Giao tiếp và sự bình tâm

Giao tiếp là điều mỗi cá nhân con người thể hiện ra bên ngoài trong quá trình tương tác với người khác, nhưng để cho giao tiếp tốt thì điều đó gắn liền với bên trong là sự bình tâm, tâm trạng và cảm xúc ổn định, cá nhân nào càng có khả năng nhận biết cảm xúc của mình, tự điều khiển cảm xúc, giữ một động cơ bên trong tốt và có sự cảm thông với người khác thì kỹ năng xã hội này của họ càng hiệu quả Bài viết bàn về sự cần thiết của giao tiếp, nền tảng để tạo ra là sự bình tĩnh và làm chủ bản thân trong quá trình giao tiếp.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 15/06/2022 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giao tiếp và sự bình tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 437 GIAO TIẾP VÀ SỰ BÌNH TÂM COMMUNICATION AND BEING CALM ThS. Nguyễn Thị Loan Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Loannguyen225@yahoo.com TÓM TẮT Giao tiếp là điều mỗi cá nhân con người thể hiện ra bên ngoài trong quá trình tương tác với người khác, nhưng để cho giao tiếp tốt thì điều đó gắn liền với bên trong là sự bình tâm, tâm trạng và cảm xúc ổn định, cá nhân nào càng có khả năng nhận biết cảm xúc của mình, tự điều khiển cảm xúc, giữ một động cơ bên trong tốt và có sự cảm thông với người khác thì kỹ năng xã hội này của họ càng hiệu quả Bài viết bàn về sự cần thiết của giao tiếp, nền tảng để tạo ra là sự bình tĩnh và làm chủ bản thân trong quá trình giao tiếp. Từ khóa: giao tiếp, tự nhận thức, cảm xúc, tự kiểm soát cảm xúc, động cơ thúc đẩy ABSTRACT Communication is what each individual person shows to the outside in the interaction process with others, but in order to communicate well, it is attached to the inner mood and feelings. If anyone have more ability to recognise, to control emotion, as well as to keep good intrinsic motivation, to empathise with others; the more effective communication skills they have. The article discusses about the necessity of communication, and the foundation of communication is to to create the calm and master themselves in interaction process. Key Words: Communication, self-awareness, emotion; self-emotional control, motivation. 1. Giới thiệu Giao tiếp là quá trình tương tác xảy ra giữa con người với nhau, để có thể thiết lập, duy trì mối quan hệ và giải quyết công việc, đây là việc chúng ta làm hằng ngày, nhưng không phải ai và lúc nào cũng thực hiện tốt, việc có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp chúng ta có mối quan hệ xã hội tốt và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp của mình. Có kỹ năng giao tiếp, con nguời có khả năng đạt hiệu quả trong việc thỏa hiệp, cảm xúc luôn phù hợp với thông điệp, giải quyết ổn thỏa những vấn dề khó khăn, luôn lắng nghe, tìm kiếm sự cảm thông, hiểu biết lẫn nhau và luôn cởi mở chia sẻ đầy đủ thông tin Mark Lochr, Giám đốc điều hành tại Salomon Smith Barney, đã nhận xét thế này: “Bạn sẽ biết được giá trị của một con nguời khi bạn giao tiếp cởi mở với nguời đó”. “Khi giao tiếp cởi mở bạn có thể thấy được khả năng tốt nhất của một nguời nào đó như: năng lực, khả năng sáng tạo. Ngược lại nếu bạn không thực sự cởi mở thì họ chỉ như là bánh rang trong cỗ máy, khiêm tốn, bình thuờng’. [1] Trở thành một người giỏi trong giao tiếp là điều cốt yếu trong mọi kỹ năng xã hội. Ðối với các nhà quản lý, khả năng giao tiếp giúp phân biệt rõ những nguời tài giỏi với người trung bình và người kém cỏi; Việc làm chủ được tâm trạng của mình là cần thiết để có được hiệu quả trong giao tiếp. Chúng ta đang ở trong tâm trạng như thế nào không quan trọng, điều quan trọng là phải biết kiềm chế bản thân và tự chủ. Việc giữ được thái độ trung lập là biện pháp tốt nhất khi làm việc với nguời khác, bởi nó giúp ta có được cảm giác không day dứt và cho phép ta thích nghi với mọi hoàn cảnh. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 438 Bị rơi vào trạng thái tiêu cực mạnh, giống như một chướng ngại vật, cản trở sự phối hợp nhịp nhàng. Nếu chúng ta trò chuyện với một ai đó trong tâm trạng nặng nề thì nguời đó có thể nghi rằng chúng ta không sẵn sàng và dó là “sự xa cách” – vờ nói chuyện trong khi tâm trí lại để tận đâu. Khả năng “giữ bình tĩnh” giúp cho chúng ta có thể dẹp được mối bận tâm sang một bên trong một khoảng thời gian, giữ được sự linh hoạt trong các câu trả lời thiên về cảm xúc riêng của chúng ta. Trên thế giới, khả năng “giữ bình tĩnh” này rất được ngưỡng mộ, thậm chí ở cả nền văn hóa mà trong những trường hợp cụ thể người ta mong muốn chứng kiến sự bối rối hơn là một thái dộ bình tâm. Những nguời có thể tự chủ trong các tình huống khẩn cấp hoặc khi phải đối mặt với nỗi đau buồn hay sợ hãi của nguời khác đều có ý thức tự chủ, nói chuyện trôi chảy và giữ được sự tham gia một cách có hiệu quả. Ngược lại, những người luôn ở tâm trạng nặng nề thuờng ít khi sẵn sàng trò chuyện cho dù thời điểm hiện tại lúc đó yêu cầu.[1] Một nghiên cứu về các nhà quản lý cấp cao và cấp trung cho thấy những người được cho là giao tiếp tốt đều mang một phong thái điềm tĩnh, tự chủ và kiên nhẫn, không xúc phạm người khác cho dù tâm trạng của họ lúc đó như thế nào đi chăng nữa. Họ có thể dẹp những cảm xúc hết sức xao động để dành toàn bộ thời gian của mình cho nguời mà họ đang giao tiếp. Chính vì thế, những nhà quản lý này có thể dành thời gian cần thiết để nắm bắt những thông tin và tìm cách trở thành nguời có ích, trong đó có việc đưa ra những ý kiến phản hồi mang tính chất xây dựng. Thay vì thể hiện một sự giao tiếp ấu trĩ, nhún vai xua đuổi, khinh thị hay chỉ trích nặng nề, họ phân biệt rõ ràng điều gì là tốt và điều gì là xấu và làm thế nào để giữ cho mọi việc thật trôi chảy, tạo ra sự liên minh, nói khác đi họ biểu hiện là người lịch thiệp và rất đẳng cấp, trên nền tảng của sự chân thành làm cho người khác thấy thoải mái khi giao tiếp hay tương tác công việc với họ. Họ rèn luyện việc kiểm soát tình cảm, giữ được bình tĩnh để luôn sáng suốt trong khi nghe, giữ được sự nhã nhặn trong các câu trả lời, thay vì chỉ áp dụng một lối suy nghĩ cho tất cả các trường hợp. [1] Điều mấu chốt ở đây là làm thế nào để có thể bình tĩnh, tự chủ và kiểm soát trong mọi hoàn cảnh. Điều này cần có sự thấu hiểu và rèn luyện các khả năng sau: Sự tự nhận thức Phải bắt đầu với tự nhận thức, bởi chỉ khi bản thân nhận biết ra cảm xúc của mình ở những thời điểm khác nhau thì chúng ta mới có thể kiểm soát sự xáo trộn cảm xúc chính xác và mới có thể dễ dàng khôi phục lại từ những lo lắng, buồn phiền hay cáu giận của mình. Nhưng lưu ý càng cố gắng kiểm soát cảm xúc bằng cách che giấu và chịu đựng những cảm xúc khó chịu thay vì giải tỏa thì thường gặp thất bại trong việc cải thiện tình trạng của bản thân, có thể bề ngoài không ai thấy chúng ta đang bị những cảm xúc khó chịu tấn công nhưng bên trong thực sự đang bị gục ngã trước chúng và chúng ta thường biểu hiện như: đau đầu, cáu kỉnh, hút thuốc và uống ruợu bia nhiều, mất ngủ, chỉ trích bản thân và cả người khác. Sự nhận biết (về ảnh huởng của cảm xúc của chính chúng ta với những gì mà chúng ta đang làm) là một khả năng cảm xúc cơ bản. Thiếu đi khả năng này, chúng ta sẽ dễ bị tổn thương, do để cảm xúc chạy cuồng dẫn dắt chúng ta. Sự nhận biết cảm xúc sẽ là sự dẫn đường cho những thành công trong công việc, đặc biệt là với các công việc phải giao tiếp với nhiều người. Một người xuất sắc trong khả năng nhận biết được cảm xúc của mình ở bất kỳ thời điểm nào đó, một cách tự nhiên, thì nguời ấy có thể đọc được các cảm xúc một cách rõ ràng cũng như thể hiện sự hợp lý về mặt xã hội trong việc bộc lộ cảm xúc. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 439 Từ sự nhận biết cảm xúc sẽ dẫn đến khả năng cảm nhận rằng, liệu đời sống công việc, sức khỏe và các mối quan tâm về gia đình của chúng ta có ở trong trạng thái cân bằng không, cũng như khả năng hòa hợp công việc với các giá trị và mục tiêu cá nhân của chúng tac. Cuối cùng, chúng ta có thể thấy rằng tất cả các khả năng đó đều xây dựng dựa trên sự tự nhận thức. Những người không có khả năng nhận biết cảm xúc của mình sẽ ở thế bất lợi lớn. Họ vừa mù về cảm xúc vừa hoàn toàn không biết rằng, khả năng đó đóng vai trò rất quan trọng đối với các thành công trong cuộc sống nói chung và trong công việc nói riêng. Sống với các nguyên tắc chỉ dạo bên trong Chính sự nhận thức sẽ giúp chúng ta tự hình thành những nguyên tắc chỉ đạo bên trong của mình. Xét về góc độ của mỗi cá nhân, ai cũng có những quan điểm, giá trị sống nhất định, nó phụ thuộc vào nền giáo dục mà họ được thụ hưởng, môi trường sống, những xu hướng thiên bẩm Ở một số người thì những giá trị và nhân sinh quan cơ bản rất rõ và là kim chỉ nam cho xu hướng hành động và ra quyết định. Còn ở một số người khác, các giá trị nền tảng mờ nhạt hơn, có thể đôi lúc bị lãng quên để nhường chỗ cho những mong muốn, động cơ, hoặc nhu cầu nào đó thôi thúc mạnh mẽ hơn, như nhu cầu về thành công, chiến thắng, tiền bạc... Trong những tình huống quan trọng và thử thách, nền tảng giá trị “nông” hay “sâu” sẽ được thể hiện, có người sẽ đánh đổi giá trị để được lợi lạc trước mắt, có người lại chấp nhận thua thiệt trước mắt để giữ được giá trị lâu dài, lại có những người thỏa hiệp...[3] Ở đây, muốn nói đến sự tự nhận thức một cách sâu sắc về sự tự tin mãnh liệt, chắc chắn về khả năng, giá trị và mục đích của bản thân là nền tảng giá trị ‘sâu’, để khi chúng ta gặp các vấn đề rắc rối, thì các giá trị sẽ chuyển thành sức mạnh hay cộng hưởng với cảm xúc của chúng ta bất kể đó tiêu cực hay tích cực. [1] Sự tự nhận thức được xem như là phong vũ biểu bên trong, đánh giá những việc mà chúng ta đang làm (hay sẽ làm) thật sự có đáng không. Cảm xúc đưa ra các thông tin cần thiết. Nếu có một sự không nhất quán giữa giá trị (nguyên tắc chỉ đạo bên trong) và hành động thì sẽ đưa đến một trạng thái không thoải mái như cảm giác tội lỗi, hổ thẹn, lương tâm cắn rứt, nghi ngờ hay cằn nhằn, sự khó chịu hay ăn năn và những cảm giác tương tự như thế. Trạng thái không thoải mái đó sẽ là vết trượt của cảm xúc, nó sẽ đảo lộn cảm xúc. Từ đó có thể ngăn trở hay phá hoại những nỗ lực của chúng ta. Mặt khác, lựa chọn phù hợp với những nguyên tắc chỉ dạo bên trong sẽ cung cấp thêm năng lượng cho chúng ta. Chúng ta không chỉ tốt mà còn tối đa hóa sự tập trung và năng lượng sẵn sàng cho việc theo đuổi những sự lựa chọn tiếp theo. Ở đây, tôi xin chia sẻ 3 nguyên tắc, nó bắt nguồn từ sự nghiền ngẫm của bản thân và từ nguồn trên mạng Internet [4] Trung thực, thẳng thắn đôi khi không mang lại cho bạn nhiều bạn bè, nhưng luôn giúp bạn có được những người bạn tốt Chỉ cần nhớ rằng cho đến cuối cùng, sự nỗ lực, nhẫn nại sẽ luôn được đền đáp. Hãy luôn nhìn mọi thứ một cách tốt đẹp nhất, dù trong bất kỳ tình huống nào. Hiểu biết bản thân: Chúng ta không thể cải thiện chính mình hoặc phát triển khả năng mới trừ khi chúng ta biết ‘mình là ai’, tức biết được khả năng hiện thời của bản thân (điểm mạnh, yếu) đang nắm giữ. Những bằng chứng dựa vào kinh nghiệm đã chứng tỏ cho ta thấy được rằng: “những cá nhân càng nhận thức HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 440 rõ về chính bản thân mình bao nhiêu thì họ càng cảm thấy khoẻ hơn, thực hiện công việc tốt hơn trong vai trò quản trị, vai trò lãnh đạo và hiệu quả hơn trong công việc”. Tuy nhiên, tự hiểu biết về mình (self-knowledge) có thể sẽ ngăn chặn sự cải thiện của bản thân thay vì thực hiện cải thiện như ta thường nghĩ, vì chúng ta tránh né đối diện với chính mình. Như Maslow đã phát biểu rằng: “Chúng ta có khuynh hướng e ngại một số thông tin về chính mình vì nó sẽ là nguyên nhân khiến chúng ta trở nên xem thường chính mình hoặc làm chúng ta cảm thấy thua kém, hèn yếu, tồi tệ hơn, ghê tởm chính mình. Chúng ta bảo vệ chính mình và những hình ảnh của mình bằng cách thể hiện các ngăn chặn cùng với những biểu hiện khác, bằng cách nào đó mà chúng ta sử dụng để trốn tránh những cái có nguy cơ làm hại chính mình và gây nguy hiểm cho mình.” Tuy nhiên, hãy nghĩ lại rằng việc kháng cự và không chấp nhận hiểu biết về mình nó sẽ làm cho tình trạng chúng ta xấu thêm mà thôi. Freud cũng đã khẳng định rằng “chúng ta nên chân thật với chính mình, là cách tốt nhất để chấp nhận những điều của chính chúng ta, bởi vì chỉ có lòng chân thật của chính mình mới có thể đạt được và tìm được nhiều hơn những thông tin về mình và mới có thể cải thiện được chính mình”. [2] Việc lắng nghe sự phản hồi từ người khác nói về bản thân mình như thế nào có thể giúp bản thân nhận ra những thông tin có giá trị, để điều chỉnh mình. Ðây có thể là một phần của lý do về hiện tuợng, hầu hết những người nhận thức tốt đều là những người thành đạt bởi có lẽ sự tự nhận thức đã giúp họ trong quá trình cải thiện bản thân. Sự tự nhận thức là một công cụ vô giá cho sự thay đổi, đặc biệt là khi chúng ta cần thay đổi để đạt được mục tiêu cá nhân, sứ mệnh hay các giá trị mang tính nền tảng bao gồm niềm tin rằng sự tự cải thiện là tốt hơn cho bản thân mình. Tóm lại, biết được những điểm mạnh, yếu của mình và áp dụng nó vào công việc là khả năng của các cá nhân xuất sắc, kết quả nghiên cứu của Robert Kelley từ truờng Carnegie – Mcllon và Janet Caplan, nói: “Các cá nhân xuất sắc đều hiểu rất rõ bản thân mình”. [1] Tự kiểm soát cảm xúc Tự kiểm soát cảm xúc không giống như kiểm soát hoàn toàn, dập tắt mọi cảm xúc và tính tự phát. Trên thực tế, kiểm soát hoàn toàn như thế phải trả giá cả về thể chất lẫn tâm lý. Những người dập tắt mọi cảm xúc của mình đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực mạnh sẽ làm cảm xúc tăng lên, đó là dấu hiệu của sự căng thẳng (stress). Khi việc kiềm nén cảm xúc xảy ra quá lâu, nó có thể làm giảm sút trí tuệ và phải can thiệp bằng các tác động xã hội. Ngược lại, tự điều khiển cảm xúc giúp chúng ta có thể lựa chọn diễn đạt cảm xúc như thế nào, để tạo ra sự hợp lý, tế nhị cần cho các tình huống khác nhau. Nền tảng để tạo ra sự bình an với những cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh gắn liền với những nguyên tắc bên trong như tính trung thực và liêm chính, sự tận tâm với công việc, có trách nhiệm, điều này sẽ giúp khả năng thích ứng với thách thức và thay đổi, chấp nhận đổi mới, chấp nhận những ý tưởng, cách tiếp cận và cả những kiến thức mới. Động lực thúc đẩy Hai từ “động lực” (motive) và “Cảm xúc” (emotion) có cùng nguồn gốc Latin là “Motere” nghĩa là “vận dộng, thôi thúc” (to move). Theo nghĩa den, cảm xúc là những gì thôi thúc chúng ta theo đuổi các mục tiêu của mình; chúng kích thích động lực làm việc của chúng ta và những động lực làm việc này sẽ điều khiển nhận thức và xác định hành vi của chúng ta.[1] TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 441 Mọi người trong trạng thái cảm xúc hướng vào công việc thường làm những khó khăn trở nên dễ dàng hơn, có thể tham gia vào những công việc yêu cầu cao, ngược lại với trạng thái buồn chán và thờ ơ, hoặc là điên tiết vì lo lắng thì hoạt dộng bộ não của chúng ta bị phân tán. Tự nhận thức giúp nhận biết dòng cảm xúc của bản thân về những điều mong muốn và nó thôi thúc con nguời làm việc hiệu quả nhất, bất kể họ làm việc gì. Trạng thái cảm xúc tích cực này là một động lực cơ bản làm chúng ta bị thu hút và theo đuổi công việc đến cùng. Vì thế, một khi nhận biết được những gì mình muốn và nhận ra rằng điều đó có thể thực hiện được thì động cơ bên trong sẽ thôi thúc chúng ta hành động, vạch ra phương pháp cần thiết để thực hiện, sau đó phải kiên trì theo những phương pháp ấy”, và thực sự điều này tương đồng với ‘Lý thuyết kỳ vọng’ nghiên cứu về động cơ thúc đẩy của Victor Vroom. Ðiều này không có nghĩa là sự khích lệ bên ngoài là không cần thiết, sự phê bình, đánh giá, thăng chức, lựa chọn cổ phần, tiền thuởng, rất quan trọng. Tuy nhiên, động lực lớn nhất không phải là những yếu tố bên ngoài mà là yếu tố bên trong. Sự cảm thông bắt đầu từ bên trong Hiểu được cảm xúc của mình giúp dễ nhận ra trạng thái cảm xúc của người khác mà không cần họ phải nói gì cả, mang cả tính chất của sự cảm thông. Người khác rất hiếm khi nói ra bằng lời những gì học cảm thấy; thay vào đó họ cho chúng ta biết qua giọng điệu, biểu lộ trên khuôn mặt, hay bằng những cách không lời khác. Khả năng hiểu được những truyền đạt tinh tế này xây dựng trên những năng lực cơ bản đặc biệt là khả năng tự nhận thức và tự chủ, quan hệ với con người. Không hiểu được những cảm xúc của chính bản thân mình hay không ngăn cản được việc chúng làm ngập lòng ta (các cảm xúc bực tức, lo âu,) thì chúng ta sẽ rơi vào tình trạng hoàn toàn không hiểu được tâm trạng của người khác. Ít nhất thì sự cảm thông đòi hỏi khả năng hiểu được cảm xúc của người khác. Ở cấp độ cao hơn, nó yêu cầu khả năng cảm nhận phản ứng lại với những mối quan tâm hay cảm xúc của người khác. Ở cấp độ cao nhất, sự cảm thông là hiểu được những vấn đề hay mối lo ngại ẩn giấu sau cảm xúc của người khác. Ðiều kiện kiên quyết trước tiên với sự đồng cảm là khả năng nhận thức, nhận ra được những dấu hiệu bản chất của cảm xúc trong chính bản thân con người đó, tức hiểu người khác. Hiểu được những cảm xúc của họ và mong muốn của họ, đồng thời chủ dộng quan tâm tới những điều họ đang lo lắng. Những người có khả năng này:  Rất chú ý đến những dấu hiệu cảm xúc và biết lắng nghe  Thể hiện sự nhạy cảm và hiểu được mong muốn của nguời khác  Giúp đỡ trên cơ sở thấu hiểu được cảm xúc của mọi nguời. Lắng nghe Một cái tai biết hoà điệu nhịp nhàng là tâm điểm của sự cảm thông. Lắng nghe tốt là yếu tố cần thiết cho sự thành công trong công việc. Bộ Lao động Mỹ ước tính rằng trong tổng số thời gian chúng ta dành cho giao tiếp thì có 22% là dành cho việc đọc và viết, 23% để nói và 55% để lắng nghe. [1] Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Bước đầu tiên, trước hết là mở lòng để lắng nghe; các nhà quản lý có chính sách “mở” là người có thể tiếp cận được hay cố gắng tập trung lắng nghe những gì mọi nguời nói, là hiện thân của khả năng này. Dường như mọi người cũng dễ nói chuyện với những ai muốn lắng nghe hơn. HỘI THẢO KHOA HỌC QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH – COMB 2016 442 Thông cảm không có nghĩa là cảm thấy thương hại người khác, nói những lời đãi bôi giả dối, mà là nhận biết và hiểu được cảm nhận của họ, những gì họ đã phải trải qua, cả niềm vui và đau khổ Cảm thông phải xuất phát từ sự chân thật. Chúng ta có những cách bảo vệ bẩm sinh đối với những thái độ đồng cảm giả tạo như thế - khả năng cảm nhận được khi sự đồng cảm không thành thật. Những nhà nghiên cứu đã đánh giá được những người có khả năng lôi cuốn, họ chỉ ra rằng những ai chủ yếu bị thúc dẩy bởi động cơ nham hiểm để lợi dụng người khác cho mục đích riêng của mình thì ít có sự đồng cảm nhất. Ngược lại, những người có niềm tin – tin tưởng rằng về cơ bản mọi người đều tốt, thì có xu hướng hoà nhập cảm xúc rất cao. [1] Chúng ta cũng nên hiểu rằng có một số người có vẻ như thiếu sự đồng cảm nhưng thực sự là họ làm như thế là cố ý và có mục dích; họ có thể lảng tránh quan tâm để duy trì sự khó khăn và cưỡng lại sự thôi thúc giúp dỡ. Trong một giới hạn có chừng mực, điều này không hoàn toàn là điều xấu xa ở nơi làm việc. Ðồng cảm có ý nghĩa quyết định đối với việc gây ảnh hưởng; thật khó để có được sự ảnh hưởng tích cực đối với người khác mà truớc tiên không cảm nhận được việc họ cảm thấy thế nào và hiểu thế nào về vị trí của họ. Những người không giỏi trong việc đọc các dấu hiệu cảm xúc của người khác và cũng không giỏi cả trong những mối quan hệ xã hội thì cũng rất khó khăn trong việc tạo ra ảnh hưởng. Bước đầu tiên trong việc tạo ra ảnh hưởng là phải thiết lập được mối quan hệ thân thiện. Sự đồng cảm phổ biến nhất khi chúng ta cảm thấy bản thân đau buồn sâu sắc vì ai đó, chúng ta cảm thấy đau đớn. Ví dụ như, sự quan tâm đến một nguời bạn đang gặp khó khăn, một đồng nghiệp có người thân qua đời, – có thể khuấy động lên những cảm xúc tương tự như thế trong chúng ta. Hiện tượng này xảy ra khi một ai đó có sự đồng cảm cao hướng về những trạng thái cảm xúc tiêu cực của nguời khác và không có những kỹ năng tự điều chỉnh để kìm chế đau đớn do đồng cảm của bản thân. Việc “tôi luyện” bản thân để kiểm soát vượt qua nỗi đau từ sự đồng cảm, mà không đánh mất sự đồng cảm là một kỹ năng cần có, cách giải quyết để có kỹ năng này là vẫn giữ cảm xúc cởi mở, nhưng phải thông thạo nghệ thuật tự điều chỉnh cảm xúc, như thế chúng ta mới không bị lấn át bởi đau đớn nắm bắt từ những người chúng ta gặp. Sự đồng cảm là nghệ thuật con người với con người, tức chúng ta cần thừa nhận và khích lệ sức mạnh và tài năng của mọi người, đưa ra thông tin phản hồi hữu ích và nhận ra những nhu cầu của mọi người vì sự phát triển cao hơn, là người cố vấn có kin
Tài liệu liên quan