Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật hướng tới phát triển bền vững

Bài báo trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, qua đó chỉ rõ tầm quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em bao gồm trẻ khuyết tật đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu định hướng giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em nói chung và đặc điểm, khả năng, nhu cầu đặc biệt của trẻ khuyết tật, bài báo đề xuất những định hướng điều chỉnh cơ bản trong giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật hướng tới phát triển bền vững, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
180 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0072 Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 180-190 This paper is available online at GIÁO DỤC BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO TRẺ KHUYẾT TẬT HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Hoàng Thị Nga Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Tóm tắt. Bài báo trình bày mối quan hệ tác động qua lại giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, qua đó chỉ rõ tầm quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em bao gồm trẻ khuyết tật đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia nói riêng và toàn cầu. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu định hướng giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em nói chung và đặc điểm, khả năng, nhu cầu đặc biệt của trẻ khuyết tật, bài báo đề xuất những định hướng điều chỉnh cơ bản trong giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục biến đổi khí hậu, trẻ khuyết tật. 1. Mở đầu Thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng lần đầu tiên vào thập niên 80 của thế kỉ XX trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế, Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc đề xuất với hỗ trợ của Tổ chức Văn hóa Giáo dục và Nhi đồng Liên Hiệp quốc và Tổ chức Lương thực Thế giới (Food and Argriculture Organization – FAO) [1]. Từ đó đến nay, nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững đã được thực hiện nhằm làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến phát triển bền vững, trong đó, biến đổi khí hậu được cho là vấn đề chính, có mối liên hệ toàn diện, bao trùm đến phát triển bền vững [2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]. Tất cả các nghiên cứu đều nhấn mạnh quan hệ qua lại giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, từ đó kêu gọi tất cả các nước trên thế giới đặt tầm quan trọng của hai vấn đề này ngang bằng nhau và cảnh báo trước những hậu quả của việc mất cân bằng hoặc thiếu coi trọng biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển. Các nhà khoa học cũng cho rằng, để vấn đề biến đổi khí hậu không bị tuột ra khỏi sự chú ý cần thiết, mỗi quốc gia cần lồng ghép các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chiến lược quốc gia về phát triển bền vững. Trên nền tảng hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, các nhà khoa học cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu và khẳng định: “Giáo dục cũng quan trọng giống như sức khỏe, dân số có được giáo dục tốt mới được trang bị tốt hơn để nhận thấy rõ những mối đe dọa tạo ra bởi biến đổi khí hậu và có những chuẩn bị cần thiết [9]. Trẻ em được cho là nhóm dân số chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, do đó, giáo dục biến đổi khí hậu cần phải là một phần của giáo dục chính khóa trong nhà trường nhằm chuẩn bị cho các thế hệ tương lai tinh thần trách nhiệm của một người công dân trong xã hội toàn cầu, có năng lực ứng phó với biến đối khí hậu và một lối sống bền vững [10, 11]. Tại Việt Nam, giáo dục thích ứng với biến đổi khí hậu cũng được quan tâm từ lâu. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 329/QĐ-BGDĐT phê duyệt Đề án “Thông tin, Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021. Tác giả liên hệ: Hoàng Thị Nga. Địa chỉ e-mail: ngahth@hcmue.edu.vn Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật hướng tới phát triển bền vững 181 tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai trong trường học giai đoạn 2013 - 2020” nhằm nâng cao ý thức và hình thành kĩ năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các lực lượng tham gia giáo dục ở nhà trường, bao gồm cả người học [12]. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học cho rằng, muốn hình thành lối sống bền vững và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu cho các thế hệ người dân tại Việt Nam, quốc gia đứng thứ năm trên thế giới hứng chịu rủi ro bởi biến đổi khí hậu [13] cần phải thường xuyên giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh và xem nội dung này như một nội dung bắt buộc của chương trình giáo dục ở mọi cấp học, bậc học [14]. Trẻ khuyết tật là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các đối tượng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu nên cũng nhận được rất nhiều sự chú ý từ các nhà khoa học. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người khuyết tật cần được tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan tới các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu và dẫn chứng sự thành công theo mô hình này ở nhiều nước như Banglades, Philiipine, Vietnam, Myanmar [15]. Hơn nữa, người khuyết tật chiếm tỉ trọng đáng kể trong những cộng đồng nghèo nhất ở cả những nước có thu thập cao và thấp, trong đó tới 80% sống ở những nước nghèo, thường chịu nhiều thảm họa hoặc phải chống chụi với nhiều rủi ro [16]. Tình trạng dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu của người khuyết tật trên toàn cầu, nhất là những nước phát triển có thể cản trở các mục tiêu phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Giáo dục biến đổi khí hậu được cho là nền tảng quan trọng để nâng cao khả năng ứng phó của người khuyết tật lại ít được nhắc đến trong các nghiên cứu khoa học. Do đó, việc khởi xướng, bàn luận và tiến hành nghiên cứu về vấn đề này là vô cùng cần thiết cả trên thế giới và Việt Nam. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm 2.1.1. Biến đổi khí hậu Theo Riedy (2016), “biến đổi khí hậu” là sự thay đổi về khí hậu trung bình hoặc sự biến đổi khí hậu xảy ra trong một thời gian dài. Sự thay đổi của khí hậu thể hiện trong sự thay đổi của quỹ đạo trái đất, năng lượng tỏa ra của mặt trời, hoạt động của núi lửa, sự phân rải địa lí của những mảng khối trên trái đất và những quá trình tự nhiên bên trong hoặc bên ngoài khác có thể ảnh hưởng tới khí hậu. Cũng theo Riedy (2016), nguyên nhân của biến đổi khí hậu được cho là do những thay đổi của tự nhiên hoặc hoạt động của con người [17]. Hội đồng quốc tế về Biến đổi Khí hậu (International Panel of Climate Change, IPCC, 2018) cho rằng biến đổi khí hậu liên quan đến sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể được xác định (ví dụ, bằng cách sử dụng các thử nghiệm thống kê) bằng những thay đổi về giá trị trung bình và/ hoặc sự biến đổi của các đặc tính của nó và tồn tại trong một thời gian dài, thường là nhiều thập kỉ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động bên ngoài như điều chỉnh chu kì mặt trời, phun trào núi lửa và những cải tạo liên tục của con người trong thành phần của khí quyển hoặc việc sử dụng đất [18]. Mặc dù cho đến nay, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm cách định nghĩa chính xác nhất về biến đổi khí hậu nhưng nhìn chung họ cơ bản thống nhất cách hiểu về biến đổi khí hậu và nguyên nhân của biến đổi khí hậu. Có thể tóm lược cách hiểu này bàng cách diễn đạt như sau: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái bình thường hoặc các đặc tính cơ bản của khí hậu liên tục trong một thời gian dài. Nguyên nhân của sự biến đổi này được cho là do các quá trình biến đổi tự nhiên từ bên trong hoặc các yếu tố bên ngoài bao gồm cả hoạt động của con người. 2.1.2. Phát triển bền vững Thuật ngữ “phát triển bền vững” lần đầu tiên được nguyên Ủy Ban Môi trường và Phát triển Thế giới (World Commission on Environment and Development) sau này là Brundland định nghĩa một cách tương đối đầy đủ là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà Hoàng Thị Nga 182 không làm tổn thương khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ”. Sau nhiều lần sửa đổi, cập nhật, định nghĩa “phát triển bền vững” được bổ sung, hoàn thiện tại Hội nghị Thượng Đỉnh Trái Đất năm 2002 là “Quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển. Đó là: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” [19]. Định nghĩa này nêu rõ và nhấn mạnh: muốn có có sự phát triển bền vững, cần phải đề cao sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ của 03 trụ cột chính gồm kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình quyết định mọi vấn đề liên quan đến sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như trên toàn cầu. Như vậy, có thể hiểu, phát triển bền vững là quá trình phát triển luôn được đặt trên nền tảng của sự phát triển tổng thể các trụ cột kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Các quốc gia hướng tới phát triển bền vững cần đặt ra và đạt được các chỉ tiêu bền vững về phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và bảo vệ môi trường cùng một lúc. 2.2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Biến đổi khí hậu có những tác động lan tỏa trong nhiều vấn đề khác nhau cần được giải quyết liên quan tới phát triển bền vững. Cụ thể, biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến thể chất và vật chất chẳng hạn như sự thịnh vượng và phúc lợi, xóa đói giảm nghèo, việc làm, thức ăn, năng lượng, nguồn nước và sức khỏe. Biến đổi khí hậu cũng cản trở những nỗ lực đạt được công bằng và bình đẳng trên toàn thế giới vì nó làm tổn thương người nghèo nhiều nhất ở mỗi nước và giữa các nước, làm gia tăng sự bất bình đẳng và cản trở xóa đói giảm nghèo. Các áp lực về tài nguyên do khí hậu gây ra bao gồm cả nước, cây nông nghiệp hoặc các nguồn tài nguyên sinh vật khác - có thể làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh và xung đột, đe dọa hòa bình và hòa nhập của các xã hội, và phá hoại công bằng xã hội. Các tác động và thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu cũng là những động lực chính dẫn đến sự di dời của con người và khối lượng những cuộc di cư. Các thảm họa liên quan đến khí hậu có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của phụ nữ và trẻ em gái trước bạo lực, ví dụ nếu chúng gây ra sự thay đổi trong các mối quan hệ quyền lực gia đình, hoặc dẫn đến việc phụ nữ và trẻ em gái bị tổn thương nhà ở. Khả năng tiếp cận không bình đẳng của phụ nữ đối với các nguồn lực kinh tế cũng có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương của họ trước tác động của khí hậu. Trong đó người khuyết tật bất kể hoàn cảnh nào luôn là đối tượng dễ bị tổn thương nhất [20]. Hệ thống khí hậu KT XH MT Khí thải nhà kính và các viễn tưởng quan ngại Các con đường phát triển kinh tế xã hội khác nhau Các hệ thống tự nhiên và con người Căng thẳng biến đổi khí hậu Phản hồi Phản hồi Hành động con người gây khí thải nhà kinh Phản hồi Phản hồi Năng lực thích ứng Năng lực giảm thiểu P h ả n h ồ i C ư ỡ n g b ứ c b ứ c x ạ G iả m t h iể u T h íc h ứ n g K h ô n g c ă n g th ẳ n g k h í h ậ u Biến đổi khí hậu Phát triển bền vững Sơ đồ 1. Mối liên kết giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật hướng tới phát triển bền vững 183 Ngược lại, hiểu biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tới hầu hết các khía cạnh của phát triển bền vững sẽ tạo nhu cầu tất yếu trong việc tìm kiếm các phương cách hành động nhằm củng cố hoặc ngăn cản tất cả những mục tiêu phát triển bền vững khác và ngược lại. Do đó hiểu biết đúng đắn về vấn đề này là vô cùng quan trọng nhằm nâng cao ý thức và hỗ trợ chính sách cho các hành động về khí hậu và cho việc lập kế hoạch các chương trình thích ứng nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và tối ưu hóa sự tiến triển của tất cả các mục tiêu phát triển bền vững [20]. Sơ đồ 1 trên đây chỉ rõ mối quan hệ tương hỗ giữa biến đổi khí hậu và phát triển bền vững [5]. Qua sơ đồ này Munasinghe (2002) chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững tương tác theo một chu trình động. Khả năng thích ứng làm giảm ảnh hưởng của căng thẳng khí hậu lên con người và hệ thống tự nhiên trong khi khả năng giảm thiểu hạ thấp khí thải nhà kính tiềm năng. Các con đường phát triển ảnh hưởng mạnh mẽ tới cả năng lực thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu ở bất cứ nơi đâu. Bằng con đường này, các chiến lược thích ứng và giảm thiểu được kết nối năng động với sự thay đổi trong hệ thống khí hậu và triển vọng cho sự thích ứng của hệ sinh thái, sản xuất lương thực và sự phát triển kinh tế lâu dài. Do đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu là một phần trong câu hỏi lớn hơn, đó là bằng cách nào các hệ thống phụ môi trường, kinh tế, xã hội phức tạp tương tác và định hình các triển vọng phát triển bền vững và câu trả lời chính là sự đa liên kết. Phát triển kinh tế tác động vào sự cân bằng của hệ sinh thái và ngược lại cũng chịu ảnh hưởng bởi trạng thái của hệ sinh thái. Sự nghèo đói vừa là kết quả vừa là nguyên nhân của sự thoái hóa môi trường. Lối sống thiên về vật chất và năng lượng và mức độ tiêu thụ cao không ngừng mà không tạo ra các nguồn tài nguyên mới cộng với sự gia tăng dân số hầu như không thích hợp với các con đường phát triển bền vững. Tương tự, bất bình đẳng kinh tế xã hội cực đoan trong các cộng đồng và giữa các quốc gia có thể làm suy yếu sự gắn kết xã hội, yếu tố thúc đẩy sự bền vững và hiệu lực của các phản ứng chính sách. Đồng thời, các quyết định chính sách kinh tế - xã hội và công nghệ được đưa ra cho những vấn đề không liên quan đến khí hậu có ảnh hưởng quan trọng đối với chính sách khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề môi trường. Thêm vào đó, các ngưỡng ảnh hưởng quan trọng và mức độ dễ bị tổn thương trước các tác động của biến đổi khí hậu cũng có liên quan trực tiếp đến các điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường cũng như năng lực thể chế [5]. Tóm lại, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững có mối liên kết chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Thích ứng và giảm thiếu biến đổi khí hậu giúp duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xây dựng công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Năng lực thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu kém gây ảnh hưởng tới triển vọng phát triển kinh tế, bất ổn xã hội và hủy hoại môi trường. Ngược lại, các trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường bền vững tạo nền tảng tốt để duy trì trạng thái cân bằng của hệ sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu và quay trở lại tác động tích cực tới sự phát triển bền vững. 2.3. Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em hướng tới phát triển bền vững 2.3.1. Tầm quan trọng của giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em Trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu [21]. Theo ước tính của Tổ chức y tế Thế giới, một phần ba bệnh bùng phát ở trẻ em toàn cầu là do biến đổi các yếu tố về không khí, nước, đất và thực phẩm; 34% trẻ em bị bệnh và 36% trẻ em dưới 14 tuổi bị chết trên thế giới là do biến đổi các yếu tố môi trường [22]. Môi trường bị biến đổi do khí nhà kính làm ô nhiễm không khí, làm tiến triển các bệnh hô hấp, hen, cháy nắng, u hắc sắc tố và suy giảm miễn dịch. Thay đổi thời tiết, nhiệt độ tăng, nhiều thảm hoạ thiên nhiên, trực tiếp gây ra cảm nhiệt, đuối nước, bệnh tiêu hoá, sang chấn tâm thần. Thay đổi sinh thái có thể làm tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng, chậm tăng trưởng và phát triển, dị ứng, ung thư, dị tật, tăng các bệnh qua trung gian truyền bệnh (sốt rét, dengue, viêm não, bệnh Lyme) và phát sinh bệnh nhiễm khuẩn mới (bệnh West Nile, hantavirus) [22]. Thêm vào đó, những trải nghiệm trực tiếp của trẻ với biến đổi khí hậu có thể gây ra trạng thái lo lắng, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tâm thần, gây cản trở cho Hoàng Thị Nga 184 quá trình học tập [23]. Theo đó, ứng phó với biến đổi khí hậu cần các giải pháp liên ngành, trong đó giáo dục là con đường hoàn hảo nhất. Giáo dục đặc biệt là giáo dục nhà trường giúp cá nhân và cộng đồng xã hội đạt tới tiềm năng tối đa của mình bao gồm cả việc cải thiện năng lực giải quyết các vấn đề về môi trường và phát triển [10]. Nhà trường không chỉ có sức mạnh giúp trẻ ngày càng có hiểu biết hơn về biến đổi khí hậu mà còn hỗ trợ trẻ nâng cao ý thức của họ về biến đổi khí hậu, tham gia vào hệ thống chính trị liên quan đến biến đổi khí hậu và phát triển những hành vi đáp ứng phù hợp. Cũng chính nhà trường là nơi phù hợp để giúp trẻ tham gia vào các sáng kiến ứng phó biến đổi khí hậu, qua đó, trẻ thấy rõ trách nhiệm của mình và hình thành hành động, thái độ đúng với biến đổi khí hậu [23, 24]. Nghiên cứu đã chỉ sự tồn tại của những hiểu biết sai lầm về mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sự bùng phát dịch bệnh và điều này có thể dẫn đến những hành vi ứng phó sai lầm, làm gia tăng sự lây lan của dịch bệnh [6]. Do đó, cổ vũ cho sự chia sẻ hiểu biết về bản chất của biến đổi khí hậu cùng hệ quả của nó nhằm thay đổi hành vi và hành động quốc tế, quốc gia nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu là vô cùng cần thiết thông qua con đường giáo dục trong nhà trường [11]. Giáo dục biến đổi khí hậu là một phần của giáo dục vì sự phát triển bền vững bởi vì giáo dục môi trường nói riêng và giáo dục biến đổi khí hậu nói chung là quá trình học tập suốt đời nhằm tạo ra những công dân tích cực, có hiểu biết, những người có khả năng giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo trên nền tảng của giáo dục khoa học, xã hội và cam kết tham gia vào các hành động cá nhân và/hoặc tập thể có trách nhiệm. Những hành động này được cho là sẽ thúc đẩy một tương lai thịnh vượng về môi trường và kinh tế [25]. Thêm vào đó, trách nhiệm của người công dân trong xã hội toàn cầu cũng như sự phát triển lối sống mang tính cá nhân ngày càng được ưa chuộng trên thế giới cũng đòi hỏi những người công dân trẻ cần có hiểu biết và kĩ năng ứng xử với biến đổi khí hậu. Do đó, biến đổi khí hậu phải là nội dung học tập trong chương trình chính khóa của mọi nhà trường [11]. Ngày càng nhiều quốc gia xem giáo dục biến đổi khí hậu là chìa khóa của phát triển bền vững nên đã xây dựng các kế hoạch hành động chiến lược quốc gia về giáo dục và đề nghị đưa giáo dục biến đổi khí hậu thành nội dung chính khóa trong chương trình [26]. Giáo dục vì sự phát triển bền vững là quá trình trang bị cho người học tri thức và sự hiểu biết, các kĩ năng, năng lực, phẩm chất cần thiết để làm việc và sống theo cách mà ở đó môi trường được bảo vệ, xã hội được hạnh phúc và kinh tế phồn thịnh cả ở hiện tại và tương lai [27]. Chương trình hành động toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đỏi hỏi các bên nhất trí thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự ban bố luật và các qui định quốc gia trong năng lực tương xứng của mình, phát triển và thực hiện các chương trình ý thức cộng đồng và giáo dục về biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhằm đưa ra những đáp ứng thỏa đáng trong việc đương đầu với biến đổi khí hậu trong đó có đào tạo nguồn nhân lực cả trong khoa học vả quản lí phát triển bền vững [19]. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình tiến tới phát triển bền vững do đó, giáo dục biến đổi khí hậu chính là phần quan trọng của giáo dục bền vững nhằm đương đầu với tương lai. Giáo dục biến đổi khí hậu đòi hỏi sự tư duy toàn diện, đầy đủ cả về những vấn đề hiện tại, đang nổi cộm và trong tương lai theo đó, giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em là con đường tất yếu và vô cùng quan trọng cả trong hiện tại và tương lai [26]. 2.3.2. Nội dung giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ em Hội đồng quốc tế biến đổi khí hậu quốc tế (International Council on Climate Change – ICCP, 2001) trong báo cáo tổng hợp về biến đổi khí hậu toàn cầu đã mô tả và phân tích cụ thể nhiều vấn đề cần hiểu biết và hành động đúng về biến đổi khí hậu, qua đó, đã tổng hợp được 03 nhóm nội dung chính bao gồm (1)- Cơ sở khoa học vật lí của biến đổi khí hậu – cơ sở của biến đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại và tương lai; (2)- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu - sự thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương, đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên, Giáo dục biến đổi khí hậu cho trẻ khuyết tật hướng tới phát triển bền vững 185 kinh tế và xã hội và (3)- Giảm thiểu biến đổi khí hậu – tập trung vào các giải pháp giảm thiểu biến đổi khí hậu, đánh giá các phương pháp làm giảm khí thải nhà kính vào bầu khí quyển [28]. Các tác giả Bangay và Blum (2010) trong bài báo Những đáp ứng giáo dục đối với Biến đổi khí hậu và Chất lượng – Hai thành phần của cùng một lịch trình đã nêu 03 nội dung ch
Tài liệu liên quan