1. Sếp hách dịchSếp hách dịch là người sẵn sàng đối mặt với thách thức, có sự nhanh nhạy
trong công việc, là người sáng tạo và nhận thức tốt. Đó là ưu điểm của anh/
chị ấy. Về mặt tiêu cực, sếp hách dịch là người giao tiếp kém và hay nghi
ngờ người khác.
Chuyên gia về lãnh đạo và giao tiếp, Sylvia Lafair, đồng thời là tác giả cuốn
sách Đừng mang vấn đề đó tới công việc, đưa ra lời khuyên: “Đối với kiểu
sếp này, điều quan trọng nhất là nhận thức được sự thông minh của họ, cách
họ thể hiện sự công bằng và cảm nhận của họ khi công việc hoàn thành”.
Lynn Taylor, tác giả cuốn sách Thuần hóa “bạo chúa” công sở và CEO của
công ty tư vấn mang tên mình, đề nghị khi tiếp xúc với sếp nghi ngờ mình,
bạn nên trình bày chi tiết về công việc và giải thích một cách thấu đáo bất cứ
vấn đề nào sếp hiểu lầm. Cô ấy cũng đề nghị nên liên lạc với sếp qua email –
điều này có thể hạn chế những mâu thuẫn không đáng có với sếp.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đối phó với những kiểu sếp khó chịu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối phó với những kiểu sếp khó
chịu
Dù hoàn thành tốt công việc ra sao, bạn dường như vẫn chưa làm sếp
hoàn toàn hài lòng. Tùy thuộc vào tính cách và phong cách làm việc mà
mỗi sếp có điểm khó tính riêng. Dưới đây là 5 kiểu sếp “khó chiều” như
vậy và cách đối phó với họ:
Trình bày chi tiết công việc và giải thích rõ ràng giúp sếp khỏi hiểu lầm.
Ảnh: internet
1. Sếp hách dịch
Sếp hách dịch là người sẵn sàng đối mặt với thách thức, có sự nhanh nhạy
trong công việc, là người sáng tạo và nhận thức tốt. Đó là ưu điểm của anh/
chị ấy. Về mặt tiêu cực, sếp hách dịch là người giao tiếp kém và hay nghi
ngờ người khác.
Chuyên gia về lãnh đạo và giao tiếp, Sylvia Lafair, đồng thời là tác giả cuốn
sách Đừng mang vấn đề đó tới công việc, đưa ra lời khuyên: “Đối với kiểu
sếp này, điều quan trọng nhất là nhận thức được sự thông minh của họ, cách
họ thể hiện sự công bằng và cảm nhận của họ khi công việc hoàn thành”.
Lynn Taylor, tác giả cuốn sách Thuần hóa “bạo chúa” công sở và CEO của
công ty tư vấn mang tên mình, đề nghị khi tiếp xúc với sếp nghi ngờ mình,
bạn nên trình bày chi tiết về công việc và giải thích một cách thấu đáo bất cứ
vấn đề nào sếp hiểu lầm. Cô ấy cũng đề nghị nên liên lạc với sếp qua email –
điều này có thể hạn chế những mâu thuẫn không đáng có với sếp.
2. Sếp ích kỉ
Anh/ cô ấy đặt bản thân mình cao hơn những người khác. Đặc biệt, kiểu sếp
này có thể chỉ trích một cách bất lịch sự tới cấp dưới. Anh/ cô ấy không hào
hứng với những lời góp ý và có ít sự thông cảm với nhân viên.
Taylor đề nghị sử dụng biện pháp mà cô ấy gọi là “C.A.L.M” (
Communicate: giao tiếp, Anticipate: dự đoán, Laugh: cười và Manage up:
kiểm soát ) để đối phó với những sếp này. Hãy giao tiếp với sếp thường
xuyên, bạn sẽ dần hiểu nguyên nhân sự khó tính của sếp. Dự đoán những
vấn đề trước khi chúng phát sinh hoặc trở nên căng thẳng hơn. Cười – nụ
cười có thể phát huy có tác dụng giảm “ nhiệt” khi cơn giận của sếp dâng
cao. Và cuối cùng, hãy kiểm soát tình hình bằng cách thể hiện vai trò gương
mẫu về cách cư xử tốt. Bạn nên áp dụng những biện pháp tích và tiêu cực
với sếp như khi cư xử với một đứa trẻ.
Lãnh đạo cần biết thu phục tất cả mọi người để đưa đến sự phát triển. Ảnh:
internet
3. Sếp thiếu quyết đoán
Kiểu sếp này khá được lòng nhân viên vì sự thoải mái nhưng đôi khi lại
khiến họ thất vọng vì sự thiếu quyết đoán của mình. Anh/ cô ấy quản lí một
cách đơn điệu, thậm chí thiếu hiệu quả.
Janet Civitelli, nhà tâm lí học về công sở của VocationVillage.com cho rằng
một trong những chiến lược tốt nhất để đối phó với sếp thiếu quyết đoán là
giúp anh/ chị ấy thấy được đưa ra quyết định không phải là việc đáng sợ.
Civitelli nói: “Thiếu quyết đoán thường đồng nghĩa rằng sếp sợ phạm sai
lầm, không hoàn hảo trong mắt mọi người. Do đó, hãy cố gắng tìm cách
giúp sếp bạn tỏa sáng”.
Vicky Oliver, tác giả cuốn sách 301 câu trả lời thông minh về nguyên tắc
kinh doanh, góp ý thêm: “Hãy xem sự thiếu quyết đoán của anh/ cô ấy là
một cơ hội cho bản thân Bạn có thể lãnh đạo trong cuộc thảo luận nhưng
đừng lầm tưởng về vai trò đó khi chưa đạt được. Sử dụng sự logic chứ
không phải cảm xúc khó kiềm chế”.
4. Sếp chuyên quyền
Lafair mô tả sếp này là người có trách nhiệm với công việc nhưng rất đáng
sợ. Lafair đưa ra lời khuyên: “Cách tốt nhất để kiểm soát sếp này là cho họ
biết bạn đánh giá cao cách họ kiểm soát tình huống. Chứng minh rằng bạn
sẵn sàng trở thành “cánh tay phải” của sếp.
Andy Kanefield, đồng tác giả cuốn sách Những giác quan không phổ biến,
cảnh báo những sếp này sẽ là người tác động tiêu cực tới nhân viên. “Sếp
nên là người giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình chứ không phải
làm họ sợ hãi”, Kanefield nói.
5. Sếp yêu cầu cao
Đây là sếp tạo ra môi trường cạnh tranh trong công việc. Nhưng nhiều khi
nhân viên lại không thể đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn quá cao của anh/ cô
ấy.
Kanefields khuyên rằng, đối với sếp đặc ra mục tiêu khó đạt được, bạn nên
hỏi càng nhiều thông tin càng tốt để chắc mình hiểu nhiệm vụ và quá trình
một cách rõ ràng. "Bạn nên hỏi chi tiết về nhiệm vụ, các bước thực hiện, ai
là người đã làm tốt Hãy cố gắng vẽ ra bức tranh về sự thành công”.