Đặt vấn đề: Ngày nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và viêm nha chu (VNC) khá phổ biến. Kiểm soát đường
huyết có thể cải thiện bệnh nha chu và ngược lại, kiểm soát nhiễm khuẩn mô nha chu giúp cải thiện việc kiểm soát
đường huyết.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị VNC đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2.
Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng, mẫu nghiên cứu gồm
60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và VNC được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh
răng miệng, riêng nhóm can thiệp còn được kê toa doxycycline 100mg/ngày dùng 7 ngày, cạo vôi răng và xử lý
mặt gốc răng. Các số liệu thu thập gồm chỉ số mảng bám PI, chỉ số nướu GI, độ sâu túi PPD, độ mất bám dính
lâm sàng CAL, chảy máu nướu khi thăm khám BOP và giá trị HbA1c được ghi nhận vào lúc khám ban đầu và
sau 3 tháng.
Kết quả: Sau 3 tháng, thay đổi có ý nghĩa các chỉ số GI, PPD, BOP và giá trị HbA1c trong nhóm can thiệp,
trong khi ở nhóm chứng sự thay đổi các chỉ số này không đáng kể.
Kết luận: Việc điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp sử dụng kháng sinh không những cải thiện tình
trạng nha chu mà còn góp phần nâng cao việc kiểm soát biến dưỡng đường trên BN ĐTĐ típ 2.
7 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả điều trị viêm nha chu đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 110
HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT
ĐƯỜNG HUYẾT Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
Vũ Thị Thúy Hồng*, Nguyễn Thị Hồng**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Ngày nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và viêm nha chu (VNC) khá phổ biến. Kiểm soát đường
huyết có thể cải thiện bệnh nha chu và ngược lại, kiểm soát nhiễm khuẩn mô nha chu giúp cải thiện việc kiểm soát
đường huyết.
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị VNC đối với kiểm soát đường huyết ở bệnh
nhân ĐTĐ típ 2.
Phương pháp: Với thiết kế nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mù đơn có nhóm chứng, mẫu nghiên cứu gồm
60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và VNC được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm. Tất cả bệnh nhân được hướng dẫn vệ sinh
răng miệng, riêng nhóm can thiệp còn được kê toa doxycycline 100mg/ngày dùng 7 ngày, cạo vôi răng và xử lý
mặt gốc răng. Các số liệu thu thập gồm chỉ số mảng bám PI, chỉ số nướu GI, độ sâu túi PPD, độ mất bám dính
lâm sàng CAL, chảy máu nướu khi thăm khám BOP và giá trị HbA1c được ghi nhận vào lúc khám ban đầu và
sau 3 tháng.
Kết quả: Sau 3 tháng, thay đổi có ý nghĩa các chỉ số GI, PPD, BOP và giá trị HbA1c trong nhóm can thiệp,
trong khi ở nhóm chứng sự thay đổi các chỉ số này không đáng kể.
Kết luận: Việc điều trị nha chu không phẫu thuật kết hợp sử dụng kháng sinh không những cải thiện tình
trạng nha chu mà còn góp phần nâng cao việc kiểm soát biến dưỡng đường trên BN ĐTĐ típ 2.
Từ khoá: Đái tháo đường típ 2, viêm nha chu, kiểm soát biến dưỡng đường huyết.
ABSTRACT
THE EFFECT OF PERIODONTAL TREATMENT ON GLYCEMIC CONTROL IN TYPE 2 DIABETES
PATIENTS
Vu Thi Thuy Hong, Nguyen Thi Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 110 - 116
Background: At present, diabetes mellitus and periodontitis are quite common diseases. Glycaemic control
can make periodontal status better, and in contrast, periodontal disease can improve glycaemic control.
Objectives: The aim of the present study was to investigate the effect of periodontal treatment on glycemic
control in type 2 diabetes mellitus (DM) patients.
Material and methods: In this controlled single-blind randomized clinical trial, 60 patients with type 2
DM and periodontitis were selected. Subjects were randomly assigned into two groups. All patiens received oral
hygiene instructions, the treatment group received full-mouth scaling and root planing combined with systemic
doxycycline 100mg/day for 7 days. Data collection included plaque index (PI), gingival index (GI), probing pocket
depth (PPD), clinical attachment levels (CALs), bleeding on probing (BOP) and glycated haemoglobin (HbA1c)
were recorded at baseline and 3rd month.
Results: A statistically significant effect could be demonstrated for PlI, GI, PPD and BOP for the treatment
* Bệnh viện đa khoa khu vực Thủ Đức, **Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP.HCM
Tác giả liên lạc: ThS Vũ Thị Thúy Hồng, ĐT: 0907515023, Email: thuyhong2906@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 111
group. HbA1c levels in the treatment group decreased significantly whereas the control group showed a slight but
insignificant decrease for this parameter.
Conclusions: The results of this study showed that non-surgical periodontal therapy with adjunctive
systemic antimicrobial treatment is associated with improved both periodontal health and glycaemic control in
type 2 DM patients.
Key words: Type 2 diabetes mellitus, periodontitis, glycemic control.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) và viêm nha chu
(VNC) hiện nay khá phổ biến trên thế giới(5). Ở
Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ĐTĐ trong cả nước trên
5%. Bên cạnh đó, bệnh nha chu luôn là nguyên
nhân hàng đầu gây mất răng ở người trưởng
thành, với 90% người mắc bệnh nha chu, trong
đó 32% bị VNC(11). Mối liên hệ hai chiều giữa hai
bệnh này đã được chứng minh từ lâu, kiểm soát
đường huyết có thể cải thiện bệnh nha chu, và
ngược lại, kiểm soát nhiễm khuẩn mô nha chu
giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết(13).
Cho đến nay, xét nghiệm HbA1c vẫn là
phương pháp tốt nhất để theo dõi mức đường
huyết ở bệnh nhân ĐTĐ(1). Huyết sắc tố kết hợp
với glucose thành glycohemoglobin trong đó
HbA1c chiếm 4-6% tổng số huyết sắc tố. HbA1c
tăng trong trường hợp tăng đường huyết mạn
tính. Glycohemoglobin sẽ tồn tại trong suốt đời
sống của hồng cầu (khoảng 120 ngày), do vậy
HbA1c cho biết sự kiểm soát đường huyết trong
thời gian dài. Nồng độ HbA1c 5-7% cho biết đã
ổn định đường huyết tốt trong 2-3 tháng trước,
nếu HbA1c > 8% thì đường huyết không được
kiểm soát tốt(1,9).
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu về tình
trạng bệnh nha chu trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Tuy nhiên, điều trị VNC có cải thiện được việc
kiểm soát đường huyết vẫn còn là một vấn đề
chưa rõ. Với mong muốn cải thiện tình trạng nha
chu ở bệnh nhân ĐTĐ típ 2, chúng tôi thực hiện
đề tài này với mục tiêu xác định hiệu quả của
việc điều trị VNC đối với việc kiểm soát đường
huyết được đánh giá qua xét nghiệm HbA1c ở
bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mẫu nghiên cứu
Gồm 60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 được chẩn
đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực
Thủ Đức Tp.HCM.
Tiêu chí chọn mẫu
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có 6,5% ≤ HbA1c ≤ 8%,
được điều trị ngoại trú.
Trên 40 tuổi(12).
VNC có ≥ 2 răng túi nha chu từ 4-7mm hoặc
≥ 2 răng có độ mất bám dính ≥ 3mm(7).
Còn nhiều hơn 10 răng và có khả năng tự
chăm sóc răng.
Đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám
đúng hẹn.
Tiêu chí loại trừ
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 kiểm soát đường huyết
kém (HbA1c > 8%).
Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 đang điều trị nội trú.
Bệnh nhân béo phì BMI ≥ 30.
Có điều trị nha chu trong vòng 6 tháng tính
đến thời điểm nghiên cứu.
Bệnh nhân đủ những tiêu chí nghiên cứu
được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: nhóm can
thiệp (31 bệnh nhân) và nhóm chứng (29 bệnh
nhân).
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng mù đơn, có nhóm
chứng.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nhân lực
2 bác sĩ Răng Hàm Mặt và 3 y sĩ răng trẻ em,
đã được huấn luyện định chuẩn tại bộ môn Nha
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 112
Chu của Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược
Tp.HCM. Việc khám răng và nha chu trước và
sau 3 tháng do hai bác sĩ RHM khác nhau thực
hiện, không biết thông tin về tình trạng kiểm
soát đường huyết của bệnh nhân. Bác sĩ đánh giá
kết quả điều trị viêm nha chu không biết bệnh
nhân thuộc nhóm can thiệp hay nhóm chứng,
không biết tình trạng nha chu trước khi điều trị.
Phương tiện nghiên cứu
Xét nghiệm HbA1c tại phòng xét nghiệm
huyết học Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ
Đức, bằng máy ADVIA 1650 Chemistry System.
Máy này đã được Trung Tâm Kiểm Chuẩn Xét
Nghiệm Tp.HCM thẩm định kết quả.
Khám nha chu bằng bộ dụng cụ khám răng,
cây đo túi William, mỗi bệnh nhân được chụp 6
phim quanh chóp (ở nhóm răng cửa trên, răng
cửa dưới và các răng cối lớn thứ nhất) để xác
định mức độ tiêu xương ổ răng. Dụng cụ điều trị
nha chu gồm máy cạo vôi và bộ cạo vôi răng của
Densply, bộ xử lý mặt gốc răng Gracey.
Các biến nghiên cứu
Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Họ tên, giới tính, tuổi, trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, chiều cao, cân nặng, thời gian mắc bệnh
ĐTĐ, số lần chải răng trong ngày, thói quen hút
thuốc lá, loại phục hình đang sử dụng, số răng
hiện diện trên hai hàm.
Bệnh ĐTĐ
Chẩn đoán bệnh ĐTĐ khi có kết quả một
trong ba xét nghiệm sau(9): (1) Đường huyết lúc
đói (sau 8 giờ không ăn) ≥ 126mg/dl (7mmol/l),
(2) Một mẫu đường huyết bất kỳ ≥ 200mg/dl
(11,1mmol/l) kết hợp với các triệu chứng của
tăng đường huyết, (3) Đường huyết 2 giờ sau khi
uống nước có chứa 75g glucose ≥ 200mg/dl
(11,1mmol/l).
Theo dõi tình trạng bệnh ĐTĐ: HbA1c.
Viêm nha chu
Chẩn đoán VNC: Khi có ≥ 2 răng có túi nha
chu ≥ 4 mm hoặc ≥ 2 răng có độ mất bám dính ≥
3mm(7).
Tình trạng nha chu: Chỉ số mảng bám (PI),
chỉ số nướu (GI), độ sâu túi (PPD), độ mất bám
dính lâm sàng (CAL), chảy máu nướu khi thăm
dò (BOP), mức độ VNC.
Các bước thực hiện
Bệnh nhân khám và điều trị ĐTĐ tại phòng
khám Nội tiết được chỉ định xét nghiệm máu
HbA1c và chuyển khám chuyên khoa Răng Hàm
Mặt (RHM).
Một bác sĩ RHM khám răng và nha chu, chọn
những bệnh nhân đủ tiêu chí chọn mẫu. Sau đó,
một y sĩ Răng trẻ em phân ngẫu nhiên bệnh
nhân vào nhóm can thiệp hoặc nhóm chứng với
sự đồng ý của bệnh nhân, ghi nhận giá trị
HbA1c trong phiếu thu thập dữ liệu.
Điều trị nha chu cho nhóm can thiệp: Hướng
dẫn vệ sinh răng miệng, phát kem đánh răng,
bàn chải, nước súc miệng, sử dụng kháng sinh
doxycycline 100mg/ngày trong 7 ngày, cạo vôi
răng, xử lý mặt gốc răng. Nhóm chứng được
hướng dẫn vệ sinh răng miệng, phát kem đánh
răng, bàn chải, nước súc miệng.
Đánh giá tình trạng nha chu và biến dưỡng
đường huyết sau 3 tháng: Tất cả BN tái khám sau
3 tháng, làm lại xét nghiệm HbA1c. Một y sĩ răng
trẻ em ghi nhận giá trị HbA1C. Một bác sĩ RHM
khác khám răng và nha chu, đánh giá kết quả
điều trị viêm nha chu.
Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel
và Stata 10. Dùng kiểm định Chi bình phương và
chính xác Fisher để so sánh các tỉ lệ %, kiểm định
t để so sánh các giá trị trung bình, tương quan
Pearson để xác định tương quan giữa HbA1c với
GI, PPD, BOP. Liên quan có ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ
Đặc điểm của bệnh nhân ĐTĐ có VNC
Mẫu nghiên cứu ĐTĐ típ 2 có VNC mạn tính
gồm 31 bệnh nhân trong nhóm can thiệp và 29
bệnh nhân trong nhóm chứng. Tại thời điểm ban
đầu, không có sự khác biệt giữa hai nhóm về
tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), thời gian phát hiện
ĐTĐ, thói quen hút thuốc, số lần chải răng, số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 113
răng còn và loại phục hình răng (p>0,05). Tuy
nhiên, có sự khác biệt về sự phân bố giới tính
giữa nhóm can thiệp với nhóm chứng (p<0,05)
(Bảng 1).
Bệnh ĐTĐ típ 2 có VNC xảy ra ở nữ nhiều
hơn nam (tỉ lệ nam: nữ là 0,71:1), thường gặp
từ 50-70 tuổi (chiếm 70%), trung bình 58,5 ± 8,5
tuổi. Đa số BN có BMI ở mức bình thường
(67%), còn trung bình 23,6 ± 4,3 răng. Thời
gian bệnh đái tháo đường trung bình 4,61 ±
3,07 năm. Về thói quen răng miệng, 10% bệnh
nhân có thói quen quen hút thuốc lá, 83% chải
răng 2-3 lần trong ngày.
Bảng 1. Đặc điểm của 60 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 có VNC.
Nhóm can thip
(31 ca)
Nhóm ch
ng
(29 ca)
Tổng
(60 ca)
Giá trị p
Tui (TB ± ðLC) 57,77 ± 8,82 59,52 ± 8,37 58,53 ± 8,54 0,44 (Kiểm ñịnh t)
Gii tính Tỉ lệ nam:nữ 0,35:1 1,44:1 0,71:1 0,01* (Kiểm ñịnh χ2)
S năm ñái tháo ñưng
(TB ± ðLC)
4,85 ± 2,64 4,36 ± 3,15 4,61 ± 3,07 0,54 (Wilcoxon)
Chi răng (tỉ lệ %)
1 lần/ngày
2 lần/ngày
3 lần/ngày
16
65
19
17
73
10
17
68
15
0,62
(Fisher)
Hút thuc lá (%) 14 7 10 0,34 (Fisher)
Ph$c hình
Hàm giả (số ca)
Cố ñịnh (số ca)
2
3
3
3
5
6
0,85
(Fisher)
S răng còn (TB ± ðLC) 23,87 ± 3,65 23,87 ± 3,65 23,63 ± 4,3 0,66 (Kiểm ñịnh t)
Tình trạng nha chu trước và sau 3 tháng
Tại thời điểm ban đầu nghiên cứu, không có
sự khác biệt về các chỉ số nha chu và HbA1c giữa
nhóm can thiệp và nhóm chứng (p>0,05). Sau 3
tháng, có một số thay đổi ở hai nhóm (Bảng 2).
Cả hai nhóm đều có sự cải thiện việc kiểm soát
mảng bám: nhóm can thiệp từ 1,81 ± 0,59 giảm
xuống 0,91 ± 0,34 rất có ý nghĩa (p<0,001), nhóm
chứng từ 1,87 ± 0,52 giảm còn 1,47 ± 0,39 có ý
nghĩa (p<0,05). Sự khác biệt giữa hai nhóm rất có
ý nghĩa (p<0,001).
Cả hai nhóm đều giảm điểm số viêm nướu:
nhóm can thiệp từ 1,09 ± 0,30 giảm còn 0,46 ±
0,22 rất có ý nghĩa (p<0,001); trong khi nhóm
chứng giảm rất ít từ 1,13 ± 0,34 còn 0,99 ± 0,26
không có ý nghĩa (p>0,05). Có sự khác biệt có ý
nghĩa về mức độ giảm viêm nướu giữa hai
nhóm (p<0,05). Cả hai nhóm đều giảm độ sâu túi
nha chu, nhóm can thiệp từ 2 ± 0,27 giảm còn
1,54 ± 0,19 rất có ý nghĩa (p<0,001); trong khi
nhóm chứng giảm rất ít từ 1,95 ± 0,23 còn 1,92 ±
0,27 không có ý nghĩa (p>0,05). Sự khác biệt về
giảm độ sâu túi nha chu giữa hai nhóm rất có ý
nghĩa (p<0,001).
Tỉ lệ % vị trí nướu chảy máu khi thăm khám
(BOP) đều giảm ở cả hai nhóm, tuy nhiên ở
nhóm can thiệp từ 21,54 ± 13,81 giảm còn 4,62 ±
2,7 rất có ý nghĩa (p<0,001); trong khi nhóm
chứng giảm rất ít từ 20,47 ± 10,52 còn 18,32 ±
10,69 không có ý nghĩa (p>0,05). Mức độ giảm
chảy máu nướu giữa hai nhóm khác nhau rất có
ý nghĩa (p<0,001).
Mất bám dính lâm sàng CAL không cải thiện
ở cả hai nhóm (p>0,05).
Kiểm soát đường huyết
Sau 3 tháng, trung bình HbA1c giảm ở cả hai
nhóm, nhóm can thiệp giảm 0,74% có ý nghĩa
thống kê (từ 7,43% xuống còn 6,68%) (p<0,05),
trong khi nhóm chứng giảm 0,17% (từ 7,40% còn
7,24%) không có ý nghĩa (p>0,05). Mức độ giảm
HbA1c giữa hai nhóm khác nhau không có ý
nghĩa thống kê (p>0,05).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 114
Bảng 2: Các chỉ số nha chu và HbA1c trước và sau 3 tháng.
PI
(TB ± ðLC)
GI
(TB ± ðLC)
PPD (mm)
(TB ± ðLC)
CAL (mm)
(TB ± ðLC)
BOP (%)
(TB ± ðLC)
HbA1c (%)
(TB ± ðLC)
Nhóm can thiệp
Ban ñầu 1,81 ± 0,59 1,09 ± 0,3 2 ± 0,27 2,69 ± 0,57 21,54 ± 13,81 7,43 ± 0,47
Sau 3 tháng 0,91 ± 0,34 0,46 ± 0,22 1,54 ± 0,19 2,57 ± 0,58 4,62 ± 2,7 6,68 ± 1,09
∆ -0,9 -0,64 -0,47 -0,12 -17 -0,74
p 0,000 0,000 0,000 0,41 0,000 0,001
Nhóm chứng
Ban ñầu 1,87 ± 0,52 1,13 ± 0,34 1,95 ± 0,23 2,54 ± 0,66 20,47 ± 10,52 7,4 ± 0,50
Sau 3 tháng 1,47 ± 0,39 0,99 ± 0,26 1,92 ± 0,27 2,58 ± 0,62 18,32 ± 10,69 7,24 ± 0,33
∆ -0,4 -0,13 -0,037 0,04 -2,14 -0,17
p 0,001 0,1 0,67 0,83 0,45 0,46
pCT-Chứng 0,000 0,000 0,000 0,38 0,000 0,08
∆: thay đổi giữa lúc ban đầu và sau 3 tháng. p: giá trị p khi so sánh trước và sau 3 tháng. pCT-Chứng: giá trị p khi so
sánh nhóm can thiệp với nhóm chứng.
Tương quan giữa thay đổi tình trạng nha
chu với HbA1C sau 3 tháng
Phân tích tương quan Pearson cho thấy
không có mối tương quan giữa sự thay đổi
HbA1c với sự thay đổi về mức độ viêm nướu
(GI), độ sâu túi nha chu (PPD) và tỉ lệ % vị trí
nướu chảy máu khi thăm khám (BOP) sau 3
tháng.
BÀN LUẬN
Đây là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đầu
tiên ở Việt Nam về hiệu quả điều trị VNC trên
bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Mẫu nghiên cứu gồm 60
bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và VNC, theo dõi bệnh 3
tháng. Tại thời điểm ban đầu, không có sự khác
biệt giữa nhóm chứng và nhóm can thiệp về
tuổi, trình độ văn hóa, BMI, thời gian bị ĐTĐ,
thói quen hút thuốc, số lần chải răng, phục hình
răng và số răng còn. Bên cạnh đó, các chỉ số về
VNC và các chỉ số đường huyết giữa hai nhóm
cũng tương đương nhau.
Về tình trạng nha chu của bệnh nhân ĐTĐ
típ 2
Tất cả 60 BN đều được hướng dẫn vệ sinh
răng miệng và phát kem đánh răng, bàn chải và
nước súc miệng. Các bệnh nhân nhóm can thiệp
được điều trị VNC theo phác đồ cạo vôi, xử lý
mặt gốc răng và sử dụng kháng sinh như nhiều
nghiên cứu(6,12). Có sự cải thiện đáng kể PI, GI,
BOP và PPD sau 3 tháng ở nhóm can thiệp có
điều trị VNC, trong khi ở nhóm chứng chỉ thay
đổi ở chỉ số PI còn các chỉ số khác hầu như
không thay đổi. Kết quả đã cung cấp thêm bằng
chứng cho thấy việc loại bỏ nhiễm khuẩn ở mô
nha chu thông qua việc điều trị nha chu không
phẫu thuật và dùng kháng sinh toàn thân là có
hiệu quả.
Có những ý kiến khác nhau về thời điểm
đánh giá đáp ứng của việc điều trị nha chu
không phẫu thuật. Morrison đề nghị đánh giá
sau 1 tháng(10), Badersten cho rằng việc thay đổi
túi có độ sâu 4-7mm xảy ra trong 4-5 tháng(2).
Việc đáp ứng tốt đối với việc điều trị nha chu
trên bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu này
khẳng định kết quả của những nghiên cứu trước
đây(8,12). Tuy nhiên, CAL và mức độ cải thiện tình
trạng nha chu trong thời gian dài thì cần nghiên
cứu thêm.
Về ổn định đường huyết sau khi điều trị
nha chu trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2
Mối liên hệ hai chiều giữa bệnh ĐTĐ và
bệnh nha chu là một ví dụ của bệnh toàn thân
ảnh hưởng lên nhiễm khuẩn răng miệng và
ngược lại nhiễm khuẩn răng miệng sẽ làm trầm
trọng thêm bệnh toàn thân sẵn có(3,5). Cơ chế biến
chứng VNC trong bệnh ĐTĐ có thể liên quan
đến sự gắn dính glucose vào một số phân tử lớn
(như protid, lipid, acid nucleic), tạo thành những
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 115
sản phẩm cuối cùng glucose hóa tích cực (AGE).
Khi các thụ thể của đại thực bào kết hợp với
những sản phẩm cuối cùng này sẽ thay đổi kiểu
hình, sinh ra nhiều cytokin viêm như interleukin
IL-1, IL-6 và TNF-α. Các IL-1 hoạt hóa các
lymphô bào B và T, TNF-α gây tiêu xương, IL-6
kích thích sản sinh các hủy cốt bào làm tăng tiêu
xương(3). Mặt khác, trong VNC, các cytokin viêm
cũng được phóng thích ra, trong đó TNF-α giữ
vai trò quan trọng nhất, có tác dụng làm tăng đề
kháng với insulin trong bệnh ĐTĐ típ 2, làm khó
kiểm soát đường huyết. Khi VNC được điều trị,
sẽ làm giảm các chất AGE, TNF-α, HbA1c(4).
Hiện nay, ĐTĐ được xem là một yếu tố
nguy cơ của bệnh nha chu, và bệnh nha chu
ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết
trong bệnh ĐTĐ(14). Do vậy, đối với bệnh nhân
ĐTĐ và VNC, phác đồ điều trị nha chu phụ
thuộc phần lớn vào việc kiểm soát đường
huyết. Trong những biện pháp tại chỗ, đầu
tiên vẫn là những biện pháp vệ sinh cá nhân
bao gồm chải răng, chải niêm mạc, dùng chỉ
nha khoa và nước súc miệng diệt khuẩn để
làm giảm mảng bám và viêm nướu. Kết hợp
cạo vôi răng, xử lý mặt gốc răng và sử dụng
kháng sinh sẽ cải thiện tình trạng nha chu và
việc kiểm soát đường huyết ở những bệnh
nhân này(6,8,13). Tuy nhiên, không phải tất cả
nghiên cứu cho thấy HbA1c được cải thiện sau
khi điều trị nha chu, mà có khi chỉ cải thiện
được tình trạng bệnh nha chu(12). Mục tiêu
chính của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả
của điều trị nha chu lên khả năng ổn định
đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2. Cùng
với hiệu quả điều trị VNC ở nhóm can thiệp,
kết quả HbA1c cũng đã giảm đáng kể 0,74%
sau 3 tháng (p<0,05), trong khi nhóm chứng
chỉ giảm 0,17% (p>0,05).
Tuy nhiên, phân tích tương quan Pearson
cho thấy không có mối tương quan giữa sự thay
đổi HbA1c với sự thay đổi GI, BOP và PPD. Như
vậy, mặc dù tình trạng nha chu và đường huyết
ở nhóm can thiệp sau 3 tháng điều trị nha chu có
cải thiện hơn so với nhóm chứng, nhưng nghiên
cứu này chưa thể kết luận việc cải thiện mức độ
ổn định đường huyết sau 3 tháng điều trị VNC
là do hiệu quả của việc giảm viêm nhiễm nha
chu. Sự không tương quan giữa mức độ cải thiện
tình trạng nha chu với mức độ cải thiện đường
huyết trong nghiên cứu này phản ánh những
thay đổi trong kiểm soát đường huyết có thể do
những yếu tố khác hơn là những thay đổi trong
VNC. Sự kiểm soát biến dưỡng đường phụ
thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ VNC mà
còn liên quan với những yếu tố quan trọng khác
như chế độ dinh dưỡng, việc tập thể dục(9). Nếu
trước đây người ta coi biến chứng của ĐTĐ là
một điều đương nhiên thì ngày nay nhiều
nghiên cứu cho thấy kiểm soát đường huyết chặt
chẽ có thể làm biến chứng ít xảy ra hơn, chỉ cần
HbA1c giảm 0,9% đã giảm được hầu hết các biến
chứng liên quan đến ĐTĐ(9).
KẾT LUẬN
Việc điều trị nha chu bao gồm vôi răng, xử lý
mặt gốc răng, kết hợp sử dụng kháng sinh
không những cải thiện tình trạng nha chu mà
còn góp phần nâng cao việc kiểm soát biến
dưỡng đường trên bệnh nhân ĐTĐ típ 2.
Cần tiếp tục nghiên cứu dọc, cỡ mẫu lớn
hơn, dân số mẫu đồng nhất hơn, thử nghiệm
lâm sàng với thời gian theo dõi dài hơn để đánh
giá chính xác quan hệ nhân quả của mối liên hệ
hai chiều giữa bệnh nha chu với bệnh ĐTĐ và để
khẳng