan trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV cao hơn nhóm không đồng nhiễm
6 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Độc tính gan trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có hay không đồng nhiễm siêu vi viêm gan C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 231
ĐỘC TÍNH GAN TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV
CÓ HAY KHÔNG ĐỒNG NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C
Lê Thị Thúy Hằng*, Cao Ngọc Nga*, Lê Bửu Châu*
TÓM TẮT
Mở đầu: Hiện nay đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỉ lệ cao ở nước ta. Điều trị ARV đặc biệt Nevirapine và
Effaviren làm tăng độc tính gan cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu ghi nhận độc tính gan cao tăng cao
ở nhóm đồng nhiễm HIV/HCV.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc tính gan trong quá trình điều trị ARV; mô tả và
so sánh các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp có độc tính gan ở nhóm có hay không đồng
nhiễm HCV.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loại ca. Có 79 bệnh nhân HIV/AIDS được đưa vào
nghiên cứu và làm xét nghiệm chức năng gan, trong đó có 36 ca đồng nhiễm HCV.
Kết quả: Tỉ lệ có độc tính gan ở bệnh nhân HIV/AIDS là 58,2%, trong đó có 4 trường hợp có biểu hiện trên
lâm sàng từ mức độ nhẹ như tăng men gan đến nặng như suy gan tối cấp và tử vong. Cả 4 trường hợp này đều
là các bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV. Men gan AST, ALT, GGT tăng ở nhóm đồng nhiễm so với nhóm không
đồng nhiễm (p=0.01).
Kết luận: Độc tính gan trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV cao hơn nhóm không đồng nhiễm.
Từ khóa: Độc tính gan, đồng nhiễm HIV/HCV
ABSTRACT
HEPATOTOXICITY OF ARV IN HIV/AIDS PATIENTS
WITH OR WITHOUT HIV COINFECTION
Le Thi Thuy Hang, Cao Ngoc Nga, Le Buu Chau
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 231 - 236
Background: HIV/HCV coinfection is currently high rate in our country. ART with regimen included
Nevirapin or Effaviren increases the prevalence of hepatotoxicity in HIV/AIDS patient. Several researches show
that hepatotoxicity is high in HCV coinfection group.
Objective: To determine the prevalence of hepatotoxicity in HIV/AIDS with ART; Describe and compare the
clinical symptoms and parameters in those patients with or without coinfected HCV.
Methods: This is a descriptive study that enrolled 79 HIV/AIDS patients. All patients was taken liver
function and anti HCV.
Results: The prevalence of liver toxicity in HIV/AIDS is 58.2%. Four of these patients show the clinical
symptoms from mild as increased liver transaminase to fuminant liver failure and death. AST, ALT and GGT
increase in HIV/HCV coninfection comparing to noncoinfection.
Conclusion: Hepatotoxicity occurs more common and severe in HIV/HCV.
Keywords: hepatotoxicity, HIV/HCV coinfection.
* Bộ Môn Nhiễm - Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Thúy Hằng, ĐT: 0983337756 Email: thuyhangy99a@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 232
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỉ lệ
khá cao tại Việt Nam. HCV thúc đẩy HIV nhanh
chóng chuyển sang giai đoạn AIDS hơn. Điều trị
ARV trên nhóm bệnh nhân này tăng nguy cơ
độc tính gan. Nhiều nghiên cứu báo cáo độc tính
gan xảy ra chủ yếu trong vòng 12 tuần đầu sau
khi điều trị với nhóm NNRTI gồm Nevirapine
(NVP) và Efavirenz (EFV). Tăng men gan
thường gặp khi sử dụng hai thuốc này, hầu hết ở
mức độ nhẹ đến trung bình và không có triệu
chứng.Tỉ lệ cũng như mức độ độc tính giữa hai
nhóm này không có sự khác biệt(1). Hiện chưa có
nghiên cứu nào tại nước ta đánh giá mức độ độc
tính gan trên nhóm bệnh nhân đồng nhiễm
HIV/HCV. Trong nghiên cứu này chúng tôi xác
định tỉ lệ và so sánh độc tính gan trên bệnh nhân
HIV/AIDS có hay không đồng nhiễm HCV.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc
tính gan trong quá trình điều trị ARV.
Mô tả các biểu hiện lâm sàng và cận lâm
sàng các trường hợp bệnh nhân có độc tính gan.
Mô tả thay đổi về lâm sàng và chức năng gan
trên các bệnh nhân đồng nhiễm HCV.
So sánh độc tính gan giữa nhóm đồng nhiễm
và không đồng nhiễm HCV.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp.
Thời gian và nơi thực hiện
Số liệu thu thập từ 4/2008 đến tháng 10/2008
tại khoa nhiễm E và phòng khám HIV ngoại trú
Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân người lớn (> 15 tuổi) nhiễm
HIV/AIDS được điều trị ARV.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Chúng tôi chọn vào mẫu nghiên cứu khi
bệnh nhân đạt những tiêu chuẩn sau:
- Bệnh nhân người lớn (> 15 tuổi) bị nhiễm
HIV, dủ tiu chuẩn điều trị HAART.
- Chưa được điều trị ARV trước đó.
- Bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị
HAART bằng một trong hai phác đồ:
+ 1a: Stavudine + Lamivudine + Nevirapine
+ 1b: Stavudine + Lamivudine + Efavirenz
- Bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị trong vòng
3 tháng.
Tiêu chuẩn loại trừ
Không tuân thủ điều trị và không tái khám
theo quy định.
Các tiêu chuẩn chẩn đoán có độc tính gan
Tăng men gan không triệu chứng: men gan
tăng trên 1.25 lần giá trị giới hạn trên bình
thường (> 37.5 U/L) (trị số bình thường ở nam ≤
30 U/L, nữ ≤ 19 U/L) và không có triệu chứng
trên lâm sàng theo.
Viêm gan: vàng da vàng mắt, tiểu sậm, men
gan tăng, bilirubin tăng (Bảng 1).
Suy gan tối cấp: có sự xuất hiện bệnh não
gan như một biến chứng của tổn thương gan
nghiêm trọng trong vòng 8 tuần từ khi có triệu
chứng đầu tiên trên cơ địa không có bệnh gan
trước đó(4).
Viêm gan tối cấp: có rối loạn tri giác với
nhiều mức độ khác nhau, gan teo nhỏ, thời gian
prothrombine kéo dài, xuất huyết nhiều nơi(3).
Bệnh gan mất bù: phù chân, báng bụng,
xuất huyết tiêu hóa, bầm dưới da, protein máu
giảm, albumin giảm, prothrombine time kéo
dài, bilirubin tăng, gan to thô và lách to trên
siêu âm bụng.
Bảng 1. Phân loại mức độ tăng men gan (Theo
AIDS Clinical Trials Group 1996)
Trị số Số lần tăng so với
bình thường
Men gan (U/L)
Độ 0 < 1,25 < 37,5
Độ 1 1,25- 2,5 37,5-75
Độ 2 2,6- 5 75-150
Độ 3 5- 10 150- 300
Độ 4 > 10 > 300
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 233
Phương pháp tiến hành
Bước 1: Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào
nghiên cứu sẽ được thu thập về các yếu tố dân
số và dịch tễ như: tuổi, giới, địa chỉ, yếu tố nguy
cơ lây nhiễm HIV, những bệnh lý liên quan đến
HIV và tiền căn điều trị dựa vào hồ sơ ngoại trú,
giấy xuất viện hoặc phiếu điều trị lao.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm khi bắt đầu
điều trị gồm:
Số lượng lympho TCD4 HBsAg, AntiHCV.
Men gan: AST, ALT, GGT, Bilirubin : toàn
phần, trực tiếp, gián tiếp.
Prothrombine time(PT), Albumin/máu, Siêu
âm bụng.
Điều trị ARV và tái khám sau ½ tháng, 1
tháng, 2 tháng, 3 tháng để đánh giá lại lâm sàng,
xét nghiệm AST, ALT, GGT. Làm thêm xét
nghiệm đánh giá chức năng gan khác nếu xét
nghiệm hay lâm sàng có nghi ngờ tổn thương
gan. Lập lại tất cả các xét nghiệm như trước khi
điều trị ở lần tái khám tháng thứ 3.
Đánh giá sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân,
các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc như nổi
mẫn đỏ ngứa, các triệu chứng nghi có độc tính
gan như bầm dưới da, xuất huyết, phù. Những
bệnh nhân độc tính gan nặng như vàng da vàng
mắt nhiều, men gan tăng quá cao, suy tế bào gan
sẽ được nhập viện và điều trị tại khoa nhiễm E.
Khi bệnh nhân ổn tiếp tục tái khám tại phòng
khám ngoại trú.
KẾT QUẢ
Biểu hiện trên bệnh nhân có độc tính gan
Bảng 1: Diễn tiến men AST/ALT trong quá trình
điều trị
AST hay
ALT (ULN)
T0 T1/2 T1 T2 T3
79 ca 64 ca 69 ca 43 ca 78 ca
n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)
≤1,5 48 (60,8) 55 (85,9) 50 (72,5) 28 (65,1) 55 (70,5)
>1,5 31 (39,2) 9 (14,1) 19 (27,5) 15 (34,9) 23 (29,5)
Độ 1 13 5 17 9 15
Độ 2 12 3 1 3 4
Độ 3 4 1 0 2 3
Độ 4 2 0 1 1 1
Bảng 2: Diễn tiến men GGT trong quá trình điều trị
GGT (ULN) T0 T1/2 T1 T2 T3
75 ca 62 ca 61 ca 38 ca 70 ca
n (%) n (%) n (%) n (%) n (%)
≤1 33 (44) 20 (32,3) 16
(26,2)
9 (23,7) 11 (15,7)
>1 42 (56) 42 (67,7) 45
(73,8)
31 (76,3) 59 (84,3)
1,25- 2,5 17 16 10 7 13
2,5- 5 17 15 18 7 20
5-10 3 6 13 7 14
> 10 5 5 4 10 12
Trong 79 ca theo dõi quá trình điều trị suốt 3
tháng có 46 (58.2%) trường hợp có độc tính gan
trên xét nghiệm. Tỉ lệ độc tính gan theo thời gian
có thay đổi theo bảng 1.
Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của
bệnh nhân có độc tính gan:
Bảng 3: Biểu hiện của 4 trường hợp có độc tính gan
trên lâm sàng.
Ca lâm sàng
1 2 3 4
Thời gian
xuất hiện
Tháng 1 Tháng 1 Tháng 1 Tháng 3
Mẩn đỏ da - - - -
Vàng da + +++ +++ +
Phù - + - -
Sốt - - - +
Gan to + + +
AST/ALT 84/47 726/238 338/100 427/248
GGT 313 810
Bili tp 190 370 209 157
PT 14,8% 71%
Albumin 23,7 41,6 36
HCV + + + +
Diễn tiến Ngưng
ARV
Ngưng NVP vào
tuần thứ 2, tử
vong sau 1 tháng
Ngưng
ARV
Ngưng
NVP
Trong 4/46 trường hợp có biểu hiện độc tính
gan trên lâm sàng. Có một trường hợp tử vong
sau khi uống ARV một tháng. Trước khi biểu
hiện triệu chứng suy gan cấp cách đó 14 ngày,
bệnh nhân có biểu hiện dị ứng NVP với sẩn đỏ
da không triệu chứng khác. Các kết quả xét
nghiệm trong giới hạn bình thường, men gan và
bilirubine không tăng. Mặc dù ngưng tất cả các
thuốc ARV, nhưng men gan không cải thiện mà
ngày càng nặng dần. Bệnh tử vong trong bệnh
cảnh suy gan cấp và hôn mê gan sau nữa tháng
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 234
ngưng thuốc.
Qua 4 trường hợp trên, nhận thấy độc tính
gan có biểu hiện trên lâm sàng không nhiều 4/79
trường hợp, nhưng bệnh cảnh đa dạng từ viêm
gan nhẹ phải ngưng một thuốc đến viêm gan
nặng hơn phải ngưng tất cả các thuốc ARV và
nặng hơn nữa là suy gan cấp tử vong sau đó.
So sánh độc tính gan giữa hai nhóm đồng nhiễm và không đổng nhiễm HCV
Hình 1: Diễn tiến AST, ALT và GGT của hai nhóm đồng nhiễm và không đồng nhiễm HCV
BÀN LUẬN
Trong tổng số 79 bệnh nhân tham gia nghiên
cứu và theo dõi trong thời gian 3 tháng bắt đầu
điều trị ARV, có 4 bệnh nhân (5%) có biểu hiện
độc tính gan trên lâm sàng. Tất cả 4 trường hợp
đều bị nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy
và có anti HCV (+). Số tế bào TCD4 thấp (< 100tế
bào/mm3) và phác đồ ARV là 1a. Qua thăm
khám trước khi điều trị ARV ghi nhận chỉ một
trường hợp vàng mắt trên lâm sàng, 3 trường
hợp còn lại không ghi nhận bất thường.Các xét
nghiệm cho thấy cả 4 trường hợp đều tăng men
gan ngay từ đầu, một trường hợp tăng trên 5 lần
giá trị bình thường. Thời gian bắt đầu xuất hiện
triệu chứng là sau 1 tháng điều trị (3 trường
hợp), một trường hợp xuất hiện triệu chứng sau
3 tháng. Cả 4 trường hợp đều có biểu hiện vàng
da vàng mắt là triệu chứng đầu tiên, xét nghiệm
men gan tăng cao gấp 3 đến 4 lần giới hạn trên
bình thường, bilirubine khá cao. Một trường hợp
trong 4 bệnh nhân này có biểu hiện vàng da
nhiều và phù toàn thân, các xét nghiệm đánh giá
chức năng gan như albumine (23.7g/l) và
prothrombine time (14.8%) đều giảm nặng, biểu
hiện của suy gan cấp và tử vong sau đó. Ba
trường hợp còn lại triệu chứng cải thiện sau khi
ngưng ARV. Điều gây ngạc nhiên là ở trường
hợp men gan khá cao và có biểu hiện vàng mắt
ngay từ đầu với tăng bilirubine và PT giảm nặng
(41%), sau khi ngưng điều trị ARV, chức năng
gan và men gan trở về gần bình thường. Một
điều đáng lưu ý nữa là tất cả 4 trường hợp đều
đồng nhiễm HCV và đều điều trị ARV với phác
đồ có NVP. Câu hỏi đặt ra có phải số liệu trong
nghiên cứu quá nhỏ vì vậy các trường hợp có
độc tính gan trên lâm sàng đều thuộc nhóm
đồng nhiễm HCV và có sử dụng NVP. Theo
nghiên cứu của Servin-Abad, tác giả chỉ thực
hiện trên nhóm bệnh nhân có đồng nhiễm HCV,
không có biểu hiện độc tính gan trên lâm sàng
trước khi điều trị ARV, mặc dù có tổn thương
gan nặng trên xét nghiệm(5). Theo tác giả Bruck
thực hiện nghiên cứu về độc tính gan khi bệnh
nhận được nhận liệu pháp kháng retrovirus có
NVP và EFV, cũng không có trường hợp độc
tính gan biểu hiện trên lâm sàng(1).
Trong quá trình theo dõi 3 tháng, tỉ lệ độc
ALT
GGT
AS
T
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa I 235
tính gan không thay đổi nhiều so với lúc bắt đầu
điều trị ARV. Tuy nhiên mức độc tăng men gan
có thay đổi theo thời gian. Sau ba tháng điều trị
số ca độc tính gan nặng tăng cao, 5 ca có men
gan tăng trên 5 lần và 1 ca có men gan tăng trên
10 lần.Hầu hết men gan điều trở về bình thường
sau đó khi ngưng điều trị, duy chỉ một trường
hợp chức năng gan ngày càng nặng dần đến suy
gan không hồi phục. Qua đó nhận thấy liệu mức
độ cũng như tỉ lệ độc tính vẫn tăng nếu tiếp tục
theo dõi với thời gian lâu hơn. Theo tác giả Law
thực hiện nghiên cứu tại Thái Lan nhận thấy,
thời gian trung bình xảy ra độc tính gan nghiêm
trọng là 28 ngày trong nhóm có sử dụng NVP
hay EFV (28-84 ngày).và ông cũng nhận thấy
thời gian trung bình xảy ra độc tính gan không
khác biệt giữa ba nhóm gồm 2 NRITs-1 NNRTI,
2 NRTIs và 2 NRTIs- 1PI.So sánh giữa nhóm
đồng nhiễm HBV, nhiễm HCV và nhóm chi
nhiễm HIV, thời gian xuất hiện độc tính gan
nặng không khác biệt nhau trung bình là 56
ngày(2). Tác giả Servin-Abad chỉ thực hiện trên
nhóm bệnh nhân có đồng nhiễm với HCV ghi
nhận thời gian trung bình có biểu hiện độc tính
gan nghiêm trọng là 146 ngày và chiếm tỉ lệ là
10.6%(5). Sau thời gian theo dõi 3 tháng tỉ lệ bệnh
nhân có tăng GGT cao dần theo thời gian và đến
tháng thứ 3 tỉ lệ này là 84.3%. Đồng thời mức độ
độc tính cũng tăng dần theo thời gian. Mặc dù
hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vai
trò của GGT trên bệnh gan những bệnh nhân
HIV/AIDS có điều trị ARV, thiết nghĩ nên có
nhiều nghiên cứu về mối liên quan của GGT và
ảnh hưởng trên gan.
Suốt quá trình theo dõi, men gan AST và
ALT cao hơn ở nhóm đồng nhiễm trong suốt quá
trình nghiên cứu, GGT cao hơn rõ rệt ở nhóm
đồng nhiễm. Độc tính gan xuất hiện trong suốt
quá trình điều trị, tuy nhiên số lượng cũng như
mức độ độc tính cao hơn ở nhóm đồng nhiễm.
Tuy nhiên số lượng bệnh nhân không nhiều
không đại diện cho dân số. Vì vậy chưa thể kết
luận nhóm đồng nhiễm không ảnh hưởng chức
năng gan như nhóm không đồng nhiễm. Theo
tác giả Servin-Abad, có 85 bệnh nhân đồng
nhiễm HCV thời gian theo dõi ít nhất 1 năm
trung bình là 1037 ngày ghi nhận có 2.5% phát
triển độc tính gan độ 4, 8.1% phát triễn độc tính
gan độ 3, 23.5% độ 2 và 36% độ 1(5). Khi khảo sát
các yếu tố khác ảnh hưởng độc tính gan nhận
thấy độc tính cao hơn ở nhóm có yếu tố mắc
bệnh qua đường tình dục, có sử dụng thuốc
kháng lao và số CD4 < 50 tế bào/mm3.
Theo tác giả Sulkowski, trong quá trình điều
trị men AST và ALT tăng đáng kể trong tất cả
các nhóm (nhóm có PI và nhóm có nucleoside
analog), ngoại trừ nhóm không đồng nhiễm
HCV chứa nucleoside analog.Tác giả cũng ghi
nhận độc tính gan (bất kì mức độ nào) ở nhóm
đồng nhiễm là 54%, trong khi đó nhóm không
đồng nhiễm tỉ lệ này là 39%(6). Trong nghiên cứu
tại Thái Lan của Law, ghi nhận tỉ lệ mới mắc độc
tính gan nghiêm trọng (độ 3 và 4) cao hơn rõ rệt
trong nhóm HBV là 15.3/100 người năm, nhóm
có HCV là 13.3/100 người năm, so với nhóm chỉ
nhiễm HIV là 4.5/100 người năm. Tuy nhiên
trong nghiên cứu của Law, tỉ lệ đồng nhiễm siêu
vi khác nhiều với các nghiên cứu khác HBV
8.7%, HCV 7.2%. Có lẻ do nguy cơ lây nhiễm
HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.Thời
gian trung bình xuất hiện độc tính gan nặng cả 3
nhóm là 56 ngày (28- 252)(2).
KẾT LUẬN
Tỉ lệ mới xuất hiện độc tính gan trong ba
tháng đầu điều trị ARV ở mức độ khá cao
(58.2%). Có 4 trường hợp có biểu hiện trên lâm
sàng chiếm 5.1%, trong đó có một trường hợp tử
vong do suy gan cấp (1.26%).Độc tính gan trên
xét nghiệm có nhiều mức độ, chiếm tỉ lệ 53.1%.
GGT tăng trước khi điều trị (56%) và tiếp tục
tăng cao trong quá trình điều trị (84.3%). Ở
nhóm đồng nhiễm HIV/HCV độc tính gan biểu
hiện trên xét nghiệm và trên lâm sàng cao hơn so
với nhóm không đồng nhiễm HCV với p < 0.05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bruck SS, Witte J, Brust D et al (2008). Hepatotoxicity in
patients prescribed efavirenz or nevirapine. Eur J Med Res
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Chuyên Đề Nội Khoa I 236
13:343-8.
2. Law WP, Dore GJ, Duncombe CJ et al (2003). Risk of severe
hepatotoxicity associated with antiretroviral therapy in the
HIV-NAT Cohort, Thailand, 1996-2001. Aids 17:2191-9.
3. Nguyễn Hữu Chí. (2006). Viêm gan siêu vi cấp. Bệnh truyền
nhiễm. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh: 326- 347.
4. Schiff R, Eugene SFM, Maddrey CW (2007). Diseases of the Liver.
1:601- 603.
5. Servin-Abad L, Molina E, Baracco G et al (2005). Liver enzymes
elevation after HAART in HIV-HCV co-infection. J Viral Hepat
12:429-34.
6. Sulkowski MS, Thomas DL, Chaisson RE, Moore RD (2000).
Hepatotoxicity associated with antiretroviral therapy in adults
infected with human immunodeficiency virus and the role of
hepatitis C or B virus infection. Jama 283:74-80.