Bên cạnh những cơ hội khi gia nhập sân chơi lớn WTO, du lịch Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng đang đứng trước nhiều thử thách và áp lực to lớn. Mục tiêu và định hướng phát
triển đã rõ, nhưng cần có những giải pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả nhằm xây dựng hình ảnh và
thương hiệu TP.HCM điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn.
4 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Du lịch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ hội nhập WTO - Mục tiêu và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
Du lịch thành phố . . .
DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI KỲ HỘI NHẬP
WTO - MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP
Nguyễn Hoàng Phương*
TÓM TẮT
Bên cạnh những cơ hội khi gia nhập sân chơi lớn WTO, du lịch Việt Nam nói chung và
TP.HCM nói riêng đang đứng trước nhiều thử thách và áp lực to lớn. Mục tiêu và định hướng phát
triển đã rõ, nhưng cần có những giải pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả nhằm xây dựng hình ảnh và
thương hiệu TP.HCM điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn.
Từ khóa: Cạnh tranh du lịch, hội nhập WTO
TOURISM HO CHI MINH CITY INTEGRATION PERIOD WTO -
OBJECTIVES AND SOLUTIONSABSTRACT
ABSTRACT
Besides the opportunities in accession into WTO, Vietnam tourism in general and Hochiminh
City in particular will have to face many challenges and huge pressures. Objectives and orientations
are determined, yet there must be effective and specific implementing solutions in order to build the
image of Hochiminh City - a safe, friendly and attractive destination.
Key words: Tourism competition, WTO accession
* ThS. Tổng công ty Bến Thành, NCS. Trường đại học Kinh kế thành phố Hồ Chí Minh
1. Mục tiêu phát triển du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Ngày 20/10/2014, Bộ VHTTDL ban hành
Quyết định số 3455/QĐ-BVHTTDL về việc
phê duyệt Chiến lược du lịch đến năm 2020,
trong đó khẳng định chiến lược hướng tới mục
tiêu thu hút 10 - 10,5 triệu lượt khách du lịch
quốc tế vào năm 2020, phục vụ nhu cầu của
khoảng 48 triệu lượt khách nội địa. Doanh thu
từ du lịch đến năm 2020 tăng 18 - 19 tỷ USD/
năm, đóng góp 6,5 - 7% GDP vào năm 2020.
Trước đó, tại Quyết định số 2631/QĐ-TTG
của Thủ tướng Chính Phủ ngày 31 tháng 12
năm 2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 cũng
đã nhấn mạnh du lịch là ngành kinh tế mũi
nhọn cần tập trung đẩy mạnh phát triển.Theo
đó, mục tiêu tăng trưởng của du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2015 đạt
khoảng 5 triệu lượt khách quốc tế, đến năm
2020 đạt khoảng 8 triệu lượt và đến năm 2025
đạt khoảng 13,5 triệu lượt người.
Qua đây có thể thấy, du lịch luôn được xác
định là mục tiêu trọng tâm trong định hướng
phát triển kinh tế nước ta hướng đến tầm nhìn
2020. Đối với sự phát triển của ngành Du lịch
Tp. HCM bên cạnh việc đa dạng hóa loại hình
dịch vụ, sản phẩm, nâng cao chất lượng phục
vụ cần có những giải pháp nền tảng nhằm mục
112
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
tiêu lâu dài là cạnh tranh với những trung
tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực
và là đầu tàu của ngành kỹ nghệ du lịch Việt
Nam trong thời gian tới. Mục tiêu đến năm
2020 không còn xa và định hướng xây dựng
hình ảnh thương hiệu “TP. Hồ Chí Minh -
điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” cần
có trọng tâm, gắn mọi mặt đời sống xã hội
với phát triển kinh tế du lịch, đồng thời lấy
du lịch làm thước đo và hiệu quả thời kỳ hội
nhập. Trong đó, những giảm pháp cơ bản về
trình độ nguồn nhân lực; thị trường và sản
phẩm; liên kết và kênh phân phối; ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý và xúc
tiến; giải pháp xây dựng thương hiệu, tiếp
thị và truyền thông chuyên nghiệp cần được
đặt lên hàng đầu.
2. Các nhóm giải pháp cho bài toán
phát triển du lịch Tp. HCM
Đứng trước thực trạng lượng khách quốc
tế đến Việt Nam liên tục sụt giảm trong năm
2014 và 2015, trong đó du lịch Tp. HCM
không đứng ngoài tình trạng chung. Bên cạnh
đó, còn rất nhiều các yếu tố, nguy cơ tiềm ẩn
khác cả về mặt thị trường các nước như Nga,
Trung Quốc hay các mối quan hệ chính trị
quốc gia có chiều hướng căng thẳng tại biển
Đông, Nga – Châu Âu, cộng thêm dịch bệnh
như Mers – Cov có nguồn gốc từ Trung Đông
lây lan sang khu vực Châu Á, trong đó Hàn
Quốc đang là tâm kiểm thu hút sự quan tâm
cả thế giới về tốc độ lây lan, nhiều khả năng
sẽ ghìm giữ tốc độ tăng trưởng cả 2 chỉ số lượt
khách và doanh thutrong năm 2015. Để có
kịch bản cho kế hoạch lâu dài, cần có những
giải pháp như sau:
2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực
- Trước hết là áp dụng chính sách thu hút
và sử dụng nhân tài có năng lực, được đào
tạo bài bản, chuyên nghiệp cả trong và ngoài
nước nhằm xây dựng nền tảng định hướng
chiến lược, bền vững. Để làm được điều này
cần phải có chính sách rõ ràng, minh bạch, có
lộ trình phát triển để người thực sự có năng
lực phần đấu và đóng góp tích cực.
- Kế đến là cần xây dựng chính sách liên
kết, bồi dưỡng và phát hiện nhân tài thông
qua các cuộc thi chuyên đề về du lịch từ các
trường Đại học, nhằm bổ sung cho đội ngũ
nhân sự vốn vừa thiếu và vừa yếu hiện nay.
- Cần chú trọng công tác đào tạo, tái đào
tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ
chốt, nhân tố kế thừa ở tất cả các vị trí công
tác, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế, với trình độ, năng lực tương xứng với các
vị trí.
2.2. Giải pháp Thị trường và Sản phẩm
Để tăng năng lực cạnh tranh, công tác
đánh giá và nghiên cứu sâu về thị trường,
trong đó bao gồm các yếu tố thuận lợi và khó
khăn của ngành, nhu cầu, thị hiếu khách hàng
theo từng độ tuổi, từng mùa du lịch sẽ giúp
hoạch định chiến lược cạnh tranh ngắn và
trung hạn mang tính chính xác cao, từ đó có
sự đầu tư hiệu quả về thời gian, tài chính và
nguồn nhân lực, tránh được sự dư thừa, hay
thiếu hụt do khâu nghiên cứu thị trường thiếu
chuyên nghiệp mang lại.
- Tổ chức thành công các sự kiện mang
tầm quốc gia, sự kiện liên kết du lịch trong
nước và nước ngoài nhằm làm nổi bật vị thế
thương hiệu du lịch Tp. HCM.
- Xây dựng được các sản phẩm mang
thương hiệu, chất lượng để thu hút du khách
và tạo tính dẫn dắt thị trường cả nước trong
đó du lịch đường sông cần có sự tiếp tục đầu
tư và có hướng khắc phục các yếu kém trong
quản lý phương tiện vận tải thủy, đồng thời
cần phải khai thác tối đa sự độc đáo của những
con kênh vừa mới hồi sinh, gắn liền với các
113
Du lịch thành phố . . .
hoạt động giải trí như đua thuyền mang tính
định kỳ, đây cũng là sản phẩm du lịch hấp
dẫn, góp phần thu hút du khách và tuyên
truyền về công tác môi trường hữu hiệu; đồng
thời tiếp tục phát triển các tour chuyên đề sinh
thái, làng nghề, tổ chức các cuộc thi nhằm tìm
kiếm và đa dạng hóa sản phẩm lưu niệm dành
cho khách du lịch và xuất khẩu.
2.3. Giải pháp liên kết và kênh phân phối
Hiện nay trong xu thế hội nhập quốc tế,
theo lộ trình WTO các công ty du lịch quốc tế
được phép liên kết và thành lập các công ty lữ
hành 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Họ
đang chuẩn bị cho sự cạnh tranh với doanh
nghiệp lữ hành Việt Nam vốn chưa có nhiều
kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, cũng
như không đủ tiềm lực tài chính, khả năng
điều hành đặc biệt là nguồn khách có sẵn từ
thị trường các nước vào Việt Nam, vì vậy
chúng ta cần:
- Tăng cường phát triển các kênh phân
phối (bán) mềm thông qua các website thương
mại điện tử, các trang liên kết nội bộ giữa
ngành du lịch và các doanh nghiệp, quảng cáo
trực tuyến, SEO (onpage, offpage) nhằm tạo
cơ hội tiếp cận khách hàng một cách nhanh
nhất qua các công cụ tìm kiếm.
- Khai thác tối đa các kênh bán mới thông
qua mạng xã hội, liên kết sự kiện với hệ thống
ngân hàng, cổng thanh toán, nhà bán lẻ quốc
tế thông qua các chiến dịch khuyến mại hay
bán hàng trực tuyến đang phổ biến và thành
công ở nhiều nước trên thế giới.
- Các công ty trong ngành cũng như các
nhà cung cấp dịch vụ như hàng không, nhà
hàng, khách sạn, điểm tham quan cần tăng
cường liên kết để tạo sức mạnh tổng hợp, đủ
sức cạnh với các tập đoàn lớn trong thời gian
sắp tới.
Trong cạnh tranh quốc tế, hệ thống liên
kết càng chặt chẽ, kênh phân phối sản phẩm
càng rộng càng có lợi thế cạnh tranh, vì các
công ty quốc tế cần nhanh chóng chiếm thị
trường và tình cảm, sự ủng hộ của người dân
sở tại, rút ngắn thời gian xây dựng thị trường,
xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực am hiểu văn
hóa địa phương. Đó là lợi thế của các công ty
trong nước cần tận dụng trong thời gian này
để sớm hòan thiện và giành thị phần trước khi
đối mặt với sự cạnh tranh thực sự với các nhà
đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp
"không khói" này.
2.4. Giải pháp Ứng dụng Công nghệ mới
trong quản lý và xúc tiến thương mại
Hiện nay, công nghệ thông tin góp phần
rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản lý
và kinh doanh, tiết kiệm tối đa nguồn nhân
lực thông qua việc ứng dụng công nghệ mới
của thế giới, vì vậy cần có sự đầu tư mạnh
mẽ hơn nữa về hạ tầng công nghệ, đồng thời
phát triển đội ngũ quản lý, chuyên viên công
nghệ phần mềm, an ninh mạng nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển và an toàn cho doanh
nghiệp trên môi trường giao tiếp công nghệ
số. Trong đó, có những công việc cụ thể cần
triển khai ở cả cơ quan quản lý và doanh
nghiệp bao gồm:
- Xây dựng website cung cấp thông tin,
bán hàng chuyên nghiệp, thân thiện và hiện
đại nhằm nhanh chóng quảng bá, giới thiệu
sản phẩm, dịch vụ đến du khách một cách
nhanh nhất.
- Ứng dụng phần mềm trong công tác
quản lý, điều hành như phần mềm quản lý và
đào tạo nguồn nhân sự theo định hướng phát
triển, phần mềm quản lý du lịch thành phố,
nhà hàng khách sạn, điểm tham quan
- Đẩy nhanh quá trình ứng dụng hoạt động
tiếp thị trực tuyến và kinh doanh thương mại
điện tử.
114
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
- Xây dựng các kênh truyền thông mang
tính tương tác trực tiếp với khách hàng, tìm
kiếm khách hàng tiềm năng và cập nhật thông
tin sản phẩm nhanh, rộng khắp, tiết kiệm nhiều
chi phí đầu tư trong quảng cáo. Các kênh cần
hướng đến bao gồm mạng xã hội Facebook,
Twitter, Google+, Youtube,
2.5. Giải pháp Thương hiệu, Tiếp thị và
Truyền thông
Cần phải có sự đầu tư mạnh mẽ trong
lĩnh vực xây dựng và nâng cao giá trị thương
hiệu, trước hết là tập trung vào mục tiêu “TP.
Hồ Chí Minh - điểm đến thân thiện, hấp
dẫn, an toàn”; nâng cao chất lượng dịch vụ
trong từng lĩnh vực, có sự giám sát và đánh
giá chặt chẽ chất lượng, nhằm xây dựng chỗ
đứng vững chắc, sự hài lòng cao nhất của
khách hàng. Đặc biệt là ứng dụng công nghệ
trong chăm sóc khách hàng ngày càng chuyên
nghiệp và hiệu quả hơn nữa.
Tham gia và tổ chức các sự kiện du lịch
có trách nhiệm, phối hợp cùng cùng Tổng
Cục Du lịch, các tỉnh thành nhằm tạo điều
kiện xây dựng hình ảnh thương hiệu Du lịch
Tp.HCM gắn bó với sự phát triển du lịch địa
phương, mở rộng mối quan hệ hợp tác và điều
kiện kinh doanh cho các đơn vị trong phạm vi
cả nước.
3. Kết Luận
Để có thể thực hiện tốt những giải pháp
trên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan quản lý nhà nước, đứng đầu là Sở Du
lịch Tp. HCM và các doanh nghiệp trên địa
bàn thành phố. Trong đó vài trò Hiệp hội Du
lịch Thành phố (HTA), Sở Du lịch Tp. HCM
đóng vai trò quan trọng trong chính sách liên
kết giữa nhà cung cấp dịch vụ và công ty
lữ hành nhằm nâng cao tính năng lực cạnh
tranh, kể cả mặt bằng giá, chất lượng và trình
độ quản lý, và các giải pháp cụ thể trên, có
như vậy mới có thể giúp du lịch Việt Nam
rút ngắn khoảng cách trong bức tranh phát
triển của ngành công nghiệp "không khói"
khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Philip Kotler, Marketing Essetials.
[2]. Tài liệu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Việt Nam.
[3]. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyết định 2473/QĐ – TTg ngày
31/12/2011 phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
[4]. Quyết định số 171/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính Phủ về thành lập các Sở Du lịch và Thông tư
48/2005/TT-BNV.