Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tăng acid uric đã được biết là có liên quan đến bệnh ly tim mạch và
đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa cũng như bệnh thận Công trình này được
tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hạ acid uric máu và tính an toàn của chế phẩm Kim tiền thảo (gồm Kim tiền
thảo và Râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, có đối chứng, thực hiện trên 67 bệnh nhân
với chỉ số acid uric máu ≥ 5,5mg/dL, được phân thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm dùng Viên nang Kim tiền thảo
liều 2 viên x 3 lần mỗi ngày và nhóm đối chứng dùng Allopurinol 300mg liều 1 viên một ngày. Các chỉ số acid
uric máu, BUN, creatinin huyết thanh, AST, ALT được theo dõi và đánh giá sau 4 tuần.
Kết quả: Sau 4 tuần dùng chế phẩm Kim tiền thảo (KTT), nồng độ acid uric máu giảm 26,79% so với ban
đầu, trung bình 2,02 ± 1,39 mg/dL. Sau 4 tuần dùng thuốc, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ acid uric trở về bình
thường là 37,14%. Ngoài ra, nghiên cứu ban đầu cho thấy chế phẩm KTT không ảnh hưởng đến số lượng bạch
cầu, hồng cầu và tiểu cầu, men gan và chức năng thận.
Kết luận: Chế phẩm KTT có tác dụng làm giảm acid uric máu sau thời gian 4 tuần điều trị và tương đối an
toàn trên công thức máu, men gan và chức năng thận.
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả hạ acid uric của chế phẩm Kim tiền thảo (Kim tiền thảo – Râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 20
HIỆU QUẢ HẠ ACID URIC CỦA CHẾ PHẨM KIM TIỀN THẢO
(KIM TIỀN THẢO – RÂU MÈO) TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG ACID URIC MÁU
Phạm Long Thủy Tú*, Nguyễn Thị Bay*
TÓM TẮT
Tình hình và mục đích nghiên cứu: Tăng acid uric đã được biết là có liên quan đến bệnh l y tim mạch và
đặc biệt phổ biến ở bệnh nhân tăng huyết áp, hội chứng chuyển hóa cũng như bệnh thận Công trình này được
tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả hạ acid uric máu và tính an toàn của chế phẩm Kim tiền thảo (gồm Kim tiền
thảo và Râu mèo) trên bệnh nhân tăng acid uric máu.
Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, có đối chứng, thực hiện trên 67 bệnh nhân
với chỉ số acid uric máu ≥ 5,5mg/dL, được phân thành 2 nhóm: nhóm thử nghiệm dùng Viên nang Kim tiền thảo
liều 2 viên x 3 lần mỗi ngày và nhóm đối chứng dùng Allopurinol 300mg liều 1 viên một ngày. Các chỉ số acid
uric máu, BUN, creatinin huyết thanh, AST, ALT được theo dõi và đánh giá sau 4 tuần.
Kết quả: Sau 4 tuần dùng chế phẩm Kim tiền thảo (KTT), nồng độ acid uric máu giảm 26,79% so với ban
đầu, trung bình 2,02 ± 1,39 mg/dL. Sau 4 tuần dùng thuốc, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ acid uric trở về bình
thường là 37,14%. Ngoài ra, nghiên cứu ban đầu cho thấy chế phẩm KTT không ảnh hưởng đến số lượng bạch
cầu, hồng cầu và tiểu cầu, men gan và chức năng thận.
Kết luận: Chế phẩm KTT có tác dụng làm giảm acid uric máu sau thời gian 4 tuần điều trị và tương đối an
toàn trên công thức máu, men gan và chức năng thận.
Từ khóa: kim tiền thảo, râu mèo, acid uric máu.
ABSTRACT
HYPOURICEMIA EFFECT OF “KIM TIEN THAO” PREPARATION (KIM TIEN THAO-RAU MEO) ON
HYPERURICEMIA PATIENTS
Pham Long Thuy Tu, Nguyen Thi Bay
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 20 – 25
Background and aims: Hyperuricemia has been known to be associated with cardiovascular disease and it
is particularly common in patients with hypertension, metabolic syndrome as well as kidney disease. The study
was designed to evaluate the hypouricemia effect of “Kim Tien Thao” preparation (including Kim tien thao – Rau
meo) on hyperuricemia patients.
Methods: A controlled, stage 1 - clinical trial, was conducted on 67 patients with serum uric acid ≥ 5,5
mg/dL and divided into 2 groups: patients in the study group were used “Kim tien thao” preparation with the
dose 2 capsules x 3/day and patients in the control group were treated with Allopurinol with the dose 300mg/day.
The medicines were given and followed after 4 weeks based on the serum uric acid, BUN, creatinine, AST, ALT
and blood count test.
Results: The average decrease in serum uric acid level of study group is 2.02 ± 1.39 mg/dL (26.79%) of
original level after therapy and the ratio of patients’ serum uric acid level returns to normal value (≤ 5.5mg/dL) is
37.14%. Furthermore, there is no statistically significant difference on blood count test, liver and kidney function
found after using “Kim tien thao” preparation
Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Long Thủy Tú. ĐT: 0937534724. Email: thuytu314@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 21
Conclusion: The “Kim tien thao” preparation had hypouricemia and safe effect on patients with
hyperuricemia.
Keywords: herba desmodii styracifolium, orthosiphon stamines, uricemia.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều năm qua, tăng acid uric được
xem như bệnh gout, nhưng hiện nay acid uric
đã được xác định như là một chỉ điểm cho một
số bất thường về chuyển hóa và huyết động học.
Một số nghiên cứu dịch tễ học đã báo cáo có sự
liên hệ giữa mức độ acid uric huyết thanh và
bệnh lý tim mạch, bao gồm tăng huyết áp, hội
chứng chuyển hoá, bệnh động mạch vành, bệnh
mạch máu não, sa sút trí tuệ, tiền sản giật và
bệnh thận (2,3,4,5). Các thuốc Y học hiện đại dùng
để hạ và duy trì acid uric máu hiện nay mang
lại hiệu quả khá tốt. Tuy vậy, việc chọn lựa
một loại thuốc sử dụng điều trị lâu dài cho
bệnh nhân với độc tính thấp và ít tác dụng
phụ là rất cần thiết.
Trong Y học cổ truyền, có một số thảo
dược cũng như thành phẩm qua kinh nghiệm
sử dụng đã được ghi nhận có tác dụng hạ acid
uric máu, trong đó, Kim tiền thảo và Râu mèo
nếu dùng riêng rẽ có tác dụng lợi tiểu và tăng
thải acid uric, hiệu quả này cũng đã được
chứng minh trên thực nghiệm(1) Bên cạnh đó,
một số kinh nghiệm dân gian đã phối hợp hai
dược thảo này trong điều trị bệnh Thống
phong. Như vậy, để xác định hiệu quả thực
sự của Kim tiền thảo và Râu mèo khi phối
hợp với nhau, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài “Hiệu quả hạ acid uric máu của chế
phẩm Kim tiền thảo – Râu mèo trên bệnh
nhân có tăng acid uric máu”, nhằm mang lại
lợi ích thiết thực cho người bệnh cũng như bổ
sung thuốc mới trong điều trị hạ acid uric
máu.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả hạ acid uric máu và
tính an toàn của chế phẩm Kim tiền thảo (Kim
tiền thảo – Râu mèo) trên bệnh nhân có tăng
acid uric máu.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1, có đối
chứng.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân
Tất cả bệnh nhân có tăng acid uric, đến
khám ngoại trú và điều trị nội trú tại Cơ sở 3 –
Bệnh viện ĐHYD. Bệnh nhân được chia thành 2
nhóm: nhóm nghiên cứu và nhóm đối chứng,
với ít nhất 30 bệnh nhân cho mỗi nhóm.
Tiêu chí chọn mẫu
Tất cả các bệnh nhân có nồng độ acid uric
máu ≥ 5, 5 mg/dL. Đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chí loại trừ khỏi nhóm nghiên cứu
Bệnh nhân có bệnh lý ác tính kèm theo, phụ
nữ có thai và cho con bú. Bệnh nhân điều trị
không liên tục và không hợp tác tham gia
nghiên cứu. Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng.
Bệnh nhân trong quá trình điều trị có dùng
thuốc ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu như
các thuốc thuộc nhóm tăng thải acid uric qua
đường tiết niệu hoặc lợi tiểu khác, aspirin,
corticoid, thuốc kháng lao.
Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu
Bệnh nhân không đồng ý tiếp tục tham gia
nghiên cứu.
Bệnh nhân có xuất hiện các triệu chứng như
ban da, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn hoặc các
triệu chứng cấp do nguyên nhân khác cần ưu
tiên điều trị.
Liều sử dụng
Nhóm thử: viên nang Kim tiền thảo 2 viên x
3 lần/ ngày trong 4 tuần.
Nhóm chứng: allopurinol 300mg 1 viên/
ngày trong 4 tuần.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 22
Các biến số nghiên cứu
Acid uric máu, công thức máu, men gan
(AST, ALT), chức năng Thận (BUN, creatinin)
trước và sau 4 tuần điều trị.
KẾT QUẢ
Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Bảng 1: Phân bố theo giới tính ở 2 nhóm nghiên cứu.
GIỚI
KTT ALLO Tổng cộng
Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ%
Nam 24 69% 21 66% 45 67,16
Nữ 11 31% 11 34% 22 32,83
Tổng 35 100 32 100 67 100
Bảng 2: Phân bố theo tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu.
TUỔI
Nhóm KTT Nhóm ALLO Tổng số
Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ%
60 tuổi 19 54,28 17 53,12 36 53,7
> 60 tuổi 16 45,72 15 46,88 31 46,3
Tổng 35 100 32 100 67 100
2 = 0,066 0,05
Phân bố nồng độ acid uric trước điều trị
Bảng 3: Phân bố nồng độ acid uric trước điều trị
giữa 2 nhóm.
Nồng độ acid
uric
5,5 – 9,0
mg/dL
> 9,0 mg/dL TỔNG SỐ
Nhóm
Allopurinol
24(75%) 8(25%) 32(100%)
Nhóm Kim tiền
thảo
26(74,28%) 9(25,72%) 35(100%)
2 = 0,48 0,05
Nhận xét
Nồng độ acid uric của bệnh nhân trước điều
trị giữa 2 nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p>0,05)
Đặc điểm chỉ số huyết học và sinh hóa máu
(AST, ALT, BUN, Creatinin) trước dùng
thuốc
Bảng 4: Đặc điểm công thức máu.
KTT ALLO
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ bất
thường
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ bất
thường
WBC
(4-10)x 103/L
82,86% 17,14% 93,75% 6,25%
KTT ALLO
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ bất
thường
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ bất
thường
RBC
(3,8-5,4)x 10
12
/L
85,72% 14,28% 90,63% 9,37%
PLT
(130-400)x 10
9
/L
100% 0% 93,75% 6,25%
Bảng 5: Đặc điểm men gan trước dùng thuốc.
KTT ALLO
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ tăng
Tỉ lệ Bình
thường
Tỉ lệ tăng
AST
(9 - 40 U/L)
94,3% 5,7% 87,5% 12,5%
ALT
(7 – 42 U/L)
97,15% 2,85% 90,63% 9,37%
Bảng 6: Đặc điểm chức năng Thận trước dùng
thuốc.
KTT ALLO
Tỉ lệ bình
thường
Tỉ lệ tăng
Tỉ lệ bình
thường
Tỉ lệ tăng
BUN (10-50
mg/100ml)
100% 0% 93,75% 6,25%
Creatinin(0,6-1,2
mg/100ml)
77,14% 22,86% 78,125% 21,875%
Tác dụng giảm acid uric máu của KTT, so
sánh với ALLO
Bảng 7: Tác dụng giảm acid uric máu của KTT, so
sánh với ALLO.
Trước dùng
thuốc(mg/dL)
Sau dùng thuốc So sánh
cùng
nhóm
2 tuần
(mg/dL)
4 tuần
(mg/dL)
KTT 7,54± 1,41 6,43 ± 1,45 5,51± 1,4 P < 0,05
ALLO 7,82 ± 1,32 5,97 ± 1,16 4,6 ± 1,21 P < 0,05
So sánh 2
nhóm
p > 0,05 p < 0,05 p < 0,05
Nhận xét
Nồng độ acid uric máu ban đầu giữa 2
nhóm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p > 0,05).
Sau 2 tuần dùng thuốc, nồng độ acid uric
trong mỗi nhóm bắt đầu giảm có ý nghĩa thống
kê (p < 0,05). Khác biệt về nồng độ acid uric giữa
nhóm KTT và nhóm ALLO sau 2 tuần cũng có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05).
Sau 4 tuần dùng thuốc, nồng độ acid uric
giảm có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm (p < 0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 23
So sánh chỉ số acid uric sau mỗi 2 tuần
Bảng 8: So sánh chỉ số acid uric máu trung bình sau
mỗi 2 tuần.
Tuần Kim tiền thảo Allopurinol
T0 (mg/dL) 7,54 ± 1,41 7,82 ± 1,32
T2 (mg/dL) 6,43 ± 1,45 5,97 ± 1,16
T4 (mg/dL) 5,51 ± 1,4 4,6 ± 1,21
So sánh mỗi nhóm p < 0,001 p < 0,001
Nhận xét
Kết quả acid uric trung bình sau mỗi 2 tuần
điều trị ở cả nhóm đều khác biệt có ý nghĩa
thống kê (p < 0,001).
So sánh mức độ giảm acid uric trung bình
sau mỗi 2 tuần
Bảng 9: So sánh mức độ giảm acid uric sau mỗi 2
tuần.
Nhóm
T0
(mg/dL)
T0 – T2
(mg/dL)
T2 – T4
(mg/dL)
Kim tiền thảo 7,54
1,11 ± 1,08
(14,72%)
0,91 ± 0,89
Allopurinol 7,82
1,85 ± 0,67
(23,65%)
1,37 ± 0,57
So sánh 2 nhóm p = 0,002 < 0,05
p = 0,013 <
0,05
Nhận xét
Sau 2 tuần đầu tiên, ALLO giảm acid uric tốt
hơn nhóm KTT, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p
< 0,05).
Ở 2 tuần tiếp theo, nồng độ acid uric ở cả 2
nhóm vẫn tiếp tục giảm và ALLO vẫn duy trì
giảm ở mức độ tốt hơn KTT, khác biệt giữa 2
nhóm có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Tỉ lệ bệnh nhân giảm acid uric máu trên 2
nhóm
Bảng 10: Tỉ lệ bệnh nhân giảm acid uric máu.
Acid
uric
Về bình thường
Giảm ở mức
cao
Không giảm
hoặc tăng
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
Tần
suất
Tỉ lệ
KTT 13 37,14% 17 48,58% 5 14,28%
ALLO 22 68,75% 10 31,25% 0 0%
Nhận xét
Sau 4 tuần nghiên cứu, nhóm KTT có 13
bệnh nhân có nồng độ acid uric máu trở về bình
thường (chiếm 37,14%). 48,58% bệnh nhân ở
nhóm thử có nồng độ acid uric giảm ở mức cao
và 14,28% bệnh nhân có nồng độ acid uric
không giảm hoặc tăng.
Ở nhóm ALLO, chỉ có 31,25% bệnh nhân có
nồng độ acid uric giảm ở mức cao, cỏn lại
68,75% bệnh nhân có nồng độ acid uric về bình
thường.
Các kết quả đánh giá độ an toàn
Công thức máu
Bảng 11: So sánh số lượng hồng cầu trước và sau
điều trị.
KTT ALLO
Trước điều trị 4,72 ± 0,54 4,73 ± 0,56
Sau điều trị 4,67 ± 0,49 4,69 ± 0,66
So sánh cùng nhóm p = 0,21 > 0,05 p = 0,163 > 0,05
Bảng 12: So sánh số lượng bạch cầu trước và sau
điều trị.
KTT ALLO
Trước điều trị 7,23 ± 1,35 7,06 ± 1,07
Sau điều trị 6,85 ± 1,21 6,88 ± 1,05
So sánh cùng nhóm p = 0,0625 > 0,05 p = 0,078 > 0,05
Bảng 13: So sánh số lượng tiểu cầu trước và sau điều
trị.
KTT ALLO
Trước điều trị 305,13 ± 57,12 287,76 ± 76,38
Sau điều trị 302,03 ± 52,84 282,76 ± 65,84
So sánh cùng
nhóm
p = 0,28 > 0,05 p = 0,14 > 0,05
Men gan
Bảng 14: So sánh men AST trước và sau điều trị.
KTT ALLO
Trước điều trị 27,25 ± 13,97 27,45 ± 13,97
Sau điều trị 24 ± 5,99 24,49 ± 8,76
So sánh cùng
nhóm
p = 0,14 > 0,05 p = 0,061 > 0,05
Bảng 15: So sánh men ALT trước và sau điều trị.
KTT ALLO
Trước điều trị (U/L) 26,21 ± 12,91 28,29 ± 13,42
Sau điều trị (U/L) 22,95 ± 8,23 26,87 ± 10,31
So sánh cùng
nhóm
p = 0,08 > 0,05 p = 0,064 > 0,05
Chức năng Thận
Bảng 16: So sánh chỉ số BUN trước và sau điều trị.
KTT ALLO
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 24
Trước điều trị 23,88 ± 9,27 25,5 ± 13,42
Sau điều trị 22,96 ± 7,97 25,37 ± 10,96
So sánh cùng
nhóm
p = 0,21 > 0,05 p = 0,4 > 0,05
Bảng 17: So sánh nồng độ creatinin trước và sau
điều trị.
KTT ALLO
Trước điều trị 1,05 ± 0,25 1,06 ± 0,21
Sau điều trị 1,07 ± 0,23 1,04 ± 0,17
So sánh cùng nhóm p = 0,11 > 0,05 p = 0,48 > 0,05
Triệu chứng cơ năng
35/35 bệnh nhân sử dụng viên nang Kim tiền
thảo đều không có cảm giác khó chịu hay rối
loạn tiêu hóa như: buồn nôn, nôn mửa, đau
bụng, tiêu lỏng trong suốt thời gian dùng thuốc.
Một số bệnh nhân được chẩn đoán Sỏi thận có
cảm giác đi tiểu dễ dàng hơn. 2/32 bệnh nhân sử
dụng Allopurinol có cảm giác buồn nôn, ăn
không ngon.
BÀN LUẬN
Sự thay đổi nồng độ acid uric máu sau mỗi
2 tuần
Ở nhóm sử dụng KTT, sau 2 tuần dùng
thuốc, lượng acid uric máu đã bắt đầu giảm
14,72% so với nồng độ acid uric ban đầu và tiếp
tục giảm ở 2 tuần tiếp theo. Như vậy, sau 4 tuần
dùng thuốc, nồng độ acid uric máu giảm
26,79%, có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.
Ở nhóm Allopurinol, nồng độ acid uric
giảm 23,65% sau 2 tuần đầu tiên dùng thuốc,
điều này có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%
và acid uric vẫn tiếp tục giảm tốt ở 2 tuần tiếp
theo. Như vậy, sau 4 tuần sử dụng Allopurinol,
nồng độ acid uric giảm 41,17%, khác biệt có ý
nghĩa thống kê, độ tin cậy 95%.
Từ kết quả trên cho thấy, về mức độ giảm
acid uric sau mỗi 2 tuần dùng thuốc,
Allopurinol giảm tốt hơn chế phẩm Kim tiền
thảo (p < 0,05), và sau 4 tuần dùng thuốc, tác
dụng hạ acid uric máu của nhóm nghiên cứu
cũng kém hơn Allopurinol, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001).
So sánh mức độ giảm acid uric giữa 2
nhóm sau 4 tuần điều trị
Sau 4 tuần, có 37,14% bệnh nhân có nồng độ
acid uric trở về bình thường (< 5,5 mg/dL), kết
quả này tương đối khả quan đối với một loại
thuốc có nguồn gốc từ dược thảo. Tuy nhiên,
nhóm sử dụng Allopurinol có đến 68,75% bệnh
nhân có nồng độ acid uric về mức bình thường,
điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Yến Loan khi so sánh
hiệu quả hạ acid uric máu của trà PT5- Sa Kê với
Allopurinol. Tuy nhiên, một nghiên cứu được
tiến hành trên 1072 bệnh nhân nhằm so sánh
hiệu quả của Allopurinol và Febuxostat cho
thấy, chỉ có 22% bệnh nhân sử dụng Allopurinol
có nồng độ acid uric trở về bình thường. Điểm
hạn chế của đề tài chúng tôi hiện nay là chúng
tôi chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu nghiên cứu lâm
sàng nào về hiệu quả hạ acid uric máu của
những dược thảo có liên quan đến đề tài của
chúng tôi để so sánh mức độ giảm acid uric máu
của chế phẩm KTT với một loại thuốc khác, vì
vậy kết quả này cũng chỉ mang tính tham khảo.
Do đó, để đánh giá hiệu quả hạ acid uric
thật sự của chế phẩm Kim tiền thảo (Kim tiền
thảo – Râu mèo), chúng tôi cần tiến hành nghiên
cứu trong thời gian dài hơn và trên mẫu lớn hơn
vì có thể nồng độ acid uric giảm là do bệnh
nhân tuân thủ chế độ ăn tốt. Đây cũng là một
hướng phát triển cho đề tài chúng tôi.
Mức độ giảm acid uric máu của thuốc
nghiên cứu dựa trên đặc điểm bệnh lý
Chúng tôi chia 35 bệnh nhân thuộc nhóm
nghiên cứu thành 2 nhóm bệnh lý, bao gồm:
nhóm tăng acid uric có triệu chứng khớp (bao
gồm Gout đơn thuần, Gout kết hợp với bệnh lý
kèm theo) và tăng acid uric không triệu chứng
nhằm đánh giá khả năng giảm acid uric của
thuốc Kim tiền thảo trên từng nhóm bệnh, để từ
đó có thể đưa ra những định hướng điều trị cụ
thể cho bệnh nhân. Tuy nhiên, kết quả nghiên
cứu cho thấy, đối với thuốc nghiên cứu, không
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 25
giảm acid uric trung bình trên từng nhóm bệnh
lý (p> 0,05).
Hiện nay, điều trị tăng acid uric máu không
triệu chứng chưa được đặt ra cho tất cả các đối
tượng có tăng acid uric máu, ngoại trừ bệnh
nhân Gout, hoặc các bệnh nhân có bệnh lý ác
tính và đang sử dụng thuốc gây độc tế bào,
nhằm hạn chế sự lắng đọng urate ở các tổ chức,
đặc biệt ở mô kẽ thận. Tuy nhiên, tại Việt Nam
hiện nay, hầu như ngoài Allopurinol được sử
dụng phổ biến trên bệnh nhân viêm khớp Gout,
những thuốc còn lại chưa có mặt tại Việt Nam
hoặc chi phí rất cao. Vì vậy, mặc dù thuốc
nghiên cứu của chúng tôi chưa được chứng
minh cơ chế tác dụng cụ thể theo dược lý Y học
hiện đại, tuy nhiên, hiệu quả thăm dò ban đầu
khá tốt giúp chúng tôi mạnh dạn hơn trong việc
tiến hành nghiên cứu trên một mẫu lớn hơn và
trong thời gian dài hơn.
Về tính an toàn của chế phẩm Kim tiền
thảo
Qua khảo sát ban đầu chúng tôi thấy rằng
chế phẩm Kim tiền thảo tương đối an toàn và
không ảnh hưởng đến công thức máu, men gan
và chức năng thận. Tuy nhiên, vì Kim tiền thảo
và Râu mèo có đặc tính lợi tiểu, vì vậy hạn chế
của đề tài chúng tôi là chưa khảo sát tính an
toàn của thuốc trên điện giải đồ. Một số nghiên
cứu của các tác giả Arafat et al, 2008 và Adam et
al, 2009 tiến hành trên chuột cho thấy, Râu mèo
có tác dụng lợi tiểu đồng thời tăng thải Na, K,
Cl, tuy nhiên tác dụng này yếu hơn
Hydrochlorothiazide và furosemide. Về mặt lâm
sàng, chúng tôi chưa tìm được nghiên cứu nào
có liên quan đến vấn đề này, do đó để kết luận
chế phẩm Kim tiền thảo có ảnh hưởng đến điện
giải đồ hay không chúng tôi sẽ tiếp tục thực
hiện nghiên cứu trong thời gian sắp tới.
Về mặt cơ chế hoạt động, thuốc lợi tiểu
thuộc nhóm Thiazide gây ức chế sự tái hấp thu
Natri và Clo ở ống lượn xa cũng như giảm bài
tiết acid uric huyết thanh, vì vậy nếu sử dụng
lâu dài sẽ gây tăng acid uric máu. Hiện tại
chúng tôi chưa thực hiện nghiên cứu cơ chế hoạt
động của chế phẩm về mặt dược lý vì vậy chúng
tôi chưa thể kết luận được việc sử dụng chế
phẩm lâu dài có gây tăng acid uric hay không.
Tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu ban đầu
chúng tôi thấy rằng chế phẩm có tác dụng hạ
acid uric trên bệnh nhân tăng acid uric máu.
KẾT LUẬN
Tác dụng hạ acid uric của Kim tiền thảo
được ghi nhận sau 2 tuần dùng thuốc và tiếp tục
giảm ở 2 tuần tiếp theo. Sau 4 tuần điều trị, nồng
độ acid uric máu giảm 26,79% so với ban đầu,
trung bình 2,02 ± 1,39 mg/dL. Sau 4 tuần dùng
thuốc, tỉ lệ bệnh nhân có nồng độ acid uric trở
về bình thường là 37,14%.
Như vậy: qua thăm dò ban đầu, chế phẩm
KTT không làm tăng các men AST và ALT,
không ảnh hưởng đến chức năng Thận (BUN,
creatinin máu), không ảnh hưởng đến công thức
máu cũng như chưa ghi nhận tác dụng phụ trên
lâm sàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arafat OM, Tham SY, Sadikun A, Zhari I, Haughton PJ, Asmawi
MZ, (2008), “Studies on diuretic and hypouricemic effects of
Orthosiphon stamineus methanol extracts in rats”, Epub 2008
Apr 22, 13;118(3):354-60.
2. Bengtsson.C, Lapidus.L, Stendahl.C, Waldenstrom.J (1988),
“Hyperuricaemia and risk of cardiovascular disease and overall
death”. A 12-year follow-up of participants in the population
study of women in Gothenburg, Sweden. Acta Med Scand; 224,
pp. 549–554.
3. Bonora E, Tagher G, (1996). “Relationship of acid uric
concentration to cardiovascular risk factors in young men. Role
of obesity and central fat distribution. The Verona young men
atherosclerosis risk factors study”. Int J Obes Relat Metab D