Mục tiêu: Đánh giá chất lượng của các thuốc chống lây nhiễm tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2011 nhằm
góp phần ngăn chặn hiện tượng thuốc giả và thuốc kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường.
Đối tượng, phương pháp: Tại 5 tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị và Bình Định, các chế
phẩm của thuốc sốt rét, kháng sinh, chống lao và kháng virus được thu thập tại các cơ sở Nhà nước (lấy mẫu
ngẫu nhiên) và tư nhân (phương pháp mù đơn). Với 6 tỉnh còn lại (Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Bình Phước), chỉ thu thập mẫu thuốc sốt rét. Các mẫu này đã được kiểm tra, đánh giá sàng lọc
chất lượng (về cảm quan, độ tan rã và sắc ký lớp mỏng) tại các điểm sentinel và tại Viện Sốt rét - KST - CT TƯ
bằng bộ kít GPHF-minilab. Tất cả các mẫu thuốc bị nghi ngờ về chất lượng và 5% số mẫu ngẫu nhiên được
phân tích khẳng định chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.
Kết quả: Tổng số 589 mẫu thuốc chống lây nhiễm đã được thu thập tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân,
trong đó có 307 mẫu thuốc sốt rét, 210 mẫu kháng sinh, 59 mẫu thuốc chống lao và 13 mẫu thuốc kháng virus.
Bằng bộ kít Minilab GPHF, phát hiện mẫu CV artecan 96R1.10 không đạt chỉ tiêu về cảm quan và độ tan rã.
Kiểm tra lại về chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, phát hiện thêm mẫu Mekofan 380R1.10
(sulfadoxin + pyrimethamin) không đạt chỉ tiêu về độ hòa tan của pyrimethamin.
Kết luận: Có 2 mẫu thuốc sốt rét (CV artecan và Mekofan) là thuốc kém chất lượng, chiếm 0,34% (2/589)
tổng số mẫu và 0,65% (2/307) số mẫu thuốc sốt rét thu được. Trong đó, CV artecan 96R1.10 kém chất lượng do
được bảo quản chưa tốt
6 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát chất lượng thuốc chống lây nhiễm tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 97
GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG THUỐC CHỐNG LÂY NHIỄM
TẠI MỘT SỐ TỈNH Ở VIỆT NAM NĂM 2011
Nguyễn Thị Minh Thu*, Tạ Thị Tĩnh*, Nguyễn Mạnh Hùng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá chất lượng của các thuốc chống lây nhiễm tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2011 nhằm
góp phần ngăn chặn hiện tượng thuốc giả và thuốc kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường.
Đối tượng, phương pháp: Tại 5 tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị và Bình Định, các chế
phẩm của thuốc sốt rét, kháng sinh, chống lao và kháng virus được thu thập tại các cơ sở Nhà nước (lấy mẫu
ngẫu nhiên) và tư nhân (phương pháp mù đơn). Với 6 tỉnh còn lại (Cao Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình và Bình Phước), chỉ thu thập mẫu thuốc sốt rét. Các mẫu này đã được kiểm tra, đánh giá sàng lọc
chất lượng (về cảm quan, độ tan rã và sắc ký lớp mỏng) tại các điểm sentinel và tại Viện Sốt rét - KST - CT TƯ
bằng bộ kít GPHF-minilab. Tất cả các mẫu thuốc bị nghi ngờ về chất lượng và 5% số mẫu ngẫu nhiên được
phân tích khẳng định chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương.
Kết quả: Tổng số 589 mẫu thuốc chống lây nhiễm đã được thu thập tại các cơ sở y tế Nhà nước và tư nhân,
trong đó có 307 mẫu thuốc sốt rét, 210 mẫu kháng sinh, 59 mẫu thuốc chống lao và 13 mẫu thuốc kháng virus.
Bằng bộ kít Minilab GPHF, phát hiện mẫu CV artecan 96R1.10 không đạt chỉ tiêu về cảm quan và độ tan rã.
Kiểm tra lại về chất lượng tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, phát hiện thêm mẫu Mekofan 380R1.10
(sulfadoxin + pyrimethamin) không đạt chỉ tiêu về độ hòa tan của pyrimethamin.
Kết luận: Có 2 mẫu thuốc sốt rét (CV artecan và Mekofan) là thuốc kém chất lượng, chiếm 0,34% (2/589)
tổng số mẫu và 0,65% (2/307) số mẫu thuốc sốt rét thu được. Trong đó, CV artecan 96R1.10 kém chất lượng do
được bảo quản chưa tốt.
Từ khóa: thuốc chống lây nhiễm, giám sát chất lượng thuốc, phân tích sàng lọc, phân tích khẳng định chất
lượng, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, CV artecan, Mekofan.
ABSTRACT
MONITORING ANTI-INFECTIVE MEDICINES QUALITY IN SOME SENTINEL SITES OF VIETNAM
IN 2011
Nguyen Thi Minh Thu, Ta Thi Tinh, Nguyen Manh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 97 - 102
Objectives: monitoring anti-infective drugs quality in 11 sentinel sites of Vietnam in 2011 to contribute to
reducing substadard and counterfeit drugs in the field.
Materials and methods: All available antimalarial, antitubercular, anti retroviral drugs and selected
antibiotics were collected randomly from public health facilities and one-blindly collected from private sectors in
five provinces including Ha Giang, Dien Bien, Thanh Hoa, Quang tri and Binh Dinh. In the other sentinel sites
(Cao Bang, Bac Kan, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh and Binh Phuoc), only available antimalarials were
chosen. All of collected samples were screen analized by GPHF-minilab kits at sentinel sites and NIMPE
according to GPHF monographs for specifications of visual and phisical inspections, disintergration tests and thin
Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương
Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Thị Minh Thu ĐT: (04) 3553 7958 E-mail: thunimpe@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 98
layer chromatography assays. All suspected quality samples by GPHF minilabs and 5% randomly of collected
samples were sent to National Institute of Drug Quality Control (NIDQC) for confirmatory tests.
Results: Total of 589 anti-infective medicine samples (of which with 307 available antimalarials, 59
antituberculosis, 13 antiretroviral drugs and 210 selected antibiotics) were collected from public and private
health facilities in 11 sentinel sites. With GPHF-minilab kits, CV artecan film coated tablets (code 96R1.10, OPC
pharmaceutical JSC., lot 00108, expiry date in December 2011, collected from a public medical station in Quang
Tri province) had both failed visual inspection and disintegration tests with yellow coated film differentiating from
their green coated film as in its internal criterion and no disintegration (only bloating). Except CV artecan
96R1.10 sample, Mekofan tablets (code 380R1.10, Mekophar pharmaceutical JSC., lot 08001AN, expiry date in
December 2012, colleceted form a private pharmacy in Dien Bien province) was found as a substandard drug by
confirmatory test but Minilab test. Mekofan did not pass dissolution test with failed pyrimethamine dissolution.
Conclusions: Two antimalarial drugs (CV artecan and Mekofan) were found as substandard drugs, rated
0.34% (2/589) of total samples and 0.65% (2/307) of altimalarials, in which CV artecan 96R1.10 substandard
sample might be due to being stored in not good conditions.
Keywords: anti-infective medicines, drug monitoring, screen analizing, confirmatory tests, substandard and
counterfeit drugs, CV artecan, Mekofan.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm qua, nạn buôn bán thuốc giả đã
thu lợi nhuận đến hàng tỷ USD. Theo Tổ chức Y
tế thế giới (WHO), tốc độ tăng trưởng của
“ngành công nghiệp tội lỗi” này lên tới 100% từ
năm này sang năm khác. Thuốc giả chiếm tới 30-
50% lượng dược phẩm lưu hành trên thị trường
ở một số nước đang phát triển. Chỉ trong 2
tháng cuối năm 2008, lực lượng hải quan đã thu
giữ 34 triệu đơn vị dược phẩm giả trên các biên
giới của liên minh châu Âu và chỉ trong 2 năm,
lượng thuốc giả nhập vào châu Âu đã tăng gấp
6 lần (Sức khỏe và đời sống, số 64, ngày 22/4/2010).
Ở khu vực Đông Nam Á / Tây Thái Bình
Dương, ước tính có khoảng 10-35% các thuốc
được sản xuất không đúng phương pháp hay
được sản xuất và bán không hợp pháp. Theo
PQM (Dự án tăng cường chất lượng thuốc, Hội
đồng Dược điển Mỹ, USP), năm 2004, ở một số
nước khu vực sông Mekong và vùng lân cận, tỷ
lệ artesunat không chứa hoạt chất (artesunat giả)
chiếm tới 44%. Đến năm 2008, tỷ lệ này giảm
xuống < 20%(6).
Các thuốc giả và thuốc kém chất lượng góp
phần gây thất bại điều trị, kéo dài thời gian nằm
viện - điều trị bệnh và trong một số trường hợp
có thể dẫn đến phát triển hiện tượng kháng
thuốc. Thuốc giả và thuốc kém chất lượng có thể
gây những tác hại nghiêm trọng với sức khỏe
người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vì vậy, việc
phát hiện và ngăn chặn thuốc giả và thuốc kém
chất lượng lưu hành trên thị trường là vô cùng
cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá
chất lượng các chống lao, kháng virus, thuốc sốt
rét và một số kháng sinh thông dụng tại một số
tỉnh của Viêt Nam năm 2011 để có thể tham
mưu giúp các cơ quan chức năng ngăn chặn
hiện tượng thuốc giả và kém chất lượng đang
lưu hành trên thị trường.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3-
10/2011 tại 5 tỉnh sentinel của Dự án Hợp tác với
Hội đồng Dược điển Mỹ (gồm Hà Giang, Điện
Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị và Bình Định), 5
tỉnh sentinel của dự án Quỹ toàn cầu phòng
chống sốt rét Việt Nam (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và 01 tỉnh
thuộc chương trình ngăn chặn ký sinh trùng sốt
rét kháng thuốc (tại Bình Phước).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 99
Hình 1: Thuốc phát hiện được tại một cơ sở sản xuất
thuốc không hợp pháp
Đối tượng nghiên cứu
Các chế phẩm của các thuốc sốt rét, kháng
sinh, chống lao và kháng virus được thu thập tại
các cơ sở Nhà nước và tư nhân (gồm: trung tâm
y tế huyện, tỉnh, bệnh viện, các trạm y tế xã, các
hiệu thuốc và quầy thuốc tư nhân) trên địa bàn 5
tỉnh Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng
Trị và Bình Định. Tại mỗi tỉnh, chọn 3 huyện
điển hình, mỗi huyện chọn từ 2-3 xã để thu mẫu
ngẫu nhiên.
Đối với 6 tỉnh còn lại (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Bình Phước),
chỉ thu thập mẫu thuốc sốt rét và kiểm tra đánh
giá chất lượng. Mỗi tỉnh chọn 2 huyện, trong đó
mỗi huyện chọn từ 2-4 xã để thu thập mẫu.
Mỗi mẫu thuốc là một dạng chế phẩm được
thu thập với số lượng đủ để phân tích kiểm
nghiệm chất lượng (kiểm tra sàng lọc tại các
điểm sentinel và Viện Sốt rét - KST - CT TƯ;
kiểm nghiệm các mẫu thuốc bị nghi ngờ về chất
lượng và 5% mẫu ngẫu nhiên tại Viện Kiểm
nghiệm thuốc Trung ương).
Chất chuẩn do GPHF (German Pharma
Health Fund) cung cấp.
Phương tiện dùng trong nghiên cứu
- Bộ kít để kiểm tra độ hòa tan và chạy sắc
ký lớp mỏng (phân tích sàng lọc) do GPHF cung
cấp, gồm các dụng cụ như: bản mỏng silicagel (5
x 10 cm), mao quản 2 L, các pipet chia vạch,
ống đong, lọ thủy tinh có dung tích khác nhau,
bình triển khai sắc ký, các đĩa petri, chày, đèn tử
ngoại UV 254 và 365 nm, giấy lọc,...
- Hóa chất dùng trong phân tích mẫu thuốc
bằng sắc ký lớp mỏng: acetone, acetonitril, ethyl
acetate, methanol, ethanol, toluene, ammoniac,
acid chlohydric, acid acetic, acid sulfuric, iod,
do GPHF cung cấp.
- Túi vuốt mép để bảo quản mẫu thu thập
được, kính lúp.
Phương pháp nghiên cứu
Thu thập mẫu thuốc
Tại mỗi cơ sở nhà nước, các mẫu thuốc được
thu thập ngẫu nhiên và được đánh số thứ tự.
Với các chế phẩm là viên nén hoặc viên nang,
mỗi mẫu thuốc được thu thập gồm ít nhất 50
viên; với chế phẩm thuốc tiêm, mỗi mẫu được
lấy ít nhất 10 đơn vị (ống, lọ); với các chế phẩm
là thuốc nước (nhỏ mắt, nhỏ tai,...) hay dạng
thuốc bột đóng gói, mỗi mẫu thuốc được lấy ít
nhất 30 đơn vị. Tại các cơ sở y tế tư nhân, mẫu
thuốc được thu thập theo phương pháp mù
đơn, với số lượng mẫu như trên.
Các mẫu thuốc thu thập được bảo quản
trong các túi ni lông vuốt mép, đánh mã số và
được ghi nhãn với đầy đủ các thông tin gồm:
mã số, tên thuốc, hàm lượng, số lô, ngày sản
xuất, hạn dùng, số đăng ký (nếu có), nơi sản
xuất, nơi thu mẫu và thời gian thu mẫu.
Mỗi mẫu thuốc sẽ có một biểu mẫu tương
ứng ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến
thuốc đó kèm theo một báo cáo kết quả phân
tích mẫu (mẫu này được điền đầy đủ sau khi
hoàn tất các phép phân tích đánh giá chất lượng
thuốc).
Phân tích sàng lọc mẫu
Khoảng 1/5-1/4 số mẫu thuốc thu thập tại
thực địa sẽ được phân tích sàng lọc ngay tại các
Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, dược phẩm hay
Trung tâm Phòng chống sốt rét của tỉnh, nơi đặt
các bộ kít Minilab GPHF của dự án. Toàn bộ số
thuốc còn lại được phân tích sàng lọc tại Khoa
Nghiên cứu điều trị sốt rét, Viện Sốt rét - KST -
CT Trung ương. Các tiêu chí đánh giá gồm:
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 100
- Cảm quan: màu sắc, hình dạng, kích
thước,....; kiểm tra xem thuốc có bị vẩn đục,
nhiễm nấm mốc, biến màu hay không (với thuốc
là chất lỏng); kiểm tra xem viên thuốc có bị chảy
nước, mất góc cạnh, biến màu, long bột thuốc,...
hay không (với thuốc viên nén, viên nang, hay
thuốc bột).
- Độ rã: không quá 30 phút với các thuốc
thông thường.
- Sắc ký lớp mỏng (Thin layer chromatography
TLC): Phương pháp kiểm tra và phân tích từng
loại thuốc được tiến hành theo “Sổ tay hướng
dẫn kiểm tra chất lượng các thuốc thiết yếu” của
German Pharma Health Fund (GPHF)(1, 2, 3, 4, 5).
Phân tích dữ liệu, báo cáo và phản hồi
Các thuốc được đánh giá là “đạt” hay
“không đạt” và được xếp loại “thuốc kém chất
lượng”, “thuốc giả”, “thuốc đạt chỉ tiêu chất
lượng” dựa trên các tiêu chí của nhà sản xuất
(Tiêu chuẩn cơ sở) hoặc theo Dược điển Việt Nam
IV.
Kết quả về chất lượng các thuốc thu thập
được phản hồi lại cho các đơn vị có liên quan tại
các điểm nghiên cứu (11 tỉnh đã được thu mẫu).
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Tổng số có 589 mẫu thuốc sốt rét, chống lao,
thuốc kháng virus và kháng sinh đã được thu
thập tại 11 tỉnh của Việt Nam (Hà Giang, Điện
Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Bình Định, Cao
Bằng, Bắc Kạn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
và Bình Phước) từ tháng 3-10/2011 (xem bảng 1).
* Một mẫu artesunat 50 mg thu được tại một
hiệu thuốc tư nhân thuộc xã Đăk Ngo, huyện
Tuy Phước, tỉnh Đăk Nông cũng được phân tích
trong số này.
Bảng 1. Các thuốc chống lây nhiễm thu được từ 11 tỉnh của Việt Nam năm 2011
STT Địa điểm thu mẫu Số lượng mẫu thu thập được (n) Cộng
Thuốc sốt rét Thuốc chống lao Thuốc kháng virus Kháng sinh
1 Hà Giang 16 07 05 52 80
2 Quảng Trị 22 11 0 27 60
3 Bình Định 32 24 08 46 110
4 Thanh Hóa 36 05 0 48 89
5 Điện Biên 20 12 0 37 69
Cộng 5 tỉnh 126 59 13 210 408
6 Cao Bằng 27 - - - 27
7 Bắc Kạn 25 - - - 25
8 Nghệ An 22 - - - 22
9 Hà Tĩnh 28 - - - 28
10 Quảng Bình 30 - - - 30
11 Bình Phước 49* - - - 49
Cộng 6 tỉnh 181 - - - 181
Cộng 11 tỉnh 307 589
Trong số 5 tỉnh thuộc dự án hợp tác với Hội
đồng Dược điển Mỹ (USP) với mục tiêu giám
sát chất lượng của 4 nhóm thuốc chống lây
nhiễm, số lượng các mẫu thuốc kháng sinh thu
thập được tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân
đạt cao nhất (210/408 mẫu, 51,47%). Trong khi
đó, số lượng các mẫu thuốc kháng virus (13/408
mẫu, 3,19%) và thuốc chống lao (59/408 mẫu,
14,46%) thu được ít hơn có ý nghĩa thống kê so
với các thuốc còn lại (P < 0,05). Điều này cũng
dễ hiểu vì số lượng và các dạng chế phẩm của
kháng sinh trên thị trường rất đa dạng, phong
phú và dễ thu mua ở bất cứ cơ sở y tế nào (cả
nhà nước và tư nhân), trong khi đó các thuốc sốt
rét (126/408 mẫu, 30,88%) chỉ có thể thu thập
được ở các cơ sở y tế thuộc vùng sốt rét lưu
hành, vùng sâu vùng xa; đặc biệt là thuốc kháng
virus và chống lao thì thường do y tế tuyến
huyện quản lý, rất hiếm khi chuyển đến tuyến
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 101
xã và hầu như không thể tự mua thuốc kháng
virus và thuốc chống lao tại các hiệu thuốc tư
nhân (ngoại trừ rifampicin, kháng sinh có tác
dụng điều trị lao).
Với 6 tỉnh còn lại (chỉ thu thập mẫu thuốc
sốt rét), số lượng thuốc sốt rét thu được tại Bình
Phước đạt cao nhất (49/181 mẫu, 27,07%) và
cũng dễ dàng mua được thuốc sốt rét tại các
hiệu thuốc tư (ở vùng trọng điểm) trên địa bàn
của tỉnh này. Các thuốc sốt rét thu thập được,
gồm: Artesunat 60 mg (lọ bột pha tiêm),
Artesunat 50 mg (viên nén), Primaquin
phosphat 13,2 mg (viên nén), Arterakine (viên
nén 40 mg dihydroartemisinin và 320 mg
piperaquin phosphat), CV artecan (viên nén bao
phim chứa 40 mg dihydroartemisinin và 320 mg
piperaquin phosphat), Chloroquin phosphat 250
mg (viên nén), Quinin sulfat 250 mg (viên nén)
và Mekofan (viên nén chứa 500 mg sulfadoxin
và 25 mg pyrimethamin). Trong số đó,
Artesunat 50 mg và Mekofan chỉ có thể thu mua
được từ các quầy thuốc, hiệu thuốc tư nhân,
không thể tìm thấy tại các cơ sở y tế nhà nước;
bởi vì cả hai thuốc này đều không nằm trong
chiến lược sử dụng thuốc sốt rét của Việt Nam
(Mekofan bị loại bỏ do bị ký sinh trùng kháng
cao, Artesunat 50 mg không còn được dùng đơn
thuần để điều trị sốt rét ở Việt Nam từ cuối năm
2009).
Các thuốc chống lao gồm: Isoniazid 300 mg
(viên nén bao phim), Ethambutol 400 mg (viên
nén), Turbezid (viên nén bao phim chứa 150 mg
Rifampicin + 75 mg isoniazid + 400 mg
Pyrazinamid), Turbe (viên nén bao phim chứa
150 mg Rifampicin và 100 mg of isoniazid),
Cycloserin 250 mg (hiếm, chỉ có 01 mẫu) và
Peteha (Prothinamide 250 mg) được thu thập tại
các cơ sở y tế nhà nước từ tuyến huyện trở lên.
Trong số các thuốc chống lao thu được, chiếm
đại đa số là isoniazid, ethambutol và Tuberzid,
các thuốc khác chiếm tỷ lệ thấp hơn có ý nghĩa
thống kê (P < 0,05).
Các thuốc kháng virus được kiểm soát chặt
chẽ hơn và hầu hết đều được thu thập tại các cơ
sở y tế trực thuộc tỉnh, ngoại trừ 01 mẫu Tamiflu
75 mg thu được ở 01 Trung tâm Y tế huyện,
không thu mua được ở các cơ sở y tế tư nhân.
Các kháng sinh thông dụng thu được gồm
các kháng sinh đơn thuần và phối hợp thuộc các
họ và nhóm: beta-lactamin, aminosid, phenicol,
macrolid, tetracyclin, quinolon và sulfamid, kể
cả Rifampicin và Levofloxacin được dùng để
điều trị lao. Levofloxacin rất hiếm do giá thành
cao và chỉ thu được 01 mẫu tại Bệnh viện Lao và
bệnh phổi tỉnh Bình Định.
Tất cả các mẫu thuốc thu được đều được
kiểm tra đánh giá chất lượng (phân tích sàng lọc
về cảm quan, độ rã và sắc ký lớp mỏng) tại các
điểm sentinel và tại Viện Sốt rét - KST - CT TƯ
bằng bộ kít GPHF minilab. Trong số đó có 01
mẫu thuốc sốt rét là CV artecan (viên nén bao
phim, mã số 96R1.10, Công ty cổ phần Dược
phẩm OPC sản xuất, lô 00108, hạn dùng tháng
12/2011, thu được tại một trạm y tế xã thuộc tỉnh
Quảng Trị) bị nghi ngờ về chất lượng do không
đạt cả hai chỉ tiêu về cảm quan và độ tan rã.
Mẫu CV artecan này có màu vàng (khác với
màu xanh lá trong tiêu chuẩn cơ sở) và không
tan rã, chỉ trương nở.
Mẫu 96R1.10 và 5% ngẫu nhiên số mẫu thu
thập được đã được chuyển sang Viện Kiểm
nghiệm thuốc Trung ương để kiểm tra lại chất
lượng theo các tiêu chuẩn cơ sở. Kết quả cho
thấy: có hai mẫu là thuốc kém chất lượng gồm
CV artecan 96R1.10 và Mekofan 380R1.10. Giống
như kết quả kiểm tra sàng lọc bằng bộ kít GPHF-
minilab, CV artecan 96R1.10 không đạt hai chỉ
tiêu về cảm quan và độ hòa tan. Mẫu Mekofan
380R1.10 (viên nén, Công ty cổ phần Dược
phẩm Mekophar sản xuất, lô 08001AN, hạn
dùng tháng 12/2012, thu được tại một hiệu thuốc
tư nhân trên địa bàn tỉnh Điện Biên) không đạt
chỉ tiêu về độ hòa tan của Pyrimethamin. Ngược
lại với mẫu 96R1.10, một số mẫu CV artecan
tương tự (cũng do OPC sản xuât, có cùng số lô
và hạn dùng, như hai mẫu 144R1.10 và
165R1.10) thu thập được tại một trung tâm y tế
huyện và trạm y tế xã của tỉnh Bình Định lại cho
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Ký Sinh Trùng 102
kết quả tốt khi kiểm tra sàng lọc bằng bộ kít.
Điều này cho thấy, 96R1.10 có thể đã được bảo
quản không tốt do đó làm ảnh hưởng đến chất
lượng thuốc. Kết quả này một lần nữa chứng tỏ
rằng, bảo quản thuốc tốt cũng là một khâu quan
trọng trong hệ thống đảm bảo chất lượng thuốc.
Cả hai thuốc kém chất lượng đều là các
thuốc sốt rét, chiếm 0,34% (2/589) tổng số mẫu
và 0,65% (2/307) số mẫu thuốc sốt rét thu được.
Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ thuốc sốt rét giả và
kém chất lượng được phát hiện tại 9 tỉnh của
Việt Nam từ năm 2003-2009 (2/804, 0,25%) (theo
“Dự án tăng cường chất lượng thuốc”(6)).
KẾT LUẬN
Đã thu thập được 589 mẫu thuốc chống lây
nhiễm tại các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân
thuộc 11 tỉnh của Việt Nam từ tháng 3-10/2011,
gồm 307 mẫu thuốc sốt rét, 210 mẫu kháng sinh,
59 mẫu thuốc chống lao và 13 mẫu thuốc kháng
virus.
Kết quả kiểm tra đánh giá sàng lọc chất
lượng thuốc tại các điểm sentinel và tại Viện Sốt
rét - KST - CT TƯ bằng bộ kít GPHF Minilab cho
thấy mẫu CV artecan 96R1.10 là thuốc kém chất
lượng.
Đã kiểm tra chất lượng của 96R1.10 và 5% số
mẫu thu được tại Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương, phát hiện hai mẫu thuốc là CV
artecan (96R1.10, công ty Cổ phần Dược phẩm
OPC) và Mekofan (380R1.10, công ty CPDP
Mekophar) là thuốc kém chất lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. German Pharma health fund (GPHF) and Medical mission
institute (1998). A concise quality control guide on essential drugs,
Vol.2, Thin layer chromatography
2. German Pharma health fund (GPHF) and Medical mission
institute (1999). A concise quality control guide on essential drugs,
Supplement to Vol.2, Thin layer chromatography
3. Jahnke RWO, Kallmayer HJ, Breyer C and Green MD (2002).
A concise quality control guide on essential drugs and other
medicines, Second supplement to volume I on colour reactions,
extension 2002, ten new drugs plus chloroquine
4. Jahnke RWO, Schuster A (2002). A concise quality control guide
on essential drugs and other medicines, Second supplement to
volume II on thin layer chromatography, extension 2002, ten
new drugs
5. Ja