Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị thành phố Hà Nội

Tóm tắt: Việc tổ chức không gian hè đường đô thị cần có cách tiếp cận mới để cân bằng và dung hòa các vai trò của nó trong quá trình phát triển đô thị, từ đó nâng cao chất lượng không gian hè đường đô thị góp phần tạo bản sắc đô thị. Trên cơ sở tiếp nối bài báo “Thực trạng tổ chức không gian và quản lý hè đường đô thị thành phố Hà Nội”, một số kinh nghiệm tổ chức không gian hè đường trên thế giới, bài báo đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị Hà Nội.

pdf5 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SË 100 . 201974 & TÁC GIẢ QUY HOẠCH Hè đường Hà Nội là không gian phản ánh những đặc trưng của đô thị, thể hiện được bối cảnh văn hóa, lịch sử và trình độ phát triển đô thị. Hiện nay, tổ chức không gian hè đường chưa tương xứng với vị thế của Thủ đô, chưa tạo được không gian tuyến phố tiện nghi, không gian hấp dẫn, dấu ấn đặc trưng của đô thị nghìn năm văn hiến. Trước những áp lực, thách thức của thực tế, cần có những giải pháp để chỉnh trang, hoàn thiện để nâng cao công tác tôt chức không gian hè đường đô thị. Tại các nước trong cộng đồng ASEAN như Singapore, Malaysia, Thái Lan,... đã có bài học kinh nghiệm sinh động trong việc tổ chức không gian hè đường đô thị. Các nước đã gặp bài toán tương tự như Việt Nam trong việc tổ chức không gian hè đường. Trong đó, Singapore có thể coi là hình mẫu về tổ chức không gian. Hệ thống tuyến đường đi bộ, hè đường của Singapore được quy hoạch rất bài bản, là các không gian đặc thù trong cấu trúc đô thị. Đặc biệt là các tuyến đường ẩm thực “street food”, các tuyến đường này ngoài bán đồ ăn, còn bán các mặt hàng dịch vụ, quà lưu niệm. Khu phố Tàu (China Town), người dân bày bán từ đồ cắt móng tay, tượng gỗ, quần áo đến nước hoa, hương phẩm của cộng đồng người gốc Ấn. Các ki ốt bán hàng được đặt dọc hè đường, còn lòng đường trở thành nơi cho người đi bộ di chuyển, thăm quan và dừng chân mua hàng hóa. Giải pháp tổ chức không gian hè đường đô thị Hà Nội 1. Nguyên tắc tổ chức không gian tổng thể hè đường đô thị Gi∂i ph∏p Ts. NGUYễN VAêN TUYêN; KTs. DươNG THị NGA; Tóm tắt: Việc tổ chức không gian hè đường đô thị cần có cách tiếp cận mới để cân bằng và dung hòa các vai trò của nó trong quá trình phát triển đô thị, từ đó nâng cao chất lượng không gian hè đường đô thị góp phần tạo bản sắc đô thị. Trên cơ sở tiếp nối bài báo “Thực trạng tổ chức không gian và quản lý hè đường đô thị thành phố Hà Nội”, một số kinh nghiệm tổ chức không gian hè đường trên thế giới, bài báo đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị Hà Nội. Từ khóa: Tổ chức không gian, hè đường đô thị, nội thành Hà Nội nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị thành phố hà nội 75SË 100 . 2019 Tổ chức không gian hè đường đô thị Hà Nội: i) Phải tuân thủ các văn bản pháp luật, các quy chuẩn - tiêu chuẩn, quy chế quản lý và quy định có liên quan; ii) Đảm bảo thống nhất, kết nối trên toàn tuyến từ quy hoạch tổng thể đến thiết kế đô thị và tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị; iii) Có giải pháp tổ chức không gian cụ thể đối với không gian đặc thù; iv) Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân cư. 2. Nguyên tắc tổ chức không gian các chức năng chính hè đường đô thị Hè đường đô thị Hà Nội phải đảm nhiệm 6 chức năng của tuyến phố, đặc biệt là chức năng xã hội nơi các sinh hoạt trên đường phố diễn ra. Xét trên mặt cắt ngang cơ bản của một vỉa hè, bài báo có thể nêu ra một số nguyên tắc tổ chức không gian như sau: n Không gian cho người đi bộ: Đàm bảo tính mở, nhấn mạnh sự an toàn, liên tục của không gian, tránh giao cắt và phân đoạn không gian đi bộ. Các vật liệu sử dụng thân thiện, không bị trơn trượt, góc nhọn ảnh hưởng đến sự an toàn của người tham gia giao thông. n Không gian cho các hoạt động kinh tế - dịch vụ - xã hội trên đường phố: Đảm bảo tính mở, dễ tiếp cận, đa dạng hình thức cảnh quan kiến trúc. n Không gian cho các yếu tố cây xanh cảnh quan và bóng mát: Đảm bảo khoảng trống để cây xanh có thể sinh trưởng và phát triển. Giành quỹ đất tự nhiên để trồng cây và tăng khả năng trao đổi nước, ánh sáng của bề mặt. n Không gian cho các tiện ích như ghế ngồi, thùng rác, cột điện chiếu sáng, bốt điện thoại, ATM, điểm chờ xe buýt, bảng tin và các yếu tố hạ tầng khác: Đảm bảo dễ tiếp cận, an toàn, tiện dụng và dễ sử dụng. Các không gian này phải không ảnh hưởng đến hoạt động của người đi bộ. n Không gian đỗ xe đạp, xe máy, xe ô tô (rất thiết yếu trong điều kiện thành phố) và không gian ngầm phía dưới dành cho các hệ thống hạ tầng. Giành quỹ đất để bố trí các điểm đỗ ô tô, xe máy tập trung cho từng tuyến phố. Tất cả các yếu tố trên cần được xem xét, cân nhắc và bố trí một cách khéo léo trên một hè đường nhằm tối ưu hóa không gian, đảm bảo nhu cầu sử dụng của mọi đối tượng và tạo ra một môi trường đô thị tiện nghi, đẹp mắt, an toàn và sạch sẽ. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị Hà Nội a. TCKG tổng thể theo tuyến: Di dời, giải phóng các công trình lấn chiếm hè đường để đảm bảo hành lang hè đường rộng theo tiêu chuẩn và quy hoạch giao thông đã được phê duyệt; Tạo các công trình điểm nhấn đô thị (cửa ngõ đô thị) Cải tạo mặt đứng các công trình kiến trúc, tiện nghi đô thị và bổ sung cây xanh để tạo sự thống nhất toàn tuyến; n Công trình kiến trúc: q Hè đường gắn với các công trình thương mại rộng tối thiểu 4,5m để phục vụ các hoạt động mua sắm của người dân. Không gian hè đường thỏa mãn các nhu cầu thương mại dịch vụ cho các quán cà phê ngoài trời, quầy hàng, và nhu cầu xã hội khác đặt trên vỉa hè. Khi thiết kế vỉa hè trong khu vực thương mại, nên tham khảo ý kiến các chủ sở hữu tài sản, tổ chức thương mại, kết hợp Hình 1. Tăng cường kết nối không gian hai bên đường Vành đai 3 (SV.Ngô Văn Ánh) SË 100 . 201976 với kiến trúc sư để xác định chiều rộng vỉa hè chính xác và thực tế, để đạt được thành công của cộng đồng về thương mại dịch vụ và xã hội. q Hè đường gắn với công trình giáo dục rộng tối thiểu 3m để phục vụ các hoạt động đưa đón học sinh. Không gian hè đường thỏa mãn các hoạt động đưa đón học sinh, khu vực đỗ xe chờ của phụ huynh học sinh, các hoạt động dịch vụ ăn uống phục vụ học sinh q Hè đường gắn với công trình hành chính rộng tối thiểu 3m đề phục vụ các hoạt động trông xe (trong trường hợp công trình thiếu không gian để xe phục vụ công dân đến làm việc). q Hè đường gắn với các công trình văn hóa rộng tối thiểu 6m để phục vụ các hoạt động văn hóa. Không gian hè đường thỏa mãn không gian để tập trung và thoát người khi gặp thiên tai, hỏa hoạn. Cải tạo, nâng cấp hệ thống các tiện nghi đô thị: q Cầu hầm đi bộ Qui mô dự kiến cầu bộ hành: Chiều rộng lòng cầu tối thiểu 3,0m (4 làn x 0,75m/làn); tối đa 5,25m: (7 làn x 0,75m/làn). Công trình tạo thành điểm nhấn về kiến trúc, thể hiện tính hiện đại với xu thế chung. Tuy nhiên công trình phải có những nét riêng biệt của một Thủ đô đang phát triển nhằm đảm bảo độ bền vững của kết cấu và hài hoà với cảnh quan khu vực đặt cầu vượt. q Nhà chờ xe buýt Hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại các Thành phố nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng. Bố trí lại Nhà chờ xe buýt tại Hà Nội trên vỉa hè sao cho vừa đáp ứng nhu cầu người đi bộ vừa phục vụ được khác chờ xe. Chỉ bố trí nhà chờ xe có mái trên hè đường rộng tối thiểu 3m. Khi bố trí Nhà chờ xe cần giành chiều rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ. Tích hợp nhiều chức năng vào nhà chờ xe như điểm rút tiền công cộng, thu gom rác, biển hiệu. q Nhà vệ sinh công cộng: Để cải thiện chất lượng cuộc sống đô thị ngoài việc nâng cao các điều kiện ăn, ở thì cũng không thể quên việc xây dựng mới và cải thiện các nhà vệ sinh công cộng đã có tạo điều kiện để người dân thể hiện lối sống văn minh, lịch sự. Tuy nhiên, không phải cư dân nào cũng có điều kiện tiếp cận được với nhà vệ sinh công cộng để chứng tỏ sự văn minh của mình, bởi trên địa bàn thành phố còn thiếu nhà vệ sinh công cộng và không ít người dân còn e ngại khi bước chân vào một nhà vệ sinh công cộng chưa thực hợp vệ sinh môi trường. m Bố trí một phần diện tích hợp lý để quảng cáo khi thực hiện đầu tư bằng hình thức xã hội hóa. m Nhà vệ sinh phải thu hút người sử dụng, đáp ứng nhu cầu và thân thiện với môi trường, bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ và đủ ánh sáng. m Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2.5 m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng vật liệu chống trơn; có lối vào dành cho người khuyết tật. m Diện tích một buồng vệ sinh đủ cho một phụ nữ hoặc nam giới trưởng thành. q Điểm rút tiền tự động Điểm rút tiền tự động (ATM) đang được ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn các quận nội thành Hà Nội. Trước hết, cần rà soát lại vị trí đặt công trình này, đảm bảo vị trí lắp đặt không ảnh hưởng đến an toàn người rút tiền Quy hoπch & t∏c gi∂ Hình 3. Nhà vệ sinh công cộng thông minh Hình 2. Cải tạo kiến trúc cầu đi bộ đường Nguyễn Trãi (SV. Bùi Mạnh Trường) 77SË 100 . 2019 và người tham gia giao thông. Không bố trí điểm rút tiền tại vị trí hè đường nhỏ hơn 3m. Các điểm rút tiền phải có tối thiểu 01 bãi đỗ cho tối thiểu 03 xe máy (hoặc 06 xe đạp). q Biển, cột quảng cáo Theo lý thuyết về thị giác, biển quảng cáo tạo ra sự thống nhất cho một chuỗi mặt đứng công trình trong một tuyến phố, nhằm tạo ra một tuyến đồng nhất. Muốn có một tuyến biển hiệu như vậy, biển quảng cáo được quy định về cao độ, kích thước và độ dày, tỷ lệ và quy cách chiếu sáng. Biển quảng cáo của mỗi cửa hàng có bản sắc riêng, theo bộ nhận diện thương hiệu riêng. Có một cách nữa để đảm bảo sự hài hoà, đó là có thể tạo một đường khung (border) hoặc một mẫu (sample) chung đẹp (tạo khung biển các màu trung tính ví dụ như trắng, đen). Cần chú ý đến chiều cao của hệ thống biển để thuận tiện cho việc theo dõi của người đi đường, cũng như tránh các giải pháp chiếu sáng phản cảm. q Cây xanh (cây bóng mát, cây cảnh quan, cây bụi, thảm cỏ); Đảm bảo nguyên tắc “có đường là có cây xanh”. Bảo vệ, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc Quy hoπch & t∏c gi∂ Hình 4. Cải tạo, đồng bộ biển quảng cáo đường Giải Phóng (SV. Cao Văn Đức) Hình 5. Cải tạo vật liệu lát hè đường, bó gốc cây tăng cường thẩm thấu nước (SV.Nguyễn Công Chứ) Hình 6. Trang trí nắp hố ga SË 100 . 201978 trưng cho từng tuyến phố. Trồng cây trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng cây leo. Kết hợp yếu tố thiết kế đô thị với thiết kế cảnh quan trên các tuyến đường, giải phân cách có mặt cắt ngang lớn. Có kế hoạch thay thế các loại cây không phù hợp. q Công trình hạ tầng kỹ thuật (đèn đường, nắp hố ga, thùng chứa rác, ghế ngồi; Cải tạo chỉnh trang công trình hạ tầng kỹ thuật nhằm bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tự nhiên, thúc đẩy sự tham gia cộng đồng. Không bố trí trạm biến áp trung thế tại các hè đường có diện tích nhỏ hơn 3m. Cải tạo chỉnh trang các điểm tập trung rác, hầm chui, cầu đi bộ, đèn đường, biển hiệu, nắp hố ga... bằng giải pháp thay đổi vị trí, sơn màu, hạ ngầm nhằm tăng cường giá trị thẩm mỹ, thân thiện với người đi đường, nâng cao giá trị thẩm mỹ. 4. Kết luận Như vậy, việc tổ chức không gian hè đường đô thị trên thế giới đã khẳng định tầm quan trọng trong việc xây dựng không gian đô thị có tính nhân văn. Hè đường không những là không gian đi bộ mà còn là không gian xanh, không gian văn hóa, không gian phát triển kinh tế và tuyến không gian tạo lập đặc trưng cảnh quan đô thị. Trong khuôn khổ bài báo, nhóm tác giả cố gắng đưa ra các nguyên tắc tổ chức không gian theo tuyến và một số không gian trọng tâm, để từ đó nâng cao chất lượng tổ chức không gian hè đường đô thị. Tài liệu Tham khảo i. Nguyễn Đỗ Dũng (2016), Sự ra đời của Thiết kế đô thị, Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, Số 83+84/2016. ii. Phạm Thúy loan (2016), Đường phố - hè phố: Cơ sở khoa học cho nghiên cứu thiết kế đô thị, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, số 200 - 2016. iii. Phạm hùng Cường (2006), Phân tích và cảm nhận không gian đô thị, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, hà Nội. iv. Thạch Như Sỹ (2005), Thực trạng và những giải pháp chống lấn chiếm lòng đường, vỉa hè góp phần tăng cường an toàn giao thông trên địa bàn thành phố hà Nội, Đề tài cấp thành phố hà Nội, mã số: 01C-04/10-2004-2. v. Phạm Sỹ liêm (2016), Quản lý hè phố theo chức năng, Tạp chí kiến trúc Việt Nam, số 200 - 2016. vi. Ngô Trung hải (2016), Nghiên cứu hướng dẫn thiết kế đô thị các không gian công cộng tại các đô thị lớn ở Việt Nam (Các trung tâm, quảng trường, đại lộ lớn và các khu đô thị), Đề tài nghiên cứu Bộ Xây dựng, mã số: 02/RD 02-04. vii. Nguyễn Quốc hoàng (2018), Thiết kế điển hình công trình tiện ích đô thị, Viện kiến trúc Quốc gia.