Bài báo này trình bày những vấn đề cơ bản nhất về biến đổi khí hậu (BĐKH), ô
nhiễm không khí (ÔNKK) và những tác động tiêu cực của nó đến đời sống con người, trong
đó có trẻ khuyết tật. BĐKH là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan
gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và
nước biển dâng ÔNKK là sự thay đổi tiêu cực của các thành phần có trong không khí chủ
yếu là do khói, bụi, khí lạ, làm gây mùi, giảm tầm nhìn xa, gây ra biến đổi khí hậu và bệnh
tật cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên. BĐKH, ÔNKK vừa là tác nhân
gây nên khuyết tật, vừa làm trầm trọng thêm mức độ khuyết tật và cản trở xã hội hỗ trợ,
giúp đỡ người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu, chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục để giúp trẻ khuyết tật ứng phó với các tác
động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Đó là: - Giáo dục trẻ rèn luyện nâng cao
sức khỏe và giữ gìn vệ sinh cá nhận; - Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường; - Giáo dục trẻ biết
nhận ra các dấu hiệu nguy cơ của BĐKH, ÔNKK để phòng tránh; - Giáo dục trẻ biết cách
đề nghị giúp đỡ khi cần thiết; - Giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân trước tác động của
BĐKH và ÔNKK.
9 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục trẻ khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
160
HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0070
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 160-168
This paper is available online at
GIÁO DỤC TRẺ KHUYẾT TẬT ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Nguyễn Thị Huệ1 và Lê Thị Thu Huyền2
1Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2Khoa Giáo dục Đại cương, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
Tóm tắt. Bài báo này trình bày những vấn đề cơ bản nhất về biến đổi khí hậu (BĐKH), ô
nhiễm không khí (ÔNKK) và những tác động tiêu cực của nó đến đời sống con người, trong
đó có trẻ khuyết tật. BĐKH là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan
gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và
nước biển dâng ÔNKK là sự thay đổi tiêu cực của các thành phần có trong không khí chủ
yếu là do khói, bụi, khí lạ, làm gây mùi, giảm tầm nhìn xa, gây ra biến đổi khí hậu và bệnh
tật cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên. BĐKH, ÔNKK vừa là tác nhân
gây nên khuyết tật, vừa làm trầm trọng thêm mức độ khuyết tật và cản trở xã hội hỗ trợ,
giúp đỡ người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng. Trên cơ sở các kết quả nghiên
cứu, chúng tôi đề xuất các biện pháp giáo dục để giúp trẻ khuyết tật ứng phó với các tác
động của biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Đó là: - Giáo dục trẻ rèn luyện nâng cao
sức khỏe và giữ gìn vệ sinh cá nhận; - Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường; - Giáo dục trẻ biết
nhận ra các dấu hiệu nguy cơ của BĐKH, ÔNKK để phòng tránh; - Giáo dục trẻ biết cách
đề nghị giúp đỡ khi cần thiết; - Giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân trước tác động của
BĐKH và ÔNKK.
Từ khóa: Ứng phó, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,
giáo dục trẻ khuyết tật.
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan
gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước
biển dâng Ô nhiễm không khí (ÔNKK) là sự thay đổi tiêu cực của các thành phần có trong không
khí chủ yếu là do khói, bụi, khí lạ, làm gây mùi, giảm tầm nhìn xa, gây ra biến đổi khí hậu và bệnh tật
cho con người, sinh vật sống và môi trường tự nhiên.
Trước đây BĐKH, ÔNKK do tác động của các điều kiện tự nhiên, nên diễn ra chậm, trong
một khoảng thời gian dài. Thời gian gần đây, BĐKH, ÔNKK xảy ra do tác động của các hoạt
động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất
công nghiệp Những hoạt động này thải ra môi trường khí nhà kính (ví dụ như khí CO2) nên
diễn ra nhanh hơn, với những tác động khó lường hơn.
Theo báo cáo “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan?” [1], do vị trí địa lí, Việt Nam là nước dễ bị tổn
thương trước tác động của BĐKH. Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh
Ngày nhận bài: 22/7/2021. Ngày sửa bài: 20/8/2021. Ngày nhận đăng: 2/9/2021.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Huệ. Địa chỉ e-mail: huenguyentlgd@gmail.com
Giáo dục trẻ khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí
161
ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và
không thể dự báo trước được đã gây ra tỉ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng
hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở
thành thị và nông thôn.
Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên này, nhất là trẻ em khuyết
tật. Việc tiếp cận với thực phẩm, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đang bị đe dọa.
Làm thế nào để trẻ khuyết tật có thể ứng phó với BĐKH là vấn đề lớn đang đặt ra cho xã hội.
Cụ thể là phải có các biện pháp giúp trẻ rèn luyện, thay đổi để tồn tại và phát triển trong cộng
đồng, hạn chế tối thiểu những tác động tiêu cực của BĐKH.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về biến đổi khí
hậu và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội, trong đó có trẻ khuyết tật. Cụ thể như, David
Eckstein, Vera Künzel và Laura Schäfer 2017, Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia
nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượng thời tiết cực đoan?, (truy cập tháng
8/2018) [1]; Bộ Tài nguyên và Môi Trường 2016, Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng
cho Việt Nam 2016, (truy cập tháng 08/2018). Các tác giả Hoàng Văn Huân và Trần Thị Xuân
Mỹ 2009, nghiên cứu Tác động của quá trình nước biển dâng đối với vùng cửa sông, ven biển
đồng bằng Nam Bộ và định hướng những hành động ứng phó, (truy cập tháng 8/2018) [2].
Năm 2016, trên tạp chí Environmental Research (151-2016), các tác giả Marie-Claire
Flores-Pajot; Marianna Ofner; Minh T. Do; Eric Lavigue; PaulJ. Villeneuve đã nghiên cứu mối
liên hệ giữa rối loạn phổ tự kỉ thời thơ ấu với việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt và ni
tơ đi oxit (NO2) [3].
Năm 2020, trên tạp chí Environmental Pollution (256-2020), các tác giả Hee Kyoung
Chun; Cheryl Leung; Shi Wu Wen; Judy McDonald; Hwashin H. Shin đã nghiên cứu mối liên
hệ giữa mẹ tiếp xúc với ô nhiễm không khí và nguy cơ mắc chứng tự kỉ ở trẻ em [4].
Các nghiên cứu gần đây ở trên thế giới cũng như trong nước đều cho rằng, Việt Nam là
một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trên thế giới đối với biến đổi khí hậu, trẻ em và
phụ nữ là nhóm đặc biệt có nguy cơ rất cao.
Tổ chức UNICEF cũng kết luận “trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao với thiên tai và biến đổi
khí hậu, chúng tôi đã thực hiện một bước chuyển đổi chiến lược để ứng phó với các biến cố của
thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng để có phương án giảm thiểu rủi ro
thiên tai ở trẻ em tại Việt Nam” [5].
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề về biến đổi khí hậu
BĐKH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình, hoặc dao động của khí hậu
duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỉ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có
thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của
con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất
BĐKH là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất
đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng Trước đây
BĐKH chủ yếu do tác động của các điều kiện tự nhiên, nên diễn ra chậm, trong một khoảng thời
gian dài. Thời gian gần đây, BĐKH xảy ra do tác động của các hoạt động của con người như
việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp, thải ra môi
trường khí nhà kính (ví dụ như khí CO2) nên BĐKH diễn ra nhanh hơn, với những tác động khó
lường hơn.
Việt Nam là nước dễ bị tổn thương trước tác động của BĐKH. Theo đánh giá hằng năm về
những nước chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997-
Nguyễn Thị Huệ và Lê Thị Thu Huyền
162
2016, Việt Nam đứng thứ 5 về Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về Chỉ số rủi ro
khí hậu dài hạn (CRI) [1].
Những diễn biến của BĐKH tại Việt Nam bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan đang
ngày càng gia tăng về tần suất và thường khó dự đoán. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ
văn quốc gia 2018, lượng mưa tháng cao nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên
281 mm trong giai đoạn 1991-2015, trong khi nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tăng từ
27,1°C (1901-1930) lên 27,5°C (1991-2015) [6].
Những kỉ lục mới về thời tiết vẫn được thiết lập mỗi năm. Các cụm từ “mưa lớn kỉ lục”,
“nắng nóng kỉ lục”, “kỉ lục về lũ lụt” đã và đang xuất hiện ngày càng phổ biến trên các phương
tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam trong những năm gần đây. Năm 2017 được coi là năm kỉ
lục về thảm họa thiên tai tại Việt Nam, với hơn 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy luật [7]. Nhiệt độ
trung bình tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện tại cao hơn từ 0,5 -1,0°C so với nhiệt
độ trung bình của các năm trước theo tính toán dựa trên dữ liệu cập nhật của 30 năm trở lại đây
[8]. Sự thay đổi trong tần suất xuất hiện các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ngày càng rõ rệt. Ví
dụ, có năm xảy ra tới 18 - 19 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, nhưng cũng có năm
chỉ xảy ra từ 4-6 cơn lốc và áp thấp nhiệt đới. Năm 2018 ghi nhận những con số kỉ lục về nhiệt
độ trong vòng 46 năm qua tại Hà Nội, với nhiệt độ cao nhất có lúc đạt tới 42°C [9].
Nước biển dâng cũng là một trong những hiện tượng điển hình của BĐKH ở Việt Nam.
Số liệu của trạm quốc gia Hòn Dấu ghi nhận được trong vòng 50 năm mực nước biển dâng
khoảng 20 cm9 Dữ liệu vệ tinh cho thấy mực nước biển đã tăng lên 3,5 mm/year (± 0,7 mm)
vào năm 2014 so với năm 1993[10]. Có thể nói hiện tượng thời tiết cực đoan là biểu hiện cụ
thể của BĐKH.
2.2. Ô nhiễm không khí
ÔNKK là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc
các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu,
gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương
thực, nó có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc xây dựng.
Theo báo cáo Tình trạng không khí toàn cầu năm 2020 công bố ngày 21/10 do Viện Ảnh
hưởng Sức khoẻ (HEI) và Viện Đo lường và Đánh giá Sức khoẻ (IHME) tại Đại học
Washington và Đại học British Columbia thực hiện thì tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
trên thế giới rất đáng báo động. Tình trạng này không phải chỉ mới xảy ra mà đã tồn tại từ trước,
tuy nhiên con người vẫn chưa có các biện pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi
trường không khí. Việt Nam đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí trên thế giới (do
trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và Columbia của Mĩ thực hiện báo cáo
thường niên mang tên The Environmental Performance Index hay còn gọi là EPI).
ÔNKK trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém được liệt kê là hai trong số các vấn
đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới trong báo cáo của Viện Công nghiệp Blacksmith
Institute năm 2008.
Theo đài Fox News, 80% các thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về chất lượng không khí, trong đó chủ yếu tập trung ở các
nước nghèo. WHO cho biết mức độ ô nhiễm không khí đô thị toàn cầu đã tăng 8% bất chấp
những cải thiện ở một số vùng.
Một chất được gọi là chất gây ô nhiễm không khí là chất trong không khí có thể gây hại
cho con người và hệ sinh thái. Chất này có thể là các hạt rắn, giọt chất lỏng, hoặc khí. Chất gây
ô nhiễm có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc do con người tạo ra. Chất gây ô nhiễm được phân
loại sơ cấp và thứ cấp. Các chất gây ô nhiễm sơ cấp thường được phát thải từ quá trình hoạt
động của tự nhiên, chẳng hạn như tro từ phun trào núi lửa, từ các hoạt động sản xuất. Các chất
Giáo dục trẻ khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí
163
gây ô nhiễm thứ cấp không phát ra trực tiếp. Thay vào đó, chúng hình thành trong không khí khi
các chất ô nhiễm sơ cấp phản ứng hoặc tương tác với các thành phần môi trường. Ozon tầng mặt
đất là một ví dụ nổi bật của một chất gây ô nhiễm thứ cấp. Một số chất ô nhiễm có thể là cả sơ
cấp và thứ cấp: chúng được thải trực tiếp và tạo thành từ các chất ô nhiễm chính khác.
ÔNKK chủ yếu do khói bụi con người tạo ra từ các phương tiện giao thông, từ sản xuất do
đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch và một số hiện tượng thiên nhiên như bão cát, phun trào của
núi lửa...
2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trẻ khuyết tật
Khả năng bị tổn thương do tác động của biến đổi khí hậu là mức độ mà một hệ thống (tự
nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do BĐKH, hoặc không có khả năng thích ứng với
những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu.
Tổ chức UNICEF đã đi đến kết luận “UNICEF hiểu rằng trẻ em đặc biệt có nguy cơ cao
với thiên tai và biến đổi khí hậu, chúng tôi đã thực hiện một bước chuyển đổi đổi chiến lược để
ứng phó với các biến cố của thời tiết liên quan đến biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng để
có phương án giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em tại Việt Nam” [5].
Trẻ em đặc biệt bị ảnh hưởng bởi những thảm họa thiên nhiên do BĐKK. Các em sẽ khó
tiếp cận với thực phẩm sạch, nước sạch, giáo dục và chăm sóc sức khỏe do thiên tai làm mất
nguồn thu nhập và tài sản. Điều này làm tăng sự tiếp xúc của trẻ với bạo lực, bóc lột và lạm
dụng. Phụ nữ cũng có xu hướng bị ảnh hưởng không nhỏ, làm tăng thêm các tác động tiêu cực
đối với trẻ em, vì các em sẽ ít được cung cấp đủ dinh dưỡng hoặc chăm sóc.
“Các tác động ảnh hưởng do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số, đặc biệt là những
nhóm người nghèo thiếu khả năng phục hồi trước những thiệt hại lớn sau thảm họa thiên tai,
trong khi việc đô thị hóa đã làm tăng các khoảng cách của các gia đình di cư bị hạn chế tiếp cận
với các dịch vụ xã hội” [5].
BĐKH làm giảm thu nhập và giảm năng suất cây trồng, suy giảm tài nguyên thiên nhiên,
mất tài sản và thiệt hại cơ sở hạ tầng, giảm tính cơ động, không được tiếp cận với việc làm hoặc
dịch vụ và gia tăng bệnh tật cho con người đồng nghĩa với việc giảm năng xuất lao động, dẫn
đến các quỹ xã hội ủng hộ cho các đối tượng yếu thế, trong đó có người khuyết tật giảm sút, ảnh
hưởng đến các hoạt động từ thiện. Vì thế, trẻ khuyết tật mất cơ hội được giúp đỡ, được chăm
sóc từ cộng đồng, từ xã hội.
Mặt khác, để bù lại những thiếu hụt từ nguồn cung về lương thực, thực phẩm và các nhu
yếu phẩm thiết yếu do ảnh hưởng của thiên tai, người dân sẽ phải tăng hoặc điều chỉnh thời gian
làm việc nên sẽ phải giảm thời gian dành cho công tác từ thiện. Điều này đã trực tiếp ảnh hưởng
tới những người có nhu cầu cần hỗ trợ (trong đó đối tượng chủ yếu là những người khuyết tật).
BĐKH tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ khuyết tật vốn đã ốm yếu và nhạy cảm với
sự thay đổi thời tiết, khí hậu. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người khuyết tật có nhiều nguy cơ
bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe liên quan đến BĐKH hơn so với người bình thường.
BĐKH làm thay đổi của thời tiết, gây ô nhiễm môi trường sống, làm cản trở các hoạt động
của người khuyết tật. BĐKH làm ÔNKK, nguồn nước, cản trở sự vận độngđã ảnh hưởng xấu
đến sức khỏe, khả năng tự chăm sóc bản thân, tham gia học tập, sinh hoạt, lao động, sản xuất và
hoạt động xã hội của người khuyết tật. Hậu quả là làm giảm chất lượng cả đời sống vật chất và
tinh thần của người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng.
UNICEF đang nỗ lực giúp Việt Nam tăng cường khả năng chống chọi và đương đầu của
trẻ em, gia đình, cộng đồng và các cơ quan chính phủ để đối phó với thiên tai liên quan đến biến
đổi khí hậu, tập trung cụ thể vào việc giảm thiểu các tác động và sự tổn thương của trẻ em. Họ
đang hỗ trợ chính phủ Việt Nam giảm thiểu rủi ro thiên tai, lập kế hoạch ứng phó giảm nhẹ rủi
ro thiên tai và đảm bảo nhóm dân số dễ bị tổn thương được chuẩn bị tốt hơn để chống chọi được
Nguyễn Thị Huệ và Lê Thị Thu Huyền
164
những cú sốc biến đổi khí hậu. Xây dựng khả năng phục hồi cho những thiệt hại của các gia
đình và cộng đồng là tối quan trọng trong bối cảnh này.
Trọng tâm của ứng phó này là phương pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai ở trẻ em nhằm xác
định, đánh giá và giảm nguy cơ tử vong, ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, sinh kế, tài sản và
dịch vụ xã hội. Ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững, UNICEF đang nỗ lực giữ cho cộng đồng người dân được an toàn thông qua
các sáng kiến như khuyến khích mô hình trường học an toàn, hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào
cộng đồng, nâng cao nhận thức về thiên tai ở trẻ em sử dụng công nghệ tiên tiến và các sáng
kiến do thanh niên lãnh đạo cũng như lập bản đồ rủi ro trong trường học và cộng đồng. Bằng
cách hỗ trợ chính phủ thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu lấy trẻ em làm trọng tâm chúng tôi
đảm bảo các cộng đồng người dân, gia đình và trẻ em được hỗ trợ và tăng cường khả năng
chống chọi chịu được mức độ nghiêm trọng cũng như tần suất và tác động tích lũy của các mối
nguy hiểm tự nhiên ngày càng gia tăng.
2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí
ÔNKK khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm, nó đe dọa gần như toàn bộ cư dân
thành phố lớn tại những nước đang phát triển. Theo đài Fox News ÔNKK là một yếu tố nguy cơ
đáng kể đối với một số bệnh liên quan đến ô nhiễm và tình trạng sức khoẻ bao gồm nhiễm trùng
hô hấp, bệnh tim, COPD, đột quỵ và ung thư phổi. Các ảnh hưởng sức khoẻ do ÔMKK có thể
bao gồm khó khăn trong việc thở, khò khè, ho, hen suyễn và tình trạng trầm trọng của hô hấp và
tim mạch. Những ảnh hưởng này có thể làm tăng việc sử dụng thuốc, tăng khám bác sĩ hoặc
phòng cấp cứu, nhập viện nhiều hơn và tử vong sớm. Tác động của sức khoẻ con người đến chất
lượng không khí nghèo nàn là rất lớn, nhưng chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và hệ
thống tim mạch. Các phản ứng cá nhân đối với chất gây ô nhiễm không khí tùy thuộc vào loại
chất gây ô nhiễm mà người đó tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, tình trạng sức khoẻ và di truyền của cá
nhân. Trẻ em dưới 5 tuổi sống ở các nước đang phát triển là những người dễ bị tổn thương nhất
do ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời [11].
WHO đã gọi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí là “kẻ giết người thầm lặng” khi mà
92% dân số thế giới đang sống trong môi trường có chất lượng không khí ở dưới mức tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính vào năm 2014 rằng mỗi năm ô nhiễm không khí gây ra cái
chết non tháng của khoảng 7 triệu người trên toàn thế giới. Ấn Độ có tỉ lệ tử vong cao nhất do ô
nhiễm không khí. Cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới, Ấn Độ cũng có nhiều ca tử vong do hen
suyễn hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trong tháng 12 năm 2013, ô nhiễm không khí ước tính giết
500.000 người ở Trung Quốc mỗi năm. Chúng không những cướp đi sinh mạng của hàng triệu
người mà còn gây thiệt hại kinh tế gần 5 nghìn tỉ USD mỗi năm.
Số tử vong hàng năm của người châu Âu do ô nhiễm không khí ước tính là 430.000 người.
Nguyên nhân chính của điều này là nitơ dioxit và các oxit nitơ khác (NOx) phát ra từ các
phương tiện giao thông đường bộ. Trên khắp Liên minh châu Âu, ô nhiễm không khí ước tính
làm giảm tuổi thọ gần chín tháng. Nguyên nhân gây tử vong bao gồm đột quỵ, bệnh tim, COPD,
ung thư phổi và nhiễm trùng phổi [11].
ÔNKK đô thị ngoài khơi ước tính gây ra 1,3 triệu trường hợp tử vong trên toàn thế giới
mỗi năm. Trẻ em đặc biệt có nguy cơ do sự non trẻ của hệ thống hô hấp của cơ thể.
Một nghiên cứu kinh tế mới về tác động của sức khoẻ và chi phí liên quan đến ô nhiễm
không khí ở lưu vực Los Angeles và Thung lũng San Joaquin ở Nam California cho thấy hơn
3.800 người chết sớm (khoảng 14 năm so với bình thường) mỗi năm bởi vì mức độ ô nhiễm
không khí vi phạm liên bang tiêu chuẩn. Số người chết sớm hàng năm cao hơn đáng kể so với
số tử vong liên quan đến va chạm tự động trong cùng khu vực, trung bình ít hơn 2.000 mỗi năm.
Giáo dục trẻ khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí
165
Chúng còn khiến tuổi thọ trung bình của mỗi người giảm đi 2 năm, và là nguyên nhân gây
tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau: tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không
lành mạnh.
2.5. Biện pháp giáo dục giúp trẻ khuyết tật ứng phó với biến đổi khí hậu và ô
nhiễm không khí
Ứng phó với BĐKH và ÔNKK là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH và ÔNKK. Thích ứng với BĐKH và ÔNKK là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc
con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do ÔNKK, dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội
do nó mang lại. Giảm nhẹ BĐKH và ÔNKK là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ những tác nhân gây ra BĐKH và ÔNKK. Sau đây là một số biện pháp giáo dục giúp trẻ
khuyết tật ứng phó với BĐKH và