Tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam

Nghiên cứu đánh giá tác động dài hạn của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý II năm 2017. Đồng thời, nghiên cứu xem xét tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có đôla hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên học thuyết tiền tệ cổ điển của Irving Fisher và kế thừa mô hình của Steiner (2009), bằng cách tiếp cận mô hình tự hồi quy phân phối trễ và dùng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả hồi quy phân phối trễ từ phương trình sai phân cho thấy, hệ số sai số phương trình ECM là -0.25. Qua đó, cho thấy khi các yếu tố vĩ mô thay đổi trong đó có tích lũy dự trữ ngoại hối, thời gian lạm phát trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn là khoảng một năm. Bên cạnh đó, kết quả phân tích dài hạn cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối tác động cùng chiều đến lạm phát tại Việt Nam.

pdf12 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
61 TÁC ĐỘNG TÍCH LŨY DỰ TRỮ NGOẠI HỐI ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Nguyễn Thị Kim Phụng*, Hoàng Thị Thanh Hằng ** TÓM TẮT * ThS.GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM ** TS.GV. Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM Nghiên cứu đánh giá tác động dài hạn của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát tại Việt Nam từ quý I năm 2004 đến quý II năm 2017. Đồng thời, nghiên cứu xem xét tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có đôla hóa ở Việt Nam. Nghiên cứu dựa trên học thuyết tiền tệ cổ điển của Irving Fisher và kế thừa mô hình của Steiner (2009), bằng cách tiếp cận mô hình tự hồi quy phân phối trễ và dùng mô hình hiệu chỉnh sai số ECM. Kết quả hồi quy phân phối trễ từ phương trình sai phân cho thấy, hệ số sai số phương trình ECM là -0.25. Qua đó, cho thấy khi các yếu tố vĩ mô thay đổi trong đó có tích lũy dự trữ ngoại hối, thời gian lạm phát trở về trạng thái cân bằng trong dài hạn là khoảng một năm. Bên cạnh đó, kết quả phân tích dài hạn cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối tác động cùng chiều đến lạm phát tại Việt Nam. Từ khóa: Dự trữ ngoại hối, lạm phát, đô la hóa, ARDL Bound test. IMPACTS OF ACCUMULATING FOREIGN EXCHANGE RESERVES ON INFLATION IN VIETNAM ABSTRACT The study evaluates the long-term impact of foreign exchange reserves accumulation on inflation in Vietnam from the first quarter of 2004 to the second quarter of 2017. At the same time, the study examines the impact of foreign exchange reserves accumulation on inflation in the context of a dollarized economy in Vietnam. The study has been based on Irving Fisher’s classic monetary theory and inherited Steiner’s model (2009), by approaching the late-stage regression model and using the ECM error correction model. The regression result from the differential equation shows that the coefficient of error of the ECM equation is -0.25. This suggests that when macroeconomic variables change, including the accumulation of foreign exchange reserves, the return to equilibrium in the long run is about one year. In addition, long-term analysis shows that accumulation of foreign exchange reserves has the same effect on inflation in Vietnam. Key words: Foreign exchange reserves, inflation, dollarization, ARDL Bound test. 1. GIỚI THIỆU Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến những cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng như khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997, hay khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các mức độ nghiêm trọng của các cuộc khủng hoảng và sự phụ thuộc vào tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát... 62 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật khu vực tài chính bên ngoài với những điều kiện liên quan của nó đã dẫn đến Chính phủ các nước phải tăng sự bảo hiểm cho chính quốc gia của họ (Denbee &ctg, 2016). Dự trữ cao giúp giảm tác động của cuộc khủng hoảng đối với tăng trưởng tại các thị trường mới nổi (Moghadam & ctg, 2010). Với xu thế đó, hiện nay, dự trữ ngoại hối tiếp tục được đánh giá cao trong an toàn tài chính toàn cầu. Theo IMF (2016), những mục tiêu chính của Mạng lưới An Toàn Tài Chính Toàn Cầu (The Global Financial Safety Net - GFSN) gồm: Cung cấp bảo hiểm cho các nước chống lại một cuộc khủng hoảng, tài trợ tài chính khi khủng hoảng xảy ra và khuyến khích các chính sách kinh tế vĩ mô. Trong đó, dự trữ ngoại hối là một thành phần truyền thống quan trọng của GFSN. Đây là công cụ đầu tiên để chống lại những cú sốc thanh khoản từ bên ngoài của mỗi quốc gia. Mặc khác, dự trữ ngoại hối là một biểu trưng sức khỏe tài chính, giúp các nước đang phát triển và các nền kinh tế mới nổi xâm nhập thị trường quốc tế bằng cách tăng độ tin cậy của quốc gia và niềm tin của nhà đầu tư (Drummond &ctg, 2009; Nowak&ctg, 2004). Ở Việt Nam, dự trữ ngoại hối trong những năm gần đây có xu hướng tích lũy tăng lên (hình 1). Tuy nhiên, tích lũy dự trữ ngoại hối làm tăng tiền cơ sở và cung tiền mở rộng nếu không được NHTW can thiệp trung hòa đầy đủ dẫn đến lạm phát nền kinh tế tăng (Heller, 1979; Stenier, 2017), mà lạm phát vốn là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cần phải được kiểm soát, quản lý. Điều này đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho NHTW các nước khi tích lũy dự trữ ngoại hối, phải làm sao tăng dự trữ nhưng không để lạm phát tăng, ảnh hưởng đến kinh tế. Như vậy, việc nghiên cứu tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát là một điều rất cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình mở cửa, hội nhập tài chính. Hình 1. Biến động tổng dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ quý I/2004 đến quý I/2017 Nguồn: IFS 2018 Đã có một số nghiên cứu phân tích mối liên hệ này dưới cấp độ quốc gia và nhóm quốc gia như các nghiên cứu của Heller (1979), Khan (1979), Lin & Wang (2005), Elhiraika & Ndikumana (2007), Steiner (2009), Borivoje & Tina (2015), Chaudhry và cộng sự (2011), Chen & Huang (2012), Zhou và cộng sự (2013), Phạm Thị Tuyết Trinh (2015),vv Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xét đến đặc trưng nền kinh tế mỗi quốc gia, trong đó đặc trưng nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế có đô la hóa. Đo đó, nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong nền kinh tế có đô la hóa. 63 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1. Cơ sở lý thuyết Sự gia tăng dự trữ quốc tế dẫn đến sự thay đổi cung tiền của một quốc gia, và sự gia tăng cung tiền tác động đến lạm phát của quốc gia đó. Cơ chế này được giải thích rõ qua hai gian đoạn như sau: Một là, tác động của tích lũy dự trữ quốc tế đến cung tiền. Để xem xét tác động của tích lũy dự trữ quốc tế đến cung tiền, trước hết chúng ta hãy xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên bảng cân đối tiền tệ của NHTW (bảng 1). Bảng 1. Bảng cân đối tiền tệ tóm tắt của NHTW Tài sản có nước ngoài ròng (Net foreign assets – NFA) Tài sản có nước ngoài Tài sản nợ nước ngoài Tài sản có trong nước ròng (Net Domestic assets – NDA) Tín dụng trong nước ròng + Cho chính phủ vay ròng + Cho tổ chức tín dụng vay Khoản khác ròng Tiền cơ sở (Monetary Bases) Tiền trong lưu thông Tiền gửi của TCTD Nguồn: Thống kê tiền tệ của IMF Trong bảng cân đối tiền tệ của NHTW, các chỉ tiêu được tính cụ thể như sau: y Tài sản có nước ngoài ròng = Tài sản Có nước ngoài – Tài sản Nợ nước ngoài (1) y Tài sản có trong nước ròng = Tín dụng trong nước ròng + Khoản khác ròng (2) y Tiền cơ sở = Tiền trong lưu thông + Tiền gửi của TCTD tại NHTW (3) Bảng trên cho ta phương trình sau: y Tiền cơ sở = Tài sản có nước ngoài ròng + Tài sản có trong nước ròng Hay MB = NFA + NDA (4) Từ phương trình (4) cho ta thấy, giả sử các yếu tố khác không thay đổi, khi NHTW tích lũy dự trữ ngoại hối sẽ làm cho Tài sản có nước ngoài ròng tăng lên một lượng ∆NFA. do đó, làm cho tiền cơ sở tăng lên một lượng (∆MB). Mặt khác, cung tiền phụ thuộc vào hai yếu tố: Số nhân tiền tệ (mm) và tiền cơ sở (MB). Ms = mm.MB. (5) Như vậy, khi tiền cơ sở MB tăng lên thì cung tiền Ms cũng tăng lên. Khẳng định mối quan hệ đồng biến giữa tích lũy dự trữ quốc tế và cung tiền được thể hiện trong các nghiên cứu thực nghiệm của Heller (1976), Khan (1979), Steiner (2009), Zhou & ctg (2013). Hai là, tác động của cung tiền đến lạm phát. Tác động của cung tiền đến lạm phát trước hết được giải thích thông qua học thuyết số lượng tiền tệ cổ điển của Ivring Fisher. Fisher (1922) xem xét mối quan hệ giữa tổng lượng tiền tệ Ms (cung tiền tệ) với tổng số chi tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát... 64 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tiêu để mua hàng thành phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế P*Y, trong đó P là mức giá cả và Y là tổng sản phẩm. Mối quan hệ giữa Ms và P*Y được thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ vòng quay tiền tệ V = P*Y/M. Theo đó, phương trình 6 và phương trình 7 thể hiện mối liên hệ giữa thu nhập đến số lượng tiền và tốc độ vòng quay tiền tệ. Ms *V = P*Y (6) Suy ra: P = Ms *V/Y (7) Trong khoảng thời gian ngắn thì tốc độ vòng quay tiền tệ là khá bất biến. Hơn nữa, tiền lương và giá cả là hoàn toàn linh hoạt, cho nên mức tổng sản phẩm được sản xuất trong nền kinh tế (Y) thường sẽ giữ ở mức công ăn việc làm đầy đủ, do vậy Y có thể được coi là không thay đổi trong một khoản thời gian ngắn. Như vậy, khi Ms tăng, vì V và Y không đổi, thì P cũng phải tăng. Do đó, những sự vận động trong mức giá cả chỉ là kết quả của những thay đổi trong số lượng tiền tệ. Hay nói một cách khác, khi cung tiền tăng thì giá cả sẽ tăng và như vậy lạm phát tăng. Bên cạnh đó, đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm xác nhận tác động mạnh mẽ tác động của cung tiền đến lạm phát từ trước đến nay như McCandless & Weber (1995), Nassar (2005), Hossain (2010) ,Nguyen ( 2015) Tóm lại, tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát có thể được tóm tắt qua sơ đồ sau: Dự trữ ngoại hối  Tiền cơ sở  Cung tiền  Lạm phát  2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Các nghiên cứu trước đây khi đánh giá tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát thường tiếp cận phân tích trên phạm vi toàn thế giới hay một nhóm quốc gia hoặc từng quốc gia. Đối với các nghiên cứu phân tích trên phạm vi toàn thế giới như của Heller (1976). Tác giả dùng số liệu từ năm 1951-1974 của 126 quốc gia thành viên của IMF và Thụy Sỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi dự trữ quốc tế toàn cầu có một tác động rõ nét đến tổng cung tiền trên thế giới. Mặt khác, khi uớc lượng trực tiếp sự thay đổi dự trữ quốc tế toàn cầu đến giá tiêu dùng thế giới tác giả đã tìm thấy một mối liên hệ có độ trễ đáng kể giữa hai biến quan trọng này. Cùng cho kết quả tương tự, đó là tích lũy dự trữ ngoại hối tác động đến lạm phát nhưng ở các mức độ khác nhau, bao gồm các nghiên cứu tiêu biểu của Khan (1979), Rabin &Pratt (1981), Heller (1979), Steiner (2009) và Steiner (2017). Đối với các nghiên cứu tập trung vào nhóm quốc gia như của Lin & Wang (2005), Kydland và Prescott (1977) đã nghiên cứu về dự trữ ngoại hối và lạm phát ở năm quốc gia Đông Á. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ giữa thay đổi dự trữ ngoại hối và lạm phát là mối quan nghịch biến ở Nhật Bản, đồng biến ở Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, các nghiên cứu của Elhiraika & Ndikumana (2007) ở Châu Phi (từ năm 1979 – 2005) để tìm hiểu nguồn gốc, động lực và tác động đến kinh tế của tích lũy dự trữ ngoại hối, cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối không có tác động có ý nghĩa đến lạm phát, nhưng dẫn đến mức giá cao hơn trong dài hạn. Hay nghiên cứu của Borivoje & Tina (2015) phân tích tác động của tích lũy dự trữ ngoại hối đến tăng trưởng kinh tế tại các nước có nền kinh tế mới nổi gồm có: Brazil, Trung Quốc và Nga cho giai đoạn từ năm 1993 – 2012 cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối không dẫn đến lạm phát nếu tỷ lệ tích lũy dự trữ ngoại hối không vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế. 65 Đối với các nghiên cứu tại từng quốc gia như nghiên cứu của Chaudhry và cộng sự (2011) phân tích mối liên hệ giữa dữ trữ ngoại hối và lạm phát ở Pakistan từ năm 1960 – 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy dự trữ ngoại hối có quan hệ nghịch chiều với lạm phát. Nghiên cứu của Chen & Huang (2012) sử dụng mô hình không tham số để phân tích cơ chế truyền dẫn tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát ở Trung Quốc. Mẫu dữ liệu phân tích bao gồm dự trữ, cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và GDP danh nghĩa của Trung Quốc từ tháng 1/1993 đến 3/2008. Kết quả cho thấy sự gia tăng tích lũy dự trữ ngoại hối sẽ dẫn đến sự gia tăng cung tiền, từ đó dẫn đến sự gia tăng lạm phát. Zhou & ctg (2013) sử dụng dữ liệu hàng tháng về dự trữ ngoại hối và chỉ số giá tiêu dùng để xây dựng mô hình VAR để tìm hiểu tác động của tăng trưởng dự trữ ngoại hối đến chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2011. Kết quả kiểm định nhân quả Granger chứng minh rằng dự trữ ngoại hối là một nguyên nhân làm cho CPI tang và mức độ tác động của dự trữ ngoại hối làm cho CPI tăng là 20% với độ trễ từ 1 đến 8 tháng. Tại Việt Nam, Phạm Thị Tuyết Trinh (2015) sử dụng mô hình VAR để đo lường tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát giai đoạn quý I/2000 đến quý II/2014. Kết quả đo lường bằng hàm phản ứng đẩy tổng quát hóa cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối làm lạm phát bắt đầu tăng từ quý thứ 3 và đạt cân bằng mới từ quý thứ 7 ở mức 1,1% đơn vị. Nhìn chung, cho dù phân tích dưới gốc độ nào, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tích lũy dự trữ ngoại hối có ảnh hưởng đến lạm phát. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình ước lượng Mô hình nghiên cứu trước hết được kế thừa từ nghiên cứu của Steiner (2009). Steiner xây dựng mô hình dựa trên học thuyết tiền tệ cổ điển của Irving Fisher kết hợp với lý thuyết về cung tiền và số nhân tiền tệ. Từ phương trình trao đổi của Fisher: Ms *V = P*Y (8) Lấy logarit cơ số tự nhiên và vi phân 2 vế của phương trình, ta có: d(lnMs) + d(lnV) = d(lnP)+ d(lnY) Suy ra: (9) Hơn nữa, ta có: MS = mm.MB và MB = NDA + NFA Suy ra: (10) Thế (10) vào (9) ta được: Phương trình (11) chỉ rõ mối quan hệ giữa tích lũy dự trữ ngoại hối và lạm phát. Khi NHTW tích lũy dự trữ ngoại hối làm cho NFA thay đổi ( ) mà không có hoạt động nào làm trung hòa tác động đó trên thị trường tiền tệ thì sẽ dẫn đến sự gia tăng của mức giá trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, để xem xét tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát trong điều kiện nền kinh tế có đô la hóa, tác giả bổ sung biến đô la hóa vào mô hình nghiên cứu. Đô la hóa là việc sử dụng bất kỳ loại ngoại tệ nào của nước khác trong nền kinh tế trong nước (Reinhart & ctg 2003). Trong thập kỷ qua, đô la hoá vẫn là hiện tượng phổ biến ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi, trong đó có Việt Nam (Nguyễn Thị Hồng, tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát... 66 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 2012). NHNN đã thực hiện nhiều biện pháp để chống đô la hóa. Đây là một đặc điểm nổi bật liên quan đến cấu trúc nền kinh tế Việt Nam, gây ảnh hưởng đến việc quản lý tiền tệ của NHNN xét trên nhiều mặt (Goujon, 2006). Xét trong mối liên hệ với lạm phát, các nghiên cứu về tác động đô la hóa lên lạm phát có kết luận tương phản nhau. Trong khi Bahmani& Domac (2003), Yeyati (2006) cho thấy sự gia tăng lạm phát, Gruben & Mcleod (2004) và Berg&ctg (2003) tìm thấy một sự suy giảm trong lạm phát do kết quả của đô la hoá. Theo Mengesha & Holmes (2015), điều này tùy thuộc vào hiệu quả sức mua. Thông thường, lạm phát làm suy yếu sức mua của đồng nội tệ. Kết quả là, các cá nhân có xu hướng trao đổi đồng nội tệ yếu cho một đồng tiền mạnh thay thế. Nếu việc trao đổi dẫn đến sự đô la hoá thực, đó là chỉ số giá cả và tiền lương cho đồng đô la, điều này dẫn đến hai kết quả. Một là, các công ty sẽ không phải đối mặt với sự không phù hợp về tiền tệ ngay cả khi nền kinh tế bị đô la hóa một phần bởi vì họ có thể kiếm được đô la và trả nợ bằng đồng đô la. Hơn nữa, sức mua của đồng tiền thay thế mạnh. Do đó, lạm phát sẽ giảm xuống trong nền kinh tế. Hai là, nếu việc hoán đổi tiền tệ không dẫn đến sự đô la hoá thực thì lạm phát có xu hướng tăng lên cùng với sự gia tăng đô la hoá một phần. Như vậy, mô hình nghiên cứu lý thuyết như sau: P = f (NFA, NDA, mm,V,Y, DL) (12) Trong đó DL là tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế. 3.2. Phương pháp ước lượng Nghiên cứu sử dựng mô hình ARDL Bound Test được phát triển bởi Pesaran &ctg (2001) để kiểm tra đồng liên kết giữa các biến. Tác giả tiếp cận theo mô hình này vì đây là một mô hình ước lượng thích hợp để kiểm tra đồng liên kết giữa các biến trong trường hợp mẫu nhỏ. Phương trình ECM có dạng như sau: (13) Trong đó: l q 1 , q 2 , q 3 , q 4 , q 5 , q 6 , q 7 là độ trễ tối ưu của sai phân các biến trong mô hình. l λ là tốc độ điều chỉnh ngắn hạn của CPI để trở về trạng thái cân bằng dài hạn khi các biến độc lập thay đổi. l EC t-1 là sai số khi hồi quy CPI t-1 theo các biến độc lập trễ 1 kỳ. EC t-1 được xác định như sau: (14) Trong đó: l θ 0 là hệ số chặn của phương trình dài hạn. l θ 1, θ 2, θ 3, θ 4, θ 5, θ 6 là các hệ số hồi quy của phương trình dài hạn. Thế phương trình (14) vào phương trình (13), ta được phương trình sai phân ECM như sau: (15) 67 Phương trình (15) là phương trình ước lượng để kiểm định đồng liên kết giữa các biến trong mô hình và là căn cứ để xác định các hệ số của phương trình dài hạn. 3.3. Các biến và dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu được thu thập từ năm 2004 vì đây là mốc thời gian trước thềm Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế bắt đầu có những chuyển biến để chuẩn bị bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế theo xu hướng hiện nay, trong đó có sự thay đổi của dự trữ ngoại hối. Nguồn số liệu chủ yếu lấy từ IFS 2018 (International Financial Statistic) và Thomson Reuter Datastream. Cách tính toán các biến số và nguồn lấy số liệu được thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Các biến và nguồn thu thập số liệu nghiên cứu STT Tên biến Ký hiệu Cách tính toán Nguồn số liệu 1 NFA điều chỉnh (1) NFA* t IFS 2018 2 NDA điều chỉnh (2) NDA* t NDA* t = (MB t /GDPn t ) - NFA* t IFS 2018 3 Số nhân tiền tệ mm t M 2t /MB t IFS 2018 4 Lạm phát CPI t Tốc độ phát triển chỉ số giá tiêu dùng. IFS 2018 5 Độ lệch sản lượng (3) Y t GDPr t – GDPp t Thomson Reuters 6 Tốc độ vòng quay tiền tệ V t GDPn t /M 2t 7 Đô la hóa DL t FD t /M 2t FD t : Tiền gửi ngoại tệ M 2t : Cung tiền IFS 2018 (1) Mô hình sử dụng NFA điều chỉnh vì để loại trừ giá trị tăng NFA do biến động tỷ giá. Vì sự thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá trị NFA tính bằng VND do NHNN Việt Nam thực hiện hạch toán chênh lệch tỷ giá vào mỗi cuối kỳ kế toán, mà giá trị thay đổi này lại làm tăng tích lũy dự trữ ngoại hối nhưng chỉ là giá trị trên sổ sách chứ không phải là giá trị dự trữ ngoại hối tăng thực tế cho NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối. Hơn nữa, theo đó, ∆NFA điều chỉnh có công thức tính như trên. Trong đó: - et và e t-1 lần lượt là tỷ giá VND/USD ở cuối thời kỳ t và t-1; - GDPn là GDP danh nghĩa. (2) Vì NDA được tính theo NFA nên cũng được điều chỉnh loại trừ chênh lệch tỷ giá như sau: ∆NDA* t = (MB t /GDPn t ) - ∆NFA* t . Trong đó: MB t là tiền cơ sở. (3) Độ lệch sản lượng được tính bằng cách chênh lệch giữa sản lượng thực và sản lượng tiềm năng. Trong đó, GDPr t là GDP thực; GDPp t : GDP tiềm năng được tính bằng phép lọc Hodrick-Prescott với tham số làm nhẵn 1600 trong phần mềm Eviews. tác động tích lũy dự trữ ngoại hối đến lạm phát... 68 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kiểm định tính dừng của dữ liệu nghiên cứu Để ước lượng bằng mô hình ARDL Bounds Test, trước hết, chúng tôi kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu nghiên cứu. Theo Pesaran &ctg (2001), để sử dụng được mô hình này, trước hết các chuỗi dữ liệu vừa có chuỗi dừng ở bậc I(0), vừa có chuỗi dừng ở bậc I(1) và không có chuỗi nào dừng ở sai phân bậc 2. Các biến trong mô hình được kiểm định tính dừng bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị với hai phương pháp là ADF (Augmentd Dickey – Fuller) và PP (Phillips – Perron). Kết quả được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị Tên biến ADF Test t- statistic PP Test t- statistic Tên biến ADF Test t- statistic PP Test t- statistic CPIt -0.86 -0.60 DL -0.83 -0.60 ∆CPI t -4.18(***) -3.44(**) ∆DL -6.69(***) -13.13(***) mm t -0.87 -0.92 V -2.24 -6.95(***) ∆mm t -8.26(***) -12.33(***) ∆V -2.90(*) -32.89(***) NDA* t -4.12(***) -4.40(***) Y t -3.03(**) -3.60(***) NFA* t -3.81(***) -7.68(***) Ghi chú: Giá trị tới hạn với mức ý nghĩa 1% , 5% và 10% lần lượt là -3.53; -2
Tài liệu liên quan