Giáo trình Quản trị kinh doanh và marketing dược

1.1.1. Một số khái niệm Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Đặc điểm của hoạt động kinh doanh: - Kinh doanh phải gắn với thị trường và phải diễn ra trên thị trường. Điều này đòi hỏi kinh doanh phải tuân theo các luật lệ và quy luật khách quan của thị trường - Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện và chủ thể đó thường được gọi là chủ thể kinh doanh: tư nhân, doanh nghiệp Chủ thể kinh doanh cần phải có: + Quyền sở hữu nào đó về các yếu tố của hoạt động kinh doanh như: vốn,tài sản + Phải có quyền tự do và chủ động kinh doanh trong một phạm vi nhất định và phải chịu trách nhiệm trước hết về kết quả hoạt động kinh doanh - Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là sinh lời

pdf54 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Quản trị kinh doanh và marketing dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ MARKETING DƯỢC NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành theo quyết định số / /QĐ-CĐKNII ngày tháng năm của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II) (LƯU HÀNH NỘI BỘ) 2 CHƯƠNG I: DOANH NGHIỆP – LUẬT DOANH NGHIỆP MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm về doanh nghiệp, phân loại các loại hình doanh nghiệp 2. Trình bày được các quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp 3. Trình bày được các quy định về thành lập, đăng ký và giải thể doanh nghiệp 4. Trình bày sự ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của một doanh nghiệp NỘI DUNG 1.1. Khái quát chung về doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi Đặc điểm của hoạt động kinh doanh: - Kinh doanh phải gắn với thị trường và phải diễn ra trên thị trường. Điều này đòi hỏi kinh doanh phải tuân theo các luật lệ và quy luật khách quan của thị trường - Kinh doanh phải do một chủ thể thực hiện và chủ thể đó thường được gọi là chủ thể kinh doanh: tư nhân, doanh nghiệp Chủ thể kinh doanh cần phải có: + Quyền sở hữu nào đó về các yếu tố của hoạt động kinh doanh như: vốn,tài sản + Phải có quyền tự do và chủ động kinh doanh trong một phạm vi nhất định và phải chịu trách nhiệm trước hết về kết quả hoạt động kinh doanh - Mục đích chủ yếu của hoạt động kinh doanh là sinh lời Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định củ pháp luật để thành lập doanh nghiệp Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông Cổ phần Cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty cổ phần 3 Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn (cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phát sinh) Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý quỹ đầu tư và tư vấn đầu tư chứng khoán Niêm yết chứng khoán là thủ tục cho phép một chứng khoán nhất định được phép giao dịch trên cơ sở giao dịch chứng khoán Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả cho vay ban đầu khi nó đáo hạn 1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp - Doanh nghiệp là các tổ chức, các đơn vị được thành lập chủ yếu để tiến hành các hoạt động kinh doanh - Doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh có quy mô đủ lớn (vượt quy mô của các cá thể, hộ gia đình) như hợp tác xã, công ty, xí nghiệp, tập đoànThuật ngữ doanh nghiệp có tính quy ước để phân biệt với lao động độc lập hoặc người lao động và hộ gia đình của họ - Doanh nghiệp là một tổ chức sống, theo nghĩa nó cũng có vòng đời từ lúc ra đời để thực hiện một ý đồ, suy giảm hoặc tăng trưởng các bước thăng trầm, phát triển hoặc diệt vong 1.1.3. Mục tiêu của doanh nghiệp Nói chung doanh nghiệp có các mục tiêu chính là: kiếm lời – cung cấp hàng hóa và dịch vụ - tiếp tục phát triển. Ngoài ra có trách nhiệm với cộng đồng xã hội Mục tiêu lợi nhuận: doanh nghiệp cần có lợi nhuận để bù đắp chi phí sản xuất, những rủi ro gặp phải để tiếp tục phát triển Mục tiêu cung ứng: doanh nghiệp phải cung ứng hàng hóa hay dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thu được lợi nhuận. Đây cũng là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với xã hội. Nhờ thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp mới có thể tồn tại. Vì vậy, mục tiêu cung ứng cũng phải điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của công chúng và tình hình cạnh tranh trên thị trường Mục tiêu phát triển: phát triển là một dấu hiệu của sự lành mạnh và sự thành công trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần tìm cách để bổ sung thêm vốn hoặc sử dụng một phần lợi nhuận để mở rộng hoạt động sản xuất tạo điều kiện phát triển 4 Trách nhiệm đối với xã hội: bảo vệ quyền lợi của khách hàng, của người cung ứng đầu vào, những người làm công trong doanh nghiệp đồng thời tôn trọng luật pháp và bảo vệ môi trường xung quanh 1.2. Phân loại doanh nghiệp theo hình thức pháp lý Doanh nghiệp không tồn tại chung chung mà luôn tồn tại dưới một hình thức pháp lý cụ thể. Các hình thức pháp lý của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay bao gồm: 1.2.1. Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước DNNN có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý DNNN có tên gọi, con dấu riêng và trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam DNNN chỉ được thành lập ở những ngành, lĩnh vực được phép và phải do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập Hạn chế của DNNN là sản phẩm chậm đổi mới, cải tiến; công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chậm thay đổi; năng suất lao động thấp; giá thành cao; tính năng động và hiệu quả kinh doanh thấp Các nguyên nhân chủ yếu là chưa cụ thể hóa được vai trò chủ đạo của DNNN; trình độ quản trị thấp; chưa phân biệt rõ quyền sở hữu và quyền quản trị, trách nhiệm của đại diện sở hữu và người sử dụng vốn; cho đến nay hầu như mới chỉ có thưởng, rất ít cá nhân phải chịu trách nhiệm về sự hoạt động kém hiệu quả của DNNN; chính sách ưu đãi của nhà nước tọa thói quen ỷ lại cho các DNNN 1.2.2. Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) DNTN là một doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Đặc điểm: - Cá nhân phải cịu trách nhiệm hoàn toàn về vốn đầu tư ban đầu và vốn sau này của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Trong quá trình hoạt động, chủ DNTN có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư, cho thuê hoặc bán lại doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh Nghiệp - DNTN không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào - Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN Chủ DNTN có toàn quyền quyết định về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Chủ DNTN có thể tự thực hiện công việc quản trị hoặc thuê người khác làm thay mình 1.2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty TNHH) Công ty TNHH là doanh nghiệp trong đó có một số thành viên góp vốn, cùng chia lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn của mình góp vào công ty. Thực chất của công ty TNHH là các doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, khác với loại hình doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu 5 Công ty TNHH có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH không được quyền phát hành cổ phần Công ty TNHH một thành viên là loại doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên là cá nhân: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là chủ tịch công ty Cơ cấu tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên là tổ chức:chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm. Trường hợp một người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì người đó làm chủ tịch công ty;trong trường hợp này cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Chủ tịch công ty,Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Trường hợp có ít nhất 2 người được bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trường hợp này,Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền Công ty TNHH hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó: - Thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân; số lượng thành viên không được vượt quá 50 - Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa cụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình cho người khác nhưng phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỉ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán Công ty TNHH hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (là cá nhân sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ của công ty) Công ty TNHH có từ mười một thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn mười một thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty 1.2.4. Công ty cổ phần (CTCP) Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa 6 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tải sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Trong thời hạn ba năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ky kinh doanh cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn Các loại cổ phần: - Cổ phần phổ thông: người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Cổ phần ưu đãi: người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây: + Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức được chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông + Cổ phần ưu đãi cổ tức: là cổ phần được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Cổ tức được chia hằng năm gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức + Cổ phần ưu đãi hoàn lại: là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điểu kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại + Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định Công ty cổ phần có nhiều chủ sở hữu, mỗi chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm cao nhất bằng vốn cổ phần của họ. Bằng cách phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có thể thay đổi và tăng chủ sở hữu trong quá trình kinh doanh. Trong công ty cổ phần, quyền sở hữu và quyền kinh doanh được tách biệt khá rõ ràng. Hơn nữa công ty cổ phần còn tổ chức giám sát thường xuyên và có hiệu quả bởi thị trường chứng khoán và cơ chế hoạt động bên trong của nó Công ty cổ phần muốn niêm yết trên sàn chứng khoán thì vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 80 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá 7 trị ghi trên sổ kế toán nếu muốn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc 10 tỷ đồng Việt Nam nếu muốn niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Ngày nay, công ty cổ phần được thành lập với hai phương thức là thành lập mới và cổ phần hóa DNNN Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có tổ chức sở hữu trên 50% cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị không có ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty được quy định tại Điều lệ công ty Ban kiểm soát có từ ba đến năm thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế 1.2.5. Công ty hợp danh Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dười một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhạn phần vốn góp 8 Điểm đặc biệt là công ty hợp danh có hai loại thành viên; chi phối quyền và trách nhiệm của mỗi loại thành viên là con người chứ không phải bằng vốn góp. Công ty hợp danh là công ty đối nhân 1.2.6. Hợp tác xã Hợp tác xả là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước Trước đây các hợp tác xã được thành lập từ thập niên 50 ở miền Bắc và thập niên 70 ở miền Nam tồn tại dưới hình thức hợp tác xã kiểu cũ. Do không tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cùng có lợi, quản lý yếu kém, hiệu quả kinh doanh thấp nên bị tan rã hàng loạt vào cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 Hiện nay, các hợp tác xã được xây dựng lại và tồn tại dưới hình thức hợp tác xã kiểu mới. các hợp tác xã phát triển mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thuộc các lĩnh vực khác. Để hợp tác xã hoạt động có hiệu quả phải tổ chức hợp tác xã hoạt động trên cơ sở tôn trọng triệt để các nguyên tắc sau: tự nguyện gia nhập và rời bỏ hợp tác xã; quản trị dân chủ và bình đẳng; tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; chia lãi đảm bảo kết hợp lợi ích của xã viên và sự phát triển của hợp tác xã, hợp tác xã và phát triển cộng đồng 1.2.7. Nhóm công ty Nhóm công ty là tập hợp các công ty có mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác Nhóm công ty bao gồm các hình thức sau đây: Công ty mẹ - công ty con; Tập đoàn kinh tế; Các hình thức khác Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; - Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó - Có quyền quyết định được sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó Công ty mẹ - công ty con, quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con; hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng Tập đoàn kinh tế là nhóm công ty có quy mô lớn. Theo quy định hiện nay, chính phủ quy định hướng dẫn theo tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế 1.2.8. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: 9 Đối với doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài phải tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và các nghĩa vụ trong phạm vi vốn điều lệ. Về hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là công ty TNHH có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam - Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh Đối với doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, mỗi nhà đầu tư chịu trách
Tài liệu liên quan