Đặt vấn đề: Tiền sản giật (TSG) chiếm tỉ lệ khoảng 10%, một trong những nguyên nhân chính gây tử
vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Gây tê tủy sống (GTTS) cho mổ lấy thai trong trường hợp này đang được nhiều Bác sĩ
GMHS ủng hộ quan điểm dùng GTTS trong mổ lấy thai với mẹ bị TSG nếu không có chống chỉ định.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng vô cảm, các tai biến, biến chứng xảy ra của phương pháp GTTS
trong mổ lấy thai với mẹ bị TSG. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của phương pháp gây tê này trên trẻ sơ sinh
qua chỉ số Apgar ghi nhận được.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, báo cáo loạt trường hợp. GTTS được áp dụng vô cảm cho 105 sản
phụ mổ lấy thai có TSG trong khoảng thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 6/2011 tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ
TP. Hồ Chí Minh. Ghi nhận các thay đổi về mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2 Đánh giá mức độ đau của sản
phụ, thời gian tác dụng của thuốc tê. Ghi nhận các tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau khi gây tê.Đánh giá
chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5.
Kết quả: Hiệu quả giảm đau tốt (98,1% sản phụ không đau hoàn toàn, 1,9% có đau ít); Tình trạng huyết
động trong mổ ổn định, tỉ lệ tụt huyết áp trong mổ thấp (27,62% có tụt huyết áp); Liều lượng Bupivacain 8 – 10
mg phối hợp với Fentanyl 20 mcg an toàn cho sản phụ. Các tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau mổ thấp
(7,7% có nôn ói, 16,2% lạnh run, 0,96% nhức đầu, 1,91% đau lưng ). Không ảnh hưởng lên thai nhi: nhóm
trẻ có Apgar 7 – 8 điểm chiếm tỉ lệ 92,38% ở phút thứ nhất và đạt 100% ở phút thứ năm.
Kết luận: GTTS có thể được chọn lựa nhiều hơn trong thực hành mổ lấy thai ở sản phụ TSG.
8 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của gây tê tủy sống trong mổ lấy thai với mẹ bị tiền sản giật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 398
HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ TỦY SỐNG TRONG MỔ LẤY THAI
VỚI MẸ BỊ TIỀN SẢN GIẬT
Đào Trọng Thắng*, Nguyễn Văn Chừng**, Trương Quốc Việt***, Ngô Thị Kim Phụng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tiền sản giật (TSG) chiếm tỉ lệ khoảng 10%, một trong những nguyên nhân chính gây tử
vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Gây tê tủy sống (GTTS) cho mổ lấy thai trong trường hợp này đang được nhiều Bác sĩ
GMHS ủng hộ quan điểm dùng GTTS trong mổ lấy thai với mẹ bị TSG nếu không có chống chỉ định.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng vô cảm, các tai biến, biến chứng xảy ra của phương pháp GTTS
trong mổ lấy thai với mẹ bị TSG. Đồng thời, đánh giá ảnh hưởng của phương pháp gây tê này trên trẻ sơ sinh
qua chỉ số Apgar ghi nhận được.
Phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, báo cáo loạt trường hợp. GTTS được áp dụng vô cảm cho 105 sản
phụ mổ lấy thai có TSG trong khoảng thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 6/2011 tại Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ
TP. Hồ Chí Minh. Ghi nhận các thay đổi về mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2Đánh giá mức độ đau của sản
phụ, thời gian tác dụng của thuốc tê. Ghi nhận các tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau khi gây tê...Đánh giá
chỉ số Apgar của trẻ sơ sinhXử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5.
Kết quả: Hiệu quả giảm đau tốt (98,1% sản phụ không đau hoàn toàn, 1,9% có đau ít); Tình trạng huyết
động trong mổ ổn định, tỉ lệ tụt huyết áp trong mổ thấp (27,62% có tụt huyết áp); Liều lượng Bupivacain 8 – 10
mg phối hợp với Fentanyl 20 mcg an toàn cho sản phụ. Các tai biến, biến chứng xảy ra trong và sau mổ thấp
(7,7% có nôn ói, 16,2% lạnh run, 0,96% nhức đầu, 1,91% đau lưng). Không ảnh hưởng lên thai nhi: nhóm
trẻ có Apgar 7 – 8 điểm chiếm tỉ lệ 92,38% ở phút thứ nhất và đạt 100% ở phút thứ năm.
Kết luận: GTTS có thể được chọn lựa nhiều hơn trong thực hành mổ lấy thai ở sản phụ TSG.
Từ khóa: Gây tê tủy sống, Tiền sản giật, Mổ lấy thai.
ABSTRACT
EFFCIENCY OF SPINAL ANESTHESIA FOR CESAREAN SECTION
IN PREECLAMPTIC PARTURIENTS
Dao Trong Thang, Nguyen Van Chung, Truong Quoc Viet, Ngo Thi Kim Phung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 398 - 405
Background: Preeclamsia (PE), which effects about 10% of pregnancies, is a major cause of matenal and
perinatal mobidity and mortality. Spinal anesthesia for cesarean section in this case is father argument. Many
anesthesiologists support this point of view: using spinal anesthesia for cesarean section in preeclamptic
parturients if there aren’t any contraindications.
Objectives: To evaluate the effects of spinal anesthesia, the catactrophes and complications happened for
cesarean section in preeclamptic parturients. Otherwise, to evaluate the effects of this method on neonate through
the acknowledge Apgar Score.
Methods: The prospective, case series. Spinal anesthesia is applied for 105 cesarean section in preeclamptic
* BV.PSQT. Phương Châu Cần Thơ ** Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
*** BV Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.Nguyễn Văn Chừng ĐT: 0906 376 049 Email: chunggmhs@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 399
parturients from 9/2010 to 6/2011 at Tu Du Obstetric Gynecology Hospital, Ho Chi Minh city. Acknowledge the
changes of pulses, blood pressure, breathing, SpO2 Evaluate the pain level of parturients, the effect time of local
anesthesia Acknowledge the complications during and after anesthesia, and finally, the Apgar Score of
neonates. Processing data by Software SPSS 11.5.
Results: Good effective in pain relief (98.1% parturients are completely painless, 1.9% have less pain);
hemodynamic status of surgical is stable, rate of hypotension is low (27.6% hypotension occurred); dose of
Bupivacain 8 – 10 mg with Fentanal 20 mcg is safety for parturients. The complication occurs is low (7.7%
vomiting, 16.2% chills, 0.96% headache, 1.91% backache). No effect on fetus: the fetus group which have
Apgar Score 7 – 8 rated 92.38% at 1st minute and rated 100% at 5th minute
Conclusion: Spinal anesthesia could be chosen more for cesarean section in preeclamptic parturients.
Keywords: Spinal anesthesia, Preeclampsia, Cesarean section.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ chiếm tỉ
lệ khoảng 8 - 10% tất cả thai kỳ và có thể đưa
đến tình trạng tiền sản giật, sản giật, hội chứng
HELLP... là một trong những nguyên nhân hàng
đầu gây tử vong mẹ và tử vong chu sinh của
thai nhi. Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Phượng,
Bệnh viện Từ Dũ Thành Phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ
tiền sản giật - sản giật có thể lên đến 5 - 8% thai
kỳ(8). Ở sản phụ tiền sản giật nặng, tần suất mổ
lấy thai lên đến 85% trong đó gây mê toàn diện
trước đây thường được áp dụng. Ngày nay, gây
tê vùng trong mổ lấy thai là phương pháp vô
cảm được ưa chuộng vì tránh được những bất
lợi của gây mê toàn diện như gia tăng áp lực
động mạch chủ, động mạch phổi; tăng đáp ứng
tim mạch quá mức và có thể gặp đặt nội khí
quản khó. Tại Mỹ, từ năm 1998 - 2001, người ta
có khuynh hướng tăng sử dụng gây tê, đặc biệt
là gây tê tủy sống để mổ lấy thai chương trình
và cả cấp cứu như nhau tiền đạo, tiền sản giật
nặng (với điều kiện đông máu cho phép)(3). Gây
tê tủy sống để mổ lấy thai có những lợi ích rõ rệt
là thời gian thực hiện nhanh, kỹ thuật thực hiện
đơn giản và cho kết quả hoàn hảo, đáng tin cậy,
ảnh hưởng của thuốc lên thai nhi tối thiểu, giảm
các đáp ứng stress của cơ thể trong lúc mổ,
không làm gia tăng đáp ứng tim mạch quá mức
mà ngược lại có chiều hướng gây tụt huyết áp
(có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp, tiền sản
giật)... Đây là những vấn đề cần được nghiên
cứu đánh giá để tiếp tục từng bước hoàn thiện
kỹ thuật, nắm chắc những ứng dụng lâm sàng,
chỉ định, chống chỉ định của kỹ thuật gây tê tủy
sống trong mổ lấy thai trên sản phụ có bệnh lý.
Chính vì những lý do đó, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu hiệu quả gây tê tủy sống trong
mổ lấy thai với mẹ bị tiền sản giật” nhằm đánh
giá những thuận lợi, bất lợi, các tai biến, biến
chứng xảy ra khi gây tê tủy sống trên những sản
phụ cao huyết áp, tiền sản giật được mổ lấy thai.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần mang
lại những kinh nghiệm thực tế nhằm ứng dụng
kỹ thuật gây tê tủy sống một cách hoàn thiện
hơn trong lĩnh vực sản phụ khoa.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả của phương pháp gây tê
tủy sống trong mổ lấy thai với mẹ bị tiền sản
giật.
Xác định các tai biến, biến chứng xảy ra do
tê tủy sống trong và sau phẫu thuật.
Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp tê
tủy sống trên trẻ sơ sinh qua chỉ số Apgar.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp: tiền cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số nghiên cứu
Các sản phụ có chỉ định mổ lấy thai có cao
huyết áp và tiền sản giật tại bệnh viện Từ Dũ
trong thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng
6/2011.
Tiêu chuẩn chọn vào mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 400
Các sản phụ được vô cảm bằng phương
pháp gây tê tủy sống.
Cỡ mẫu
Chúng tôi lấy cỡ mẫu 105 trường hợp trong
nghiên cứu này.
Thời gian tiến hành
01/ 09/ 2010 đến 30/ 06/ 2011.
Địa điểm nghiên cứu
Khoa Gây Mê Hồi Sức, Bệnh viện Từ Dũ, TP.
Hồ Chí Minh.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Chuẩn bị sản phụ
Kiểm tra hồ sơ bệnh án, xem xét các xét
nghiệm, giấy cam đoan phẫu thuật. Khám lại
sản phụ trước mổ: nghe tim phổi, kiểm tra vùng
gây tê trước khi làm thủ thuật.
Giải thích cho sản phụ rõ về phương pháp
vô cảm sẽ thực hiện.
Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ
Thuốc gây mê, hồi sức cấp cứu (Ephedrine,
Atropine...), thuốc hạ áp (Loxen...).
Monitor theo dõi điện tim, mạch, huyết áp
không xâm lấn, SpO2
Dụng cụ gây tê:
Kim gây tê kiểu Quincke 29G, 27G của hãng
B.Braun.
Thuốc tê Marcain Spinal 0,5% heavy
20mg/4ml của hãng Astra- Zeneca.
Thuốc Fentanyl: dung dịch không chứa chất
bảo quản.
Kỹ thuật gây tê tủy sống
Ghi nhận mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2
trước khi gây tê.
Rửa tay, mặc áo, mang găng phẫu thuật. Sát
trùng chỗ chích bằng cồn và dung dịch
Bétadine.
Liều lượng thuốc: Bupivacain 8 mg +
Fentanyl 20 mcg ở sản phụ cao 150 cm.
Cho sản phụ thở Oxy 3 lít/phút qua mặt nạ.
Thành công: Sản phụ mất cảm giác đau, mất
vận động; mức độ giảm đau trong mổ tốt.
Thất bại: Sản phụ còn cảm giác đau, phải
chuyển sang phương pháp vô cảm khác.
Các chỉ số theo dõi
Thời gian tiến hành thủ thuật.
Ghi nhận lại những dấu hiệu bất thường xảy
ra.
Đánh giá mất cảm giác đau, đối chiếu cảm
giác ở vùng da cần kiểm tra của sản phụ.
Ghi nhận thời gian lúc bơm thuốc tê vào
dưới nhện đến khi phong bế cảm giác đau ở
mức T5.
Thời gian tác dụng của thuốc tê.
Sử dụng thước VAS (Visual analog score) để
đánh giá mức độ đau sản phụ cảm nhận trong
suốt cuộc mổ.
Fentanyl tiêm tĩnh mạch được dùng khi VAS
ghi nhận lớn hơn 2.
Thay đổi huyết động ở sản phụ:
Huyết áp của sản phụ được theo dõi liên tục
và ghi nhận mỗi 5 phút trong suốt cuộc phẫu
thuật.
Sản phụ được ghi nhận là tụt huyết áp khi
huyết áp tâm thu giảm nhiều hơn 20% so với
huyết áp của sản phụ ghi nhận trước khi tê tủy
sống. Khi đó Ephedrine 3 - 9mg tiêm tĩnh mạch
để nâng huyết áp.
Nhịp tim cũng được theo dõi và ghi nhận
tương tự huyết áp. Sản phụ được ghi nhận là
chậm nhịp tim khi nhịp tim giảm dưới 50 nhịp/
phút. Khi chậm nhịp tim xảy ra, Atropine 0,5mg
được dùng.
Thay đổi hô hấp ở sản phụ:
Nhịp thở, SpO2 được theo dõi và ghi nhận
mỗi 5 phút/ lần.
Sản phụ được ghi nhận là suy hô hấp khi
nhịp thở dưới 10 lần/phút, hoặc SpO2 giảm dưới
90%.
Chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh:
Chỉ số Apgar được đánh giá ở phút thứ nhất
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 401
và phút thứ năm sau khi thai nhi được lấy ra
khỏi tử cung.
Các loại thuốc dùng để giảm đau và an thần
cho mẹ được cho sau khi cuống rốn được kẹp.
Đánh giá chỉ số Apgar:
Điểm ≥ 7 sau 1 phút: sinh lý, không cần hồi
sức.
Điểm < 5 sau 1 phút: xác định tình trạng chết
giả, cần hồi sức tích cực.
Điểm trung gian (từ 5 – 6): Ngạt sau sanh
vừa phải, cần hồi sức và theo dõi sát.
Các tác dụng không mong muốn:
Buồn nôn và nôn.
Ngứa.
Lạnh run: ghi nhận có xảy ra và điều trị
bằng sưởi ấm, Pethidine 25 mg tiêm tĩnh mạch
chậm.
Ghi nhận phản xạ dị cảm có hay không có
xảy ra trong lúc chọc kim gây tê tủy sống.
Theo dõi cảm giác khó chịu, bứt rứt xảy ra
sau gây tê.
Đau lưng, đau ngực, đau vai được hỏi và
ghi nhận vào những thời điểm trước có thai,
trong khi mang thai, và sau khi gây tê tủy sống
để mổ lấy thai.
Sản phụ được thăm khám để phát hiện triệu
chứng nhức đầu sau gây tê, các biểu hiện tổn
thương thần kinh thoáng qua (do tổn thương rễ
thần kinh lúc chọc dò....) trong vòng 24 giờ đầu
sau mổ.
Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu được ghi nhận vào bản thu thập
số liệu được in sẵn cho từng bệnh nhân
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5
Các số liệu thống kê mô tả dưới dạng tần số
và tỉ lệ %.
Kết quả được trình bày dưới dạng bảng và
biểu đồ.
Vấn đề y đức
Hiện nay, phương pháp vô cảm để mổ lấy
thai cho sản phụ tiền sản giật đang còn nhiều
bàn cãi.
Gây tê tủy sống có những lợi ích rõ rệt như
kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh; tránh được
một số biến chứng có thể gặp trong gây mê như
trào ngược, tổn thương đường hô hấp, không
đặt được nội khí quản; không làm gia tăng đáp
ứng tim mạch, ngược lại có chiều hướng tụt
huyết áp, có lợi trên sản phụ cao huyết áp, tiền
sản giật. Bên cạnh đó, gây tê tủy sống còn giảm
được rất nhiều ảnh hưởng của các thuốc sử
dụng tác động lên thai nhi so với phương pháp
gây mê toàn diện có nội khí quản trước đây.
Ở nhiều nước trên thế giới, gây tê tủy sống
đang được áp dụng rộng rãi ngay cả với mổ lấy
thai trên sản phụ tiền sản giật nặng(9), do đó
chúng tôi cho rằng thực hiện đề tài này không vi
phạm về vấn đề y đức.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian từ tháng 09 năm 2010 đến
tháng 06 năm 2011, tại khoa Gây Mê Hồi Sức,
Bệnh viện Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã
tiến hành 105 trường hợp gây tê tủy sống để mổ
lấy thai cho sản phụ tiền sản giật. Kết quả thu
được như sau:
Đặc điểm và đối tượng nghiên cứu:
Bảng 1: Một số đặc điểm chung của đối tượng
nghiên cứu
Đặc điểm Số lượng
(n=105)
Tỉ lệ (%)
Tuổi Dưới 20 tuổi 1 1,10
Từ 21 – 30 tuổi 39 39,37
Từ 31 – 40 tuổi 58 58,55
Trên 40 tuổi 7 6,60
Nghề nghiệp - Lao động chân tay 82 78,09
- Lao động trí óc 23 21,91
Số lần mang
thai
Con so 61 61,57
Mang thai lần 2 31 31,30
Mang thai lần 3 9 9,80
Mang thai lần 4 4 4,40
Chỉ số khối
cơ thể
BMI = 25 – 29,9 46 43,81
BMI ≥ 30 59 56,19
Bảng 2: Bệnh kèm theo của sản phụ
Bệnh kèm theo Số lượng Tỉ lệ %
Đã từng bị tiền sản giật, sản giật 5 4,76
Cao huyết áp trong thai kỳ 9 8,57
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 402
Bệnh kèm theo Số lượng Tỉ lệ %
Hở van 2 lá 1 0,96
U tuyến thượng thận 1 0,96
Viêm gan 3 2,86
Tiểu đường 1 0,96
Trầm cảm 1 0,96
Tổng số 16/105 15,24%
Về hiệu quả vô cảm
Các thay đổi về sinh hiệu của sản phụ trong
mổ
Bảng 3: Thay đổi về sinh hiệu của sản phụ trong mổ
Mạch
(lần/ phút)
HA trung
bình
(mmHg)
Nhịp thở
(lần/ phút)
SpO2
(%)
Trước tê 92,58 9,72 104,28
8,81
19,58
2,12
98,45
Sau tê 5
phút
102,91 9,31 86,16
10,13
18,62
1,95
100
Sau tê 10
pht
100,39 8,76 85,86
10,84
18,33
2,74
100
Sau tê 15
phút
95,76 9,24 85,90 9,35 17,65
2,57
100
Sau tê 20
phút
92,50 9,08 84,73
10,11
16,48
2,17
100
Sau tê 25
phút
89,73 7,94 83,65
10,74
16,03
1,42
100
Sau tê 30
phút
87,07 8,10 82,55
10,16
16,02
0,98
100
Sau tê 35
phút
85,19 7,12 84,10
10,34
15,75
1,75
100
Sau tê 40
phút
83,94 7,48 83,67 9,31 15,20
2,06
100
Sau tê 45
phút
82,50 7,48 81,79 9,34 14,78
1,22
100
Sau tê 50
phút
80,52 8,09 81,28
10.71
14,82
1,48
100
Thay đổi mạch của sản phụ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự thay đổi
về mạch giữa các thời điểm khác nhau không
nhiều, Mạch trung bình trước gây tê là
92,58±9,72 lần/ phút, sau tê 5 phút tăng nhẹ
102,91±9,31, sau tê 10 phút giảm dần còn
100,39±8,67, sau 20 phút còn 92,50±9,08, sau tê 30
phút là 87,07±8,10 và ổn định sau tê 50 phút là
80,52±8,09. Trong quá trình phẫu thuật không có
trường hợp nào mạch chậm dưới 60 lần / phút.
Sau mổ cũng không có trường hợp nào mạch
dưới 60 lần / phút và mạch thay đổi không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05).
Thay đổi về HA
Trong nghiên cứu của chúng tôi, huyết áp
trung bình của sản phụ TSG trước phẫu thuật
bắt con là 104,28±8,81 mmHg, sau tê 10 phút
giảm xuống còn 85,86±10,84, sau 20 phút là
84,73±10.11 và sau 30 phút ổn định ở
82,55±10,16 mmHg.
Tương tự kết quả của chúng tôi, tác giả
Nguyễn Hữu Tú nhận thấy, khi gây tê tủy sống
cho nhóm sản phụ có TSG, huyết áp động mạch
trung bình giảm chậm hơn, mức huyết áp thấp
nhất vào phút thứ 4 và sau đó ổn định ở mức 80
– 100 mmHg trong suốt cuộc mổ(8).
Thay đổi về nhịp thở và SpO2
Sự biến đổi về nhịp thở của phương pháp
gây tê tủy sống trước, trong và sau phẫu thuật
theo chiều hướng giảm dần. Nhịp thở nhanh
hơn khi bắt đầu vô cảm và giảm dần trong quá
trình phẫu thuật. Nhịp thở trung bình của sản
phụ trong tất cả các giai đoạn đều nằm trong
giới hạn bình thường (15 - 16 lần/phút) ở
phương pháp vô cảm này. Không có trường hợp
nào được ghi nhận có nhịp thở < 10 lần / phút,
hay SpO2 giảm dưới 90% (suy hô hấp) trong quá
trình gây tê và phẫu thuật.
Sản phụ được thở Oxy 3 lít/ phút qua mặt nạ
trong suốt thời gian phẫu thuật bắt con. Chỉ số
SpO2 100% ghi nhận trong suốt thời gian phẫu
thuật ở tất cả các sản phụ trong nhóm nghiên
cứu.
Thời gian thực hiện kỹ thuật
Thời gian trung bình để thực hiện kỹ thuật
là 2,44 0,71 phút.
Thời gian ngắn nhất là 2 phút, dài nhất là
5,50 phút.
Thời gian phong bế đến mức T5
Trong lúc tiến hành thủ thuật gây tê tủy
sống, thao tác chọc kim vô khoang dưới nhện
ghi nhận dịch não tủy ra dễ dàng ở tất cả các sản
phụ.
Thời gian ức chế cảm giác ở mức T5 trung
bình là 3,17 1,15 phút.
Thời gian này tương đương với thời gian
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân 2012 403
chờ tác dụng của gây tê trong nghiên cứu của
Nguyễn Đức Lam, Nguyễn Hữu Tú, Nguyễn
Quốc Tuấn(6) là 2,5 1,1 phút (1 – 5 phút).
Thời gian tác dụng của thuốc tê
Thời gian tác dụng trung bình của thuốc tê
là 178,52 31,25 phút.
Thời gian tác dụng ngắn nhất là 104 phút và
dài nhất là 235 phút.
Mức độ giảm đau trong mổ và tỉ lệ thất bại
Đánh giá mức độ đau của sản phụ trong lúc
mổ bằng thước đo VAS, chúng tôi ghi nhận có
98,10% sản phụ không đau hoàn toàn với kích
thích phẫu thuật trong 30 phút đầu (VAS = 0
điểm).
Có 1,90% sản phụ (2/125) đau ít lúc rạch da,
nhưng sau đó tác dụng giảm đau đạt được hoàn
toàn.
Không có trường hợp nào đau nhiều, phải
chuyển sang phương pháp vô cảm khác.
Lượng dịch truyền trong phẫu thuật
Lượng dịch truyền của các sản phụ TSG
giảm xuống nhiều, trung bình trước mổ là
326,97 100,57 ml và trong cuộc mổ là 576,25
124,09 ml.
Trong đó, tất cả dịch truyền đều là dịch tinh
thể (Lactat Ringer, Lactat Ringer + Glucose
5%...).
Không có trường hợp nào sử dụng truyền
máu, hồng cầu lắng trong lúc mổ.
Liều lượng thuốc sử dụng
Bupivacain 0,5% heavy trung bình 8,69
0,95 mg kết hợp với Fentanyl 20 mcg được sử
dụng tiêm vào khoang dưới nhện.
Ephedrin được sử dụng trung bình 2,33
4,24 mg (cao nhất l 21 mg) khi có tụt huyết áp.
Trong đó, có 76 trường hợp không cần sử dụng
Ephedrin trong mổ (chiếm 72,38%).
Thời gian phẫu thuật
95/ 105 trường hợp có thời gian phẫu thuật <
40 phút (90,48%).
Các tai biến, biến chứng trong lúc mổ
Hạ huyết áp trong mổ
Hạ HA là tai biến thường gặp trong tê tủy
sống để mổ lấy thai. Tuy nhiên tỉ lệ hạ HA cũng
như mức độ trầm trọng của nó tùy thuộc vào
liều lượng thuốc tê, tư thế sản phụ khi thực hiện
kỹ thuật, tốc độ bơm thuốc cũng như tình trạng
huyết động của bệnh nhân(1).
Theo David H. Chestnut(3) đã kết luận: "Tỉ lệ
tụt huyết áp chung cho sản phụ được tê tủy
sống phẫu thuật bắt con là 75% cho dù được
truyền dịch trước và nghiêng tử cung sang
trái"
Theo Aya và cộng sự(1), các sản phụ bị TSG
có tỉ lệ tụt huyết áp thấp hơn 6 lần so với các sản
phụ bình thường, nguyên nhân có thể do trọng
lượng thai nhi của sản phụ tiền sản giật thấp
hơn của sản phụ bình thường ở cùng tuổi thai
nên ít gây hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ
dưới hơn, do đó ít bị tụt huyết áp hơn.
Suy hô hấp trong mổ
Suy hô hấp là một biến chứng trầm trọng
của Fentanyl thường biểu hiện bằng giảm nhịp
thở, nếu không điều trị sẽ dẫn tới toan hô hấp.
Nguyên nhân là do sự di chuyển của Fentanyl
về phía đầu trong dịch não tủy, ức chế trực tiếp
trung tâm hô hấp(2). Trong gây tê tủy sống, liều
lượng Fentanyl phối hợp thấp (20 mcg) không
ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, chỉ ảnh
hưởng khi mức tê cao làm liệt cơ liên sườn hay
cơ hoành(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi,
không có trường hợp nào bị suy hô hấp sau mổ.
Buồn nôn và nôn trong mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tần suất
buồn nôn trong lúc mổ là 7,70% (8/ 105 trường
hợp), nôn trong lúc mổ là 1,91% (2/ 105 trường
hợp). Tỉ lệ nôn và buồn nôn tính chung trong
nghiên cứu của chúng tôi là 9,61%, tươn