Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta bắt đầu có tổ
chức từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, đến nay đã có những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước thời gian từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo đã được Đảng và Nhà
nước xác định là mục tiêu chiến lược đưa nước ta trở thành nước công nghệp, hoà nhập
với thế giới phát triển, đang đặt ra cho hệ thống thông tin quốc gia những nhiệm vụ mới
to lớn hơn nhiều, đòi hỏi phải có những thay đổi có tính đột phá trong việc củng cố, hoàn
thiện và phát triển hệ thống này. Báo cáo này điểm qua hiện trạng của hệ thống thông tin
KH&CN quốc gia và mong muốn đưa ra một số gợi ý trong quan niệm về hệ thống thông
tin quốc gia phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1. Quá trình hình thành và hiện trạng hệ thống thông tin KH&CN quốc gia
Quá trình hình thành hệ thống thông tin KH&CN quốc gia như ngày hôm nay đã
được bắt đầu bằng việc thành lập Phòng thông tin khoa học và kỹ thuật (KHKT) thuộc
Ủy ban Khoa học nhà nước vào năm 1961, rồi sau đó là các cơ sở thông tin KHKT ở các
bộ/ngành khác. Để tăng cường và thúc đẩy công tác thông tin KHKT, nhiều văn bản
pháp luật đã được ban hành:
- Nghị quyết 89/CP của Chính phủ ngày 4/5/1972 về việc tăng cường công tác
thông tin khoa học kỹ thuật (KHKT): Mở đầu cho việc Nhà nước chính thức xác
nhận vai trò đặc biệt quan trong của thông tin khoa học và kỹ thuật.
- Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
(nay là Bộ KH&CN) ban hành kèm theo Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt
động thông tin KHKT.
9 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống thông tin quốc gia trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG THÔNG TIN QUỐC GIA TRONG SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
Phạm Văn Vu*
Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) ở nước ta bắt đầu có tổ
chức từ cuối những năm 50 của thế kỷ XX, đến nay đã có những đóng góp quan trọng
cho sự phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế-xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước thời gian từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo đã được Đảng và Nhà
nước xác định là mục tiêu chiến lược đưa nước ta trở thành nước công nghệp, hoà nhập
với thế giới phát triển, đang đặt ra cho hệ thống thông tin quốc gia những nhiệm vụ mới
to lớn hơn nhiều, đòi hỏi phải có những thay đổi có tính đột phá trong việc củng cố, hoàn
thiện và phát triển hệ thống này. Báo cáo này điểm qua hiện trạng của hệ thống thông tin
KH&CN quốc gia và mong muốn đưa ra một số gợi ý trong quan niệm về hệ thống thông
tin quốc gia phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
1. Quá trình hình thành và hiện trạng hệ thống thông tin KH&CN quốc gia
Quá trình hình thành hệ thống thông tin KH&CN quốc gia như ngày hôm nay đã
được bắt đầu bằng việc thành lập Phòng thông tin khoa học và kỹ thuật (KHKT) thuộc
Ủy ban Khoa học nhà nước vào năm 1961, rồi sau đó là các cơ sở thông tin KHKT ở các
bộ/ngành khác. Để tăng cường và thúc đẩy công tác thông tin KHKT, nhiều văn bản
pháp luật đã được ban hành:
- Nghị quyết 89/CP của Chính phủ ngày 4/5/1972 về việc tăng cường công tác
thông tin khoa học kỹ thuật (KHKT): Mở đầu cho việc Nhà nước chính thức xác
nhận vai trò đặc biệt quan trong của thông tin khoa học và kỹ thuật.
- Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước
(nay là Bộ KH&CN) ban hành kèm theo Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt
động thông tin KHKT.
Hai văn bản pháp luật trên đây đã là cơ sở để thiết kế hệ thống thông tin khoa học
và kỹ thuật quốc gia (nay đổi là hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) với 4
cấp: Cấp trung ương, Cấp ngành kinh tế-kỹ thuật, khoa học và công nghệ ( theo các bộ,
cơ quan ngang bộ, tổng cục trực thuộc Chính phủ,); Cấp đa ngành địa phương (tỉnh và
thành phố trực thuộc trung ương); Cấp cơ sở (ở các viện, trường, bệnh viện và xí
nghiệp,).
Hệ thống thông tin KH&KT quốc gia được thiết lập vào những năm 80 và 90 của
thế kỷ trước là tập hợp các cơ quan/tổ chức thông tin KH&KT ở cả 4 cấp có sự phân
công tương đối rõ ràng về diện bao quát đề tài (chủ đề), về dạng thức tài liệu gốc phải thu
thập và quản lý, về tạo lập dòng tin từ dưới lên, về chiều sâu của việc xử lý ban đầu các
tài liệu mà các cơ quan/tổ chức thông tin chịu trách nhiệm thu thập và quản lý, cũng như
*
Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Thông tin-Tư liệu KH&CN Việt Nam.
chiều sâu xử lý thông tin phục vụ người dùng tin, về trách nhiệm đảm bảo thông tin cho
người dùng tin ở mỗi cấp và sự phối hợp với nhau giữa các cấp thông tin.
Về mặt tổ chức, theo số liệu của Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia công bố
tại Hội nghị ngành thông tin KH&CN năm 2005 thì hiện nay ở cấp bộ, cơ quan ngang bộ
và ở các ngành trung ương có khoảng 50 cơ quan thông tin KHCN mang tính chuyên
ngành kinh tế-kỹ thuật, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ví dụ: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công nghiệp hoá chất,
Điện lực, Than và Khoáng sản, Bưu chính-Viễn thông, Y-Dược học, Khoa học tự nhiên,
Khoa học xã hội, Tài chính, Ngân hàng, Thương mại, , trong đó, có một số loại cơ
quan thông tin đa ngành chuyên dạng tài liệu: Tài liệu sở hữu công nghiệp - Trung tâm
thông tin sở hữu công nghiệp (SHCN) nay là thông tin sở hữu trí tuệ (SHTT); Tài liệu
tiêu chuẩn - Trung tâm thông tin tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng (TC-ĐL-CL); Tài
liệu thăm dò địa chất - Trung tâm thông tin-lưu trữ địa chất; Tài liệu lưu trữ quốc gia -các
trung tâm lưu trữ quốc gia I, II, III; Tài liệu công bố (sách, tạp chí xuất bản ở trong nước
và ngoài nước), Catalô công nghiệp và các báo cáo thực hiện nhiệm vụ KH&CN (đề tài
đang tiến hành và kết quả NCPT) - Trung tâm thông tin KH&CN quốc gia; Sách, báo, tạp
chí và luận án nộp lưu chiểu trong nước - Thư viện Quốc gia,
Mô hình hệ thống thông tin KH&CN quốc gia có hình thức như sau:
CHÍNH
PHỦ
BỘ
KHOA
HỌC VÀ
CÔNG
NGHỆ
CÁC TỈNH
/ THÀNH
PHỐ
TRỰC
THUỘC
TRUNG
ƯƠNG
* Trung tâm
thông tin
KH&CN
quốc gia
* Trung tâm
thông tin
SHCN
* Trung tâm
thông tin
TC- ĐL-CL
CÁC BỘ/
CƠ
QUAN
NGANG
BỘ
Viện thông
tin hoặc
Trung tâm
thông tin
KHCN
chuyên
ngành
Sở Khoa
học và
công nghệ
Trung tâm
TT KHCN /
Trung tâm
tin học và
thông tin
KHCN
Các tổ
chức
KHCN /
Các Công
ty /
Các Bệnh
viện,
Các Tổng
cục, Cục,
Tập đoàn /
Tổng công
ty 90-91
Trung tâm
thông tin
KHCN
Các tổ
chức khoa
học và
công nghệ
( Viện
nghiên
cứu, thiết
kế, Trường
đại học,)
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
m
Các Phòng /
Ban / Tổ
thông tin
hoặc Thư
viện KHCN
( Đơn vị
thông tin cơ
sở )
n
k
Mô hình trên đây cho thấy, ngoài các trung tâm thông tin KH&CN chuyên dạng
tài liệu cấp I đa ngành và chuyên ngành hoặc liên ngành, hệ thống thông tin KH&CN
quốc gia còn bao quát các tổ chức thông tin ở địa phương - 64 tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương và rất nhiều tổ chức thông tin – đơn vị thông tin cơ sở dưới các tên gọi như:
Trung tâm/Phòng/Ban/Tổ thông tin hoặc Thư viên KHKT thuộc các tổ chức nghiên cứu -
phát triển KH&CN (các Viện/Trung tâm NCPT hoặc các trường Đại học), hay các bệnh
viện, các doanh nghiệp
Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước càng đánh giá cao vai trò của khoa
học và công nghệ, cũng như có những yêu cầu mới đối với hệ thống thông tin quốc gia.
Nghị quyết số 26-NQ/TƯ ngầy 30/3/1991 của Bộ Chính trị về “Khoa học và Công nghệ
trong sự nghiệp đổi mới “ chỉ rõ, phải “xây dựng hệ thống thông tin hiện đại về KH&CN,
kịp thời cung cấp thông tin mới cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, ”. Liền sau đó,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đa ra Chỉ thị 95/CT ngày
4/4/1991 về “Công tác thông tin khoa học và công nghệ”. Chỉ thị đã có những nhận xét
và đánh giá về hoạt động thông tin KH&CN thời gian đó, như: "Đã cung cấp thêm tư liệu
làm cơ sở cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của các cấp lãnh đạo, quản lý
và điều hành”; tuy nhiên, “hệ thống thông tin KH&CN chưa phối hợp tốt với hệ thống
thông tin kinh tế và xã hội, chưa bám sát yêu cầu của người sử dụng thông tin của các
cấp lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành thực tiễn từ trung ương đến cơ sở”. Đồng thời, Chỉ
thị cũng xác định nhiệm vụ của hệ thống thông tin KH&CN là "phải thường xuyên bám
sát và phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội, hoạch định các chủ trương, chính sách về kinh tế-xã hội, đối ngoại, an ninh
quốc phòng”.
Như vậy, ngay từ những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ XX Đảng và Nhà nước
đã xác định rõ nhiệm vụ của hệ thống thông tin KH&CN quốc gia, bên cạnh phải phục vụ
sự nghiệp phát triển KH&CN, nâng cao hiểu biết và mở mang kiến thức cho cộng đồng
như thông thường, mà còn phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, an
ning và quốc phòng thông qua việc đảm bảo thông tin cho việc xây dựng và thực hiện
chiến lược và các kế hoạch phát triển, cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách.
Những năm đầu của thế kỷ XXI, sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, an ninh và quốc
phòng của nước ta trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đòi hỏi phải đẩy nhanh
công cuộc CNH, HĐH đất nước, đặt ra những yêu cầu mới và cấp bách về phát triển
KH&CN, đặc biệt về việc đảm bảo thông tin KH&CN. Luật KH&CN được Quốc hội
khoá X, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 9/6/2000, trong đó Điều 45 về thông tin KH&CN đã
khẳng định "Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc
gia hiện đại, bảo đảm thông tin đầy đủ và kịp thời về các thành tựu quan trọng trong các
lĩnh vực khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới; ban hành quy chế quản lý
thông tin khoa học và công nghệ". Nghị định số 159/2004/NĐ-CP ngày 31/8/2004 của
Chính phủ về Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ nhằm quán triệt và hướng dẫn
chi tiết thi hành Luật Khoa học và công nghệ đối với hoạt động thông tin KHCN nói
chung, đặc biệt là đối với các Điều 25 và Điều 45 nói riêng. Cụ thể, Nghị định này đã:
o Khẳng định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển hệ
thống thông tin KHCN quốc gia hiện đại (bằng chính sách và các biện pháp
đảm bảo: cơ chế quản lý, tài chính, nhân lực, nguồn tin và cơ sở vật chất-kỹ
thuật) nhằm “ cung cấp thông tin mang tính luận cứ để xây dựng các dự báo
về phát triển, phục vụ hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước”
o “ Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động thông tin KH&CN để
thực hiện các nhiệm vụ khoa học, phát triển công nghệ, các chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các chương trình mục tiêu quốc
gia, an ninh, quốc phòng, ngoại giao và các nhiệm vụ khác của quản lý nhà
nước”
o Bảo đảm cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận thông tin KHCN được
tạo ra bằng ngân sách nhà nước
o Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các nguồn tin KHCN, đặc biệt là
nguồn tin KHCN trong nước, nhất là thông tin, tư liệu về kết quả các nhiệm
vụ KHCN (chương trình, đề tài, đề án, dự án nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ), các nhiệm vụ điều tra cơ bản có sử dụng kinh phí từ ngân
sách Nhà nước
o Đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho phát triển hoạt động thông tin KHCN,
khuyến khích phát triển dịch vụ thông tin KHCN có thu, tạo lập thị trường
thông tin KHCN, đáp ứng nhu cầu tin của các tổ chức, cá nhân trong xã hội.
Như vậy, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và KH&CN đòi hỏi phải tổ chức tốt
công tác thông tin, trong đó việc đảm bảo thông tin cho việc xác lập mục tiêu phát triển,
hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển là hết sức quan
trọng. Vai trò của thông tin KH&CN (bao gồm cả thông tin kinh tế-kỹ thuật) và thông tin
kinh tế-xã hội là rất to lớn. Do đó, thông tin đưa ra phục vụ phát triển kinh tế-xã hội phải
mang cả nội dung kinh tế-kỹ thuật và phải phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế và xã
hội, an ninh và quốc phòng, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên,; thông tin đó phải mang tính chiến lược và chiến thuật.
2. Hệ thống thông tin quốc gia về KH, CN và kinh tế-xã hội
Nước ta đang triển khai nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cùng tồn tại và đua tranh vì
mục tiêu phát triển đất nước. Nền kinh tế này cũng tạo điều kiện cho việc ra đời thị
trường KHCN (nhất là thị trường công nghệ) và thị trường thông tin. Kỹ thuật tiến bộ và
công nghệ đã trở thành hàng hoá, tất cả các thành tựu NCPT đều có chủ sở hữu, ít được
"cho không" như trước đây. Thông tin ngày nay cũng là hàng hoá, có thể trao đổi, mua -
bán trên thị trường. Thông tin mà nhiều người sử dụng hiện nay không chỉ là thông tin
KH&CN (thông tin có chứa nội dung về các hoạt động và thành tựu KH&CN, bao gồm
cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học kỹ thuật và công nghệ), mà còn là thông
tin về các thành tựu kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,; thông tin về tình hình (bao
gồm các báo cáo và dữ liệu thống kê) và triển vọng (chiến lược, các dự án, các kế hoạch
phát triển,) của kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,; thông tin về hiện trạng và diễn
biến thời tiết, khí hậu, môi trường và bảo vệ môi trường, thông tin về tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện tự nhiên, Rõ ràng, hệ thống thông tin KH&CN quốc gia hiện tại cần
được mở rộng về khái niệm, kèm theo đó là diện bao quát chủ đề ( đề tài), nguồn lực
thông tin (nguồn tin), đối tượng dùng tin và đặc biệt là các sản phẩm và dịch vụ thông tin
tiện ích phù hợp với các đối tượng dùng tin khác nhau trên cơ sở khai thác, ứng dụng các
công nghệ mới, nhất là tin học, công nghệ thông tin và truyền thông.
Theo số liệu khảo sát gần đây của chúng tôi, hiện nay các tổ chức thông tin
KH&CN tại các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là bộ) và một số ngành kinh tế-kỹ
thuật đã có sự thay đổi rất lớn (xem chi tiết ở Phụ lục “Các co quan thông tin ngành”).
Nhiều trung tâm thông tin trước đây trực thuộc bộ nay không còn tồn tại, hoặc đã bị thay
đổi tên gọi, chức năng, nhiệm vụ và cơ quan chủ quản (thường trực thuộc cấp quản lý nhà
nước thấp dưới bộ). Nhiều tổ chức thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước (tập
đoàn/tổng công ty) không còn hoạt động với tư cách cơ quan thông tin cấp ngành kinh tế-
kỹ thuật trong hệ thống thông tin KH&CN quốc gia như trước đây, đồng thời nhiều tổ
chức thông tin mới được thành lập trong các doanh nghiệp lại chưa tham gia vào hệ thống
thông tin quốc gia. Đáng chú ý nhất là thời gian vừa qua một loạt trung tâm thông tin mới
ra đời liên quan đến lĩnh vực tài nguyên, điều kiện thiên nhiên và môi trường, như
khoáng sản, nước, biển và hải đảo, đất đai, khí hậu và thủy văn, Đa số những trung tâm
thông tin này trước đây chưa có trong thành phần của hệ thống thông tin KH&CN quốc
gia. Một vài trung tâm thông tin trực thuộc bộ (ví dụ Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ,
Trung tâm Thông tin Bộ Thông tin và Truyền thông) có chức năng chính là triển khai ứng
dụng công nghệ thông tin trong bộ, còn chức năng hoạt động thông tin như khái niệm
thường dùng trong hệ thống thông tin quốc gia chỉ là một bộ phận trong đó. Việc thành
lập mới Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia ở cấp tương đương cấp
tổng cục trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư là một điểm mới trong thành phần hệ thống
thông tin KH&CN quốc gia.
Như vậy, để Hệ thống TTKH&CN quốc gia hiện nay có thể phục vụ cho việc
tạo lập một môi trường thông tin hiệu quả, phục vụ đắc lực cho các ngành công
nghiệp và phát triển nền KH&CN nước ta, phục vụ cho quá trình CNH, HĐH đất
nước, đáp ứng nhu cầu thông tin của tất cả các đối tượng dùng tin đang hoạt động
trong các lĩnh vực KHCN và kinh tế-xã hội, bao gồm các cán bộ NCPT, các nhà sản
xuất, các nhà quản lý và lãnh đạo ở các cấp, thì hệ thống này cần phải được cải tổ
một cách cơ bản. Trên nền hệ thống thông tin KH&CN quốc gia đã được phôi thai và
hình thành trước đây (mặc dù hiện nay đã có nhiều thay đổi về tổ chức như nêu ở trên và
còn thiếu sự quan tâm quản lý của Nhà nước trên thực tế), để đảm bảo thông tin có hiệu
quả cho các yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần mở rộng khái niệm, từng
bước chuyển đổi thành hệ thống thông tin quốc gia về khoa học, công nghệ và kinh tế-xã
hội (sau đây gọi tắt là hệ thống thông tin quốc gia – HTTTQG). Hệ thống thông tin quốc
gia phải đẩy mạnh việc tạo dựng kết cấu hạ tầng thông tin nhằm đáp ứng các nhiệm
vụ đảm bảo thông tin cho môi trường “sản xuất tri thức”, giáo dục-đào tạo và cho
phát triển kinh tế và xã hội. Coi đó là thành phần chủ yếu của nền kinh tế dựa vào tri
thức.
Ngoài việc đảm bảo thông tin cho NCKH, PTCN như truyền thống, hệ thống
thông tin quốc gia mới cần định hướng mạnh mẽ hơn vào việc thực hiện các quá
trình đổi mới. Do đó, nội dung của các nguồn lực thông tin trong hệ thống này phải
đảm bảo hỗ trợ thông tin cho quá trình đổi mới, tức là cần phải đảm bảo thực hiện
được 2 nhiệm vụ cơ bản là soạn thảo và thực hiện chính sách quốc gia về CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế, và xây dựng, thực hiện các dự án phát triển ở tất cả các
giai đoạn của chu trình đổi mới đất nước.
Do vậy, hệ thống thông tin quốc gia phải xây dựng các hệ thống đảm bảo
thông tin cho việc nghiên cứu kinh tế-kỹ thuật và lập luận chứng các dự án đổi mới
(bao gồm việc hoạch định chiến lược, xây dựng quy hoạch và lập kế hoạch phát triển,...),
nên những thành viên thực hiện các quá trình này phải là thành phần người sử dụng
chính yếu các sản phẩm và dịch vụ của hệ thống thông tin quốc gia; hệ thống tìm
kiếm và những điều kiện cung cấp thông tin của các tổ chức thông tin trong hệ thống
thông tin quốc gia cần phải hướng vào nhu cầu thông tin và các yêu cầu của họ, cũng
như vào tình trạng kỹ thuật, pháp lý và tài chính của họ. Đồng thời cũng cần chú ý
đến sự thay đổi trong điều kiện mới hiện nay về tính năng động, về văn hoá thông
tin, về mức độ yêu cầu và trình độ kiến thức và ngoại ngữ, cũng như khả năng tự
khai thác thông tin trên mạng,...
Quan niệm về hệ thống thông tin quốc gia đổi mới để phục vụ có hiệu quả cho
sự nghiệp CNH, HĐH đất nước cần xuất phát từ những điều kiện, hoàn cảnh và triển
vọng của nền kinh tế- xã hội và KH&CN, từ nhu cầu thực tế của quá trình thực hiện
CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu hơn và đặc
điểm phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Do đó, hệ thống thông tin
quốc gia sẽ có nhứng đặc trưng cơ bản sau:
• Đối tượng dùng tin (người dùng tin) mở rộng hơn ở mọi cấp tổ chức thông tin, từ
trung ương đến cơ sở, từ nhà khoa học đến các kỹ thuật viên, đặc biệt là các
chuyên viên, nhà quản lý và lãnh đạo trong quy trình xác lập chủ trương và định
hướng phát triển, xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách, soạn thảo và chỉ
đạo thực hiện các dự án và kế hoạch ở tất cả các cấp, từ trung ương cho tới địa
phương và cơ sở, trong các cơ quan/tổ chức công lập cũng như ngoài công lập,
trong các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức sự nghiệp cũng như các doanh
nghiệp sản xuất và dịch vụ. Những người dùng tin của hệ thống, như trên đã nêu,
là các nhà NCPT, các nhà lãnh đạo/ quản lý, các chuyên viên trong bộ máy hành
chính công (bộ máy quản lý nhà nước), các nhà doanh nghiệp và các thành viên
của các tổ chức xã hội khác. Họ là những nhân lực chủ chốt thực hiện công cuộc
đổi mới kinh tế-xã hội, KH&CN và GD&ĐT ở nước ta.
• Diện bao quát nội dung thông tin rộng hơn: Đối tượng dùng tin mở rộng cùng với
nhu cầu thông tin của họ đã quyết định đến diện bao quát thông tin. Hệ thống
thông tin quốc gia mới phải bao quát diện thông tin: hồi cố, hiện hành và triển
vọng, dự báo; mang tính chiến thuật và chiến lược; liên quan đến tất cả các lĩnh
vực KH&CN, kinh tế và xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; tư liệu (sách, báo,
báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật, tư liệu lưu trữ,) và dữ kiện/số liệu; thành
tựu, trình độ KH&CN, các kết quả NCPT, các kỹ thuật/công nghệ mới và các
nguồn lực/tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên và môi trường; ...
• Diện bao quát nguồn tin đa dạng và rộng hơn: theo dõi, kiểm soát và tích hợp tất
cả các nguồn lực thông tin được sản sinh ra trong nước và trên thế giới có
chứa nội dung thông tin mà các đối tượng dùng tin của hệ thống cần sử dụng
và quan tâm. Cần đặc biệt chú ý thực hiện việc quản trị bộ phận nguồn lực
thông tin phục vụ ra quyết định, cũng như bộ phận nguồn lực thông tin phục
vụ những người dùng tin là các thành viên trực tiếp xây dựng và thực hiện các
chương trình, các dự án và các kế hoạch.
Theo Luật Công nghệ thông tin của Quốc hội số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6
năm 2006, Bộ Thông tin và Truyền thông đang soạn thảo danh mục các CSDL
quốc gia, và dự kiến đến năm 2010: Bộ Công an sẽ chủ trì xây dựng CSDL quốc
gia về dân cư cùng với sự tham gia củ