Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel (DCTC-L) trong điều trị rong kinh và lạc nội mạc tử cung dựa trên sự giảm lượng máu kinh, mức độ tăng Hemoglobin trong huyết tương, mức độ đau bụng kinh tại thời điểm 3, 6, 12 tháng sau đặt DCTC-L. Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, được tiến hành tại bệnh viện Hùng Vương và bệnh viện Từ Dũ trong vòng 2 năm với tổng số 96 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 46% và 95% trường hợp giảm lượng máu kinh tại các thời điểm 3 tháng và 12 tháng sau đặt DCTC-L (p<0,05). Về triệu chứng đau bụng kinh, sau 12 tháng đặt DCTC-L có 92% bệnh nhân giảm đau rõ rệt (p<0,001). Kết luận: DCTC-L giúp giảm rõ rệt lượng máu kinh, do đó cải thiện tình trạng thiếu máu của bệnh nhân. Có thể cân nhắc đây là một lựa chọn điều trị nội khoa trước khi tiến hành can thiệp phẫu thuật.
5 trang |
Chia sẻ: thanhuyen291 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel trong điều trị rong kinh - lạc nội mạc tử cung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 165
HIỆU QUẢ CỦA DỤNG CỤ TỬ CUNG CHỨA LEVONORGESTREL
TRONG ĐIỀU TRỊ RONG KINH – LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG
Nguyễn Duy Tài*, Phạm Việt Thanh**, Ngô Thị Yên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel
(DCTC-L) trong điều trị rong kinh và lạc nội mạc tử cung dựa trên sự giảm lượng máu kinh, mức độ tăng
Hemoglobin trong huyết tương, mức độ đau bụng kinh tại thời điểm 3, 6, 12 tháng sau đặt DCTC-L.
Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca, được tiến hành tại bệnh viện Hùng Vương và bệnh viện Từ Dũ
trong vòng 2 năm với tổng số 96 trường hợp thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 46% và
95% trường hợp giảm lượng máu kinh tại các thời điểm 3 tháng và 12 tháng sau đặt DCTC-L (p<0,05). Về triệu
chứng đau bụng kinh, sau 12 tháng đặt DCTC-L có 92% bệnh nhân giảm đau rõ rệt (p<0,001).
Kết luận: DCTC-L giúp giảm rõ rệt lượng máu kinh, do đó cải thiện tình trạng thiếu máu của bệnh nhân.
Có thể cân nhắc đây là một lựa chọn điều trị nội khoa trước khi tiến hành can thiệp phẫu thuật.
Từ khóa: Dụng cụ tử cung chứa levonorgestrel, rong kinh, lạc nội mạc tử cung., lượng máu kinh, mức độ
đau bụng.
ABSTRACT
EFFECTIVENESS OF LEVONORGESTREL INTRAUTERINE DEVICE IN THE TREATMENT OF
MENORRHAGIA AND ENDOMETRIOSIS
Nguyen Duy Tai, Pham Viet Thanh, Ngo Thị Yen
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 164 - 168
Objective: This study was conducted to investigate the effectiveness of levonorgestrel-containing
intrauterine device (LN-IUD) in the treatment of menorrhagia and endometriosis based chiefly on the decrease of
menstrual blood loss and dysmenorrhea at 3, 6 and 12-month period after the procedure.
Methods: This is a case-series report performed at Hung Vuong hospital and Tu Du hospital. The data was
collected in a 2-year period with 96 cases meeting the inclusion criteria.
Results: After 3 and 12 months of the procedure, 46% and 95% had significant decrease in menstrual blood
loss (p<0,05). After 12 months, 92% had decreased level of dysmenorrhea (p<0,001).
Conclusions: LN-IUD significantly reduces menstrual blood loss, therefore help prevent anemia in patients.
This procedure may be considered a feasible medical option for these conditions prior to surgical intervention.
Key words: levonorgestrel-containing intrauterine device, menorrhagia, endometriosis, menstrual blood
loss, dysmenorrheal.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản dễ bị xuất
huyết tử cung bất thường như rong kinh, rong
huyết # 9-30%, là lý do đứng hàng đầu thứ 2 sau
viêm âm đạo. Ngoài ra, 25-50% phẫu thuật phụ
khoa nhằm điều trị hoặc đánh giá tình trạng rối
loạn kinh nguyệt. Rong kinh là rối loạn thường
gặp và có nhiều biện pháp điều trị từ nội khoa
đến ngoại khoa.
* Bộ Môn Sản – Đại học Y Dược TP. HCM ** BV Từ Dũ TPHCM
Tác giả liên lạc: GS.TS. BS. Nguyễn Duy Tài ĐT: 0903856439 Email: duytamv2002@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 166
Progestin là hormone thường dùng trong
xử trí tình trạng xuất huyết tử cung bất
thường và lạc nội mạc tử cung. Dụng cụ tử
cung phóng thích progestin tuy không được
ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong điều trị rong
kinh cấp tính, nhưng thường dùng để ngăn
ngừa tái phát, đặc biệt là bệnh nhân muốn kết
hợp tránh thai. DCTC-L được sử dụng với
mục đích trên tại Hoa Kỳ.
Nhằm góp phần đa dạng hóa các biện pháp
điều trị rong kinh, cũng như lạc nội mạc tử
cung, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về DCTC
chứa levonorgestrel trong điều trị rong kinh và
LNMTC tại BVTD – BVHV năm 2009 – 2011.
Levonorgestrel là một dạng của
progesterone (19-progesterone). DCTC-L phóng
thích levonorgestrel trong buồng tử cung có tác
dụng khoảng 5 năm (# 15 µg/ ngày)(17). Phương
pháp này không làm tăng nồng độ progesterone
hệ thống cao bằng dạng uống (7,13) hoặc dạng
tiêm (7) về lý thuyết thì tác dụng phụ sẽ ít hơn
dụng cụ này đã được chứng minh có hiệu quả
cao trong điều trị rong kinh (8,16). DCTC- L có
một số lợi điểm so với đường uống hoặc tiêm, ít
tác dụng phụ hơn(ít tăng cân, không ảnh hưởng
đến mật độ xương; không cần phải sử dụng lặp
lại nhiều lần, bệnh nhân dễ tuân thủ hơn(11).
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của DCTC-L
Hiện nay, DCTC- L được dùng với các chỉ
định: ngừa thai, rong kinh, lạc NMTC, đau vùng
chậu mãn tính, thống kinh. Tại Hoa Kỳ, DCTC –
L được FDA công nhận với chỉ định ngừa thai
(16), rong kinh (8). Trong khi đó, DCTC – L đã
được chỉ định trong nhiều rối loạn kể trên tại các
quốc gia khác nhau(1)
Bên cạnh tác dụng ngừa thai, DCTC – L
mang lại nhiều lợi ích khác không phải ngừa
thai và có thể được sử dụng trong điều trị nhiều
bệnh lý phụ khoa ở những bệnh nhân muốn
hoặc không muốn ngừa thai. Một số hiệu quả
của DCTC-L đã được ghi nhận trong điều trị
rong kinh, thiếu máu, bảo vệ nội mạc tử cung
khi điều trị với liệu pháp hormone thay thế, u
xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung (endometriosis)
và lạc nội mạc trong cơ tử cung (adenomyosis),
tăng sản nội mạc tử cung(1).
Những lợi ích của phương pháp ngừa thai
đường toàn thân đã chứng minh (4). Tuy nhiên
một số bệnh nhân có chống chỉ định với
estrogen, và không phải bệnh nhân nào cũng
dung nạp tốt với progestin đường toàn thân. Do
cơ chế phóng thích tại chỗ của DCTC- L,
levonorgestrel được phóng thích trực tiếp vào
buồng tử cung và nồng độ trong máu không cao
như các biện pháp khác. Do vậy, DCTC- L giúp
mang lại nhiều hiệu quả tương tự nhưng lại ít
biến chứng hơn khi so sánh với các biện pháp
dùng hormone đường toàn thân(1,1).
Trong điều trị rong kinh, DCTC – L giúp
giảm 97% lượng máu kinh nguyệt 1 năm sử
dụng (13). Sau 3 tháng đặt DCTC – L, đa số phụ
nữ rong kinh nhận thấy lượng máu ra rất ít, và
sau 6 tháng thì đa số sẽ vô kinh hoặc thiểu kinh
(14). Mặc dù phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử
cung(PT-NMTC) tỏ ra hiệu quả hơn DCTC-L
trong thời gian ngắn (trong vòng 1 năm đầu)
nhưng DCTC –L cho thấy kết quả tương đương
với phẫu thuật khi so sánh trong thời gian dài
(2-3 năm)(13,14).
Cơ chế chính xác trong việc tác động lên
tình trạng lạc nội mạc tử cung vẫn chưa được
biết rõ(11). Nhiều tác giả cho rằng dụng cụ này có
tác động lên toàn thân và tại chỗ. Tác động toàn
thân là do sự ức chế phóng noãn của
levonorgestrel. Còn tác động tại chỗ thì có nhiều
giả thuyết được đưa ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn
chưa biết được rõ cơ chế này. Một số tác giả cho
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 167
rằng DCTC-L gây giảm thể tích dịch trong phúc
mạc, giảm nồng độ đại thực bào trong dịch
phúc mạc, và giảm nồng độ marker viêm trong
dịch phúc mạc góp phần làm giảm triệu chứng
đau vùng chậu(19,19). Lockhat (2004)(11) cho rằng,
dù cơ chế có là gì đi nữa thì những tác dụng tại
chỗ của progesterone lên nội mạc tử cung gây
nên hiện tượng thiểu kinh hoặc vô kinh, do đó
giúp cải thiện triệu chứng của thống kinh và
rong kinh(11)
Nhiều nghiên cứu cho thấy DCTC-L có thể
có hiệu quả để giảm triệu chứng đau vùng chậu
trong lạc nội mạc tử cung (LNMTC) hoặc lạc nội
mạc trong cơ tử cung(11,16,5). Có hai nghiên cứu
cho thấy đặt DCTC-L sau phẫu thuật nội soi
điều trị LNMTC làm giảm đáng kể triệu chứng
đau do thống kinh(11,20). Gần đây một nghiên cứu
tại Trung Quốc cho thấy hiệu quả trong điều trị
LNMC sau 3 năm sử dụng DCTC –L liên tục(20).
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá sự thay đổi lượng máu kinh, mức
độ đau bụng tại thời điểm 3, 6, 12 tháng sau đặt
DCTC-L
Xác định tỷ lệ tác dụng phụ của DCTC-L sau
12 tháng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: báo cáo hàng loạt ca
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ 32 – 45 tuổi
Số con sống: ≥ 2
Rong kinh có chỉ định điều trị tiếp progestin
Lạc NMTC (Adenomyosis) có thống kinh và
có chỉ định điều trị progestin
Đánh giá lượng máu mất khi hành kinh
Mức độ Số BVS / ngày Số ngày
Trung bình 4 2
Nhiều ≥ 5 ≥ 3
(Băng vệ sinh softina, loại dầy trung bình)
Đánh giá mức độ đau bụng lúc có kinh
Mức độ Khả năng
làm việc
Triệu chứng
toàn thân
Thuốc
giảm đau
0: không đau (-) (-) (-)
1: đau bụng nhẹ (±) (-) (±)
2: đau bụng vừa (+) (±) (+)
3: đau bụng nặng (++) (+) (++)
DCTC _ L: Mirena
Thời điểm đặt: sau khi có kinh (ngày thứ 5 –
7 của chu kỳ kinh)
Thời điểm tái khám: 1, 3, 6, 12 tháng
Nội dung khám:
Đánh giá lượng máu mất khi hành kinh
Xác định mức độ đau bụng trong những
ngày có kinh
Theo dõi cân nặng, tình trạng vô kinh
Định vị DCTC_L trong buồng tử cung
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chúng tôi thu nhận được 96 BN thỏa tiêu
chuẩn chọn mẫu trong thời gian từ 03/2009 –
08/2011 tại BVTD – BVHV
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%)
Tuổi
< 35 27 28,13
≥ 35 69 71,88
Nghề nghiệp
CNV 31 32,29
BB 40 41,67
LĐ Phổ thông 6 6,25
NT 19 19,79
Học vấn
cấp I 18 18,75
II - III 34 35,42
ĐH - SĐH 44 45,83
Lý do đặt
DCTC
Rong kinh 68 70,83
thống kinh 28 29,17
Nhận xét: 71,8 % bệnh nhân ở tuổi trên 35.
Tập trung ở phụ nữ làm nghề buôn bán, kế đến
là CNV (32,2%, 41,6%). Lý do chọn đặt DCTC_L:
70,8% là do rong kinh.
Tỷ lệ giảm lượng máu kinh (N=68)
Số tháng Giảm lượng máu kinh TB (%) Trị số p
0
3 45,9 ± 15,1 0,003
6 73,0 ± 14,7 < 0,001
12 94,8 ± 4,2 < 0,001
Nhận xét: kết quả cho thấy sau 3 tháng đặt
DCTC_L, lượng máu kinh giảm rõ rệt trên 46%
số bệnh nhân. Và đến 12 tháng tỷ lệ giảm lượng
máu kinh lên đến 94.8%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Sức khỏe Sinh sản và Bà Mẹ - Trẻ em 168
Nồng độ Hemoglobin trong huyết thanh
trước và sau đặt DCTC_L 6 tháng
Thời điểm
Nồng độ
Trước đặt Sau đặt
Tăng Hb
Trung bình
P
Hb trung bình 10,2 ± 1,5 11,4 ± 1,8 1,2 ± 0,7 < 0,001
Nhận xét sau 6 tháng đặt DCTC-L: nồng độ
Hb trung bình tăng 1,2 ± 0,7 SD (g/dl) có ý nghĩa
thống kê (p<0,001)
Tỷ lệ giảm đau bụng kinh
Số tháng Đau bụng kinh (%) Trị số p
0 0
3 58,6 ± 16,6 0,003
6 76,5 ± 12,4 < 0,001
12 94,2 ± 3,2 < 0,001
Nhận xét:
Mức độ đau bụng kinh giảm rõ từ nhiều
(độ 3) đến chỉ còn đau nhẹ hoặc không đau
(độ 1, độ 0).
Sau 3 tháng còn 41,4% đau nhẹ và đến 12
tháng tỷ lệ đau nhẹ chỉ còn 5,8% có ý nghĩa về
mặt thống kê (p < 0,001).
Tác dụng phụ không mong muốn sau 12
tháng đặt DCTC_L
Tần số Tỷ lệ (%)
Tăng cân 5 5,2
Rơi DCTC_L 1 1,04
Vô kinh 27 27,18
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình của các đối tượng 41 ± 0,5, tập trung ở 38 –
42 tuổi, chiếm 71,9 %. Kết quả này cũng phù
hợp với Magalhaes. Tuy nhiên, theo nghiên cứu
của Grigorieva chỉ là 39 ± 4 tuổi.
Phần lớn bệnh nhân có nghề nghiệp là buôn
bán và công nhân viên chiếm 73,7 % và đa số là
cấp 3 trên cấp 3 (79,8%). Đây là đối tượng mong
muốn bệnh ổn định và cả mục đích ngừa thai
Giảm lượng máu kinh có hiệu quả sau đặt 3
tháng 45,9% ± 15,1% trường hợp và sau 1 năm tỷ
lệ này lên đến 94,8%. So với Adersson(13) (1990)
và Monteiro(14) (2002) thì kết quả của chúng tôi
cũng phù hợp (97%, 98%, 95%). Như vậy,
DCTC_L có thể tác động làm giảm chảy máu.
Đồng thời, DCTC_L giải phóng Levonorgestrel
vào buồng TC, thúc đẩy nhanh chóng quá trình
màng rụng hóa lớp nền NMTC. Tuy nhiên, việc
hấp thu Levonorgestrel chỉ có tác dụng tại chỗ.
Theo Zalel nhận thấy lưu lượng máu của tử
cung giảm có nghĩa qua Doppler các động mạch
xoắn nhưng không thấy có sự thay đổi trong
dòng chảy của động mạch tử cung.
Theo kết quả nghiên cứu của Bednarek, P.H
(2009), DCTC-L được chỉ định trong điều trị
rong kinh, UXTC, Adenomyosis, endometriosis
và tăng sinh NMTC và có hiệu quả nhanh
chóng. Từ kết quả giảm lượng máu kinh, DCTC-
L gián tiếp cải thiện tình trạng thiếu máu của
bệnh nhân, thể hiện bằng sự gia tăng nồng độ
Hb trung bình 1,2 ± 0,7 SD (g/dl). Đây là triệu
chứng cận lâm sàng thuyết phục cho sự cải
thiện lượng máu mất của bệnh nhân. So sánh
với các tác giả khác chúng tôi ghi nhận
Tác giả Trước điều trị Sau điều trị P
Sayed
(2011)
9,7 ± 1,9 11,7 ± 1,2 <0,001
Rosae Si
(2005)
10,97 ± 0,26 13,2± 0,24 <0,001
Chúng tôi
(2011)
10,2 ± 1,5 11,4 ± 1,8 <0,001
Giảm mức độ đau bụng kinh
Sau 3 tháng đặt DCTC-L, mức độ đau nhiều
giảm hơn 50% (58,6%). Tỷ lệ giảm đau lên đến
94,2% tại thời điểm 12 tháng sau đặt DCTC-L.
Kết quả này rất có ý nghĩa. Triệu chứng đau rất
khác nhau giữa các cá nhân và đây cũng là công
cụ quan trọng để cung cấp thông tin cho nhân
viên y tế theo dõi sức khoẻ, tình trạng bệnh.
Đồng thời, đánh giá mức độ đau cũng là đánh
giá kết quả điều trị.
So với Lockhat FB (2005)(11), Bragheto AM
(2007), Sheng I (2009) thì kết quả ghi nhận của
chúng tôi tương tự (85%, 90%, 98% và 92%).
Bên cạnh, chúng tôi cũng ghi nhận vài tác
dụng ngoại ý của DCTC-L như: mức độ tăng
cân 5,2% (5/96). Rơi DCTC-L # 1,04% (1/96). Tuy
nhiên, 2 tác dụng không mong muốn này xảy ra
với tần số thấp. Ngoài ra triệu chứng vô kinh,
thiểu kinh đã được tư vần đầy đủ trước khi đặt
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 169
DCTC-L. Vì vậy, BN không thấy lo lắng với
triệu chứng này vì BN được lợi nhiều hơn là
không đau bụng kinh và giảm lượng máu kinh.
Trường hợp rơi DCTC-L vào tháng 6, trường
hơp này lượng máu kinh giảm rất ít vào chu kỳ
kinh lần thứ 6, DCTC-L rơi ra ngoài cùng với
máu kinh.
KẾT LUẬN
DCTC-L đem lại một số kết quả sau đặt 12
tháng:
Giảm lượng máu kinh # 94,8% (tăng Hb
trung bình 1,2) (p<0,001)
Tác dụng ngoại ý: tăng cân 5,2%, rơi DCTC
1,04% và vô kinh # 7,18%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abou-Setta Ahmed M, Al-Inany Hesham G, and Farquhar
C(2006) Levonorgestrel-releasing intrauterine device (LNG-IUD) for
symptomatic endometriosis following surgery. Cochrane Database
of Systematic Reviews, DOI: 10.1002/14651858.CD005072.pub2.
2. Andersson JK and Rybo G (1990), Levonorgestrel-releasing
intrauterine device in the treatment of menorrhagia. Br J Obstet
Gynaecol, 97(8): p. 690-4.
3. Andersson JK, Odlind V, and Rybo G (1994). Levonorgestrel-
releasing and copper-releasing (Nova T) IUDs during five years of
use: a randomized comparative trial. Contraception, 49(1): p. 56-72.
4. Bednarek PH and Jensen JT (2009). Safety, efficacy and patient
acceptability of the contraceptive and non-contraceptive uses of the
LNG-IUS. International Journal of Women's Health.
5. Bragheto AM, et al. (2007). Effectiveness of the levonorgestrel-
releasing intrauterine system in the treatment of adenomyosis
diagnosed and monitored by magnetic resonance imaging.
Contraception, 76(3): p. 195-9.
6. Burkman R, Schlesselman JJ, and Zieman M (2004). Safety
concerns and health benefits associated with oral contraception. Am J
Obstet Gynecol,190(4 Suppl): p. S5-22.
7. Du M, Shao Q, and Zhou X (1999). Serum levels of levonorgestrel
during long-term use of Norplant. Zhonghua Fu Chan Ke Za Zhi,
34(6): p. 363-5.
8. FDA. Approves New Indication For Mirena(R) to Treat Heavy
Menstrual Bleeding in IUD Users. Available from:
indication-for-mirenar-to-treat-heavy-menstrual-bleeding-in-
iud-users-63164722.html.
9. Kupker W, Schultze-Mosgau A, and Diedrich K (1998). Paracrine
changes in the peritoneal environment of women with endometriosis.
Hum Reprod Update, 4(5): p. 719-23.
10. Lahteenmaki P, et al (1998). Open randomised study of use of
levonorgestrel releasing intrauterine system as alternative to
hysterectomy. BMJ, 316(7138): p. 1122-6.
11. Lockhat FB, Emembolu JO, and Konje JC (2005). The efficacy,
side-effects and continuation rates in women with symptomatic
endometriosis undergoing treatment with an intra-uterine
administered progestogen (levonorgestrel): a 3 year follow-up. Hum
Reprod, 20(3): p. 789-93.
12. Moghissi KS (1999). Medical treatment of endometriosis. Clin
Obstet Gynecol, 42(3): p. 620-32.
13. MacIsaac L and Espey E (2007). Intrauterine contraception: the
pendulum swings back. Obstet Gynecol Clin North Am, 34(1): p.
91-111, ix.
14. Monteiro I, et al (2002). Therapeutic use of levonorgestrel-releasing
intrauterine system in women with menorrhagia: a pilot study(1).
Contraception, 65(5): p. 325-8.
15. Nilsson CG, et al (1980). Plasma concentrations of levonorgestrel as
a function of the release rate of levonorgestrel from medicated intra-
uterine devices. Acta Endocrinol (Copenh), 93(3): p. 380-4.
16. Petta CA, et al (2005). Randomized clinical trial of a levonorgestrel-
releasing intrauterine system and a depot GnRH analogue for the
treatment of chronic pelvic pain in women with endometriosis. Hum
Reprod, 20(7): p. 1993-8.
17. Roxanne Jamshidi and Paul Blumenthal (2007). Family planning,
in General Gynecology, Andrew I. Sokol and Eric R. Sokol,
Editors. p. 157-186.
18. Stewart A, et al (2001). The effectiveness of the levonorgestrel-
releasing intrauterine system in menorrhagia: a systematic review.
BJOG, 108(1): p. 74-86.
19. Ramey JW and Archer DF (1993). Peritoneal fluid: its relevance to
the development of endometriosis. Fertil Steril, 60(1): p. 1-14.
20. Sheng J, et al.(2009). The LNG-IUS study on adenomyosis: a 3-year
follow-up study on the efficacy and side effects of the use of
levonorgestrel intrauterine system for the treatment of dysmenorrhea
associated with adenomyosis. Contraception, 79(3): p. 189-93.
21. United Nations (2008). World Contraceptive use in 2007. United
Nation Publication.
22. Vercellini P, et al (2003)., Comparison of a levonorgestrel-releasing
intrauterine device versus expectant management after conservative
surgery for symptomatic endometriosis: a pilot study. Fertil Steril,
80(2): p. 305-9.