Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long

Chúng ta đang sống ở một thời đại có nhiều biến chuyển lớn lao. Những thay đổi này diễn ra với một gia tốc mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia, khu vực mà còn mang tính toàn cầu, tất yếu dẫn đến những triển vọng to lớn và cả những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi nhìn nhận văn hóa với một nhãn quan mới. Trong vài thập niên trở lại đây, văn hóa có vai trò quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một quốc gia, sự phát triển hay trì trệ của một dân tộc, sự thành công hay thất bại của một chiến lược phát triển, sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước. đều phụ thuộc vào chỗ văn hóa đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển tiến bộ, bền vững của mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể có được khi nó được tạo lập trong một môi trường văn hóa (MTVH) trong sạch, lành mạnh, phong phú và mang đậm truyền thống của dân tộc. Về vấn đề này, ông Federico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO - đã lên tiếng cảnh báo: "Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [9, tr. 8]. Nhận thức rõ vị trí vai trò quan trọng của MTVH qua tổng kết lịch sử phát triển mấy nghìn năm của dân tộc, kết hợp với nghiên cứu xem xét các yếu tố cơ bản dẫn đến thành công hay thất bại của một số nước trên thế giới, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội". Theo tinh thần của Nghị quyết, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao, mà cùng với nó phải là một MTVH trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là "cái nôi" nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Nhiệm vụ này hoàn toàn thống nhất với mục tiêu của con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã lựa chọn: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [16, tr. 163], hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng thiết tha của toàn thể dân tộc ta. Thành tựu lớn lao của chặng đường hơn 15 năm đổi mới toàn diện đất nước càng khẳng định xây dựng MTVH phải trở thành yêu cầu bức thiết và là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới, đảm bảo sự phát triển tiến bộ, bền vững của quốc gia dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định phải phát triển nhanh nhưng bền vững; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vươn tới của văn hóa Việt Nam.

doc127 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống ở một thời đại có nhiều biến chuyển lớn lao. Những thay đổi này diễn ra với một gia tốc mạnh mẽ không chỉ trong phạm vi quốc gia, khu vực mà còn mang tính toàn cầu, tất yếu dẫn đến những triển vọng to lớn và cả những thách thức nghiêm trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi nhìn nhận văn hóa với một nhãn quan mới. Trong vài thập niên trở lại đây, văn hóa có vai trò quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử. Sự tiến bộ hay lạc hậu của một quốc gia, sự phát triển hay trì trệ của một dân tộc, sự thành công hay thất bại của một chiến lược phát triển, sự hưng thịnh hay suy vong của một đất nước... đều phụ thuộc vào chỗ văn hóa đã được nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó chứng tỏ rằng, sự phát triển tiến bộ, bền vững của mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể có được khi nó được tạo lập trong một môi trường văn hóa (MTVH) trong sạch, lành mạnh, phong phú và mang đậm truyền thống của dân tộc. Về vấn đề này, ông Federico Mayor - Tổng Giám đốc UNESCO - đã lên tiếng cảnh báo: "Hễ nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của nước ấy sẽ bị suy giảm rất nhiều" [9, tr. 8]. Nhận thức rõ vị trí vai trò quan trọng của MTVH qua tổng kết lịch sử phát triển mấy nghìn năm của dân tộc, kết hợp với nghiên cứu xem xét các yếu tố cơ bản dẫn đến thành công hay thất bại của một số nước trên thế giới, tại Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần, là mục tiêu và là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội". Theo tinh thần của Nghị quyết, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) mà chúng ta đang tiến hành nhằm xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội (CNXH) đang đặt ra nhiệm vụ cấp bách là xây dựng một xã hội không chỉ có nền kinh tế và khoa học công nghệ phát triển cao, mà cùng với nó phải là một MTVH trong sạch, lành mạnh, thực sự là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là "cái nôi" nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Nhiệm vụ này hoàn toàn thống nhất với mục tiêu của con đường đi lên CNXH mà Đảng ta đã lựa chọn: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" [16, tr. 163], hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng thiết tha của toàn thể dân tộc ta. Thành tựu lớn lao của chặng đường hơn 15 năm đổi mới toàn diện đất nước càng khẳng định xây dựng MTVH phải trở thành yêu cầu bức thiết và là điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự thành công của công cuộc đổi mới, đảm bảo sự phát triển tiến bộ, bền vững của quốc gia dân tộc. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định phải phát triển nhanh nhưng bền vững; tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; mục tiêu chân - thiện - mỹ là đích vươn tới của văn hóa Việt Nam. Cũng cần phải nghiêm túc thừa nhận rằng, bên cạnh những thành tựu đáng tự hào mà chúng ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới vừa qua, thực trạng MTVH nước ta còn nhiều những hạn chế, bất cập đáng lo ngại: sự gia tăng nhanh chóng của tệ nạn xã hội; sự băng hoại đạo đức, lối sống của một lớp người trong xã hội, đặc biệt là lớp thanh niên trẻ; sự tấn công, phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch trong và ngoài nước đang làm xói mòn đạo đức, lối sống, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chao đảo kỷ cương, phép nước... Tất cả dẫn đến nguy cơ nhiễu loạn, ô nhiễm MTVH, cản trở con đường đi lên CNXH ở nước ta. Tuy nhiên, việc xây dựng MTVH đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của CNH, HĐH đất nước còn là vấn đề khá mới mẻ, chưa được quan tâm nhiều trong hoạt động nghiên cứu khoa học cũng như trong thực tiễn xây dựng MTVH ở các địa phương cho nên không tránh khỏi những hạn chế, bất cập trong nhận thức và giải quyết vấn đề. Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh) là một thành phố trẻ, một trung tâm du lịch của cả nước, có tầm cỡ thế giới. Đặc biệt, với hệ thống đường biển và cảng biển phong phú và thuận lợi, Hạ Long là cửa ngõ giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc trong giao lưu với các nước trong khu vực và quốc tế. Vì vậy, xây dựng MTVH của thành phố càng là vấn đề cấp thiết và không kém phần khó khăn, phức tạp. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả chọn đề tài: "Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Về vấn đề MTVH và xây dựng MTVH ở nước ta cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu của các tác giả đề cập đến như: Văn hóa - một số vấn đề lý luận của PGS. Trường Lưu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999. Tác giả đã xem xét MTVH trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ với môi trường tự nhiên (MTTN) và môi trường xã hội (MTXH), từ đó đặt ra yêu cầu trong hoạt động xây dựng MTVH cần có sự kết hợp hài hòa, đồng bộ với nhiệm vụ xây dựng MTTN và MTXH nhằm phát triển toàn diện con người, qua đó tác động tới sự phát triển của văn hóa, xã hội. GS.TS Hoàng Vinh trong cuốn Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1999 nhấn mạnh vai trò của việc tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở - bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Từ việc đi sâu nghiên cứu khái niệm, bản chất, chức năng của văn hóa, GS.TS Trần Văn Bính trong Đề cương bài giảng lý luận văn hóa (cho hệ đào tạo cao học và nghiên cứu sinh), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000 xem MTVH được hình thành bởi các giá trị mà hoạt động của con người tạo ra. Trong công trình nghiên cứu Xây dựng môi trường văn hóa ở nước ta hiện nay từ góc nhìn giá trị học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002, GS.TS Đỗ Huy đã tiếp cận MTVH theo thước đo giá trị lịch sử - xã hội, làm hiện diện bản chất của MTVH như một di sản có nhiều năng lượng quý hiếm mà tất cả các thế hệ tiếp nối đều phải gìn giữ và sáng tạo tiếp. Từ đó đề ra việc đánh giá MTVH phải được dựa vào một hệ chuẩn nhất định. Tiếp cận văn hóa như một tổng thể chiều sâu, bề rộng, tầm cao của các giá trị mang tính nhân văn, TS. Văn Đức Thanh trong cuốn Về xây dựng môi trường văn hóa cơ sở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001 đã đặt ra yêu cầu nhận thức và vận dụng đúng đắn những vấn đề phương pháp luận trong quá trình xây dựng MTVH cơ sở. TS. Trần Lê Bảo và các tác giả của cuốn Văn hóa sinh thái nhân văn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 lại xem xét vấn đề văn hóa, MTVH từ góc độ quan hệ hữu cơ của con người với tự nhiên, với môi trường sinh thái (MTST) của nó, coi đó là cơ sở để giải quyết vấn đề MTST - nhân văn, cũng là MTST - xã hội đang trở nên bức xúc hiện nay. Ngoài ra, nhiều tác giả không trực tiếp đề cập đến MTVH mà đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về văn hóa như: Văn hóa và đổi mới của Phạm Văn Đồng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995; Vấn đề văn hóa và phát triển của GS.TS Hoàng Trinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; Quản lý hoạt động văn hóa của Nguyễn Văn Hy - Phan Văn Tú - Hoàng Sơn Cường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998; Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Những vấn đề văn hóa Việt Nam đương đại của GS.TSKH Bùi Khái Vinh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001... Đây thực sự là những công trình nghiên cứu có giá trị, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu toàn diện về MTVH. Trong những năm gần đây, đã có một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ nghiên cứu về MTVH ở các lĩnh vực khác nhau và các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, MTVH vẫn đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần giải quyết tiếp và vấn đề "Xây dựng môi trường văn hóa ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay" chưa có công trình nào đề cập đến. Kế thừa những thành tựu đã đạt được, luận văn này sẽ tập trung đi sâu vào tìm hiểu toàn diện hơn về MTVH và làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong việc xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu Mục đích: Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về MTVH, luận văn khảo sát và đánh giá thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng MTVH thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Nhiệm vụ: - Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận MTVH. - Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu lực, hiệu quả xây dựng MTVH ở thành phố Hạ Long trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long, từ đó đề ra các giải pháp sát thực, hữu hiệu. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, dựa trên nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng về văn hóa và xây dựng MTVH trong thời kỳ đổi mới hiện nay. - Kết hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử; tiếp thu và sử dụng linh hoạt các phương pháp so sánh, thống kê, điều tra xã hội học; sử dụng kiến thức liên ngành về văn hóa - môi trường trong quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về MTVH và xây dựng MTVH ở nước ta hiện nay. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng MTVH ở thành phố Hạ Long. - Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu lực, hiệu quả xây dựng MTVH ở địa phương trong thời kỳ đổi mới hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn thành công sẽ là đề tài tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy môn Lý luận văn hóa trong hệ thống các trường Đảng địa phương. - Luận văn cung cấp nguồn tư liệu cho các cấp các ngành và chính quyền địa phương tham thảo trong hoạt động lãnh đạo quản lý xây dựng MTVH trên địa bàn thành phố. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VÀ VAI TRÒ CỦA XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI 1.1. QUAN NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA Nói tới văn hóa là nói tới con người, nói đến việc phát huy những năng lực bản chất của con người nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Nghiên cứu MTVH trên cơ sở phương pháp luận mácxít thực chất là nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa con người với hoàn cảnh. Con người là một thực thể xã hội được hình thành trong những điều kiện hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhất định, trong đó con người không chỉ là sản phẩm của hoàn cảnh mà còn là kẻ sáng tạo ra hoàn cảnh, là chủ thể tích cực của hoàn cảnh. Mác và Ăngghen đã khẳng định rằng: "Con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy" [28, tr. 55]. Như vậy, xét theo góc độ văn hóa, con người vừa là chủ thể sáng tạo, tích lũy và phát triển văn hóa, vừa là khách thể trong sự tác động trở lại của văn hóa nhằm tạo nên những nhân cách toàn diện. Toàn bộ những sản phẩm văn hóa do con người sáng tạo ra bằng tri thức, lao động và tất cả các hoạt động khác của nó hợp thành một "thế giới nhân tạo" phân biệt với thế giới tự nhiên, được gọi là "hệ sinh thái văn hóa". Cùng với hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái văn hóa thường xuyên tác động đến con người, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Trong sự tác động qua lại nhiều chiều ấy, "nếu đại tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai, ở đó toàn bộ đời sống của con người được hình thành, được nuôi dưỡng và phát triển. Con người không thể tồn tại nếu tách rời đại tự nhiên, cũng như con người không thể thực sự là con người nếu tách rời môi trường văn hóa" [8, tr. 65]. Từ góc độ nghiên cứu một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của MTVH, cần thiết phải tìm hiểu các khái niệm văn hóa, MTVH. 1.1.1. Văn hóa và môi trường văn hóa Khái niệm văn hóa Văn hóa là một thuật ngữ có nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp, có nguồn gốc cả ở phương Tây và phương Đông. Ở phương Tây, từ văn hóa xuất hiện rất sớm trong đời sống ngôn ngữ, ban đầu nó là một từ có căn gốc La tinh "colere", sau trở thành "cultura" nghĩa là cày cấy, vun trồng. Về sau, "cultura" được chuyển sang nghĩa rộng hơn là sự vun trồng tinh thần, trí tuệ. Cicéron, nhà chính trị hùng biện thời La Mã (thế kỷ I Tr. CN) từng có câu nói nổi tiếng: "Filosofia cultura animiest" nghĩa là: Triết học là văn hóa (sự vun trồng) tinh thần, chính là nói về quá trình giáo dục, bồi dưỡng về các mặt tinh thần, trí tuệ cho con người. Ở phương Đông, từ văn hóa xuất hiện vào thời Tây Hán. Lưu Hướng (năm 77-6 Tr. CN) trong sách Thuyết Uyển, bài Chỉ Vũ có viết: "Bậc thánh nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm dùng vũ lực đều để đối phó kẻ bất phục tùng, dùng văn hóa không thay đổi được thì sau đó sẽ chinh phạt" [38, tr. 13]. Ở đây, văn hóa được hiểu như một cách giáo hóa đối lập với vũ lực, theo đó văn hóa là "văn trị giáo hóa" tức là dùng "văn trị" (cái hay cái đẹp) để "giáo hóa" (giáo dục cảm hóa) con người. Như vậy có thể thấy, ngay từ thuở rất xa xưa, ở cả phương Tây và phương Đông, con người đã ý thức được về văn hóa và vai trò của nó đối với việc giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, trí tuệ và tình cảm con người. Mặc dù có mặt rất sớm trong đời sống ngôn ngữ như vậy, nhưng phải đến thế kỷ XVIII, từ văn hóa mới được đưa vào sử dụng như một thuật ngữ khoa học với ý nghĩa: văn hóa là toàn bộ những gì được tạo ra do hoạt động xã hội của con người, nghĩa là văn hóa đối lập với trạng thái tự nhiên. Cuối thế kỷ XIX, sau khi công trình "Văn hóa nguyên thủy" của E.B. Taylor được công bố (1871), ngành khoa học về văn hóa mới chính thức được khẳng định. Tuy nhiên, chỉ đến thế kỷ XX, đặc biệt là những thập niên cuối của thế kỷ, việc nhận thức về văn hóa và vai trò của nó đối với đời sống xã hội mới thực sự được chú ý. Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ khiến con người tiến nhanh về phía trước với những bước đi của "người khổng lồ", song bên cạnh đó là sự sụp đổ về mô hình phát triển ở một số quốc gia dân tộc chỉ chú trọng phát triển kinh tế thuần túy, xem nhẹ vai trò của văn hóa đã khiến cho con người bắt đầu nhìn nhận văn hóa với một nhãn quan mới. Văn hóa được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Bằng lập luận của mình, mỗi nhà khoa học đều có sự phân tích, bổ sung thêm, làm cho văn hóa trở thành một đối tượng đặc biệt có nội hàm không ngừng được mở rộng, được nhìn nhận với một thái độ rất văn hóa và cũng rất khoa học. Bởi lẽ đó, cho đến nay, theo thống kê của một nhà dân tộc học người Mỹ, có khoảng hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Có thể nói, có bao nhiêu người nghiên cứu văn hóa thì có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa, và việc đưa ra một khái niệm đầy đủ về văn hóa là vô cùng khó khăn. Jacques Dérrida, nhà nghiên cứu văn hóa người Pháp đã phải thốt lên: "Văn hóa chính là cái tên mà chúng ta đặt cho điều bí ẩn không cùng với những ai ngày nay đang tìm cách suy nghĩ về nó" [19, tr. 35]. Từ điển Triết học đưa ra định nghĩa: "Văn hóa gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển xã hội... Văn hóa là một hiện tượng lịch sử, phát triển phụ thuộc vào sự thay thế các hình thái kinh tế - xã hội" [43, tr. 1329-1330]. Hiện nay UNESCO đang nhìn nhận văn hóa với một ý nghĩa rộng rãi hơn, coi văn hóa như một phức thể - tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm... khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc gia, xã hội. Năm 1988, khi phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor cũng đưa ra một định nghĩa: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc" [9, tr. 23]. Với ý nghĩa đó, văn hóa có mặt trong bất cứ hoạt động nào của con người, dù đó là hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần, hay trong quan hệ giao tiếp ứng xử xã hội, trong thái độ đối với thiên nhiên. Ở Việt Nam nước ta, văn hóa từ danh từ chuyển hóa thành thuật ngữ đa nghĩa cả trong ngôn ngữ thường ngày lẫn trong luận điểm khoa học. Xa xưa, ông cha ta dùng từ "văn hiến" thay cho từ văn hóa như hiện nay và nội hàm của nó cũng chưa mở rộng như các giai đoạn sau này. Từ đời Lý (1010), người Việt đã tự hào nước mình là một "văn hiến chi bang". Đến đời Lê (thế kỷ XV), danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã khẳng định: "Duy ngã Đại Việt chi quốc, thực vi văn hiến chi bang" (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến). Từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ở đây là một khái niệm rộng chỉ một nền văn hóa cao, trong đó nếp sống tinh thần, đạo đức được chú trọng. Năm 1942, tại "Mục đọc sách" viết xen trong bản thảo "Nhật ký trong tù", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa hết sức xác đáng: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa" [30, tr. 431]. Với định nghĩa này, Hồ Chí Minh bằng cách tiếp cận biện chứng đã nắm bắt trạng thái vận động và cả trạng thái tĩnh của văn hóa. Học giả Đào Duy Anh trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương cũng đưa ra một nhận định mang dáng nét tương đồng với quan niệm của Hồ Chủ tịch: "Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: "Văn hóa tức là sinh hoạt"" [2, tr. 13]. Những năm gần đây, nghiên cứu văn hóa thực sự trở thành một môn khoa học tại Việt Nam. Một số học giả tập trung nghiên cứu về văn hóa tiếp tục đưa ra các quan niệm của mình về văn hóa. Trên cơ sở phân tích các định nghĩa về văn hóa, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" [42, tr. 27]. Định nghĩa này đã nêu bật bốn đặc trưng quan trọng của văn hóa là: tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh. Ngoài ra, một số các định nghĩa khác của GS. Hà Văn Tấn, GS. Trần Quốc Vượng, GS. Hoàng Vinh, GS. Trần Văn Bính, PGS. Trường Lưu... cũng là những đóng góp quan trọng bổ sung cho nhận thức chung về văn hóa. Mặc dù đứng ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau nên cách giải thích, cách quan niệm cũng khác nhau song nhìn chung, đại đa số các nhà nghiên cứu văn hóa đều quan niệm văn hóa gắn với con người, là hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra, trở thành bộ phận cơ bản trong xã hội. Tóm lại, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt có tính ngành nghề. Đó là hoạt động nhằm phát huy những năng lực bản chất của con người, vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ. Văn hóa là hoạt động nhằm tạo ra những giá trị, những chuẩn mực xã hội. Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân và hoạt động có hướng đích nhằm đạt tới một giá trị nào đó trong xã hội. Văn hóa là "thiên nhiên thứ hai", là "cái nôi' nuôi dưỡng tâm hồn và hình thành nên phẩm giá con người. Một không gian văn hóa lành mạnh bao gồm toàn bộ những sản phẩm, hành động, khuôn mẫu ứng xử... chứa đựng hệ thống giá trị nhân văn và vốn kinh nghiệm xã hội, sẽ tạo thành "môi trường văn hóa" lành mạnh nuôi dưỡng đời sống tinh thần con người, phát triển con người ngày càng hoàn thiện về mọi mặt. Đây chính là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp cận, nghiên cứu về MTVH. Khái niệm môi trường văn hóa Trước đây ở nước ta, một số khái niệm liên quan đến môi trường
Tài liệu liên quan