I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Học sinh biết :
• Ion là gì?Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
• Liên kết ion được hình thành như thế nào?
• Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion
2. Về kĩ năng :
Học sinh vận dụng :
* Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
* Giải thích được liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion
II. chuÈn bÞ
Giáo viên :
* Hóa Chất : Na, khí Clo (đã điều chế sẵn), đèn cồn, kẹp gắp
• PhÇn mÒm m« pháng sự nhường e của Na, sự nhận e của Cl và sự hình thành phân tử NaCl
• Hình vẽ tinh thể NaCl(mô hình)
Häc sinh: §äc l¹i một số nhóm A tiêu biểu (bài 8)
7 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài 12 (lớp 10 cơ bản) - Tiết 22: Liên kết ion. tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD - ĐT THỪA THIÊN HUẾ
TRÆÅÌNG THPT AN LÆÅNG ÂÄNG
---&---
GIÁO ÁN
BÀI 12
(LỚP 10 CƠ BẢN)
TIẾT 22: LIÊN KẾT ION. TINH THỂ ION
GIÁO VIÊN THỰC HIỆN: BÙI THỊ THU HÀ
TỔ :HOÁ HỌC
THÁNG 11 NĂM 2006
Tiết 22 :LIÊN KẾT ION. TINH THỂ ION
I. Mục tiêu bài học :
1. Về kiến thức :
Học sinh biết :
Ion là gì?Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
Liên kết ion được hình thành như thế nào?
Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion
2. Về kĩ năng :
Học sinh vận dụng :
* Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.
* Giải thích được liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất ion
II. chuÈn bÞ
Giáo viên :
* Hóa Chất : Na, khí Clo (đã điều chế sẵn), đèn cồn, kẹp gắp
PhÇn mÒm m« pháng sự nhường e của Na, sự nhận e của Cl và sự hình thành phân tử NaCl
Hình vẽ tinh thể NaCl(mô hình)
Häc sinh: §äc l¹i một số nhóm A tiêu biểu (bài 8)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ :
Viết cấu hình và xác định nguyên tố nào là kim loai,nguyên tố nào là phi kim? Tại sao?
a.11Na, 12Mg, 13Al b. 8O, 9F, 17Cl
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘT DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 :
Gv : Viết cấu hình của nguyên tử Li, hãy cho biết số hạt p, e, số e ở lớp ngoài cùng?
- Nếu nguyên tử Li nhường đi 1e lớp ngoài cùng, hãy tính điện tích phần còn lại ?
- Ion là gì ?Viết sự hình thành ion Cl-
Gv gợi mở cho HS
Hoạt động 2 :
Gv cho học sinh quan sát mô hình sự nhường e của ng.tử Li
- Khi nguyên tử Li nhường đi 1e : cấu hình e của ion Li+ giống nguyên tử nào ?
-Viết sự hình thành các ion dương Na+ , Mg2+ , Al3+ và cấu hình của chúng?
Nhận xét?
- Viết tổng quát khi kim loại nhường e lớp ngoài cùng để tạo cation?
Hoạt động 3 :
Gv cho học sinh quan sát mô hình sự nhận e của ng.tử F
- Khi nguyên tử F nhận thêm 1e : cấu hình e của ion F- giống nguyên tử nào ?
-Viết sự hình thành các ion âm O2-, Cl- và cấu hình của chúng?
- Nhận xét?
Nguyên tử của những nguyên tố nào có khả năng tạo ra ion âm ?
-Viết phương trình tổng quát khi phi kim nhận thêm e để tạo anion?
-Tìm ra điểm giống nhau và khác nhau giữa ion Cl-
OH-, Na+ với NH4+
Hoạt động 4 :
Gv biểu diễn thí nghiệm đốt cháy Na trong khí Clo
_ Quan sát hiện tượng phản ứng.
- Viết phản ứng?Giải thích?
GV cho HS quan sát phần mềm mô phỏng sự nhường e của Na, sự nhận e của Cl và sự hình thành phân tử NaCl
Liên kết ion là gì?Điều kiện để hình thành liên kết ion?
Hoạt động 5 :
Gv cho HS quan sát mô hình mạng tinh thể NaCl. Nhận xét ?
- Tính chất chung của các hợp chất ion?
Li : 1s22s1
Li có 1e lớp ngoài cùng
Li có 3p, 3e, điện tích hạt nhân 3+, điện tích lớp vỏ 3- à Li trung hòa về điện
Khi nguyên tử Li nhường đi 1e : Hạt nhân có 3pà điện tích 3+, lớp vỏ có 2e àđiện tích 2-
Vậy phần còn lại của ngtử Li mang 1+ hay ta nói ion Li+
-Khi nguyên tử nhường hoặc nhận e, nguyên tử trở thành phần tử mang điện gọi là ion
Li à Li+ + 1e
(2,1) (2)
Cấu hình Li+ giống cấu hình của khí hiếm He
Na à Na+ + 1e
(2,8,1) (2,8)
Mg à Mg2+ + 2e
(2,8,2) (2,8)
Al à Al3+ + 3e
(2,8,3) (2,8)
Khi tham gia các phản ứng hóa học, các kim loại có xu hướng nhường đi e lớp ngoài cùng để có cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất tạo ra ion dương (cation)
Tổng quát :
M à Mn+ + ne
( n = 1, 2, 3 )
F + 1e à F-
(2,7) (2,8)
Cấu hình F- giống cấu hình của khí hiếm Ne
O + 2e à O2-
(2,6) ( 2,8)
Cl + 1 e à Cl-
(2,8,7) (2,8,8)
Khi tham gia các phản ứng hóa học, các phi kim có xu hướng nhận thêm e để có cấu hình e bền của khí hiếm gần nhất tạo ra ion âm (anion)
Tổng quát :
X + ne à Xn-
( n = 1, 2, 3)
Giống nhau : cùng mang dấu điện tích như nhau
Khác nhau :
Cl-, Na+ tạo nên từ 1 nguyên tử à Ion đơn nguyên tử
OH-, NH4+ tạo nên từ nhiều nguyên tử à Ion đa nguyên tử
Hs giải thích hiện tượng và viết PTPƯ
Na + Cl à Na+ + Cl-
(2,8,1)(2,8,7)(2,8)(2,8,8)
Na+ + Cl- à NaCl
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- NaCl tồn tại ở dạng tinh thể ion.
- Các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của hình lập phương.
- Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.
- Tinh thể bền.
- Khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
-Thường tan nhiều trong nước
- Khi nóng chảy và khi tan trong nước thì dẫn điện.
I.SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION
1. Ion, cation, anion :
a. Sự tạo thành ion :
Khi nguyên tử nhường hoặc nhận e, nguyên tử trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
b. Sự tạo thành cation :
Ví dụ :
Li à Li+ + 1e
(2,1) (2)
Na à Na+ + 1e
(2,8,1) (2,8)
Mg à Mg2+ + 2e
(2,8,2) (2,8)
Al à Al3+ + 3e
(2,8,3) (2,8)
Tổng quát :
M à Mn+ + ne
( n = 1, 2, 3 )
c. Sự tạo thành anion :
F + 1e à F-
(2,7) (2,8)
O + 2e à O2-
(2,6) ( 2,8)
Cl + 1 e à Cl-
(2,8,7) (2,8,8)
Tổng quát :
X + ne à Xn-
( n = 1, 2, 3)
2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử :
a. Ion đơn nguyên tử :
Ví dụ : các cation Na+ , Mg2+ , Al3+ và anion O2-, Cl-
b. Ion đa nguyên tử :
Ví dụ : các cation NH4+, anion OH-
II. Sự tạo thành liên kết ion :
Ví dụ : Sự tạo thành phân tử NaCl
Na + Cl à Na+ + Cl-
(2,8,1)(2,8,7) (2,8)(2,8,8)
Na+ + Cl- à NaCl
PTHH :
2Na + Cl2 à 2NaCl
ĐN : Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
III. Tinh thể ion :
1. Tinh thể NaCl :
- NaCl tồn tại ở dạng tinh thể ion.
- Các ion Na+ và Cl- được phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của hình lập phương.
2. Tính chất chung của hợp chất ion :
- Tinh thể bền.
- Khá rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi.
-Thường tan nhiều trong nước
- Khi nóng chảy và khi tan trong nước thì dẫn điện.
V. Củng cố :
Câu hỏi trắc nghiệm :
Câu 1 : Chọn cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu sau : “Liên kết ion là liên kết được hình thành do ……. giữa các ion mang điện tích ……….”
a. lực liên kết, dương
b. lực liên kết,trái dấu
c. Lực hút tĩnh điện, âm
d. Lực hút tĩnh điện, trái dấu
Câu 2 : Muối ăn ở thể rắn là :
a. Các phân tử NaCl.
b. Các ion Na+ và Cl-
c. Các tinh thể hình lập phương, trong đó các ion Na+ và Cl_ được phân bố luân phiên đều đặn trên mỗi đỉnh.
d. Các tinh thể hình lập phương, trong đó các ion Na+ và Cl_ được phân bố luân phiên đều đặn thành từng phần riêng rẽ
Chọn đáp án đúng nhất
VI. Hướng dẫn về nhà :
* Làm bài tập : BT 1 – 6/60,61 SGK
* Chuẩn bị câu hỏi :
1. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất và hợp chất như thế nào ?
2. Sự phân cực trong liên kết cộng hóa trị như thế nào ?
3. Phân loại các loại liên kết hóa học theo hiệu độ âm điện như thê nào ?