NSDLĐ và NLĐ đều có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp luật định. Tuy nhiên, trường hợp NSDLĐ và NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí theo quy định của pháp luật lao động. Sau đây, em xin trình bày hậu quả pháp lí của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NSDLĐ và NLĐ. Và em xin đưa ra một số nhận xét, đánh giá của bản thân về pháp luật lao động Việt Nam đối với vấn đề này.
1. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
1.1. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ:
NSDLĐ sẽ bị coi là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ không có căn cứ pháp luật hoặc không tuân thủ các quy định về thủ tục hoặc vi phạm các quy định về những trường hợp không được chấm dứt hợp đồng. (tức là không tuân theo quy định tại: khoản 1, khoản 2 Điều 17; Điều 31; Điều 38; Điều 39, Điều 111; khoản 1 Điều 85; Điều 86; Điều 87; khoản 4 Điều 155 BLLĐ).
1.2. Hậu quả pháp lí đối với NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
- NSDLĐ vi phạm những quy định về lý do chấm dứt HĐLĐ, hoặc không làm đúng thủ tục luật định (như bàn bạc, nhất trí với Công Đoàn ): Trường hợp này NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã ký và bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường NLĐ không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, NLĐ còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của BLLĐ. (trợ cấp thôi việc được tính theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương ).
- Trong trường hợp NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường theo quy định trên còn phải trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của BLLĐ, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.
- NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường cho NLĐ khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày vi phạm thời hạn báo trước quy định tại khoản 3 Điều 38 BLLĐ (tiền lương ngày của NLĐ nhân với số ngày vi phạm thời hạn báo trước).
- NSDLĐ phải “ có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; ” . Ngoài ra, NSDLĐ còn có thể bị XPHC theo quy định của Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quy định XPHC về hành vi vi phạm pháp luật lao động. (vd: điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 113/2004).
3 trang |
Chia sẻ: lamvu291 | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hậu quả pháp lý của hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM
NSDLĐ và NLĐ đều có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp luật định. Tuy nhiên, trường hợp NSDLĐ và NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lí theo quy định của pháp luật lao động. Sau đây, em xin trình bày hậu quả pháp lí của trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật đối với NSDLĐ và NLĐ. Và em xin đưa ra một số nhận xét, đánh giá của bản thân về pháp luật lao động Việt Nam đối với vấn đề này.
1. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
1.1. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ:
NSDLĐ sẽ bị coi là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ không có căn cứ pháp luật hoặc không tuân thủ các quy định về thủ tục hoặc vi phạm các quy định về những trường hợp không được chấm dứt hợp đồng. (tức là không tuân theo quy định tại: khoản 1, khoản 2 Điều 17; Điều 31; Điều 38; Điều 39, Điều 111; khoản 1 Điều 85; Điều 86; Điều 87; khoản 4 Điều 155 BLLĐ).
1.2. Hậu quả pháp lí đối với NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
NSDLĐ vi phạm những quy định về lý do chấm dứt HĐLĐ, hoặc không làm đúng thủ tục luật định (như bàn bạc, nhất trí với Công Đoàn…): Trường hợp này NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm công việc theo HĐLĐ đã ký và bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương và phụ cấp lương (nếu có) trong những ngày NLĐ không được làm việc cộng với ít nhất hai tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Trường NLĐ không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi thường quy định tại đoạn 1 khoản này, NLĐ còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của BLLĐ. Đoạn 1 và 2 Khoản 1 Điều 41 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
(trợ cấp thôi việc được tính theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương Khoản 4 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ
).
Trong trường hợp NSDLĐ không muốn nhận NLĐ trở lại làm việc và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền bồi thường theo quy định trên còn phải trợ cấp theo quy định tại Điều 42 của BLLĐ, hai bên thỏa thuận về khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.Đoạn 3 Khoản 1 Điều 41 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường cho NLĐ khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày vi phạm thời hạn báo trước quy định tại khoản 3 Điều 38 BLLĐ Khoản 4 Điều 41 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
(tiền lương ngày của NLĐ nhân với số ngày vi phạm thời hạn báo trước). Luận văn Thạc sỹ luật học. Đề tài: “vấn đề bồi thường thiệt hại theo luật lao động Việt Nam”. Nguyễn Ngọc Lan. Trường Đại học Luật Hà Nội. Hà Nội – 2005.
NSDLĐ phải “…có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;…” Đoạn 1 Điều 43 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
. Ngoài ra, NSDLĐ còn có thể bị XPHC theo quy định của Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quy định XPHC về hành vi vi phạm pháp luật lao động. (vd: điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 113/2004).
2. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
2.1. Hành vi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NLĐ:
Trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ không đúng theo các căn cứ luật định hoặc vi phạm thời hạn báo trước. (căn cứ vào các quy định của pháp luật và tuỳ thuộc vào hình thức của hợp đồng lao động).
2.2. Hậu quả pháp lí đối với NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật:
- Thứ nhất, trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc. NLĐ phải bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có). Khoản 2 Điều 41 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
- Thứ hai, nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, NLĐ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương của NLĐ trong những ngày không báo trước. Khoản 4 Điều 41 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
(tính bằng số ngày vi phạm nhân với số tiền lương ngày)
- Thứ ba, “phải bồi thường chi phí đào tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề, trừ trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động mà thực hiện đúng và đủ các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung” Điều 13 Nghị định 44/2003/NĐ - CP ngày 9/5/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ.
. Và phải “…thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên;…” Đoạn 1 Điều 43 BLLĐ 1994 (sửa đổi, bổ sung 2002, 2006, 2007)
Trừ trường hợp lao động nữ chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại Điều 112 BLLĐ thì không phải bồi thường theo quy định tại Điều 41 BLLĐ.
3. Đánh giá chung:
BLLĐ đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của nền kinh tế thị trường, góp phần giải phóng sức lao động, tạo điều kiện cho việc hình thành và phát triển thị trường sức lao động. Các quy định của BLLĐ đã thực sự đi vào cuộc sống và ngày càng phát huy tác dụng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta: bảo vệ NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, đảm bảo sự thoả thuận của các bên trong quan hệ lao động và kết hợp hài hoà chính sách kinh tế với chính sách xã hội trong lĩnh vực lao động. Nguyễn Hữu Chí, “Chấm dứt HĐLĐ”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2002.
Mặc dù BLLĐ quy định khá chi tiết, đầy đủ nhưng vẫn còn khoảng trống cần bổ sung và hoàn thiện. Ví dụ như:
Trường hợp NLĐ làm chưa đủ 6 tháng, khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì không phải trả trợ cấp thôi việc. Điều này nhằm bảo đảm quyền lợi cho NSDLĐ, nên chăng cần quy định thêm 1 khoản bồi thường (thấp hơn trợ cấp thôi việc) để bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.
Trên thực tế, trường hợp NLĐ chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và lỗi là do NSDLĐ (vd: NSDLĐ không trả lương, không bố trí công việc cho NLĐ…), NLĐ vẫn phải bồi thường. Điều này là bất hợp lí.
Theo em, những quy định cụ thể về biện pháp đảm bảo việc buộc NSDLĐ phải nhận NLĐ trở lại làm việc nên được bổ sung thêm.