Đồng Đức Đốn - Nhà thơ lục bát hiện đại

Khoảng mười năm trở lại đây, xuất hiện khá đông các nhà thơ trên văn đàn. Công cuộc đổi mới đã mang một diện mạo mới cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Thơ cũng nhiều lên, cũng sôi động. Trung bình mỗi ngày có 2 tập thơ được in ra. Cuộc sống lẫn lộn vàng thau, lẫn lộn vui buồn. Thơ cũng thế! Trong bối cảnh ấy, Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng thơ đặc biệt với thể thơ lục bát hiện đại. Có lẽ ông là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. kể từ khi Nguyễn Bính - một người chân quê, đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời. Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng, trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và báo Tiền Phong Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Ông đã từng làm nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi. Những dấu vết ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của ông. Cho đến nay ông đã xuất bản 5 tập thơ: Chăn trâu đốt lửa (1993), Trở về với mẹ ta thôi (2000) v.v. Tuyển thơ Đồng Đức Bốn đã in đi in lại nhiều lần. Tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn cũng là phát hiện ra vẻ đẹp trong thơ ca dân tộc nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng.

doc14 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đồng Đức Đốn - Nhà thơ lục bát hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒNG ĐỨC BỐN- NHÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Khoảng mười năm trở lại đây, xuất hiện khá đông các nhà thơ trên văn đàn. Công cuộc đổi mới đã mang một diện mạo mới cho nền văn học nghệ thuật nước nhà. Thơ cũng nhiều lên, cũng sôi động. Trung bình mỗi ngày có 2 tập thơ được in ra. Cuộc sống lẫn lộn vàng thau, lẫn lộn vui buồn. Thơ cũng thế! Trong bối cảnh ấy, Đồng Đức Bốn nổi lên như một hiện tượng thơ đặc biệt với thể thơ lục bát hiện đại. Có lẽ ông là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở Việt Nam. kể từ khi Nguyễn Bính - một người chân quê, đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời. Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng, trong các cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội và báo Tiền Phong Đồng Đức Bốn sinh năm 1948, quê Hải Phòng. Ông đã từng làm nhiều nghề kiếm sống, cuộc đời sóng gió phiêu bạt nhiều nơi. Những dấu vết ấy hằn sâu trong nhiều bài thơ của ông. Cho đến nay ông đã xuất bản 5 tập thơ: Chăn trâu đốt lửa (1993), Trở về với mẹ ta thôi (2000) v.v... Tuyển thơ Đồng Đức Bốn đã in đi in lại nhiều lần. Tìm hiểu về thơ Đồng Đức Bốn cũng là phát hiện ra vẻ đẹp trong thơ ca dân tộc nói chung và thơ Đồng Đức Bốn nói riêng. 2.Mục đích của đề tài: Về lí luận: thực hiện đề tài này giúp bổ sung kiến thức về thơ Đồng đức bốn nói riêng và thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung. Về mặt thực tiễn: tìm hiểu một số văn bản thơ của Đồng Đức Bốn giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về một phong cách thơ lục bát độc đáo trên nền hiện đại, qua đó chúng ta biết trân trọng hơn những giá trị truyền thống của dân tộc. 3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đề tài này tôi thực hiện với mục tiêu sau: Khái quát những vấn đề về mặt lí luận chung về thể thơ lục bát Phong cách thơ Đồng Đức Bốn thể hiện qua một số bài thơ Vai trò, mối quan hệ giữa thơ Đồng Đức Bốn với thơ ca dân tộc. 4.Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Nhà thơ Đồng Đức Bốn là một “hiện tượng” trong những năm gần đây nên có rất nhiều đề tà nghiên cứu về ông. Có thể kể đến một số bài viết như: Bài giới thiệu về Đồng Đức Bốn_ Nguyễn Huy Thiệp Nhà thơ Đồng Đức Bốn – Nguyễn Anh Nông Đồng Đức Bốn và trận mưa cuối cùng_ Nguyễn Văn Thọ Cùng rất nhiều những bài phân tích thơ Đồng Đức Bốn ở những khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào xem xét một cách tổng quát về yếu tố “lục bát hiện đại” . 5.Đối tượng nghiên cứu, giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề lí luận liên quan đến thơ lục bát Việt Nam và chất lục bát hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu đề tài: một số tác phẩm của nhà thơ Đồng Đức Bốn. 7.Phương pháp nghiên cứu: Để tìm hiểu, nghiên cứu chất lục bát hiện đại trong thơ Đồng đức Bốn tôi đã sử dụng một số phương pháp sau đây: Phương pháp sưu tầm, phân tích tổng hợp: Thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề “ Đồng Đức Bốn- nhà thơ lục bát hiện đại” Phương pháp hệ thống: đây là phương pháp sử dụng sau cùng sau khi áp dụng các phương pháp trên. Phương pháp hệ thống dùng để gắn kết các vấn đề thành một hệ thống phù hợp. 8.Bố cục của đề tài: Báo cáo khao học gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung chính được bố cục thành 3 phần như sau: Lí luận chung về thể thơ lục bát Đồng Đức Bốn_ nhà thơ lục bát hiện đại Vai trò, mối quan hệ giữa thơ Đồng Đức Bốn với thơ ca dân tộc PHẦN NỘI DUNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ THỂ THƠ LỤC BÁT: Chúng ta biết rằng lục bát là một thể thơ cổ truyền đặc biệt Việt Nam, niêm luật nguyên thủy của nó cực kỳ chặt chẽ. Nhịp bình thường của câu thơ là nhịp đôi, câu sáu có ba nhịp (Chiều nay / Hồ Tây / có giông), câu tám có bốn nhịp (Tôi ngồi / trên sóng / mà không / thấy chìm). Đôi khi câu sáu có hai nhịp ba (Vẫn còn thấy / ở ca dao), câu tám có hai nhịp ba và một nhịp hai (Y nguyên hai / múi bưởi đào / em cho). Một quy định nữa là trong mỗi câu, cứ chữ cuối của nhịp trước là bằng thì chữ cuối của nhịp sau là trắc và ngược lại. Các chữ cuối nhịp phải là bằng, trắc lần lượt xen nhau. Riêng chữ thứ sáu và chữ thứ tám trong câu tám tuy đều là bằng nhưng không được cùng một thanh (chữ này là phù bình than thì chữ kia là trầm bình thanh hoặc ngược lại). Tuy quy định niêm luật chặt chẽ nhưng lục bát lại là một thể thơ dễ làm, ai cũng làm được (đương nhiên để làm cho hay thì không phải dễ!). Căn bệnh mà nhiều người làm thơ lục bát thường mắc là nhiều chữ quá, khôn chữ quá. Càng dụng công bao nhiêu thì thơ họ làm càng thiếu tự nhiên, càng dở bấy nhiêu. Tác giả giống như một người đang chơi trò chơi trí uẩn: anh ta nặn óc tìm cách sắp xếp các con chữ, các âm vận, âm điệu, cố khuôn nó vào ở trong niêm luật. Thơ lục bát có cái khó là niêm luật cực kỳ chặt chẽ, và là một thể thơ nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam. Người Việt Nam vị tình. Thơ lục bát cũng là một thể thơ vị tình. Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thật thà chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính vì thế mà cũng khó hay. Nhiều chữ quá, khôn chữ quá chính là căn bệnh mà nhiều người làm thơ lục bát dễ mắc phải. trong hàng vạn, hàng triệu người làm thơ lục bát thì đa phần đều ở diện “trí năng”, tức là làm thơ theo trí. Tác giả giống như một người đang chơi trò trí uẩn, sắp xếp các con chữ, các âm vận âm điệu, cố khuôn nó vào trong âm luật. Có thể thấy rõ sự dụng công của người làm thơ, càng dụng công bao nhiêu thơ càng thiếu tự nhiên, càng dở bấy nhiêu. Ở đây, diện tướng của người làm thơ hiện ra rất rõ, không sao trốn đi đâu được. Chính vì thế làm thơ lục bát mà không dụng công, dễ dàng như lời người nói quả là rất khó, rất hiếm. Có thể nói rằng trong hàng triệu người mới có một người, nó tựa như trò chơi xổ số trong văn chương và định mệnh. Đồng Đức Bốn là người tự dưng có duyên với riêng thể thơ lục bát. Đó là ân huệ trời đất dành riêng cho ông. 2. ĐỒNG ĐỨC BỐN – NHÀ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI Thơ lục bát của Đồng Đức Bốn thường ngắn, có hai, bốn, hoặc sáu, hoặc tám đến mười hai câu giống như ca dao. Đôi khi, nó có vẻ như một lời nói bâng quơ bình thường: Xong rồi chả biết đi đâu Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương. Chiều mưa phố Huế một mình Biết đâu là chỗ ân tình đến chơi. Gọi em một tiếng tưởng xong, Không ngờ ai nấp trong lòng trộm nghe. Cầm lòng bán cái vàng đi Để mua những cái nhiều khi không vàng. Chuồn chuồn cắn rốn biết bơi Con tôi chết bởi lời người hát ru. Con tôi chết ở ao tù Mà lời người vẫn hát ru ngọt ngào. Hình ảnh nông thôn hôm nay được Đồng Đức Bốn vẽ lại trong nhiều bài thơ vừa giống vừa khác với những thôn Đoài, thôn Đông trong thơ Nguyễn Bính trước đây. Vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn và mất mát khiến lòng ta nhói đau, khiến lòng ta nhớ khôn nguôi: Nhà quê có cái giếng đình Trúc xinh cứ đứng một mình lẳng lơ. Nhà quê có mấy trai tơ Quần bò, mũ cối giả vờ sang chơi. Nhà quê chân lấm tay bùn Mẹ đi cấy lúa rét run thân già. Chợ làng mở dưới gốc đa Nhà quê đem mấy con gà bán chơi. Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi Đồng ta trắng xoá cả trời nước trong. Trâu bò thất thểu long đong Trên bè tre rối bòng bong xoong nồi. Ối mẹ ơi đê đã vỡ rồi Mộ cha liệu có lên trời được không. Sao chưa thấy chiếc thuyền rồng Chở con với mẹ qua giông bão này. Thơ Đồng Đức Bốn khá giầu hình ảnh, và nói như nhà nghiên cứu phê bình văn học Vương Trí Nhàn: “Lục bát của Đồng Đức Bốn từ tốn, chậm rãi như lời nói vẩn vơ của một người vừa ngán sự đời, vừa không thôi chiêm nghiệm sự đời.” Thơ Đồng Đức Bốn giầu nhịp điệu, có thể thấy rằng không phải ngẫu nhiên mà nhiều nhạc sĩ đã nhận ra sự tài tình và đã có một tình cảm liên tài khi phổ nhạc cho thơ ông. Đấy là các nhạc sĩ Thuận Yến, Doãn Nho, Huy Thục, Đặng Hữu Phúc, Ấn Thuyên, Nguyễn Tiến, Nguyễn Cường, Tuấn Phương, Đoàn Bổng, Minh Quang… Đến nay, Đồng Đức Bốn đã có chừng hơn 50 bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc, rất có thể đây là những bài hát phổ thơ hay nhất trong vòng hai mươi năm qua. Cũng với tình cảm liên tài, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết bài “Bạn thơ” tặng riêng cho ĐĐB: Bạn chừ đóng gạch nơi nao Văn chương lấm láp vêu vao mặt người. Bất ngờ bạn đến thăm tôi Gửi cho mấy tập ôi trời là thơ. C âu dài câu ngắn ngẩn ngơ Những rơm với lửa, những tơ với tình. Một người hoang dại một mình Bơ vơ giữa phố mong thành thi nhân. Lòng yêu yêu đến trong ngần Đường xa thương vết chân trần bạn tôi. Mong sao bạn bớt bùi ngùi Cố làm thơ nữa để rồi gặp nhau… Đồng Đức Bốn là một nhà thơ sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát. Ông thuộc diện nhà thơ bảo tồn, bảo lưu các giá trị thơ ca truyền thống. Đấy là một điểm khá đặc biệt trong thời buổi thơ lẫn lộn trắng, đen, thật, giả, lẫn lộn chuyên nghiệp và nghiệp dư hôm nay. Thơ ông dị ứng với những cách tân bí hiểm trừu tượng. Sự hiện đại trong thơ Đồng Đức Bốn là ở nội lực bên trong của từng câu thơ. Thơ hiện đại của ĐĐB chính là hơi thở, là hồn vía của cuộc sống hôm nay được “quản thúc” trong niêm luật cổ truyền lục bát( Nguyễn Huy Thiệp). Ông thật xứng đáng với danh hiệu thi nhân, một danh hiệu vẻ vang không dễ dàng gì có được. Đấy chính là giá trị quí báu mà Đồng Đức Bốn cống hiến cho đời, cho cuộc sống. Chùm thơ Đồng Đức Bốn rút trong tập Chăn trâu đốt lửa Chợ buồn Chợ buồn đem bán những vui Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em. Chợ buồn bán nhớ cho quên Bán mưa cho nắng, bán đêm cho ngày. Chợ buồn bán tỉnh cho say Bán thương suốt một đời này cho yêu. Tôi giờ xa cách bao nhiêu Đem thơ đổi lấy những chiều tương tư. Sông Thương ngày không em Không em ra ngõ kéo diều Nào ngờ đuợc mảnh trăng chiều trên tay, Luồn kim vào nhớ để may Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm. Sông Thương như gỗ hóa trầm. Đúng như mọi người đã nhận xét về ông, một hồn thơ lục bát hiếm gặp. Câu từ mang âm hưởng dân dã còn nhiều (cũng là thơ lục bát, cũng âm hưởng đồng quê nhưng Nguyễn Bính và Đồng Đức Bốn khác nhau nhiều lắm). Đọc thơ Nguyễn Bính người ta thấy xót xa, thấy ca từ, thấy chất nhạc, nhưng đọc thơ Đồng Đức Bốn thì nhiều khi giống như những lời nói bâng quơ: Xong rồi chả biết đi đâu Xích lô Bà Triệu ra cầu Chương Dương Người ta gọi Đoàn Văn Cừ là nhà thơ của đồng quê với bài thơ "Chợ tết" (một bài thơ mang lại cho người đọc những âm thanh, những màu sắc vui nhộn của một phiên chợ quê) thì Đồng Đức Bốn cũng vậy, chỉ dăm ba câu thôi đã làm cho người đọc thấy ngậm ngùi: Chăn trâu đốt cỏ trên đồng Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều. Mải mê đuổi một con diều Củ khoai nướng để cả chiều thành tro. Đang trưa ăn mày vào chùa Sư ra cho một lá bùa rồi đi. Lá bùa chẳng biết làm gì Ăn mày nhét túi lại đi ăn mày. Rồi, còn nữa: ...Bao nhiêu là thứ bùa mê Cũng không bằng được nhà quê của mình Câu thơ nấp ở sân đình Nhuộm trăng trăng sáng , nhuộm tình tình đau Nhuộm buồn những hạt mưa mau Thành sao nở trắng vườn cau trước nhà Nhuộm hương của các loài hoa Thành mơn mởn tóc đuôi gà cho em (trích) Nhà Quê 3. VAI TRÒ, MỐI QUAN HỆ GIỮA THƠ ĐỒNG ĐỨC BỐN VÀ THƠ CA DÂN TỘC Đồng Đức Bốn đã để lại nhiều bài thơ lục bát độc đáo được viết theo một phong cách nhất quán của riêng mình: Ngày không em I. Không em ra ngõ kéo diều Nào ngờ được mảnh trăng chiều trên tay Luồn kim vào nhớ để may Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm II. Em đi như chim về ngàn Để rơi một cánh hoa tan nát chiều Tôi đi tìm một tình yêu Trên dòng sông chứa rất nhiều ban mai Tôi đi trên dòng sông gai Lốt chân chim đậu trên vai thành hồ Không em từ bấy đến giờ Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang Đồng Đức Bốn là nhà thơ ý thức trở về với cội nguồn ca dao dân tộc, một cây bút lục bát khoẻ khoắn và độc đáo của nền văn học đương đại, đã góp phần làm nên cái duyên của thể thơ 6-8 hiện đại. Thơ lục bát Đồng Đức Bốn có một sức thu hút kỳ lạ, đặc biệt là ở những câu thơ kết bài, cứ tạo một dư ba trong lòng người đọc: Tôi nghe nẫu cả những chiều Câu thơ ngã xuống đổ xiêu mái chùa (Quốc kêu) hay: Vớt buồn trên mặt sông trôi Bây giờ vẫn chỉ mình tôi giữa dòng (Đời tôi) Bài thơ “Ngày không em” cũng có một sức hút như thế. Giọng thơ nhẩn nha, chậm rãi đến thiết tha. Ba khổ thơ được chia làm hai phần, không dùng một dấu chấm câu nào, dường như không có sự kết thúc mà cứ mênh mông, dàn trải… Bốn câu thơ đầu là một bức thông điệp về một nỗi cô đơn, cô đơn vì “không em”. Không em, mọi giá trị thực của cuộc sống như biến thành ảo hết: diều biến thành mảnh trăng chiều, chỉ để may cứ bị đứt. Qua phần thứ II thì 8 câu thơ như đè nặng xuống, kéo toàn bộ bài thơ chùng xuống bởi sự không tương xứng giữa hai phần. Nếu phần I mới chỉ là lời thông báo “không em”, thì phần II lại là tâm trạng cô đơn của người con trai được nhân đôi lên bởi những câu lục bát: Em đi như chim về ngàn Để rơi một cánh hoa tan nát chiều Cấp độ của nỗi buồn đã nhân lên, giọng thơ đã chuyển sang cái xót xa, đau đớn đến “tan nát chiều” chứ không còn dừng lại ở cái nhẩn nha chậm rãi buồn như khổ thơ trên. Đến hai câu thơ kết bài: Không em từ bấy đến giờ Bàn tay vẫn héo như cờ chịu tang Nỗi buồn ở đây được đẩy lên tận cùng. Hình ảnh lá cờ tang như cứa sâu vào cả bài thơ, bao trùm lên toàn bài thơ là một sự lụi tàn, héo úa, chế t chóc. Và chỉ đến câu kết này tác giả mới dùng dấu chấm hết duy nhất trong bài, nhưng bài thơ thì không kết thúc mà cứ lan tỏa một nỗi buồn mênh mang. Thơ Đồng Đức Bốn là thế, cứ ám ảnh lòng người bởi những câu thơ giàu hình ảnh, tứ thơ sâu sắc. Từ xưa đến nay, thơ viết về tình yêu, về nỗi buồn thất tình thì nhiều lắm, bởi những cung bậc tình cảm này không thể thiếu trong tình yêu. Song có thể nói Ngày không em là một sự thể hiện mới, bởi nhân vật trữ tình trong bài thơ không hướng đến một sự chia sẻ, cảm thông của “đối tượng” mà chỉ là tự bộc lộ cảm xúc thật của bản thân. Cảm xúc thật và ảo thẩm thấu vào nhau tạo nên những câu thơ độc đáo và rất Đông Đức Bốn. Dễ dàng nhận xét là nhiều bài thơ Đồng Đức Bốn không có được cái sự liền mạch, mà hình như do từng mảng ghép lại, mỗi mảng là một đôi sáu tám hoặc hai đôi liền. Viết cái gì thì cũng vậy mà làm thơ càng dễ vậy, kỵ nhất là cái lối câu nọ gọi câu kia, đưa đẩy chuyển tiếp kết quả thành một thứ thuận miệng giống như người quen chân đi mãi, nhiều khi vẫn đi đấy mà không biết mình đi đâu. Trong một thể như lục bát điều đó càng dễ xảy ra. Không có kết cấu, nó quá tự do, nhưng cũng chứa đầy cạm bẫy trong cái tự do đó. Do một sự may mắn nào đó, Đồng Đức Bốn có duyên sớm ngộ thấy cái sự mòn mỏi của nó, nên cố tìm cách tránh. Lục bát ở đây không nhịp nhàng nối tiếp mà cứ giật cục như cái gì ngắc lại nghèn nghẹn nơi cổ. Thứ lục bát đó tôn thêm cảm giác quê mùa hoang dại chung của thơ. Phải liều mạng lắm người ta mới dám viết những câu ngang phè, đại loại: Rét lòng khát ngọn lửa nhen Mà áo đỏ áo đỏ em đâu rồi Thế nhưng đó chính là những câu thơ làm cho người đọc không đọc lục bát theo kiểu trôi tuồn tuột, mà phải dừng lại ngẫm nghĩ, cũng tức là nhà thơ đạt được cái hiệu quả mà người cầm bút nào cũng mong muốn. Nhà thơ Bằng Việt cho rằng Đồng Đức Bốn đã thể hiện được cái tài hoa, độc đáo của mình bằng những câu lục bát đậm chất quê mùa nhưng lại ẩn chứa nhiều triết lý về thế thái, nhân tình. Nếu như mỗi bài thơ của Nguyễn Bính là một thể thống nhất, trọn vẹn không thể phá vỡ, thì mỗi câu lục bát của Đồng Đức Bốn đứng độc lập vẫn có giá trị như những câu tục ngữ, ca dao đã sống nghìn đời nay. Bản thân Đồng Đức Bốn cũng rất tự hào, bởi trong giai đoạn thơ ca chuyển mình, thời kỳ mà “ra ngõ gặp nhà thơ”, ông vẫn chung thủy với thể thơ dân gian và đã tạo nét riêng cho mình, không lẫn vào đâu được. Nhiều đồng nghiệp không ngại ngần đánh giá cao thơ Đồng Đức Bốn, cho rằng chính ông đã làm mới thể thơ lục bát bằng chất tình trong trẻo, nỗi đau đáu với đời và cả cái ngông của một kẻ sĩ. KẾT LUẬN Đồng Đức Bốn, cho chúng ta cảm giác về một tính cách pha trộn trong con người ông. Trong giọng thơ ấy, cái già cỗi mệt mỏi tồn tại ngay bên cạnh cái trẻ trung, cái ham muốn bồng bột nẩy nở đấy mà cũng tàn lụi ngay đấy, để rút lại nhường chỗ cho cái ngu ngơ bất lực bao trùm. Vừa chấp nhận đầu hàng, bỏ qua tất cả, mà lại vừa tham lam càm quắp, cò kè tính toán, vơ véo nhặt nhạnh, níu kéo lấy một cái gì lúc nào cũng có thể mất. Hình như sự chấp nhận nửa vời như thế đang là cái cách mà nhiều người đương thời, trước một đời sống đầy bất trắc, tự phát tìm đến để tự vệ?! Trong khi khai phá và trình bày nỗi niềm hoang dại nơi mình, người thi sĩ đã giúp chúng ta tìm thấy một phần cái ta sẵn có mà lâu nay chót quên lãng và mặc dầu vẫn sống đủ với nó, song hầu như lại chưa bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về nó. Cuộc đời thì ngắn mà mỗi chúng ta thì bơ vơ lắm.