Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra sôi động, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Để phát triển bền vững ngân hàng thì nhất thiết phải đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, và hoạt động thanh tra, giám sát vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của ngâ hàng. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã nêu thực trạng về cơ sở pháp lý chi phối hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; phân tích một số bất cập và nguyên nhân gây ra những bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 503 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
14 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Phan Diên Vỹ* TÓM TẮT Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang diễn ra sôi động, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Để phát triển bền vững ngân hàng thì nhất thiết phải đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, và hoạt động thanh tra, giám sát vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động của ngâ hàng. Trong phạm vi bài viết, tác giả đã nêu thực trạng về cơ sở pháp lý chi phối hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng; phân tích một số bất cập và nguyên nhân gây ra những bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam. Từ khóa: Thanh tra, giám sát SOLUTIONS TO IMPROVE THE BANKING INSPECTION AND SUPERVISION IN VIETNAM ABSTRACT The process of economic and international integration which is eventful makes opportunities for the development of banks. Besides, banks are facing big difficulties and challenges. To guarantee the safeness in operation of banks is to help the banking solid development and the inspection and supervision is to help the safeness in operation of banks. In the scope of this article, the author mentions the reality on legal basis to govern the banking inspection and supervision, analysis on the insufficiencies and reasons to insufficiencies in the banking inspection and supervision. Form that, the author suggests the solutions to improve the banking inspection and supervision in Vietnam. Key words: Inspector; supervisor * TS. Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM. Email:phandienvy@gmail.com 15 Giải pháp hoàn thiện . . . 1. Thực trạng về cơ sở pháp lý chi phối hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam Công tác giám sát ngân hàng được thực hiện từ những năm 1990 do Vụ Thanh tra, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành, với nhiệm vụ chính là gián tiếp kiểm tra thông qua tổng hợp, phân tích, đánh giá các báo cáo tình hình hoạt động theo định kỳ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, tiến hành giám sát thường xuyên phát hiện kịp thời các vi phạm, thông báo yêu cầu các TCTD khắc phục ngay và có biện pháp xử lý kịp thời nghiêm túc các vi phạm theo qui định của pháp luật. Cơ sở của việc thực hiện các hoạt động giám sát của NHNN đối với các ngân hàng thương mại (NHTM) là Luật NHNN năm 1997, Khoản 2 Điều 1 Luật NHNN năm 1997 khẳng định: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các TCTD và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Luật NHNN năm 1997 khẳng định vị thế của Thanh tra ngân hàng là tổ chức thanh tra chuyên ngành về ngân hàng vừa làm chức năng thanh tra của Bộ (giải quyết khiếu nại, tố cáo) vừa làm chức năng thanh tra, giám sát hoạt động đối với các TCTD và hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác với mục đích là đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và phục vụ chính sách tiền tệ quốc gia. Qui chế giám sát ngân hàng đối với các TCTD cũng được hình thành thông qua Quyết định số 398/1999/QĐ- NHNN ngày 9/11/1999 của NHNN về việc ban hành Quy chế giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam ra đời, trong đó nêu rõ: “Hoạt động giám sát từ xa là hoạt động mà bộ phận giám sát của Thanh tra ngân hàng căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do NHTM gửi theo chế độ báo cáo thống kê đối với các TCTD và tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng NHTM và toàn bộ hệ thống ngân hàngKết quả giám sát từ xa là một trong những căn cứ để xếp loại các NHTM”. Theo đó, nội dung giám sát từ xa đối với các TCTD hoạt động tại Việt Nam tập trung vào đánh giá các tiêu chí: diễn biến về cơ cấu nguồn vốn; tài sản chất lượng tài sản; tình hình thu nhập; chi phí và kết quả kinh doanh; vốn tự có; việc đảm bảo khả năng chi trả; phân tích một số chỉ số tài chính chủ yếu của TCTD. Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/3/2008 của NHNN về việc xếp loại NHTM cổ phần, theo đó: các NHTM được yêu cầu tự đánh giá xếp loại dựa trên số liệu kế toán chính thức năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập, đối với các chỉ tiêu an toàn hoạt động ngân hàng, số liệu đánh giá, xếp loại được căn cứ vào số liệu báo cáo năm theo đúng tiến độ thông tin báo cáo hiện hành. Nội dung đánh giá xếp loại được thực hiện trên các chỉ tiêu: vốn tự có; chất lượng tài sản; năng lực quản trị; kết quả hoạt động kinh doanh; khả năng thanh toán. Ngày 27/05/2009 Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 83/2009/QĐ/TTg về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Theo qui định này, thông qua hoạt động giám sát ngân hàng, trong trường hợp phát hiện các vi phạm qui định an toàn hoạt động ngân hàng và qui định của pháp luật có dấu hiệu mất an toàn hoạt động, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý theo thẩm 16 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền xử lý theo qui định của pháp luật. Luật NHNN năm 2010 được sửa đổi và ban hành tiếp tục khẳng định: “Hoạt động giám sát ngân hàng là một khâu rất quan trọng trong hoạt động của Thanh tra, giám sát ngân hàng trên cơ sở thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của một TCTD và phải đảm bảo kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng”. Đây là một bước tiến lớn đối với các hoạt động của NHNN nói chung mà còn của Thanh tra, giám sát của NHNN nói riêng, đây được xem là tiền đề và định hướng cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng chưa thực sự hoàn thiện. Theo thuật ngữ giám sát ngân hàng được nêu trong trang Web:www.bis.org/bcbs/ Ủy ban Basel là một hoạt động bao quát toàn bộ ngân hàng như: cấp phép, giám sát từ xa, thanh tra tạo chỗ, thu thập thông tin, đánh giá xếp hạng tín dụng, bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bốnhằm bảo đảm sự hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống các định chế tài chính. Trong khi đó, theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được ban hành từ 1997 và sau đó thực hiện vài lần sửa đổi bổ sung nhưng nội dung Thanh tra ngân hàng được nêu tại Chương 5 lại là một khái niệm hẹp: - Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng việc thực hiện các quy định trong giấy phép ngân hàng - Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền - Kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng ( Điều 52- Luật NHNN). Qua đó cho thấy giám sát ngân hàng có nghĩa rộng hơn thanh tra ngân hàng và điều đáng nói là từ năm 1999 NHNN đã sử dụng thuật ngữ giám sát ngân hàng khi ban hành QĐ 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt động giám sát ngân hàng, nhưng khi chỉnh lý Luật NHNN năm 2003 vấn đề giám sát ngân hàng, nhưng khi chỉnh lý Luật NHNN năm 2003 vấn đề giám sát ngân hàng vẫn chưa được chính thức đưa vào Luật. Từ sự phân định giữa thanh tra và giám sát chưa rõ ràng, dẫn đến trong thực tế hoạt động giám sát ngân hàng chưa phát huy trọn vẹn những nguyên tắc của giám sát tài chính để đạt được hiệu quả cao như: thường xuyên- liên tục, toàn diện và linh hoạt, hệ thống giám sát hợp lý- hiệu quả, kết hợp logic giữa tính đặc thù của quốc gia và những chuẩn mực quốc tế Hiện nay cơ sở pháp lý cho hoạt động giám sát ngân hàng đang chịu tác động của sự khập khiểng về môi trường pháp lý nên hệ thống giám sát ngân hàng còn nhiều bất cập như: - Mặc dù nội dung, phương pháp thanh tra có thay đổi song vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý. Vấn đề cốt lõi yêu cầu giám sát ngân hàng hiện nay không những nhận dạng được rủi ro của ngân hàng mà còn đánh giá cả khả năng quản trị rủi ro và chiến lược phòng ngừa rủi ro của ngân hàng. Điều này nội dung giám sát của thanh tra NHNN chưa đầy đủ cũng như trình độ đội ngũ chuyên gia ngân hàng còn hạn chế. - Quy trình giám sát từ trung ương đến các chi nhánh chưa có sự kết hợp đồng bộ giữa phương pháp thanh tra từ xa và thanh tra tại chỗ mà NHNN đang cố đạt được 17 Giải pháp hoàn thiện . . . - Một số chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng đã được vận dụng song các bộ chỉ tiêu giám sát còn chưa đồng bộ hoặc chưa phù hợp với tình hình Việt Nam nên cũng gây hạn chế khi đánh giá và phân tích. Điều đáng quan tâm là trong 25 nguyên tắc giám sát theo chuẩn Basel I thì hoạt động giám sát của NHNN đáp ứng chưa đến 30%. Bảng 1: Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel I trong hoạt động giám sát của NHNN Nguyên tắc số Các nguyên tắc Đã đáp ứng (6) Đang xúc tiến (13) Chưa đáp ứng (6) 1 Chức năng-nhiệm vụ-sự độc lập-sự minh bạch và hợp tác x 2 Phạm vi hoạt động ngân hàng x 3 Các tiêu chí cấp phép x 4 Chuyển đổi quyền sở hữu x 5 Các sáp nhập cơ bản x 6 An toàn vốn x 7 Quy trình quản trị rủi ro x 8 Rủi ro tín dụng x 9 Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng x 10 Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn x 11 Nguy cơ rủi ro với các bên liên quan x 12 Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị x 13 Rủi ro thị trường x 14 Rủi ro thanh khoản x 15 Rủi ro hoạt động x 16 Rủi ro lãi suất ghi sổ của ngân hàng x 17 Kiểm toán và kiểm toán nội bộ x 18 Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính x 19 Phương pháp giám sát x 20 Kỹ thuật giám sát x 21 Thông tin báo cáo giám sát x 22 Chế độ kế toán và công bố thông tin x 23 Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra x 24 Giám sát tổng thể x 25 Phối hợp giám sát trong và ngoài nước x Tổng 6 13 6 Nguồn: Dự án cải cách ngân hàng- NHNN 18 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2. Một số bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam Thứ nhất, hoạt động thanh tra, giám sát vẫn còn đặt nặng vào thanh tra tính tuân thủ, thanh tra vụ việc, xem xét khiếu nại, tố cáo, tham nhũng, ... mà chưa tập trung vào thanh tra hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống tổ chức tín dụng như thanh tra đánh giá rủi ro thị trường, cảnh báo sớm các rủi ro có thể xảy ra do cơ chế điều hành có vấn đề hay do đầu tư cho vay vào ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Thứ hai, phương thức tiến hành hoạt động thanh tra, giám sát cần có sự thay đổi theo quy trình đi từ Hội sở chính, đến các chi nhánh, phòng giao dịch cùng với việc xem xét đánh giá chiến lược hoạt động, chính sách kinh doanh, năng lực quản trị, điều hành, mức độ rủi ro, ... rồi mới đến xem xét theo từng vấn đề cụ thể, từng mảng hoạt động nghiệp vụ hoặc chi nhánh có liên quan để xác định vấn đề tồn tại, yêu cầu hiệu chỉnh để nâng cao mức độ an toàn cho đơn vị bị giám sát, góp phần bảo đảm an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng. Thứ ba, hoạt động thanh tra, giám sát còn đơn độc trong giám sát hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng, chưa xem xét và nâng cao vai trò giám sát tại chỗ của kiểm toán, kiểm soát nội bộ trong từng tổ chức tín dụng, cũng như phối hợp với các tổ chức khác như Bảo hiểm tiền gửi, các công ty kiểm toán độc lập,... để tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát theo hướng đánh giá và phòng ngừa rủi ro. Thứ tư, các cơ quan giám sát, cụ thể là Ngân hàng Nhà nước, vừa thực hiện chức năng cấp phép, vừa ban hành cơ chế - chính sách, vừa thực hiện chức năng hướng dẫn, triển khai thực hiện cơ chế chính sách và kiêm luôn vai trò kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động. Điều này dễ dẫn đến xung đột lợi ích, hiệu quả và hiệu lực giám sát không cao. Thứ năm, các công cụ phục vụ cho giám sát dựa trên rủi ro còn thiếu và chưa được vận dụng nhiều vào trong thực tiễn. Các mô hình phân tích định lượng, dự báo và kiểm định đánh giá rủi ro hay cảnh báo sớm đối với từng ngân hàng hay toàn hệ thống ngân hàng chưa được phát triển và làm giảm đi tính chuyên nghiệp và hiệu quả hoạt động thanh tra, giám sát. Thứ sáu, bản thân cơ quan thanh tra, giám sát còn hạn chế ở một số phương diện kỹ thuật lẫn nguồn nhân lực, trong đó đối với phương diện kỹ thuật là việc ứng dụng công nghệ thu thập và xử lý thông tin còn lạc hậu, mức độ chính xác và tính cập nhật dữ liệu vẫn đang là vấn đề cần phải khắc phục; đối với nguồn nhân lực thì vừa thiếu về số lượng lại yếu về trình độ nghiệp vụ thanh tra, giám sát dựa trên việc áp dụng mô hình kiểm định và kiểm tra tính hiệu quả của mô hình quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng vào trong thực tiễn thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng. Những bất cập trong hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng ở Việt Nam tồn tại do các nguyên nhân như: Một là, nguồn nhân lực, con người là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng công tác thanh tra, giám sát. Nhưng chưa có nhiều cán bộ thực tế đã trải qua kinh doanh để có kinh nghiệm hiểu rõ bản chất kinh doanh của các ngân hàng thương mại; hạn chế do thiếu kinh nghiệm thực tế, máy móc thiết bị công nghệ dùng cho nghiệp vụ thanh tra, giám sát còn lạc hậu, yếu chưa thích nghi với công nghệ mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày nay; Chính sách lương, thưởng chưa đảm bảo làm cho cán bộ thanh tra có toàn tâm toàn ý thực hiện công việc thanh tra, giám sát ngân hàng. 19 Giải pháp hoàn thiện . . . Hai là, số liệu thanh tra, giám sát từ xa chưa phản ánh đúng thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, khác với số liệu thanh tra tại chỗ. Ba là, các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá không đồng nhất trong báo cáo nên khó tổng hợp, phân tích để phản ánh chính xác tình hình hoạt động kinh doanh của những ngân hàng bị thanh tra, giám sát. Bốn là, sự bất cập giữa thanh tra, giám sát và thực tế phát sinh kinh doanh của ngân hàng thương mại trong việc tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước như lãi suất huy động, trạng thái kinh doanh vàng, ngoại tệ, hệ số an toàn vốn và khả năng thanh khoản... Năm là, cơ chế còn có “khoảng trống” có thể vận dụng và thanh tra, giám sát ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước còn “nhẹ tay - thường giơ cao đánh kẽ”, cả nể, ít nhiều bị chi phối bởi nhiều mối quan hệ đan xen lẫn nhau giữa quản lý và kinh doanh. Xuất phát từ thực trạng nêu trên, tác giả nêu một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng trong giai đoạn hiện nay: 3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng tại Việt Nam Thứ nhất: Hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện nền tảng để xây dựng mô hình giám sát tài chính nói chung và giám sát ngân hàng nói riêng Hiện nay chúng ta đã cơ bản có được các bộ luật cho các ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và hoạt động thanh tra, giám sát cũng được đề cập đến trong các bộ luật trên. Song nhìn chung vẫn chưa cụ thể và rõ ràng. Do đó, cần hướng đến xây dựng cũng như hoàn thiện các dự luật, các quy chế về giám sát ngân hàng, giám sát hoạt động bảo hiểm, giám sát hoạt động chứng khoán nhằm tăng cường tính pháp lý cho hệ thống giám sát tài chính. Đặc biệt môi trường pháp lý phải góp phần tăng cường ý thức trách nhiệm công khai thông tin cũng như là thước đo uy tín của các đối tượng giám sát. Thứ hai; Xây dựng cơ chế giám sát phù hợp và hiệu quả Để đảm bảo mục tiêu ổn định tài chính của chính sách an toàn vĩ mô trước những bất ổn vĩ mô đòi hỏi Việt Nam phải xây dựng được một cơ chế giám sát tài chính phù hợp. Cơ chế giám sát tài chính phù hợp trước hết phải được xây dựng trên mô hình giám sát tài chính hiệu quả. Qua thực tiễn nghiên cứu và kinh nghiệm quốc tế cho thấy có một số cơ sở cho rằng mô hình giám sát tài chính hợp nhất là phù hợp với việc giám sát các rủi ro của hệ thống tài chính Việt Nam hiện nay. Về cơ sở lý thuyết: Mặc dù có những bất lợi và khó khăn có thể gặp phải khi chuyển sang mô hình giám sát hợp nhất, mô hình này có nhiều ưu thế, đó là: Mô hình giám sát hợp nhất giúp ngăn ngừa những mâu thuẫn và khoảng cách trong các ngành thuộc lĩnh vực tài chính; Tạo ra sự nhất quán trong các qui định và trong giám sát; Thêm nữa, hệ thống này nâng cao hiệu quả của hoạt động giám sát và tuân thủ các qui định, chính sách. - Xu hướng và kinh nghiệm quốc tế: Số lượng các nước áp dụng mô hình giám sát tài chính hợp nhất ngày càng tăng qua các năm. Nhật Bản và Hàn Quốc đã rất thành công khi áp dụng HTGSTC hợp nhất từ năm 1997, 1998. Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009, một số quốc gia đặt lại vấn đề về hiệu lực và sự phù hợp của hệ thống giám sát này. Có 2 quan điểm khi xem xét lại xu hướng củng cố hệ thống giám sát tài chính hợp nhất sau khủng hoảng đó là: i/ khẳng định sự phù hợp và tiếp tục theo đuổi và hoàn thiện mô 20 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật hình giám sát tài chính hợp nhất. Điển hình là các quốc gia châu Á: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản; ii/ Chuẩn bị điều kiện để cải cách hệ thống giám sát tài chính theo hướng hợp nhất hơn. Theo quan điểm này, mỗi quốc gia có sự lựa chọn riêng nhưng nhìn chung đều nhìn nhận một mô hình hợp nhất sẽ giúp để có cái nhìn tổng quan cả hệ thống. Theo xu hướng này phải kể đến hệ thống giám sát của Mỹ, Đức. - Xuất phát từ thực trạng hệ thống tài chính Việt Nam và những bất cập của HTGSTC hiện tại cũng như các yếu tố khác đòi hỏi Việt Nam phải chuyển sang HTGSTC hợp nhất: Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống tài chính cả về qui mô, sự đa dạng về dịch vụ và việc đan xen các sản phẩm tài chính mới... trong thời gian qua và xu hướng phát triển hệ thống tài chính trong 10 năm tới cần thiết phải xây dựng HTGSTC hợp nhất để giám sát an toàn vĩ mô và cho tất cả các lĩnh vực tài chính trong điều kiện ranh giới giữa các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính ngày càng mờ nhạt. Quá trình tự do hoá tài chính bên cạnh những tác động tích cực cũng làm tăng nguy cơ bất ổn cho môi trường kinh tế vĩ mô và trong từng lĩnh vực tài chính, từng định chế tài chính của Việt Nam. Để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trong xu hướng tự do hoá tài chính ngày càng rộng và sâu, việc lựa chọn mô hình giám sát tài chính hợp nhất cho Việt Nam trong tương lai là phù hợp. Từ các lý do trên, việc lựa chọn mô hình giám sát tài chính hợp nhất trên nền tảng HTGSTC hiện tại của Việt Nam là hoàn toàn thích hợp và khả thi. Đương nhiên việc hoàn thiện chức năng và cơ chế vận hành hệ thống giám sát hợp nhất đòi hỏi sự quyết tâm, lộ trình thích hợp và hệ thống giải pháp đồng bộ. Thứ ba: Thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường minh bạch tài chính, nâng cao độ tin cậy của hệ thống thông tin tài chính Đây là hệ thống các giải pháp kết hợp cả về kinh tế - chính trị và xã hội bao gồm: Ban hành những quy định cụ thể về chế độ công khai tài chính, trong đó cần xác định cụ thể mức độ công khai của các loại thông tin tài chính, loại nào phải minh bạch, loại nào được cấp phép bảo mật; Tăng cường pháp chế tài chính với các hình thức chế tài thích hợp khi vi phạm chế độ công khai thông tin của các đối tượng bị giám sát; Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều từ các cơ quan quản lý, từ các đối tượng giám sát, từ khách hàng sử dụng các dịch vụ tài chính. Đặc biệt cần thành lập các doanh nghiệp đánh giá, xếp hạng tín nhiệm để làm tăng thêm nguồn tư liệu từ thông tin tài chính; Hoàn thiện hệ thống kế toán- kiểm toán theo chuẩn mực quốc tế. Đặc biệt nhà nước cần có biện pháp ngăn chặn tình trạng cạnh tranh không lành mạnh thông qua giảm
Tài liệu liên quan