Giá trị của bảng câu hỏi ACT (Asthma control test) trong việc đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA (Global initiative for asthma) ở bệnh nhân hen tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mục tiêu: Xác định tính ổn định và tính giá trị của ACT như là công cụ tầm soát hen không kiểm soát (KS) hay KS một phần theo tiêu chuẩn GINA và sự đồng thuận giữa ACT với GINA trong việc xếp loại mức KS hen ở những bệnh nhân ngoại trú 12 tuổi trở lên. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang so sánh 2 cách xếp loại KS hen theo ACT và theo GINA ở 323 bệnh nhân đến khám tại phòng khám hô hấp bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng cách phân chia KS hen làm 3 mức độ (theo GINA: không KS, KS một phần và KS; theo ACT: 5-14, 15-19 và 20-25) hệ số kappa về sự đồng thuận và tỷ lệ xếp loại đúng giữa hai hệ thống phân loại được tính toán. Với cách phân chia KS hen làm 2 mức (theo GINA: chưa KS -gồm không KS và KS một phần- và KS; theo ACT: 5-19 điểm và 20-25 điểm), ACT được xác định giá trị tầm soát thông qua các chỉ số độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán, likelihood ratio (LR) và diện tích dưới đường cong ROC (AUC) trong việc phát hiện hen chưa KS theo GINA. Phân tích nhóm nhỏ được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn đặc điểm của ACT giữa các nhóm tuổi, giới tính và khác biệt về độ nặng của hen. Tính nhạy bén của ACT với quyết định của bác sĩ khi hiệu chỉnh điều trị cho bệnh nhân sau khi thăm khám và mối tương quan giữa điểm ACT và hô hấp ký (FEV1 và PEF) cũng được tính toán. Kết quả: Tính ổn định nội tại của ACT đo bằng hệ số Cronbach’s alpha là 0,83. Hệ số đồng thuận kappa là 0,55 thể hiện sự đồng thuận trung bình giữa 2 hệ thống phân loại và tỷ lệ xếp loại đúng là 75%. Nếu dùng ACT như là test để phát hiện hen chưa KS thì có AUC là 0,85, độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 93%, giá trị tiên đoán dương 89%, giá trị tiên đoán âm 79%, LR dương 9,6, LR âm 0,3 và tỷ lệ chính xác 83% với điểm cắt ACT 19 điểm. Tính giá trị của ACT và sự đồng thuận của ACT với GINA ổn định giữa 2 giới nhưng kém hơn ở nhóm tuổi vị thành niên (<18 tuổi), nhóm người trẻ (≤35 tuổi), nhóm hen bậc 1 và bậc 4 so với các nhóm còn lại. Điểm số ACT có liên hệ chặt chẽ với %FEV1 (r=0,35, p<0,001) và với %PEF (r=0,26, p<0,001). Kết luận: Bộ câu hỏi ACT tiếng Việt là công cụ hữu dụng để xác định hen không KS hay KS một phần theo tiêu chuẩn của GINA ở bệnh nhân hen ngoại trú.

pdf10 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị của bảng câu hỏi ACT (Asthma control test) trong việc đánh giá mức độ kiểm soát hen theo GINA (Global initiative for asthma) ở bệnh nhân hen tại Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 423 GIÁ TRỊ CỦA BẢNG CÂU HỎI ACT (ASTHMA CONTROL TEST) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KIỂM SOÁT HEN THEO GINA (GLOBAL INITIATIVE FOR ASTHMA) Ở BỆNH NHÂN HEN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Như Vinh * TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tính ổn định và tính giá trị của ACT như là công cụ tầm soát hen không kiểm soát (KS) hay KS một phần theo tiêu chuẩn GINA và sự đồng thuận giữa ACT với GINA trong việc xếp loại mức KS hen ở những bệnh nhân ngoại trú 12 tuổi trở lên. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang so sánh 2 cách xếp loại KS hen theo ACT và theo GINA ở 323 bệnh nhân đến khám tại phòng khám hô hấp bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng cách phân chia KS hen làm 3 mức độ (theo GINA: không KS, KS một phần và KS; theo ACT: 5-14, 15-19 và 20-25) hệ số kappa về sự đồng thuận và tỷ lệ xếp loại đúng giữa hai hệ thống phân loại được tính toán. Với cách phân chia KS hen làm 2 mức (theo GINA: chưa KS -gồm không KS và KS một phần- và KS; theo ACT: 5-19 điểm và 20-25 điểm), ACT được xác định giá trị tầm soát thông qua các chỉ số độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán, likelihood ratio (LR) và diện tích dưới đường cong ROC (AUC) trong việc phát hiện hen chưa KS theo GINA. Phân tích nhóm nhỏ được thực hiện để tìm hiểu sâu hơn đặc điểm của ACT giữa các nhóm tuổi, giới tính và khác biệt về độ nặng của hen. Tính nhạy bén của ACT với quyết định của bác sĩ khi hiệu chỉnh điều trị cho bệnh nhân sau khi thăm khám và mối tương quan giữa điểm ACT và hô hấp ký (FEV1 và PEF) cũng được tính toán. Kết quả: Tính ổn định nội tại của ACT đo bằng hệ số Cronbach’s alpha là 0,83. Hệ số đồng thuận kappa là 0,55 thể hiện sự đồng thuận trung bình giữa 2 hệ thống phân loại và tỷ lệ xếp loại đúng là 75%. Nếu dùng ACT như là test để phát hiện hen chưa KS thì có AUC là 0,85, độ nhạy 70%, độ đặc hiệu 93%, giá trị tiên đoán dương 89%, giá trị tiên đoán âm 79%, LR dương 9,6, LR âm 0,3 và tỷ lệ chính xác 83% với điểm cắt ACT 19 điểm. Tính giá trị của ACT và sự đồng thuận của ACT với GINA ổn định giữa 2 giới nhưng kém hơn ở nhóm tuổi vị thành niên (<18 tuổi), nhóm người trẻ (≤35 tuổi), nhóm hen bậc 1 và bậc 4 so với các nhóm còn lại. Điểm số ACT có liên hệ chặt chẽ với %FEV1 (r=0,35, p<0,001) và với %PEF (r=0,26, p<0,001). Kết luận: Bộ câu hỏi ACT tiếng Việt là công cụ hữu dụng để xác định hen không KS hay KS một phần theo tiêu chuẩn của GINA ở bệnh nhân hen ngoại trú. Từ khóa: Hen phế quản, GINA, kiểm soát hen, ACT, Asthma Control Test. ABSTRACT THE USE OF ASTHMA CONTROL TEST (ACT) AS AN ALTERNATIVE TOOL TO GLOBAL INITIATIVE FOR ASTHMA (GINA) CRITERION TO ASSESS ASTHMA CONTROL AMONG VIETNAMESE PATIENTS IN HOCHIMINH CITY, VIETNAM Nguyen Nhu Vinh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 423 - 432 Objectives: To determine the reliability and validity of the ACT as a means to detect GINA-defined uncontrolled and partlycontrolled asthma (named as not-controlled asthma); and the agreement between ACT and GINA in classifying asthma control among Vietnamese asthmatic ambulatory patients aged 12 years or older. Trung tâm Đào tạo Bác sĩ Gia đình – Đại học Y Dược TP. Hồ chí minh Tác giả liên lạc: Bs Nguyễn Như Vinh. ĐT: 0918141983, Email: bsvinhnguyen@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 424 Methods: A cross-sectional study was done comparing ACT and GINA classification for asthma control among 323 asthmatic out-patients 12 years old or older seen at the University Medical Center in Hochiminh City, Vietnam. Using ternary split of asthma control for both rating systems (GINA: uncontrolled, partly controlled and controlled asthma; and ACT score: 5-14, 15-19 and 20-25), Kappa coefficient of agreement and correctly classified rate between ACT and GINA were calculated. With binary split classification (GINA: not- controlled versus controlled asthma; and ACT: 5-19 versus ACT 20-25), ACT was validated by sensitivity, specificity, predictive values and area under the receiver operating characteristics curve (AUC) in detecting GINA not-controlled asthma. Subgroup analysis was applied for asthma severity, gender and age to much more understand these validity and agreement across the groups. The responsiveness of ACT with doctors’ treatment modifications and the relationship between ACT and FEV1, and ACT and PEF were also determined. Results: Internal consistency of the ACT was 0.83 measured by Cronbach’s alpha. Kappa coefficient of 0.55, based on the ternary spit, represents moderate agreement between the two rating systems and the correctly classified rate in this split was 75%. In binary split, the AUC of ACT score predicting GINA not-controlled asthma was 0.85 (95% CI 0.80-0.88) with sensitivity of 70%, specificity of 93%, positive predictive value of 89%, negative predictive value of 79%, positive likelihood ratio of 9.6, negative likelihood ratio of 0.3 and correctly classified rate of 83% with a cut off point of 19. The validity of the ACT and the agreement of it and GINA were consistent across sexes but worst in adolescent or younger adults (≤35 years old) and in patients who had mildest (stage 1) or most serve (stage 4) asthma. The ACT score is significantly correlated with %FEV1 (r=0.35, p<0.001) and with %PEF (r=0.26, p<0.001). Conclusion: Vietnamese ACT is useful to identify outpatients with GINA-defined uncontrolled or partly- controlled asthma. Keywords: Asthma; GINA; Asthma Control; Validation Study; Asthma Control Test; Questionnaire TỔNG QUAN Hen là một bệnh mạn tính với lưu hành độ ước tính 5% ở người lớn tại Việt Nam(4). Đây là bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thểkiểm soát (KS) được, vì vậy cách tốt nhất để giảm gánh nặng của bệnh này là KS nó. GINA đã nhấn mạnh vai trò của việc đánh giá mức KS hen hơn là đánh giá mức độ nặng của hen để hướng dẫn điều trị(11). Mức KS hen theo định nghĩa của GINA có thể đạt được và duy trì ở phần lớn bệnh nhân trong các NC có so sánh với nhóm chứng(56). Tại Việt Nam, hướng dẫn GINA đang được sử dụng như là tài liệu tham khảo chính cho hướng dẫn quốc gia về quản lý hen(7). Tuy nhiên, mức độ hen được KS ở Việt Nam hiện nay vẫn thấp hơn mong đợi. Trong một NC năm 2003 cho thấy ít hơn 1% bệnh nhân hen tại Việt Nam có hen đã được kiểm soát(15). Ngoài lý do các thuốc phòng ngừa hen quá tốn kém cho người bệnh, còn một lý do khác khiến hen KS kém là cả nhân viên y tế và bệnh nhân khó đánh giá chính xác mức độ KS hen do thiếu các phương tiện thích hợp là hô hấp ký. Do vậy, rất khó cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế sử dụng dụng cụ này để đánh giá mức độ KS hen. Vì thế chúng ta cần có một dụng cụ đơn giản, dễ áp dụng và dễ tiếp cận để đánh giá mức KS hen và ACT là một công cụ có khả năng đáp ứng được nhu cầu này. ACT được giới thiệu lần đầu năm 2004 tại Hoa Kỳ và sau đó nhanh chóng được phổ biến trên toàn thế giới. Đây là một công cụ đơn giản, tự bệnh nhân đánh giá với thời gian hoàn thành trong khoảng 1 phút để nhận biết mức độ KS hen của mình. Bộ câu hỏi này gồm 5 câu hỏi ngắn đánh giá các khía cạnh của bệnh hen như tình trạng hạn chế vận động, mức khó thở, triệu chứng ban đêm, nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn và cuối cùng là tự đánh giá tình trạng KS hen của bệnh nhân trong thời gian 4 tuần. Mỗi câu hỏi được cho điểm từ 1 (xấu nhất) đến 5 (tốt nhất) và tổng số điểm sẽ là 5 đến 25(19,23,24). Nhiều NC trên thế giới đã chứng minh được rằng ACT là một công cụ tin cậy, có giá trị và Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 425 nhạy trong đánh giá mức độ KS hen. Công cụ này không đòi hỏi phải sử dụng chức năng hô hấp và vì thế có thể sử dụng dễ dàng tại tất cả các tuyến y tế(9,19). Tại Việt Nam, công cụ này chưa được kiểm định và nếu phiên bản tiếng Việt của công cụ này được kiểm định và cho thấy việc sử dụng nó tương đối dễ dàng tại Việt Nam thì chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ giúp cải thiện bức tranh u ám về KS hen tại Việt Nam. Chính vì thế, nghiên cứu (NC ) này được tiến hành để giúp chúng tôi đánh giá liệu ACT có giá trị đối với bệnh nhân hen Việt Nam hay không. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu Đây là NC tiền cứu tuyển chọn những bệnh nhân hen tại phòng khám hô hấp bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh từ 1/ 2008 đến 1/2009. Những bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn chọn vào (từ 12 tuổi trở lên, được chẩn đoán hen theo tiêu chuẩn GINA 6 tháng trước đó, hiểu tiếng Việt và có thể thực hiện được hô hấp ký) được đưa vào nghiên cứu. Những bệnh nhân sau đó được sàng lọc lại qua tiêu chuẩn loại trừ (nhập viện vì hen trong vòng 4 tuần trước khi vào nghiên cứu, có nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới trong vòng 4 tuần trước khi vào nghiên cứu, có bệnh hô hấp không phải hen và/hoặc có bất thường về lồng ngực hay hệ thống mà nó có ảnh hưởng đến chức năng phổi và hút thuốc lá hơn 10-gói-năm). Tất cả những bệnh nhân hợp lệ phải đồng ý ký vào giấy đồng ý NC trước khi NC được tiến hành. Bộ câu hỏi ACT dành cho lứa tuổi 12 tuổi trở lên phiên bản tiếng Việt được tải về từ trang web www.asthmacontroltest.com với sự cho phép của công ty Glaxosmithkline là nơi đang giữ bản quyền. Với giả định ACT có thể phát hiện hen chưa KS theo GINA với độ nhạy 70% và độ đặc hiệu 75% theo y văn(11), với sai số 5%, cỡ mẫu được tính là 323. Những bệnh nhân hợp lệ trả lời bộ câu hỏi ACT và nộp lại bảng trả lời cho NC viên trước khi gặp bác sĩ điều trị. Bệnh nhân sau đó được đo hô hấp ký và được bác sĩ khám và điều trị. Kết quả hô hấp ký và hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được NC viên ghi nhận để phân tích. Trước khi tiến hành NC chính thức, một giai đoạn thử nghiệm được thực hiện trước với 20 bệnh nhân. Sau khi phân tích giai đoạn thử nghiệm, bộ câu hỏi được hiệu chỉnh và sau đó được thực hiện lại với 10 bệnh nhân nữa. Bộ câu hỏi tiếng Việt cuối cùng được sử dụng cho 323 bệnh nhân trong nghiên cứu. Phân tích số liệu Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để phân tích số liệu và p < 0,05 được xem như khác biệt có ý nghĩa thống kê. Cronbach’s alpha được sử dụng để xác định tính ổn định nội tại (internal reliability) của 5 câu hỏi trong bộ câu hỏi. Để xác định tính giá trị (validity) của ACT như là công cụ phát hiện hen chưa KS theo GINA, tiêu chuẩn KS hen của GINA được sử dụng như tiêu chuẩn vàng (dương tính- hen chưa KS gồm không KS và KS một phần và âm tính-hen đã KS), các đặc tính của một công cụ chẩn đoán được tính toán như độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán, likelihood ratio (LR), độ chính xác và diện tích dưới đường cong ROC (AUC) được xem xét. Với cách phân chia KS hen thành 3 mức theo GINA (không KS, KS một phần và KS) và theo ACT (điểm ACT <15, 15-19 và 20-25) thì mức độ đồng thuận giữa 2 cách đánh giá này được xem xét qua hệ số đồng thuận Kappa và tỷ lệ xếp loại chính xác. Phân tích nhóm nhỏ cũng được sử dụng cho các biến số độ nặng của bệnh hen, giới tính và tuổi để tìm hiểu sâu hơn về giá trị của ACT cũng như mức đồng thuận của nó so với GINA ở từng phân nhóm. Hệ số Spearman được dùng để xem xét tương quan giữa điểm số ACT và 3 mức độ hiệu chỉnh điều trị (tăng bậc, duy trì bậc và giảm bậc) và trị số p của test Anova về sự khác biệt trị số trung bình của ACT ở 3 nhóm bệnh nhân này được tính toán. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 426 Mối liên hệ giữa điểm số ACT và FEV1, ACT và PEF được xác định qua hệ số Pearson giữa ACT và phần trăm FEV1 so với dự đoán (%FEV1, giữa ACT và phần trăm PEF so với dự đoán (%PEF) và trị số p của Anova so sánh ACT trung bình giữa 4 nhóm có mức độ %FEV1 hay %PEF khác nhau (<40%, 40%-60%, 60%-80% and ≥80%). KẾT QUẢ Sửa đổi bộ câu hỏi sau giai đoạn thử nghiệm Kết quả giai đoạn thử nghiệm với 20 bệnh nhân cho thấy hầu hết các bệnh nhân hiểu 4 câu trong bộ 5 câu hỏi (câu 1,2,3 và 5). Riêng câu số 4 hỏi về số lần sử dụng thuốc cắt cơn thì một số người lại hiểu nhầm là số lần họ xịt thuốc (kể cả thuốc ngừa cơn). Khi bệnh nhân được giải thích kỹ hơn như thế nào là thuốc cắt cơn thì họ trả lời đúng câu hỏi. Dựa trên phát hiện này, bộ câu hỏi được sửa đổi có thêm phần chú thích thế nào là thuốc cắt cơn rồi sau đó áp dụng thêm trên 10 bệnh nhân nữa thì sự nhầm lẫn này không còn nữa. Đặc điểm bệnh nhân Tổng cộng 323 bệnh nhân tham gia NC với tuổi trung bình 36 ± 15 tuổi, trung vị 35 tuổi và nằm trong độ tuổi từ 12 đến 80. Nữ chiếm 57,3% và nam chiếm 42,7%. %FEV1 là 86% và dao động từ 41% đến 122%. %PEF là 88,6% và dao động từ 24% đến 133%. Điểm trung bình ACT là 20,5 và dao động từ 6 đến 25. Các đặc điểm khác được mô tả tại bảng 1 trong đó hen bậc 3 theo GINA chiếm ưu thế (28%) nhưng nhìn chung bệnh nhân ở 4 bậc gần giống nhau. Đa số bệnh nhân có sử dụng thuốc ngừa cơn và phần lớn bệnh nhân có hen đã được KS theo tiêu chuẩn của GINA và ACT và được duy trì điều trị sau khi thăm khám. Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm Phân bố N0 % Bậc 1 71 22 Bậc 2 82 25 Bậc 3 90 28 Bậc hen Bậc 4 80 25 Không dùng 14 4,3 Inhaled corticosteroid (ICS) 65 20,1 Sử dụng thuốc phòng ngừa Phối hợp ICS và LABA 244 75,5 Không kiểm soát 48 14,9 Kiểm soát một phần 97 30 MĐKSH theo GINA Kiểm soát hoàn toàn 178 55,1 Không kiểm soát 31 9,6 Kiểm soát một phần 84 26 MĐKSH theo ACT Kiểm soát hoàn toàn 208 64,4 Duy trì 133 41,2 Tăng bậc 72 22,3 Thay đổi điều trị Giảm bậc 118 36,5 Tính ổn định và tính giá trị của ACT Tính ổn định của bộ câu hỏi, hệ số Cronbach’s alpha là 0,83 chứng tỏ đây là bộ câu hỏi có tính ổn định cao. Với điểm cắt là 19, ACT có thể phát hiện hen chưa KS với độ nhạy (Sn) 70%, độ đặc hiệu (Sp) 73%, giá trị tiên đoán dương (PPV) 89%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 79%, likelihood ratio dương (PLR) 9,6, likelihood ratio âm (NLR) 0,3, độ chính xác 83% và diện tích dưới đường cong ROC (AUC) là 0,85. Với những thông số này chứng tỏ ACT là một công cụ tầm soát tương đối tốt. Giá trị tầm soát của ACT qua các phân nhóm được mô tả ở bảng 2. Tất cả những đặc điểm của test tầm soát gần giống nhau giữa nam và nữ, giữa nhóm có hen nhẹ (bậc 1&2) so với hen nặng hơn (bậc 3&4). Xét về độ nhạy, ACT kém ở bệnh nhân hen bậc 1 hay 4 so với với 2 nhóm còn lại và độ nhạy thấp ở nhóm vị thành niên so với người trưởng thành, thấp ở người trẻ so với người già. Mức độ chính xác ở nhóm có hen bậc 1 và vị thành niên thấp hơn các nhóm còn lại. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 427 Bảng 2. Độ nhạy, độ đặc hiệu, các giá trị tiên đoán, LR, độ chính xác và AUC của ACT ở các nhóm bệnh nhân N0 % Điểm cắt Sn Sp PPV NPV PLR NLR Độ chính xác AUC Chia nhóm theo bậc hen Bậc 1 71 22 19 59 100 100 85 - 0,4 87 0,87 Bậc 2 82 25 19 78 90 83 86 7,8 0,2 85 0,84 Bậc 3 90 28 19 78 90 91 77 7,8 0,2 83 0,87 Bậc 4 80 25 19 61 90 86 67 5,9 0,4 75 0,81 Bậc 1&2 153 47 19 70 95 88 85 13,9 0,3 86 0,85 Bậc 3&4 170 53 19 70 90 89 72 6,9 0,3 79 0,84 Chia nhóm theo giới tính Nữ 138 43 19 72 92 89 79 8,9 0,3 83 0,86 Nam 185 57 19 67 93 89 80 10,8 0,3 83 0,82 Chia nhóm theo tuổi 12-18 62 19 19 50 92 81 72 6,0 0,6 74 0,74 19-80 261 81 19 74 93 90 80 10,6 0,3 85 0,87 12-35 164 51 19 62 90 82 77 6,6 0,4 79 0,81 36-80 159 49 19 78 95 94 82 16 0,2 87 0,87 Tính đồng thuận giữa ACT và GINA trong đánh giá mức độ KS hen Điểm số trung bình ACT có sự khác biệt giữa 3 nhóm bệnh nhân có mức KS hen theo GINA khác nhau (Bảng 3) và có sự liên hệ có ý nghĩa giữa điểm số ACT và mức KS hen theo GINA (Spearmen coefficient r=0,85, p<0,001). Hệ số đồng thuận Kappa (k) giữa 2 hệ thống đánh giá (GINA và ACT) là 0,55 chứng tỏ có mức đồng thuận trung bình (k=0,4-0,6 chỉ mức đồng thuận trung bình theo Landis JR(17)). Mức xếp loại chính xác giữa 2 hệ thống là 75% (bảng 4). Bảng 3. Khác biệt giữa điểm số ACT trung bình giữa 3 nhóm kiểm soát hen theo GINA Không kiểm soát (n=48) Kiểm soát một phần (n=97) Kiểm soát (n=178) Tổng cộng (n=323 ) ACT trung bình 14,19 19,84 22,56 20,50 F=210, p<0,001 (ANOVA test) Bảng 4. Tính đồng thuận giữa 2 cách xếp loại mức độ hen theo GINA và theo ACT Mức độ kiểm soát hen theo GINA GINA ACT Không kiểm soát N0 (%) Kiểm soát một phần N0 (%) Kiểm soát N0 (%) Tổng cộng N0 (%) ACT <15 (Không kiểm soát) 27 (8,4) 4 (1,2) 0 (0) 31 (9,6) ACT:15-19) (Kiểm soá một phần) 21 (6,5) 50 (15,5) 13 (4,0) 84 (26,0) ACT≥20 (Kiểm soát) 0 (0) 43 13,3) 165 (51,1) 208 (64,4) Tổng cộng N0 (%) 48 (14,9) 97 (30,0) 178 (55,1) 323 (100) Kappa = 0,55, P<0,001; tỷ lệ chính xác = 75% Trong phân tích nhóm nhỏ (bảng 5), hệ số kappa và tỷ lệ chính xác ở nhóm bệnh nhân hen bậc 4 xấu hơn bệnh nhân trong 3 nhóm còn lại. Hệ số Kappa ở nhóm vị thành niên kém hơn nhóm trưởng thành (0,39 so với 0,58) và tỷ lệ chính xác cũng vậy (69% so với 76%). Hai chỉ số này không khác biệt giữa nhóm người trẻ và nhóm người già. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011 Chuyên Đề Nội Khoa 428 Bảng 5. Sự đồng thuận và tỷ lệ xếp loại chính xác của GINA và ACT về kiểm soát hen giữa các phân nhóm Phân tích theo nhóm N0 % Kappa P Tỷ lệ chính xác Bậc 1 71 22 0,57 <0,001 83% Bậc 2 82 25 0,53 <0,001 76% Bậc 3 90 28 0,56 <0,001 73% Bậc 4 80 25 0,48 <0,001 69% Bậc 1&2 153 47 0,55 <0,001 79% Chia nhóm theo bậc hen Bậc 3&4 170 53 0,53 <0,001 71% Nữ 138 43 0,56 <0,001 75% Chia nhóm theo giới tính Nam 185 57 0,53 <0,001 75% 12-18 62 19 0,39 <0,001 69% 19-80 261 81 0,58 <0,001 76% 12-35 164 51 0,46 <0,001 73% Chia nhóm theo tuổi 36-80 159 49 0,61 <0,001 77% Thay đổi điểm số ACT theo hiệu chỉnh điều trị của bác sĩ Phân bố điểm số ACT giữa các nhóm có sự hiệu chỉnh điều trị khác nhau được trình bày ở bảng 6. Điểm ACT trung bình tương tự ở 2 nhóm duy trì và giảm bậc điều trị (p=0,9) còn nhóm được tăng bậc điều trị thì ACT thấp hơn đáng kể so với 2 nhóm còn lại (P<0,001). Có sự tương quan có ý nghĩa giữa điểm số ACT và loại hiệu chỉnh điều trị mà bệnh nhân nhân được (Spearman r=-0,36, p<0,001). Bảng 6. Sự khác biệt điểm số ACT trung bình giữa 3 nhóm nhận hiệu chỉnh điều trị khác nhau Hiệu chỉnh điều trị Giảm bậc (n=118) Duy trì (n=133) Tăng bậc (n=72) Tổng cộng (n=323) Điểm ACT trung bình 21,6 21,6 16,6 20,5 F=67,7, p<0,001 (ANOVA test) Mối tương quan giữa điểm số ACT và % FEV1 Hệ số tương quan Pearson giữa điểm số ACT và %FEV1 là 0,35 (p<0,001). Điểm số ACT khác biệt có ý nghĩa giữa 3 nhóm có mức % FEV1 khác nhau (p <0,001, bảng 7) và % FEV1 càng thấp thì điểm số ACT càng thấp. Bảng 7. Sự khác biệt điểm số ACT trung bình ở các nhóm bệnh nhân có mức %FEV1 khác nhau %FEV1 (40- 60%) (n=17) (60- 80%) (n=79) ≥80% (n=227 ) Tổng cộng (n=323) Điểm ACT trung bình 15,8 19,4 21,2 20,5 F=22,3, p<0,001 (ANOVA test) Mối tương quan giữa điểm số ACT và %PEF Hệ số tương quan Pearson giữa điểm số ACT và %PEF là 0,26 (p<0,001). Điểm số ACT khác biệt có ý nghĩa giữa 4 nhóm có mức %PEF khác nhau (p <0,001, bảng 8) và %PEF càng thấp thì điểm số ACT càng thấp. Bảng 8. Sự khác biệt điểm số ACT trung bình ở các nhóm bệnh nhân có mức %PEF khác nhau %PEF <40% (n=2) (40- 60%) (n=23) (60-80%) (n=77) ≥80% (n=221 ) Tổng cộng (n=323) Điểm ACT trung bình 10 17,5 19,7 21,2 20,5 F=14,6, p<0,001 (ANOVA test) BÀN LUẬN Tỷ lệ
Tài liệu liên quan