Khi bạn đi làm bạn sẽ gặp những đồng nghiệp với những tính cách khác nhau , họ
hoàn toàn mới mẻ và khác biệt với bạn nhưng sự thành công trong công việc của
bạn lại có cần rất nhiều đến vai trò của những người đồng nghiệp. Chính vì thế mối
quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là tiền đề mở ra thành công cho bạn. Để làm việc
hiệu quả với đồng nghiệp của mình đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực cá nhân và kỹ năng
giao tiếp nơi làm việc của chính bạn.
Hãy cùng khám phá những bí quyết hiệu quả dưới đây:
Tìm tiếng nói chung với người khác
Bạn có biết rằng con người chúng ta đôi khi quá tin tưởng vào bản thân, đề cao cái
tôi cá nhân quá mức . Chính điều này nếu đem vào môi trường làm việc lại gây ra
rất nhiều mâu thuẫn. Mỗi cá nhân đã định hình riêng cho mình một luồng tư tưởng,
một phong cách làm việc , những thói quen cá nhân chính vì thế khi tiếp xúc với
những đồng nghiệp khác suy nghĩ ,phong cách làm việc, họ thường sinh ra mâu
thuẫn dẫn đến bất hòa trong môi trường làm việc ảnh hưởng nhiều tới năng suấtlàm việc của cả công ty.
Chính vì thế khi bước vào nơi làm việc bạn phải hạ thấp cái tôi cá nhân xuống để
hòa hợp với đồng nghiệp, hợp tác trong công việc chắc chắn thành công sẽ đến với
cả đôi bên.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao tiếp hiệu quả nơi công sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao tiếp hiệu quả nơi công sở
Khi bạn đi làm bạn sẽ gặp những đồng nghiệp với những tính cách khác nhau , họ
hoàn toàn mới mẻ và khác biệt với bạn nhưng sự thành công trong công việc của
bạn lại có cần rất nhiều đến vai trò của những người đồng nghiệp. Chính vì thế mối
quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là tiền đề mở ra thành công cho bạn. Để làm việc
hiệu quả với đồng nghiệp của mình đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực cá nhân và kỹ năng
giao tiếp nơi làm việc của chính bạn.
Hãy cùng khám phá những bí quyết hiệu quả dưới đây:
Tìm tiếng nói chung với người khác
Bạn có biết rằng con người chúng ta đôi khi quá tin tưởng vào bản thân, đề cao cái
tôi cá nhân quá mức . Chính điều này nếu đem vào môi trường làm việc lại gây ra
rất nhiều mâu thuẫn. Mỗi cá nhân đã định hình riêng cho mình một luồng tư tưởng,
một phong cách làm việc , những thói quen cá nhân chính vì thế khi tiếp xúc với
những đồng nghiệp khác suy nghĩ ,phong cách làm việc, họ thường sinh ra mâu
thuẫn dẫn đến bất hòa trong môi trường làm việc ảnh hưởng nhiều tới năng suất
làm việc của cả công ty.
Chính vì thế khi bước vào nơi làm việc bạn phải hạ thấp cái tôi cá nhân xuống để
hòa hợp với đồng nghiệp, hợp tác trong công việc chắc chắn thành công sẽ đến với
cả đôi bên.
Bạn đã nghe câu chuyện này chưa
Năm 1980, Peterson trở thành Giám đốc Công ty ô tô Ford và trở thành Phó Giám
đốc điềuford-logo.jpg hành. Đại gia trong ngành ô tô này đang trên bờ vực phá sản
bởi vào năm đó, công ty Ford thất thu 2,2 tỷ đô la Mỹ. Đây là con số thất thu lớn
nhất trong lịch sử kinh doanh của Mỹ tính tới thời điểm đó. Nhiều nhà phân tích tỏ
ra nghi ngờ về khả năng phục hồi của Ford.
Mặc dù còn nhiều việc khác cấp bách hơn, nhưng Peterson và Poling vẫn dành thời
gian để tìm hiểu phong cách của nhau. Mỗi người đều nói ra phong cách của chính
mình và đưa ra những chỉ dẫn cho người kia về việc làm thế nào để kết hợp ăn ý
với phong cách của anh ta. Lợi thế về kỹ năng và phong cách đa dạng đã giúp họ
trở thành một trong những nhóm điều hành hiệu quả nhất trong thập kỷ đó. Họ đã
giúp Ford thoát khỏi tình trạng phá sản. Vào năm 1986, sáu năm sau khi Peterson
và Poling làm việc cùng nhau, lợi nhuận của Ford lần đầu tiên trong vòng 62 năm
đã vượt xa General Motor. Năm 1987, lợi nhuận của Ford đã phá vỡ kỷ lục con số
của ngành công nghiệp ô tô trước đó. Đó là câu chuyện về sự thành công điển hình
nhất trong lịch sử ngành kinh doanh của Mỹ: từ thất thu trong một năm lớn nhất
vươn lên lợi nhuận trong một năm lớn nhất chỉ trong vòng bảy năm. Mặc dù có rất
nhiều nhân tố tham gia vào sự hồi sinh phi thường của Ford, song động lực chính
vẫn là tiếng nói chung của hai vị giám đốc điều hành.
Bốn bước dẫn tới mối quan hệ tốt hơn
Hoạt động của Gil Allen phụ thuộc rất nhiều vào cuộc họp sắp tới với vị quản lý
đồng thời là Phó Giám đốc điều hành Joe Patterson của mình. Gil có một tiếng rưỡi
để trình bày nhu cầu nhân sự và ngân sách trong năm tới của mình. Nếu một số
điểm mới không được thông qua và trợ cấp cho các khoản khác không được tăng
thì các kế hoạch cho phần làm việc của anh sẽ kém hiệu quả.
Trong khi chưa có ai công nhận mối quan hệ công việc giữa Gil và Joe hoàn toàn
suôn sẻ. Thông qua sự phát triển điều hành, Gil đã học được cách mô tả vấn đề hữu
ích hơn: anh nhận thấy rằng mình và vị Phó Giám đốc điều hành có phong cách
hoàn toàn trái ngược. Gil là người thích thể hiện còn Paterson lại là người nặng về
óc phân tích: cả hai người đều không cảm thấy thoải mái khi làm việc với nhau.
Chính phương pháp làm việc “cách của tôi chứ không phải cách của anh” đã ngăn
cản trầm trọng sự giao tiếp giữa họ.
Trong bốn năm trở lại đây, các bản giải trình ngân sách của Gil trước Joe Patterson
không mang lại kết quả tốt đẹp. Gil càng trau chuốt nhiệt tình cho kế hoạch của
mình bao nhiêu, thì Paterson càng trở nên thờ ơ bấy nhiêu. Bức tranh đầy màu sắc
của Gil nhận được ý kiến đánh giá tốt của một số người, nhưng lại không hề gây ấn
tượng với Patterson một chút nào. Vậy Gil sẽ phải làm gì để thuyết phục được vị
phó Giám đốc trong buổi họp sắp tới?
Sau khi tự tìm hiểu và tham khảo ý kiến bạn bè, Gil quyết dịnh sẽ thực hiện bốn
bước điều chỉnh phong cách nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai người. Đầu tiên
anh tìm hiểu phong cách của mình cũng như của Patterson. Sau đó, với sự giúp đỡ
của người cộng sự, Gil đã chọn ra ba kiểu hành vi có thể giúp anh hòa hợp với ông
chủ. Anh biết trong cuộc họp với mục đích thỏa hiệp này, để thực hiện một số điều
mà anh đã lập kế hoạch không phải dễ dàng, vì vậy anh đã thực hành trước với
người đồng nghiệp. Trong suốt cuộc họp với Patterson, Gil đã tiến hành thay đổi
những hành vi mà anh nghĩ sẽ giúp mình hòa hợp với cách làm việc của Patterson.
Đôi lúc anh cũng quan sát cuộc họp để quyết định xem mình có nên sửa lại hành vi
giữa chừng hay không. Khi cuộc họp kết thúc, anh tự tổng kết lại quá trình và kết
quả mà mình đã học được từ kinh nghiệm này.
Kết quả là mối quan hệ giữa họ trong cuộc họp trở nên tốt đẹp nhất từ trước tới
nay. Patterson không cắt giảm bất cứ khoản ngân sách nào của Gil. Sự điều chỉnh
phong cách đã giúp Gil thành công và chúng tôi tin nó cũng có thể giúp bạn.
Những phẩm chất tốt khi được biểu hiện thái quá
Hàng trăm vị giám đốc, nhà quản lý mà chuyên gia tư vấn Paul Mok đã tham gia
cố vấn, đều gặp phải những xích mích với người này người khác không phải do
những điểm yếu mà là do chính những điểm mạnh của họ. Theo Mok, họ đã quá
lạm dụng những điểm mạnh của mình, khai thác chúng một cách không phù hợp,
sử dụng chúng vượt quá giới hạn cần thiết. Và khi lên tới cực điểm, những mặt tích
cực này bắt đầu phát huy tác dụng ngược lại, làm hại chính bản thân họ.
Công ty luôn cần những nhân viên năng động xuất sắc. Những điểm mạnh này thật
là hữu ích trong công việc, nhưng đôi khi sự biểu hiện thái quá của năng động lại
cản trở mối quan hệ giao tiếp trong công ty và làm hại chính bản thân họ. Những
người năng động đôi khi quá nhiệt tình trong
các hoạt động công ty , cách thể hiện của họ có thể trở nên không thân thiện với
người khác. Họ có thể bị nhìn nhận như những kẻ tự cao tự đại, hay lấn át người
khác, thích khoe mẽ. Chính những biểu hiện đó làm cho họ nhận được sự tức giận
và phản đối của đồng nghiệp. Với tuyp người này hãy học cách lắng nghe và đưa
ra ý kiến nhiều hơn.
Những người ưa thể hiện lại may mắn sở hữu sự tự nhiên. Nhưng nếu phẩm chất
này bị đẩy tới cực điểm thì lại rất dễ gây khó khăn cho những người làm việc cùng
với họ. Họ thường quên những gì họ đã hứa trước đây, dù đó là việc có mặt đúng
giờ tại buổi họp hay hoàn thành một kế hoạch kịp thời hạn. Sau khi bị thất vọng vì
hàng loạt sự thất hứa, người ta sẽ cảm thấy rất tức giận và không thể tin tưởng tuýp
người này được. Và liều thuốc cho tuýp người này là phải biết giữ lời hứa.
Trong khi đó, những người nặng về óc phân tích thường đề cao sự hoàn hảo không
chỉ đối với bản thân họ mà với cả người khác.Họ cũng chính là những người đam
mê sự hoàn hảo, thường đặt ra những tiêu chuẩn cao ngất trời, cách xa mục tiêu
đến cả ngàn dặm. Điều này làm cho họ quanh năm suốt tháng không hoàn thành
được kế hoạch đúng thời hạn. Trong một nền kinh tế- nơi mà tốc độ ra quyết định
và thực thi công việc- ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công thì
tốc độ sên bò của người tôn thờ chủ nghĩa hoàn hảo đã làm mất đi không biết bao
nhiêu cơ hội. Hơn nữa, thật khó chịu khi phải là một đồng nghiệp hoặc nhân viên
làm việc dưới quyền của những người không bao giờ hài lòng với bạn dù bạn đã cố
gắng làm tốt đến thế nào đi chăng nữa. Thuốc giải cho người đam mê sự hoàn hảo:
cam kết hoàn thành công việc đúng thời hạn và hãy hào phóng lời khen nhiều hơn
nữa.
Người ôn hòa luôn nhấn mạnh sự dung hòa trong cách làm việc. Song, những
người hiền quá luôn có xu hướng tránh những cuộc tranh luận, đôi co gần như
bằng mọi giá. Họ sẽ không nói ra những điều họ không bằng lòng, không khăng
khăng giữ lập trường của mình và sẽ chịu thua thiệt trong những cuộc xung đột chứ
không đi tới cùng để giải quyết vấn đề. Nhưng thật trớ trêu,khi người ôn hòa giấu
giếm suy nghĩ của mình, thì những người khác sẽ phải tốn công hơn để tìm ra
phương án giải quyết vấn đề. Hoặc những người khác sẽ nghĩ rằng dường như
người ôn hòa chẳng có chút đóng góp nào vào nỗ lực chung của cả nhóm. Vì vậy,
dần dần mọi người cảm thấy khó chịu và có phần coi thường khi anh bạn đồng
nghiệp của mình luôn đứng ngoài mọi cuộc tranh luận.Và liều thuốc cho tuýp
người người này là: hãy nói ra ý kiến của mình.