Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm Cộng hưởng từ (CHT) phổ của u sao bào và giá trị CHT phổ trong chẩn đoán độ mô học của u sao bào. Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, khảo sát CHT phổ trước phẫu thuật ở 109 bệnh nhân tại bệnh viện Chợ Rẫy, trong thời gian 2008-2011, có kết quả giải phẫu bệnh là u sao bào. Kết quả: Đặc điểm phổ CHT của u sao bào trong nhóm nghiên cứu có tăng Cho (u/đối bên: 1,65), giảm NAA (0,89), Cr (0,45). Tỉ số Cho/NAA có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 4 độ mô học (p<0,05) và giữa loại độ ác thấp và cao (p<0,05). Lactate thường gặp ở nhóm độ ác cao, sự khác biệt nồng độ Lactate giữa nhóm độ mô học thấp và cao có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỉ Cho/NAA có giá trị trong dự báo độ mô học u sao bào. Trong dự báo u sao bào độ ác cao, với điểm cắt Cho/NAA là 2,16, CHTP có sens: 86,7%, spec: 71,4%, PPV: 78,7%, NPV: 81,3%, AUC: 85,3%. Kết luận: CHT phổ là kỹ thuật có giá trị trong chẩn đoán độ mô học của u sao bào.
4 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị kỹ thuật cộng hưởng từ phổ trong phân độ mô học u sao bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 202
GIÁ TRỊ KỸ THUẬT CỘNG HƯỞNG TỪ PHỔ
TRONG PHÂN ĐỘ MÔ HỌC U SAO BÀO
Lê Văn Phước*, Trần Quang Vinh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm Cộng hưởng từ (CHT) phổ của u sao bào và giá trị CHT phổ
trong chẩn đoán độ mô học của u sao bào.
Phương pháp: Nghiên cứu tiền cứu, khảo sát CHT phổ trước phẫu thuật ở 109 bệnh nhân tại bệnh viện
Chợ Rẫy, trong thời gian 2008-2011, có kết quả giải phẫu bệnh là u sao bào.
Kết quả: Đặc điểm phổ CHT của u sao bào trong nhóm nghiên cứu có tăng Cho (u/đối bên: 1,65), giảm
NAA (0,89), Cr (0,45). Tỉ số Cho/NAA có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 4 độ mô học (p<0,05) và giữa loại độ
ác thấp và cao (p<0,05). Lactate thường gặp ở nhóm độ ác cao, sự khác biệt nồng độ Lactate giữa nhóm độ mô học
thấp và cao có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Tỉ Cho/NAA có giá trị trong dự báo độ mô học u sao bào. Trong dự báo
u sao bào độ ác cao, với điểm cắt Cho/NAA là 2,16, CHTP có sens: 86,7%, spec: 71,4%, PPV: 78,7%, NPV:
81,3%, AUC: 85,3%.
Kết luận: CHT phổ là kỹ thuật có giá trị trong chẩn đoán độ mô học của u sao bào.
Từ khóa: Cộng hưởng từ phổ, u sao bào, độ mô học.
ABSTRACT
VALUE OF MAGNETIC RESONANCE SPECTROSCOPY IN THE GRADING OF GLIOMAS
Le Van Phuoc, Tran Quang Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 4 - 2012: 202 - 205
Objectives: The purpose of this study was to evaluate the characteristic of MRS in gliomas and the value of
MRS in diagnosis the histological grade of gliomas.
Methods: Prospective study with 109 patients at Choray Hospital, from 2008-2011, with histologically
verified gliomas and using the MRS preoperatively.
Results: The MRS of gliomas has increased Cho (tumor/normal tissue: 1.65), decreased NAA (0.89), Cr
(0.45). Cho/NAA ratio has significant difference in 4 grades (p<0.05) and between low and high grade (p<0.005).
Lactate was usually seen in the high grade group; there is significant difference between low and high grade
(p<0.001). Cho/NAA ratio is the most valuable in predicting the degree of malignancy in gliomas. With a
threshold of Cho/NAA of 2.16, MRS has sens, spec, PPV, NVP, AUC of 8.7%, 71.4%, 78.7%, 81.3%, 85.3%
respectively.
Conclusion: The MRS is a valuable technique for diagnostis the histological grade of gliomas.
Keywords: MR spectroscopy, glioma, histological grade.
ĐẶT VẤN ĐỀ
U sao bào là loại u não thường gặp trên lâm
sàng. Chẩn đoán độ mô học của u trước phẫu
thuật là vấn đề quan trọng, liên quan đến chọn
lựa phương pháp điều trị, theo dõi Cộng
hưởng từ (CHT) phổ là một trong các kỹ thuật
CHT cung cấp thông tin chuyển hóa giúp chẩn
đoán mô học u. Các chất chuyển hóa quan trọng
* Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chợ Rẫy, ** Khoa Hồi sức Ngoạị thần kinh Bệnh viện Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: ThS BS Lê Văn Phước ĐT: 0913644467
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 203
trong CHT phổ thường dùng để phân tích bao
gồm Cho, NAA, Cr, Lac. Mục đích đề tài nhằm
nghiên cứu đặc điểm CHT phổ của u sao bào và
giá trị CHT phổ trong chẩn đoán độ mô học của
u sao bào.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiền cứu với mẫu là 109 bệnh
nhân nhập viện tại bệnh viện Chợ Rẫy, từ 2008-
2010, được phẫu thuật hoặc sinh thiết, có kết
quả giải phẫu bệnh là u sao bào. Khảo sát CHT
phổ được thực hiện trước phẫu thuật, trên máy
Avanto 1.5 Tesla, hãng Siemens. Các bệnh nhân
được khảo sát CHT thông thường với các chuỗi
xung T1W, T2W, DWI, T1W+Gd. Trước bơm
Gd, bệnh nhân được khảo sát CHT phổ. Kỹ
thuật phổ được dùng là CSI, SV. Nồng độ chất
chuyển hóa được đánh giá ở vị trí u và vị trí đối
bên. Sử dụng các phép kiểm thống kê thông
thường và phần mềm SPSS 11.5 để xử lý số liệu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Mẫu gồm 109 bệnh nhân u sao bào. Tuổi
trung bình: 37,57±16,96 tuổi; tỉ lệ nam:nữ là
1,65:1. Thùy trán sau đó thùy thái dương là các
vị trí có tần suất cao. Kích thước: trung bình #
5,28± 1,74 cm. Về độ mô học, u sao bào độ ác cao
chiếm 55% và độ ác thấp chiếm 45%. U sao bào
độ II-III chiếm ưu thế.
Đặc điểm cộng hưởng từ phổ
Chất chuyển hóa
Bảng 1. Tỉ lệ nồng độ các chất chuyển hóa vùng u và
vùng bình thường
Tỉ lệ nồng độ vùng
u/bình thường
p
Chon 23,99/14,55 (1,65) 0,000
NAAn 8,57/9,62 (0,89) 0,000
Crn 12,01/26,68 (0,45) 0,000
Nhận xét: Cho tăng, NAA và Cr giảm ở
vùng u so với vùng bình thường (p<0,005).
Bảng 2. Tỉ lệ nồng độ các chất chuyển hóa theo độ mô
học
Giá trị trung bình Độ mô
học Cho/NAA Cho/Cr NAA/Cr
I 1,72±0,38 1,93±0,67 1,14±0,38
II 2.10±1,02 2,63±2,98 1,37±1,50
III 4,76±3,59 4,67±12,56 1,42±4,76
IV 5,53±4,46 2,78±2,70 0,67±0,39
p 0,000 0,556 0,003
Nhận xét: Trung bình tỉ lệ Cho/NAA tăng
theo độ ác mô học (p<0,005)
Bảng 3. Tỉ lệ nồng độ các chuyển hóa theo nhóm mô
học
Nhóm độ ác Cho/NAA Cho/Cr NAA/Cr
Thấp 2,05±0,96 2,50±2,76 1,32±1,39
Cao 4,86±3,83 4,08±10,45 1,21±3,94
p 0,000 0,120 0,001
Nhận xét: Trung bình tỉ lệ Cho/NAA,
Cho/Cr tăng theo độ ác mô học (p<0,005)
Phù quanh u
Bảng 4. Tỉ lệ Cho/NAA vùng phù quanh u theo
nhóm mô học
Nhóm độ ác Cho/NAA p
Thấp 1,12±0,64
Cao 1,73±2,14
0,172
Nhận xét: Cho/NAA có khuynh hướng tăng
ở vùng phù quanh u theo chiều tăng của độ ác
mô học (p>0,05).
Lactate
Bảng 5. Liên quan Lactate và nhóm mô học
Nhóm độ ác Lactate
Thấp Cao
Tổng (%) p
Không 26(23,9%) 10(9,2%) 36(33,0%)
Có 23(21,1%) 50(45,9%) 73(67,0%)
Tổng 49(45,0%) 60(55.0%) 109(100%)
0,000
Nhận xét: Lactate xuất hiện nhiều ở các u có
độ ác mô học cao (83,3%) (p<0,001).
Tỉ số Cho/NAA có giá trị trong dự báo u sao
bào độ ác cao.Với điểm cắt của Cho/NAA là
2,16, CHT phổ có sens: 86,7%, spec: 71,4%, PPV:
78,7%, PPN: 81,3%; AUC: 85,3 %.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 204
Dự báo cộng hưởng từ phổ về độ mô học
của u sao bào
Biểu đồ 1. Đường cong ROC với các chất chuyển
hóa dùng dự báo u sao bào độ ác cao (NAA, Cho,
Cho/NAA, NAA/Cr)
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung
Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là
37,57±16,96 tuổi. Tuổi trung bình của u sao bào
thay đổi theo độ mô học. Tỉ lệ nam:nữ là 1,65:1.
Vị trí u thường gặp ở thùy trán và thái dương.
Điều này phù hợp nhận xét của Ohgaki,
CBTRUS Trần Minh Thông, Nguyễn Quang
Hiển, Meng Law, Grujicic (6,7,10).
Đặc điểm cộng hưởng từ phổ
Nồng độ các chất chuyển hóa
Vùng u có tăng Cho, giảm NAA, giảm Cr so
với vùng bình thường (p<0,005). Kết quả chúng
tôi tương tự các kết quả của Michael Fuiham,
Lowry, Negendank, Stadbaur(2,3,8,10).
Nồng độ trung bình các chất chuyển hóa theo
độ mô học
Trong nghiên cứu chúng tôi, Cho tăng theo
độ mô học I, II, III (1,35; 1,38;1,96); giữa nhóm độ
ác thấp và cao (1,38 và 1,87) phù hợp kết quả
Lehnhardt, Negendank, Vuori, Senft C,
Hattingen(2,8). Nghiên cứu chúng tôi khác biệt
với các nghiên cứu trên là Cho ở độ IV giảm so
với độ III. Vấn đề giảm Cho ở các u độ ác cao
trong nghiên cứu chúng tôi phù lại hợp với
nghiên cứu của Hitoshi Izumiyama, Dorothee(4).
Việc giảm Cho ở các u sao bào độ ác cao được
giải thích do kèm theo hoại tử nhiều ở các u ác,
cũng như giảm nồng độ tương đối Cho ở vùng
hoại tử so với các vùng khác.
Trong nghiên cứu chúng tôi, NAA có
khuynh hướng giảm khi độ mô học tăng. Phù
hợp các nghiên cứu Hitoshi Izumiyama, Furuya,
Dorothee(4). Sự giảm NAA được cho rằng do tổn
thương tế bào thần kinh, được thay bằng tế bào
u, dẫn đến giảm tế bào thần kinh và giảm đỉnh
NAA trên phổ.
Nghiên cứu chúng tôi, giảm Cr khoảng 55%
so với bình thường, tương tự kết quả
Negendank, Vuori(8). Tuy nhiên, sự giảm Cr ở
các nhóm không rõ ràng (p>0,05).
Tỉ số các chất chuyển hóa
Nghiên cứu chúng tôi có kết quả tương tự
các nghiên cứu Raman R, Kugel, Ott, Houkin
với tăng Cho/NAA, tăng Cho/Cr, giảm NAA/Cr
của vùng u so với vùng bình thường(9).
Nghiên cứu chúng tôi có tăng Cho/NAA
theo chiều tăng độ mô học (1,72; 2,10; 4,76;
5,53), giữa nhóm độ ác thấp (2,05) và cao
(4,86) và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,000). Law nhận thấy tỉ số Cho/NAA có
thể dùng phân biệt u sao bào độ ác thấp với
độ ác cao. Kumar cho thấy có thể phân biệt u
sao bào độ ác thấp và cao dựa vào tỉ số
Cho/NAA với độ tin cậy 99%. Aragao cho
rằng Cho/NAA tăng theo độ ác và có khác
biệt ý nghĩa thống kê giữa nhóm độ ác thấp
và cao(1).
Tỉ số Cho/Cr có xu hướng tăng theo độ ác
mô học, giữa nhóm độ ác thấp và cao (2,50 và
4,08), phù hợp nghiên cứu Kumar, Zeng Q(5).
Trong nghiên cứu chúng tôi, giảm tỉ số
NAA/Cr theo chiều tăng độ mô học (p<0,000)
tương tự kết quả các tác giả Hsu, Meng Law,
Yang(5,6,7).
Phù quanh u
Kết quả chúng tôi có tăng Cho/NAA,
Cho/Cr và giảm NAA/Cr ở vùng phù quanh
u; thay đổi tỉ lệ Cho/NAA liên quan độ ác mô
học của u. Phù hợp nghiên cứu của Robert J,
Meng law, Chernov(3,7).
Cho/NA
A
Cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 4 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Phẫu thuật Thần Kinh TP. HCM - 2012 205
Nồng độ Lactate
Nghiên cứu chúng tôi tần suất Lac hiện diện
cao hơn theo chiều tăng độ mô học II- IV (47,6%,
78,0% và 94,4%), nhóm độ mô học thấp và cao
(46,9% so với 83,3%) (p<0,001) phù hợp tác giả
Oshiro, Yamasaki, Astakas(2).
Dự báo cộng hưởng từ phổ về phân độ mô học
của u sao bào
Trong nghiên cứu của chúng tôi, dùng tỉ số
Cho/NAA để dự báo u sao bào độ ác cao, với
điểm cắt của Cho/NAA là 2,16, CHT phổ có độ
nhạy: 86,7%, độ đặc hiệu: 71,4%, giá trị tiên
đoán dương: 78,7% và giá trị tiên đoán âm:
81,3%, diện tích dưới đường cong: 85,3%. Giá trị
điểm cắt cũng như các giá trị khác trong nghiên
cứu tương đồng với kết quả của Meng Law,
Zeng Q và Kai Zhang. Law M. và cộng sự
nghiên cứu CHT phổ đối với 160 u sao bào(7). Để
xác định u sao bào độ ác cao, với điểm cắt
Cho/NAA là 1,6, CHT phổ có độ nhạy là 74,2%
và độ đặc hiệu là 62,5%. PPV 85,6% và NPV
44,6%. Nghiên cứu Zeng Q. trên 39 trường hợp,
đường cong ROC cho thấy với điểm cắt
Cho/NAA là 2,2; CHT phổ có độ nhạy: 88,0%,
độ đặc hiệu: 66,7%, PPV: 84,6% và NPV: 72,7%.
Tỉ lệ Cho/Cr và NAA/Cr không có ý nghĩa
thống kê.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 109 bệnh nhân u sao bào,
chúng tôi kết luận:
Đặc điểm u sao bào trên cộng hưởng từ
phổ
Tăng nồng độ Cho, giảm NAA, Cr so với
vùng bình. Khác biệt Cho/NAA, NAA/Cr giữa
các độ và nhóm mô học có ý nghĩa thống kê
(p<0,001). Khác biệt Lactate giữa các nhóm mô
học có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Giá trị cộng hưởng từ phổ trong dự báo độ
mô học u sao bào
Tỉ lệ Cho/NAA là thông số có giá trị dự báo
độ mô học u sao bào (p<0,05). Khảo sát đường
cong ROC, dùng tỉ số Cho/NAA để phân biệt
nhóm độ ác cao và thấp. Với điểm cắt Cho/NAA
là 2,16, cộng hưởng từ phổ có sens: 86,7%, spec:
71,4%, PPV: 78,7%, PPN: 81,3%, AUC: 85,3%.
Cộng hưởng từ phổ là phương pháp chẩn
đoán tốt dùng phân độ mô học u sao bào.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aragao F (2007). Mltivoxel spectroscopy with short echo time:
Cho/NAA ratio and the grading of cerebral astrocytomas.
Neuropsiquiatre, 65(2),: 286-294.
2. Astrakas L, et al. (2004). Noninvasive magnetic resonance
spectroscopic imaging biomarkers to predict the clinical grade of
pediatric brain tumors. Clin Cancer Res,10: 8220-8228.
3. Chernov M, et al (2005). Proton MRS of the peritumoral brain. J
Neurol Sci, 228(2): 137-142.
4. Hitoshi I (2002). Clinicopathological examination of glioma by
proton magnetic resonance spectroscopy background, Brain
tumor pathology. Japan society, 21(1): 39-46.
5. Hsu Y (2004). Proton MRS imaging of cerebral gliomas:
correlation of metabolic ratios with histopathlogic grading. Chang
Gung Med, 27(6): 399-407.
6. Law M, et al (2003). Glioma grading: sensitivity, specificity, and
predictive values of perfusion MR imaging and proton MR
spectroscopic imaging compared with conventional MR imaging.
AJNR Am J Neuroradiol, 24: 1989-1998.
7. Meng L (2004). MR spectroscopy of brain tumor. Magn Reson
Imaging, 15: 291-313.
8. Negendank W. (1996). Proton MR spectroscopy in patients with
glial tumors: multicenter study. J Neurosurgery, 84(3): 449-458.
9. Ott D (1993). Human brain tumors: assesement with in Vivo
proton MR spectroscopy. Radiology,186: 745-752.
10. Stent C (2009). Diagnostic value of proton MRS in the
noninvasive grading of solid glioma: comparison of maximum
and mean choline value. Neurosurgery, 65(5): 908-913.