Nhu cầu đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn xuất phát từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu của chính chủ nghĩa xã hội là không ngừng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, từ chính sách môi trường của Nhà nước ta và cuối cùng là mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hóa của cả nước và của khu vực, xứng đáng với lịch sử và truyền thống của Thăng Long ngàn năm.
Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có yếu kém như chưa có nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch.
Trước nhu cầu phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Du lịch Việt nam cần có một chiến lược phát triển đúng đắn, một chương trình hành động mạnh mẽ, đồng bộ trong phạm vi cả nước, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, đã quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô.
Cho đến nay, một số khu du lịch ở các địa phưong quanh Hà nội đã đựơc đưa vào khai thác du lịch như: Khu du lịch suối Ngọc - Vua bà (tỉnh Hoà Bình), Khu du lịch Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu du lịch Suối Tiên, Khu du lịch Đồng Mô - Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ), Với khoảng cách trung bình trên dưới 60 km, khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch đó, đặc biệt là vào các ngày nghỉ cuối tuần, các khu du lịch đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi của du khách. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng, các tuyến điểm du lịch này chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nguyên nhân chủ yếu là do mới chỉ được khai thác, tận dụng những gì sẵn có mà chưa được đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vui chơi giải trí.
Với thực tế đó, Hà nội cần có thêm những khu du lịch và vui chơi, giải trí được đầu tư với quy mô lớn và hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của người dân Hà nội, của người dân sống ở các vùng lân cận Hà Nội và của du khách quốc tế.
Trong xu thế phát triển đô thị hiện nay, việc xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt là ở các khu vực ngoại vi trung tâm thành phố đang là một xu hướng chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Trong đó, nhu cầu về nhà ở của tầng lớp dân cư có thu nhập cao là rất lớn. Qua nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường cho thấy, mức sống của người dân Việt nam nói chung và của người dân Hà nội nói riêng ngày càng ổn định và tăng cao. Nhu cầu được sống trong những ngôi nhà đẹp, ở giữa khung cảnh thiên nhiên, xa trung tâm thành phố, gần khu du lịch sinh thái là rất lớn và hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn thế nữa, ở Sóc Sơn, vẫn chưa có một dự án phát triển đô thị cao cấp nào để đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, việc Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển đô thị ngày nay.
Song song triển khai các công tác thực hiện dự án, chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã phối hợp với cơ quan tư vấn Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án. Mục đích của báo cáo ĐTM cho dự án trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học những tác động lợi hoặc hại mà các hoạt động của dự án có thể tác động đến môi trường trong khu vực triển khai dự án và khu vực xung quanh, từ đó rút ra kết luận cụ thể và đề xuất các kiến nghị nhằm xử lý một cách thỏa đáng những mâu thuẫn giữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường 2005, các Nghị định của Chính phủ, yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng địa phương, nơi triển khai dự án.
134 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1835 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dự án Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê-Xã Phù Linh, H. Sóc Sơn, TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
1. Xuất xứ của dự án
Nhu cầu đầu tư xây dựng Khu du lịch văn hóa, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực đền Sóc, huyện Sóc Sơn xuất phát từ chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuất phát từ mục tiêu của chính chủ nghĩa xã hội là không ngừng đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân, từ chính sách môi trường của Nhà nước ta và cuối cùng là mục tiêu phát triển thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hóa của cả nước và của khu vực, xứng đáng với lịch sử và truyền thống của Thăng Long ngàn năm.
Trước tình hình đó, sự cạnh tranh về du lịch giữa các nước trong khu vực ngày càng trở nên gay gắt. Từ những nước có du lịch phát triển như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đến những nước có ngành du lich kém phát triển du lịch như Myanmar, Lào, Campuchia đều có chiến lược ưu tiên phát triển du lịch. So với các nước trong khu vực, du lịch Việt nam còn có yếu kém như chưa có nhiều khu du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chưa có nhiều sản phẩm du lịch chất lượng cao, hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu về nghiệp vụ, một số chính sách chưa thực sự thuận lợi cho khách du lịch.
Trước nhu cầu phát triển trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, Du lịch Việt nam cần có một chiến lược phát triển đúng đắn, một chương trình hành động mạnh mẽ, đồng bộ trong phạm vi cả nước, với sự tham gia của các cấp, các ngành, các địa phương và sự hưởng ứng của toàn xã hội. Nhận thức được vấn đề đó, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sau khi nghiên cứu khảo sát thị trường, đã quyết định triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội nhằm từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô.
Cho đến nay, một số khu du lịch ở các địa phưong quanh Hà nội đã đựơc đưa vào khai thác du lịch như: Khu du lịch suối Ngọc - Vua bà (tỉnh Hoà Bình), Khu du lịch Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu du lịch Suối Tiên, Khu du lịch Đồng Mô - Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ),…Với khoảng cách trung bình trên dưới 60 km, khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận các điểm du lịch đó, đặc biệt là vào các ngày nghỉ cuối tuần, các khu du lịch đó đã đáp ứng phần nào nhu cầu vui chơi, nghỉ ngơi của du khách. Tuy nhiên, về cơ sở hạ tầng, các tuyến điểm du lịch này chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách. Nguyên nhân chủ yếu là do mới chỉ được khai thác, tận dụng những gì sẵn có mà chưa được đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ vui chơi giải trí.
Với thực tế đó, Hà nội cần có thêm những khu du lịch và vui chơi, giải trí được đầu tư với quy mô lớn và hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của người dân Hà nội, của người dân sống ở các vùng lân cận Hà Nội và của du khách quốc tế.
Trong xu thế phát triển đô thị hiện nay, việc xây dựng các khu đô thị mới, đặc biệt là ở các khu vực ngoại vi trung tâm thành phố đang là một xu hướng chủ đạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho nhân dân. Trong đó, nhu cầu về nhà ở của tầng lớp dân cư có thu nhập cao là rất lớn. Qua nghiên cứu, khảo sát nhu cầu thị trường cho thấy, mức sống của người dân Việt nam nói chung và của người dân Hà nội nói riêng ngày càng ổn định và tăng cao. Nhu cầu được sống trong những ngôi nhà đẹp, ở giữa khung cảnh thiên nhiên, xa trung tâm thành phố, gần khu du lịch sinh thái là rất lớn và hoàn toàn có thể thực hiện được. Hơn thế nữa, ở Sóc Sơn, vẫn chưa có một dự án phát triển đô thị cao cấp nào để đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, việc Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội triển khai dự án xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong sự liên kết chặt chẽ với Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là hết sức cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển đô thị ngày nay.
Song song triển khai các công tác thực hiện dự án, chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã phối hợp với cơ quan tư vấn Công ty TNHH công nghệ môi trường và trắc địa bản đồ Khôi Nguyên xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án. Mục đích của báo cáo ĐTM cho dự án trên cơ sở phân tích có căn cứ khoa học những tác động lợi hoặc hại mà các hoạt động của dự án có thể tác động đến môi trường trong khu vực triển khai dự án và khu vực xung quanh, từ đó rút ra kết luận cụ thể và đề xuất các kiến nghị nhằm xử lý một cách thỏa đáng những mâu thuẫn giữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhiệm vụ bảo vệ môi trường, đảm bảo thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường 2005, các Nghị định của Chính phủ, yêu cầu của UBND thành phố Hà Nội và các cơ quan chức năng địa phương, nơi triển khai dự án.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
Luật Đất Đai năm 2003
Luật Đất Đai sửa đổi năm 2009
Luật Bảo vệ môi trường Nước CHXHCN Việt Nam do Quốc hội thông qua ngày 29.11.2005 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01. 07.2006,
Luật Hóa chất 06/2007/QH12
Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005, có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 7 năm 2006 (điều 29)
Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 do Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá XI,
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp,
Luật Tài nguyên Nước ngày 20 tháng 5 năm 1998,
Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật được QH khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006
Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, QH thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao,
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường,
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP,
Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường,
Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,
Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai,
- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính Phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư,
- Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/02/2005 của Chính phủ về "Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình",
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về "Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005",
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,
Nghị định số 51/1999 NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ "Quy định chi tiết Luật khuyến khích đầu tư trong nước",
Nghị định số 59/2007 NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về "Quản lý chất thải rắn”,
Nghị định số 174/2007 NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn,
Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 8/1/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,
Thông tư 15/2005/TT-BXD ngày 19-8-2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng,
Thông tư số 33/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 Hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn
Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ TN & MT về việc hướng dẫn ĐMC, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường (Phụ lục 4),
Thông tư 10/2000/TT-BXD, ngày 08/08/2000 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng,
Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống,
Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt,
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình,
Thông tư số 16/2009/QĐ-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 02 Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh,
Thông tư số 25/2009/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành 08 Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06 tháng 11 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế quản lý rừng ban hành kèm theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
Thông tư số 18/200/TT-BTC ngày 1/3/2000 của Bộ Tài Chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 73/1999/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/03/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
Thông tư số 20/2009/TT-BNN ngày 17/04/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 09/2009/TT-BNN ngày 03/03/2009 về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam
Thông tư số 17/2009/TT-BNN ngày 27 tháng 03 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành “Danh mục bổ sung phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam”.
Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/7/1999 về Quy chế quản lý CTR nguy hại được ban hành kèm theo.
- Quyết định số 41/2007/QĐ-TTg ngày 11-4-2007 của Thủ tướng Chính phủ về các trường hợp đặc biệt chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 101 của Luật xây dựng,
- Quyết định số 1088/2006/QĐ/BKH ngày 19/10/2006 của Bộ kế hoạch và đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam,
- Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng,
- Quyết định số 06/2005/QĐ-BXD ngày 03/2/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dung về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng,
- Quyết định 33/2004/QĐ-BTC ngày 12/4/2004 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành định mức chi phí bảo hiểm công trình,
- Văn bản số 1751/BXD-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình,
- Quyết định số 969/QĐ-BTN&MT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc uỷ quyền cho Cục trưởng Cục quản lý tài nguyên nước cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và hành nghề khoan nước dưới đất,
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTN&MT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại,
- Nghị định 88/2007/NĐ- CP ngày 28/05/2007 của chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Công văn số 1599/BXD-VP ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng công bố Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng,
- Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 29/09/2009 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội,
- Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND ngày 22/10/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành giá xây dựng mới nhà ở, nhà tạm, vật kiến trúc trên địa bàn thành phố Hà Nội,
- Quyết định số 62/2008/QĐ-UBND ngày 31/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về giá các loại đất trên địa bàn thành phố Hà Nội,
- Quyết định số 22/2001/QĐ-UB ngày 08/05/2001 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, tỷ lệ 1/2000 – huyện Sóc Sơn – Hà Nội,
- Quyết định số 23/2001/QĐ - UB ngày 08/05/2001 của UBND thành phố Hà Nội v/v ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết Khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn tỷ lệ 1/2000,
- Công văn số 708/CP – CN ngày 28/05/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái – văn hoá Sóc Sơn,
- Quyết định số 1335/QĐ-UB ngày 17/03/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao cho Công ty TNHH Thung Lũng Vua (đại diện liên danh hai công ty gồm: Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất hàng xuất khẩu Ngân Anh) làm chủ đầu tư dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn, địa điểm xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội,
- Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 23/05/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc chuyển chủ đầu tư dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn từ Công ty TNHH Thung Lũng Vua (đại diện liên danh) sang Công ty TNHH đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội (pháp nhân thành lập do Công ty TNHH Thung Lũng Vua và Công ty TNHH thương mại và sản xuất hàng xuất khẩu Ngân Anh góp vốn),
- Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000002 do UBND thành phố cấp .
- Văn bản số 2066/UBND-KH&ĐT của UBND thành phố Hà Nội ngày 18/04/2007 về việc chấp thuận về mặt nguyên tắc việc Công ty TNHH Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội chuyển đổi thành Công ty Cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội,
- Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000002điều chỉnh ngày 28/08/2007 của UBND thành phố, trong đó, chuyển chủ đầu tư dự án thành công ty Cổ phần Đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội (do công ty chuyển từ công ty TNHH thành công ty Cổ phần),
- Quyết định số 4596/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 16/11/2007 về việc giao nhiệm vụ cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn giải phóng mặt bằng dự án khu I, khu II – Khu du lịch sinh thái Sóc Sơn,
- Nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết dự án đầu tư xây dựng Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội số 251/QĐ-UBND của UBND thành phố ngày 16/01/2008,
- Quyết định số 786/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 17/09/2008 về việc giao đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chuẩn bị thực hiện dự án theo quy hoạch,
- Công văn số 761/QHKT-P3 của Sở Quy hoạch kiến trúc ngày 28/04/2008 về việc phê duyệt Ranh giới lập Quy hoạch chi tiết 1/500,
- Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500],
- Quyết định số 5155/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội].
- Chỉ giới đường đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ dự án.
- Thoả thuận cấp điện, cấp nước, PCCC, sử dụng nguồn nước,...
- Các cơ sở bản đồ:
+ Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của huyện Sóc Sơn liên quan đến khu vực lập quy hoạch;
+ Bản đồ tỷ lệ 1/500 khu vực Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội],
+ Bản đồ đấu nối hạ tầng kỹ thuật của Khu I với Khu II và Khu II mở rộng
Các tiêu chuẩn, qui chuẩn Nhà nước Việt Nam về chỉ tiêu môi trường:
QCVN 05:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về giá trị giới hạn
các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ)
QCVN 06:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về một số chất
độc hại trong không khí xung quanh
TCVN 5949-1995: Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư,
QCVN 19: 2009/BTNMT: Qui chuẩn quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.
QCVN 01: 2009: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
QCVN 02: 2009: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
QCVN 03:2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa cho
phép hàm lượng tổng số As, Cd, Cu, Pb, Zn trong
đất, cột” Đất sử dụng cho mục đích thương mại
QCVN 08: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt
QCVN 09: 2008: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
QCVN 14: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.
QCVN 15: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất
BVTV trong đất
Tiêu chuẩn vệ sinh lao động 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế,
- Các tiêu chuẩn, qui chuẩn Nhà nước Việt Nam về xây dựng
+ QCVN 03: 2009/BXD: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp
công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
+ Tiêu chuẩn tải trọng và tác động : TCVN 2737-1995.
+ Tiêu chuẩn thiết kế BTCT : TCVN 5574-1991.
+ Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình : TCVN 45-78.
Các số liệu, dữ liệu về quy hoạch xây dựng của Dự án,
Các cơ sở dữ liệu về điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Các số liệu về hiện trạng môi trường tại khu vực triển khai dự án do Trung tâm công nghệ xử lý môi trường - Bộ tư lệnh Hoá học – Bộ Quốc phòng tiến hành khảo sát, đo đạc và phân tích trong quá trình thực hiện lập báo cáo ĐTM cho dự án.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm đánh giá hiện trạng môi trường trong thực hiện dự án và khu vực xung quanh bằng cách lấy mẫu, phân tích chất lượng môi trường nước, đất và không khí và xác định các yếu tố môi trường khác như: các chỉ tiêu hóa lý, tiếng ồn, độ rung, điều kiện vi khí hậu... Phương pháp này cũng bao gồm việc thu nhập các số liệu về điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực hoạt động xây dựng, quá trình sử dụng trên cơ sở quy hoạch xây dựng của dự án. Chọn ra những thông số liên quan có tác động đến môi trường, liệt kê và phân tích các số liệu liên quan đến các thông số đó.
+ Phương pháp phân tích hệ thống: Tập hợp các số liệu đã thu thập và các kết quả phân tích chất lượng môi trường, từ đó xác định những tác động đến môi trường và phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố môi trường liên quan do hoạt động xây dựng của dự án.
+ Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật môi trường Nhà nước Việt Nam và các tiêu chuẩn khác. Xây dựng tương tác giữa