Thành Phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa và phát triển khoa học của miền Trung. Trong những năm gần đây Thành phố Đà Nẵng đã có được những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, nhịp độ đô thị hóa tăng nhanh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu phục vụ đời sống của các tầng lớp nhân dân tăng cao. Với chính sách phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh thành phố đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng ngày càng nhiều dự án khu chung cư, đô thị mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, phát triển các loại hình dịch vụ của người dân ngày một tăng và nắm bắt được chính sách khuyến khích phát triển đô thị mới Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng tiến hành thực hiện dự án xây dựng “Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng”.
Tuy nhiên, khi Khu đô thị mới được xây dựng và đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ; thông tư 05/2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là thông tư Số: 26/2011/TT-BTNMT, Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng đã phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng “Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng”.
78 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2852 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông
Bảng 3.2. Hệ số ô nhiễm không khí trong quá trình hàn cắt kim loại
Bảng 3.3. Mức độ sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công
Bảng 3.4. Tải lượng ô nhiễm do các phương tiện giao thông
Bảng 3.5. Bảng các chất ô nhiễm môi trường nước thải sinh hoạt
Bảng 3.6. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Bảng 5.1. Chương trình quản lý môi trường
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Sơ đồ thoát nước của khu đô thị
Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải tập trung
Hinh 4.3. Sơ đồ quy trình thu gom rác
Phụ lục ảnh 4: Sơ đồ vị trí dự án
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxi hóa học
DO Oxi hòa tan
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
SS Hàm lượng cặn lơ lửng
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
WHO Tổ chức y tế thế giới
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Thành Phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa và phát triển khoa học… của miền Trung. Trong những năm gần đây Thành phố Đà Nẵng đã có được những bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, nhịp độ đô thị hóa tăng nhanh, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu phục vụ đời sống của các tầng lớp nhân dân tăng cao. Với chính sách phát triển đô thị và nhà ở của tỉnh thành phố đã và đang khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng ngày càng nhiều dự án khu chung cư, đô thị mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở, phát triển các loại hình dịch vụ của người dân ngày một tăng và nắm bắt được chính sách khuyến khích phát triển đô thị mới Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng tiến hành thực hiện dự án xây dựng “Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng”.
Tuy nhiên, khi Khu đô thị mới được xây dựng và đi vào hoạt động, bên cạnh những lợi ích to lớn về mặt kinh tế, xã hội tất yếu cũng sẽ phát sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Thực hiện nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP của chính phủ; thông tư 05/2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đặc biệt là thông tư Số: 26/2011/TT-BTNMT, Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng đã phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường tiến hành lập Báo cáo Đánh giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng “Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng”.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện DTM
2.1. Các văn bản pháp luật, kỹ thuật
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được lập trên trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lí hiện hành sau:
- Luât bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 29/11/ 2005
- Thông tư số 26/2011 TT-BTNMT qui định một số điều của Nghị định số 29/2011 NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính Phủ qui định về đánh giá tác động môi trường chiến lược đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Nghị định số 29/2011 NĐ-CP ngày 18/4/ 2011 qui định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
- Quyết đinh số 215/QĐ.UBND-ĐT ngày 28/1/2010 của UBND TP.Đà Nẵng về việc phê duyệt đồ án chi tiết và quyết định số 324/QĐ.UBND-ĐT của UBND TP Đà Nẵng về việc điều chỉnh đồ án qui hoạch chi tiết dự án khu đô thị mới Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng
2.2. Liệt kê các tiêu chuẩn các quy chuẩn áp dụng
Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại.
Quyết định số 16/2008/BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Quyết định 04/2008/QĐ- BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình, ban hành kèm theo quyết định số 47/1999/QĐ-BXD, ngày 21 tháng 12 năm 1999.
TCVN 4513: 1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 4474: 1987 - Thoát nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 5760: 1994 - Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 2622: 1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế;
TCVN 6160: 1996 - Phòng cháy chữa cháy Nhà cao tầng, Yêu cầu thiết kế;
TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
TCXD 51: 1984 - Thoát nước: Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế.
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình DTM
Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập báo cáo ĐTM:
- Khảo sát đo đạc lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường
- Phương pháp thống kê thu thập tài liệu, số liệu liên quan về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội khu vực thực hiệ dự án, về công nghệ xử lí chất thải
Phương pháp so sánh: Đánh giá hiện trạng tác động môi trường dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam
- Phương pháp chuyên gia: tổ chức hôi thảo nội bộ, lấy các ý kiến các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liên quan
- Các phương pháp sử dụng lập báo cáo ĐTM khá đầy đủ hợp lí và khoa học có độ tin cậy cao đã được cơ quan tư vấn sử để lập báo cáo DTM hiệu quả đạt yêu cầu.
4. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án “Khu đô thị mới Phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu – thành phố Đà Nẵng” do Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng cùng với Công ty Cổ phần Tư vấn Tài nguyên và Môi trường phối hợp thực hiện.
Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án còn nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau:
- UBND phường Hòa Khánh Nam – Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.
- UBMTTQ Quận Liên Chiểu – thành phố Đà Nẵng.
Tên và và địa chỉ liên hệ của cơ quan tư vấn:
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- Địa chỉ: Số 272 – Lí Tự Trọng nối dài – Quận Hải Châu – thành Đà Nẵng
- Điện thoại : 05113.831745
- Đại diện: Bà Nguyễn Hồng Phương Chức vụ: Gíam đốc
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho Dự án.
1. Ông Nguyễn Duy Hiển, Kỹ sư hóa, Giám đốc
2. Ông Nguyễn Hồ Xuân Anh, Kỹ sư Công nghệ môi trường, cán bộ kỹ thuật
3. Bà Phạm Thị Lành, Cử nhân môi trường, cán bộ kỹ thuật
4. Ông Nguyễn Lê Khải, Cử nhân môi trường, cán bộ kỹ thuật
5. Bà Hoàng Thị Bé, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
6. Bà Hoàng Thị Ngọc Trâm, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
7. Đinh Thị Hiền, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
8. Bà Đậu Thị Mỹ Thêu, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
9. Bà Nguyễn Thị Thúy, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
10. Bà Nguyễn Hải Yến, Kỹ sư môi trường, cán bộ kỹ thuật
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
Tên dự án
- Tên dự án: Khu đô thị mới phường Hòa Khánh Nam - Quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng”
- Địa điểm: Lô 21, phường Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
1.2. Chủ dự án
Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu Xây dựng và Xây lắp Đà Nẵng
Ông : Nguyễn Duy Hiển Chức danh: Giám Đốc
Địa chỉ: số 15 Lê Hồng Phong- Quận Hải Châu - TP Đà Nẵng
Điện thoại liên hệ: ( 84-0511) 3822832/3562509 Fax: (84-0511)3822338
1.3. Vị trí địa lí của dự án
Khu đô thị mới Hòa Khánh Nam có tổng diện tích là 14 hecta, nằm trong tổng thể khu quy hoạch đô thị Quận Liên Chiểu - TP. Đà Nẵng
- Phía Bắc: Giáp với đường 60
- Phía Nam: Giáp với khu dân cư
- Phía Đông: Giáp với biển
- Phía Tây: Giáp với đường tàu
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án
Đầu tư xây dựng đồng bộ “Khu Đô Thị Mới Hòa Khánh Nam có điều kiện thu hút được lượng người có nhu cầu đến sống và sinh hoạt ở đây
Tạo tiền đề cho việc liên tục quy hoạch phát triển đồng bộ khu đô thị mới Hòa Khánh Nam
1.4.2. Khối lượng và qui mô các hạng mục dự án
A. Biệt thự
1. Mẫu biệt thự 1
Số nhà biệt thự 32 căn
Diện tích đất 8000m2
Tổng diện tích sàn 14.000m2
Tổng số người trong BT1: 32*5=160 người
2.Mẫu biệt thự 2
Số nhà biệt thự 28 căn
Diện tích 6.954m2
Tổng diện tích sàn 12.170m2
Tổng số người trong BT2: 28*5= 140 người
3. Mẫu biệt thự 3
Số nhà biệt thự 21 căn
Diện tích 4610m2
Tổng diện tích sàn 8068
Tổng số người trong BT3: 21*5= 105 người
4.Mẫu biệt thự 4
Số nhà biệt thự:23 căn
Diện tích đất:5986m2
Tổng diện tích sàn:10.476m2
Tổng số người trong BT4:23*5 = 115
5.Mẫu biệt thự 5
Số nhà biệt thự:9 căn
Diện tích đất:2987m2
Tổng diện tích sàn:5227m2
Tổng số người trong BT5:9 * 5= 45 người
Tổng số căn biệt thự 113 căn, bình quân 1 căn nhà biệt thự có 5 người vậy tổng số người trong khu biệt thự là 565 người.
B. Nhà liền kề
1. Khối nhà liền kề NL1
Số căn hộ liền kề: 28 căn
Diện tích đất: 3757 m2
Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL1: 8453m2
Tổng số người trong NL1: 28*4=112 người
2. Khối nhà liền kề NL2
Số căn hộ liền kề:33căn
Diện tích đất:4700m2
Tổng diện tích sàn khu nhà liền kề NL2: 10575m2
Tổng số người trong NL2:33*4=132 người
3.Khối nhà liền kề NL3
Số căn hộ liền kề 26 căn
Diện tích đất:3190m2
Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL3: 7178m2
Tổng số người trong NL3: 26*4= 104 người
4. Khối nhà liền kề NL4
Số căn hộ liền kề 32 căn
Diện tích đất: 3910m2
Tổng diện tích sàn khu nhà liền kề NL4: 8798m2
Tổng số người trong NL4: 32* 4= 128 người
5.Khối nhà liền kề NL5
Số căn hộ liền kề:32 căn
Diện tích đất 4900m2
Tổng diện tích sàn khu nhà ở liền kề NL5:11025m2
Tổng số người trong NL5:32*4=128 người
Như vậy tổng số căn liền kề là 151 căn tương đương với số người là 4*151=604 người ( trung bình mỗi căn hộ có 4 người )
C. Nhà chung cư cho người có thu nhập thấp
Khu A
Diện tích đất 6157m2
Tổng diện tích sàn khu A:7696m2
Tổng số người trong khu A là 620 người
Khu B
Diện tích đất 5600m2
Tổng diện tích sàn khu D 7000m2
Tổng số người trong khu d là 560 người
Tổng số người trong 2 chung cư là 1180 người
D. Nhà chung cư cao cấp và dịch vụ hạ tầng
Khu C
Diện tích đất là 5055m2
Tổng diện tích sàn là 12132
Tầng trệt thương mại dịch vụ :809m2
Tầng 2-15 tổng diện tích sàn là 11323m2
Diện tích mỗi tầng gần 800m2 tương đương 16 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong B là 16*4 *14=896 người
Khu D
Diện tích đất là 4721m2
Tổng diện tích sàn là 11330m2
Tầng trệt thương mại dịch vụ là 755m2
Tầng 2-15 tổng diện tích sàn là 10.575m2
Diện tích mỗi tầng 760m2 tương đương với 14 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong C là 14*4*14=784 người
Khu E
Diện tích đất :7000m2
Tổng diện tích sàn:16.800m2
Tầng trệt thương mại dịch vụ:1120m2
Tầng 2-15 tổng diện tích sàn :15680m2
Diện tích mỗi tầng là:1120m2 tương đương 20 căn hộ mỗi tầng
Vậy tổng số người trong khu E là 20*4*14=1120 người
1.4.3. Danh mục máy móc, thiết bị
Xe máy xúc, xe máy đào, xe ủi đất, xe cẩu, cần trục, xe lu, xe tải, thiết bị trộn bêtông, xi măng, nhựa đường, thiết bị bơm bêtông, máy kinh vĩ, máy toàn đạc, băng tải băng truyền, máy hàn, máy mài, máy phun, máy đầm, kích, con đội, đoàn bẫy, máy móc thiết bị xây dựng khác….
1.4.4. Nguyên - nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án
- Nguyên nhiên vật liệu đầu vào: vật tư xây dựng: sắt thép, xi măng
- Nguyên vật liệu đầu ra: nhà ở và các dịch vụ, công trình phụ trợ
1.4.5. Tiến độ thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện 3 năm (từ 2011-2014): Thứ tự ưu tiên các hạng mục dựa trên các cơ sở sau:
+ San lấp mặt bằng
+ Thi công toàn bộ hệ thống hạ tầng: Đường giao thông, điện, cấp thoát nước, xử lý nước thải
+ Điều kiện thi công các hạng mục: thứ tự ưu tiên các hạng mục được đan xen nhau nhưng vẫn đảm bảo tính chất trước sau
1.4.6. Vốn đầu tư
- Tổng mức vốn đầu tư 1.000.000.000.000đ (Một nghìn tỉ đồng)
- Nguồn vốn đầu tư:
+Vốn tự có của chủ đầu tư
+Vốn huy động từ các pháp nhân cá nhân hợp pháp khác
+Vốn vay ngân hàng
* Mức đầu tư bảo vệ môi trường cho dự án
- Tổng chi phí: 4.065.000.000 (Bốn tỷ không trăm sáu lăm triệu Việt Nam đồng)
- Chi phí vận hành: chi phí xử lí m3 thải khoảng 2000đ/m3
* Thu gom và xử lí rác thải
Ban quản lí khu đô thị mới Hòa Khánh Nam sẽ thành lập tổ vệ sinh để vệ sinh quét dọn thu gom rác tại khu công cộng, đường nội bộ, khu dân cư và đổ lại tập trung theo qui định vào cuối mỗi ngày.
Số lượng công nhân khoảng 10 người, số lượng xe thu gom vật dụng đi kèm 10 bộ ( 2.000.000 đ ).
1.4.7. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Hình thức tổ chức quản lí: Chủ đầu tư trực tiếp quản lí
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI THỰC HIỆN DỰ ÁN
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
2.1.1. Điều kiện về địa hình, địa chất
Khu quy hoạch có địa hình chủ yếu là bằng phẳng, có các gò đồi thấp, độ cao không đáng kể, có các vùng trũng để trồng lúa và các cây công nghiệp hàng năm. Có ao hồ phân tán lẻ tẻ. Khu quy hoạch giáp biển nên chịu sự tác động của biển.
Theo khảo sát sơ bộ thì sản phẩm của dạng địa mạo trên bề mặt đặc trưng bởi đất pha cát lẫn nhiều sỏi dặm, đất đỏ vàng, thế nằm ngang, ổn định.
Như vậy, theo kết quả đánh giá khảo sát ta thấy:
- Trong khu vực xây dựng dự án không có hiện tượng địa chất bất lợi xảy ra như: động đất, hoạt động núi lửa, đá lăn, cát chảy…
- Địa hình và giao thông thuận lợi để tập kết vật liệu và thi công công trình.
- Đất nền vị trí xây dựng dự án tương đối đồng nhất về mặt địa tầng, ổn định về mặt chịu tải và biến dạng.
- Nước ngầm phần lớn không ảnh hưởng đến hố móng thi công, ngoại trừ khi xây dựng các hạng mục công trình nằm ở khu vực ruộng lúa cần chú ý đến vấn đề nước chảy vào hố.
=> Địa chất này phù hợp với xây dựng công trình nhà cao tầng, nhưng phải ép cọc móng và cọc khoan để tạo độ vững chắc và an toàn cho nhà cao tầng.
2.1.2. Điều kiện về khí tượng
a. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí là yếu tố tạo nên vùng phân bố và sự phân tầng nơi cư trú của sinh vật trong nước cũng như trên cạn. Do đó, nhiệt độ là yếu tố quan trọng khi nghiên cứu các vấn đề về môi trường. Nên nhiệt độ của khu vực dự án nằm trong miền khí hậu vùng Trung Trung Bộ.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 25,90C. Mùa hè nóng nhất từ tháng 6 – tháng 8, nhiệt độ trung bình vào khoảng 28 – 300C. Mùa đông là thời kì hoạt động của gió mùa Đông Bắc, thỉnh thoảng có các đợt rét mùa đông ngắn, nhiệt độ ít khi xuống dưới 120C, trung bình nhiệt độ lạnh nhất là 18 - 230C. (Theo tài liệu Quy hoạch tổng thể KT – XH quận Liên Chiểu)
b. Lượng mưa
Trong khu vực dự án sự phân biệt mùa mưa và mùa khô trong năm khá rõ rệt với các đặc trưng sau:
Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm/năm. Lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 – tháng 4, lượng mưa trung bình từ 23-40mm/tháng. Lượng mưa cao nhất từ tháng 10 – tháng 11, trung bình là từ 550 - 1000mm/tháng.
c. Hiện tượng bão nhiệt đới
Thông thường, bão và các áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông có hai lần cực đại vào tháng 6 và tháng 8, hai lần cực tiểu vào tháng 7 và các tháng mùa đông. Quận Liên Chiểu nằm giáp với biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của biển Đông nên bão thường đổ bộ trực tiếp vào các tháng từ tháng 9 đến tháng 12. Trung bình có 3 - 4 cơn bão và 2 - 3 đợt áp thấp nhiệt đới trên năm. Mùa mưa trùng với mùa bão thường kèm theo mưa to, gây ra ngập lụt cho vùng nhưng không kéo dài.
d. Độ ẩm, mây, nắng
Các yếu tố nhiệt độ, mây và nắng có ảnh hưởng đến quá trình lan truyền chuyển hóa các chất trong không khí và nguồn nước, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của sinh vật. Đây cũng là một trong những vùng có độ ẩm không khí cao, trung bình là 83,4 %, cao nhất vào các tháng 10; 11 trung bình từ 85,67 - 87,67%, thấp nhất vào các tháng 6 - 7, trung bình từ 76,67 - 77,33%.
Cường độ bức xạ mặt trời đạt giá trị cao. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất vào tháng 5 - 6 trung bình từ 234 - 277 giờ/tháng, ít nhất vào các tháng 11 - 12 trung bình từ 69 - 165 giờ/tháng.
Lượng mây thì trung bình lưu lượng toàn thể là 5,3.
e. Gió
Khu vực dự án có chế độ gió chịu sự chi phối của gió mùa khu vực Đông Nam Á. Hướng gió thịnh hành mùa hè là gió Đông, Đông Nam từ tháng 4 – 8, hướng gió thịnh ành vào mùa đông là gió Bắc và Đông Bắc từ tháng 10 – 3 năm sau, hướng gió toàn năm là hướng Đông Nam. Ngoài ra, trong năm còn có gió Tây hoạt động tuy không khốc liệt như vùng đồng bằng Trung Bộ nhưng cũng gây khô hạn trong một số vùng.
Gió tại khu vực dự án có vận tốc trung bình là 3,3m/s, vận tốc gió cực đại là 40m/s vào những ngày có áp thấp nhiệt đới và bão.
2.1.3. Điều kiện thuỷ văn, thủy triều
a. Thủy văn
Do đặc điểm khí hậu nắng lắm mưa nhiều như đã trình bày ở trên nên có nhiều sông ngòi, nhưng chủ yếu là sông ngắn, độ dốc thấp.
Khu vực dự án gần sông Cu Đê, nằm ở phía Bắc của thành phố có chiều dài là 38 km, bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã, là hợp lưu của hai con sông: sông Bắc dài 23 km, sông Nam dài 47 km. Tổng diện tích của lưu vực là 426 km2, tổng lượng nước bình quân hàng năm vào khoảng 0,5 tỷ m3. Hạ lưu sông Cu Đê thường bị nhiễm mặn trong mùa khô. Mùa lũ mực nước sông Cu Đê cao hơn mực nước trung bình hàng năm. Dòng sông là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân quận Liên chiểu.
Về nước ngầm: Theo tài liệu đánh giá nước ngầm mới nhất của đoàn địa chất 501, nước ngầm quận Liên Chiểu thuộc tầng chứa nước trầm tích bở rời Halocen – Peistocen và tầng nước khe nứt hệ tầng A Vương. Phần lớn, nước ở các tầng chứa nước thuộc hệ Đệ Tứ ở các vùng hạ lưu sông Cu Đê bị nhiễm phèn, mặn do có trầm tích là các sông biển.
b. Thủy triều
Biển thành phố Đà Nẵng có chế độ bán nhật triều mỗi ngày lên xuống hai lần, biên độ triều dao động từ 0,69 – 0,85m, biên độ lớn nhất là 1,3m. Về mùa khô mực nước ngầm xuống thấp, nước biển xâm nhập sâu vào đất liền gây nhiễm mặn nguồn nước mặt và nước ngầm làm ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của cư dân.
Mực nước theo cao độ ở Hải Đồ: Độ cao cực đại của mực nước biển là + 1,7 m, cực tiểu là + 0,1m, độ cao trung bình của mực nước biển là +0,9 m.
2.1.4. Hiện trạng chất lượng môi trường các thành phần vật lý
Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm trong khu vực dự án, đơn vị tư vấn lập báo cáo ĐTM phải phối hợp cùng với trung tâm quan trắc môi trường tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu để phân tích.
Tiến hành đo đạc trong điều kiện trời nắng, có gió nhẹ.
Các phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn môi trường Việt Nam do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
a. Hiện trạng môi trường không khí
Mạng lưới lấy mẫu không khí ở các điểm khác nhau trong khu vực
Chỉ tiêu đo đạc chất lượng môi trường không khí được đánh giá thông qua những thông số sau đây: tiếng ồn, NO2, SO2, bụi và CO.
Từ kết quả phân tích thì đem ra nhận xét về chất lượng môi trường không khí tại khu vực dự án và căn cứ vào các thông số phân tích để giám sát chất lượng không khí khi dự án đi vào hoạt động.
b. Hiện trạng môi trường nước mặt
Mạng lưới lấy mẫu tại sông, hồ ở khu vực dự án
Chỉ tiêu đo đạc: Các thông số đặc trưng cho tính chất nước mặt của khu vực dự án của khu vực dự án bao gồm: PH, BOD, DO, SS, Fe tổng, Coliform, độ đục, nitrate.
Sau khi phân tích kết quả sẽ cho ta biết được chất lượng nguồn nước mặt ở khu vực dự án. Chúng ta sử dụng số liệu phân tích của các thong số làm nên để đánh giá mức độ ảnh hưởng của dự án đến môi trường nước mặt.
c. Hiện trạng môi trường nước ngầm
Mạng lưới lấy mẫu nước ngầm có thể lấy các mẫu ở các giếng đóng của người dân.
Chỉ tiêu đo đạc: chất lượng môi trường nước ngầm được đánh giá qua các thông sô đặc trưng sau: PH, độ đục, lượng oxi hòa tan (DO), chất rắn lơ lửng(SS), nhu cầu oxi hóa(BOD), sắt(Fe), Asen(As), coliform.
Sau khi có mẫu phân tích chúng ta sẽ có thể đánh giá được mức độ nước ngầm ở đây có đủ tiêu chuẩn để phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân khi công trình đi vảo sử dụng.
2.1.5. Tài nguyên sinh học
Phần l