Hiệu quả phục hồi vận động của một phác đồ cứu bổ 9 huyệt kết hợp cuộn da cột sống và phục hồi chức năng ở trẻ bại não

Tình hình và mục đích nghiên cứu: Những năm gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh phương pháp CUỘN DA CỘT SỐNG (CDCS) có hiệu quả phục hồi vận động trên trẻ bại não (5,6,7,8). Lý thuyết và thực tế lâm sàng, việc tác động lên các huyệt trên 2 đường kinh Dương minh Vị và Đại trường cũng có tác dụng điều trị yếu liệt (4,9) nhưng chưa được khảo sát trong các đề tài nghiên cứu bại não trước đây. Công trình này được tiến hành để đánh giá hiệu quả phục hồi vận động ở trẻ bại não của một phác đồ cứu bổ các huyệt thuộc 2 đường kinh Dương minh Vị và Dương minh Đại trường phối hợp cuộn da cột sống và phục hồi chức năng (PHCN). Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có so sánh, thực hiện tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật vận động TP. HCM, từ 09/2009 đến 05/2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 135 bệnh nhi bại não, tuổi từ 2-10, được điều trị bằng CDCS kết hợp cứu bổ Mệnh môn- Đại Chùy (nhóm chứng) và CDCS kết hợp cứu bổ 9 huyệt (Mệnh môn, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư) (nhóm nghiên cứu.) Phương tiện đánh giá: thang điểm Barthel sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Kết quả: Phương pháp cứu bổ 9 huyệt kết hợp CDCS và phục hồi chức năng giúp phục hồi vận động tốt hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ bệnh nhân khá, trung bình sau 9 tháng điều trị là 26% so với 22%. Kết quả có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05). Kết luận: Phương pháp cứu bổ 9 huyệt kết hợp CDCS và phục hồi chức năng có cải thiện vận động trên trẻ bại não.

pdf7 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 13/06/2022 | Lượt xem: 167 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả phục hồi vận động của một phác đồ cứu bổ 9 huyệt kết hợp cuộn da cột sống và phục hồi chức năng ở trẻ bại não, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 101 HIỆU QUẢ PHỤC HỒI VẬN ĐỘNG CỦA MỘT PHÁC ĐỒ CỨU BỔ 9 HUYỆT KẾT HỢP CUỘN DA CỘT SỐNG VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG Ở TRẺ BẠI NÃO Lê Trung Nam*, Phan Quan Chí Hiếu* TÓM TẮT Tình hình và mục đích nghiên cứu: Những năm gần đây, nhiều đề tài nghiên cứu đã chứng minh phương pháp CUỘN DA CỘT SỐNG (CDCS) có hiệu quả phục hồi vận động trên trẻ bại não (5,6,7,8). Lý thuyết và thực tế lâm sàng, việc tác động lên các huyệt trên 2 đường kinh Dương minh Vị và Đại trường cũng có tác dụng điều trị yếu liệt (4,9) nhưng chưa được khảo sát trong các đề tài nghiên cứu bại não trước đây. Công trình này được tiến hành để đánh giá hiệu quả phục hồi vận động ở trẻ bại não của một phác đồ cứu bổ các huyệt thuộc 2 đường kinh Dương minh Vị và Dương minh Đại trường phối hợp cuộn da cột sống và phục hồi chức năng (PHCN). Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có so sánh, thực hiện tại Trung tâm PHCN trẻ tàn tật vận động TP. HCM, từ 09/2009 đến 05/2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 135 bệnh nhi bại não, tuổi từ 2-10, được điều trị bằng CDCS kết hợp cứu bổ Mệnh môn- Đại Chùy (nhóm chứng) và CDCS kết hợp cứu bổ 9 huyệt (Mệnh môn, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư) (nhóm nghiên cứu.) Phương tiện đánh giá: thang điểm Barthel sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. Kết quả: Phương pháp cứu bổ 9 huyệt kết hợp CDCS và phục hồi chức năng giúp phục hồi vận động tốt hơn so với nhóm chứng. Tỷ lệ bệnh nhân khá, trung bình sau 9 tháng điều trị là 26% so với 22%. Kết quả có ý nghĩa thống kê. (p < 0,05). Kết luận: Phương pháp cứu bổ 9 huyệt kết hợp CDCS và phục hồi chức năng có cải thiện vận động trên trẻ bại não. Từ khóa: Bại não, cuộn da cột sống, kinh Dương minh Vị, kinh Dương minh Đại trường. ABSTRACT EFFECTS ON MOTOR REHABILITATION OF A TREATMENT REGIME OF HEATING 9 ACUPOINTS COMBINED WITH PARAVERTEBRAL SKIN ROLLING AND PHYSIOTHERAPY IN CEREBRAL PALSY CHILDREN. Le Trung Nam, Phan Quan Chi Hieu * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 101 – 107 Background and Aims: In the recent years, a number of studies have demonstrated the effectiveness of paravertebral skin rolling technique in motor rehabilitation of cerebral palsy children (5,6,7,8). In both theory and clinical practice, the stimulation on acupoints of Stomach Meridian and Large Intestine Meridian also has effect in motor rehabilitation (4,9) but has not been studied yet on cerebral palsy children. This study was designed for evaluating the effectiveness on motor rehabilitation in cerebral palsy children of a treatment regime including acupoints heating of the Stomach and Large Intestine Meridian combine with paravertebral skin rolling technique and physiotherapy.  Khoa Y học cổ truyền - Đai hoc Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Lê Trung Nam. ĐT: 0938725446. Email: trungnamle3010@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 102 Study design and setting: A controlled, randomized clinical trial had been conducted in the Center of Functional Rehabilitation for Motor Deficit Children HCMC from 09/2009 to 05/2011. Subjects and methods: 135 cerebral palsy children, age of 2 - 10, were divided into control group (heating GV14, BL23 + paravertebral skin rolling technique + physiotherapy) and study group (heating 9 acupoints GV.14, BL.23, LI.4, LI.11, LI.15, ST.34, ST.36, ST.37, ST.41 + paravertebral skin rolling technique + physiotherapy). Outcome measures: Barthel score before and after 3, 6, and 9 months. Results: The improvement of study group showed significant better than the control group. The ratio of good and fair results by Barthel score of study group after 9-month treatment was 26% in comparison to 22% of the control group (p < 0.05). Conclusion: The treatment regime of heating 9 acupoints (GV.14, BL.23, LI.4, LI.11, LI.15, ST.34, ST.36, ST.37, ST.41) combined with paravertebral skin rolling technique and physiotherapy has improved the motor rehabilitation in cerebral palsy children. Keywords: Cerebral palsy, paravertebral skin rolling technique, Stomach Meridian, Large Intestine Meridian. ĐẶT VẤN ĐỀ Bại não là bệnh lý có biểu hiện lâm sàng đa dạng và để lại nhiều di chứng nặng nề cho trẻ. Việc phục hồi các di chứng cho trẻ bại não ở Việt Nam đang rất được quan tâm nhưng thực tế còn nhiều khó khăn.. (1,3) Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh thủ thuật cuộn da cột sống (CDCS) có cải thiện vận động ở trẻ bại não (6,7,8). Những nghiên cứu kích thích các huyệt trên 2 đường kinh Dương minh Vị và kinh Dương minh Đại trường cũng có tác dụng điều trị liệt ở tay, chân nhưng chưa được khảo sát trong các nghiên cứu bại não trước đây (4,9). Với cơ sở lý luận trên, nghiên cứu này được tiến hành để trả lời câu hỏi: việc cứu bổ thêm các huyệt trên 2 kinh Dương minh Vị và Đại Trường có làm tăng thêm hiệu quả phục hồi di chứng vận động ở trẻ bại não không. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hiệu quả phục hồi vận động của phương pháp: “CDCS kết hợp cứu bổ 9 huyệt gồm Mệnh môn, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư + PHCN” và phương pháp “CDCS kết hợp cứu bổ Mệnh môn, Đại chùy + PHCN”. So sánh hiệu quả phục hồi vận động của 2 phương pháp trên với phương pháp “CDCS kết hợp cứu bổ Mệnh môn, Đại chùy + PHCN” Ghi nhận tác dụng không mong muốn (nếu có) của phương pháp điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu lâm sàng, mở, có so sánh, chọn lựa ngẫu nhiên. Thời gian và nơi tiến hành nghiên cứu Trung tâm PHCN trẻ tàn tật vận động số 1A Lý Thường kiệt, Q. Tân Bình, TP. HCM. Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 5 năm 2011. Mẫu nghiên cứu Công thức chọn mẫu * * 2 1 1 1 1 2 2 2 [ 2 (1 ) (1 ) (1 )]       Z P P Z P P P P n d P1, P2: tỉ lệ tương ứng ở hai dân số. P1 là tỉ lệ thành công khi điều trị bằng phương pháp “CDCS kết hợp cứu bổ Mệnh môn, Đại chùy + PHCN” = 0,556 (6). P2 là tỉ lệ dự đoán thành công khi điều trị bằng phương pháp “CDCS kết hợp cứu bổ 9 huyệt (Mệnh môn, Đại chùy, Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư)+ PHCN” = 0,78.  = 0,05  Z1-  = 1,64; 1 -  = 0,9  Z 1-  = 1.28; P* = (P1 + P2)/2 = 0,668; d = P2 - P1 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 103 = 0,224. n = 73,9. Vậy số bệnh nhân tối thiểu cho mỗi nhóm là 74 bệnh nhân. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhi từ 2 – 10 tuổi. Không phân biệt giới tính và thời gian mắc bệnh. Có gia đình hợp tác tốt. Được xác định bại não bởi 3 yếu tố (1): Chậm phát triển trí tuệ, có rối loạn phát triển vận động, có rối loạn giác quan, ngôn ngữ và nhận thức. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh suy dinh dưỡng nặng, có bệnh ngoài da vùng lưng. Đang được điều trị bằng phương pháp khác. Không khả năng phối hợp điều trị. Ngưng thực hiện nghiên cứu khi Trong thời gian nghiên cứu có xuất hiện tiêu chuẩn loại trừ, bệnh nhân không tuân thủ qui trình điều trị. Và khi gia đình trẻ bại não có mong muốn ngừng tham gia. Phương tiện Điếu ngãi: dùng bột tán mịn từ ngãi cứu sau đó quấn thành điếu ngãi. Định nghĩa các biến số Phương pháp cuộn da cột sống (CDCS) Bệnh nhi nằm sấp, thầy thuốc ngồi bên hông bệnh nhi. Thầy thuốc úp 2 bàn tay luân phiên dùng 2 ngón trỏ vào cùng với ngón cái, vừa kéo da ngay bên trên giữa cột sống lên, vừa dùng ngón tay cái đẩy tới nhẹ nhàng (thủ thuật bổ), cuộn từ thắt lưng (huyệt Mệnh môn) lên tới cổ (huyệt Á môn) là 1 đường cuộn, sau đó lặp lại, tốc độ khoảng 10 đường cuộn/1 phút. Ngày cuộn 2 lần mỗi lần 10 phút, thời gian kéo dài 9 tháng. Thủ thuật cứu bổ Bệnh nhi nằm sấp, người chăm sóc ngồi bên hông bệnh nhi. Phương pháp: cứu bổ, dùng điếu ngải hơ trên huyệt sao cho có cảm giác nóng ấm. Ngày cứu 2 lần, mỗi lần 10 phút/ huyệt. Thời gian kéo dài 9 tháng. Vật lý trị liệu (3) Gồm tập thụ động, tập chủ động. Vị trí huyệt (1, 8) Mệnh môn: Chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống thắt lưng L2 – L3. Đại chùy: Huyệt ở chỗ lõm dưới đầu mỏm gai C7 (huyệt giữa C7 - D1). Kiên ngung: Dang cánh tay thẳng, mỏm cùng vai và mấu động lớn xương cánh tay làm thành hai chỗ hõm. Huyệt ở chỗ hõm nhỏ phía trước, sát bờ trước mỏm cùng vai. Khúc trì: Co cùi chỏ vào, bàn tay áp vào ngực. Huyệt là chỗ đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu. Hợp cốc: Ngón tay cái và ngón tay chỏ xòe rộng ra, xong lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia để vào chỗ da nối ngón trỏ và ngón cái tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay 1 và 2, đầu ngón cái ở đâu thì chỗ đó là huyệt. Túc tam lý: Hõm dưới ngoài xương bánh chè đo xuống 3 thốn, phía ngoài xương mác chừng 1 khoát ngón tay. Giải khê: Ngồi ngay, lắc bàn chân lên xuống, để lộ rõ gân cơ cẳng chân trước và gân cơ duỗi dài riêng ngón chân cái. Huyệt ở chỗ hõm trên nếp gấp trước khớp cổ chân. Lương khâu: Huyệt ở trên góc trên ngoài xương bánh chè 2 thốn. Thượng cự hư: Dưới huyệt Túc tam lý 3 thốn. Tiêu chuẩn đánh giá Thang điểm Barthel chung trước điều trị, sau điều trị 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Số liệu thống kê Tổng số 135 BN; Nhóm I (Nhóm chứng): 67 BN. Nhóm II (Nhóm nghiên cứu): 68 BN. Bảng 1. Phân bố nam nữ ở 2 nhóm nghiên cứu. GIỚI Nhóm I Nhóm II Chung Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 104 GIỚI Nhóm I Nhóm II Chung Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Nam 41 61 40 59 81 60 Nữ 26 39 28 41 54 40 Tổng 67 100 68 100 135 100 Nhận xét: Có sự đồng nhất về phân bố giới tính giữa 2 nhóm nghiên cứu. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. (2= 0,079, p > 0,05). Phân bố theo độ tuổi Bảng 2. Phân bố theo tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu. GIỚI Nhóm I Nhóm II Chung Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% Số BN Tỉ lệ% <7 tuổi 44 66 49 72 93 69  7 tuổi 23 34 19 28 42 31 Tổng 67 100 68 100 135 100 Nhận xét: Sự khác biệt về phân phối tuổi giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (2 = 0,64, p > 0,05). Phân bố theo chỉ số khối cơ thể (BMI) Bảng 3. Bảng xếp loại dựa theo chỉ số khối (BMI) giữa 2 nhóm. Nhóm Suy dinh dưỡng Đủ cân Thừa cân TỔNG SỐ Nhóm I 17(25%) 47(71%) 3(4%) 67(100%) Nhóm II 13(19%) 50(74%) 5(7%) 68(100%) Nhận xét: Sự khác biệt về xếp loại dựa theo chỉ số khối cơ thể (BMI) giữa 2 nhóm trước điều trị không có ý nghĩa thống kê (2= 1,11; p > 0,05). Phân bố mức độ yếu liệt ở 2 nhóm nghiên cứu trước điều trị (thang điểm Barthel) Điểm Barthel trung bình của 2 nhóm trước điều trị: Nhóm I: 8,65 ± 9,23; Nhóm II: 9,70 ± 10,06 Nhận xét: Sự khác biệt về tình trạng vận động của bệnh nhân giữa 2 nhóm trước khi nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả phục hồi di chứng vận động Bảng 4. Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel ở nhóm I. n = 67 Trước ĐT Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Điểm Barthel trung bình 8,65 ± 9,23 12,16 ± 9,85 16,04 ± 9,75 21,86 ± 11,63 F 20,78 P < 0,001 Nhận xét: Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel ở nhóm I có ý nghĩa thống kê. (p < 0,001). Bảng 5. Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel nhóm II. N = 68 Trước ĐT Sau 3 tháng Sau 6 tháng Sau 9 tháng Điểm Barthel trung bình 9,70 ± 10,06 13,16± 10,71 17,86± 10,01 24,41 ± 11,60 F 24,43 P < 0,001 Nhận xét: Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel ở nhóm II có ý nghĩa thống kê. (p <0,001). Bảng 6. So sánh điểm tăng Barthel giữa 2 nhóm. Nhóm Trước ĐT D3 D6 D9 Nhóm I 0 3,43 ± 2,64 7,38 ± 3,92 13,13 ± 6,08 Nhóm II 0 3,45 ± 2,48 8,23 ± 3,53 15,22 ± 5,14 |t| 0,05 1,31 2,15 P 0,95 0,19 0,03 Ghi chú: D3: Điểm tăng Barthel trung bình sau 3 tháng điều trị. D6: Điểm tăng Barthel trung bình sau 6 tháng điều trị. D9: Điểm tăng Barthel trung bình sau 9 tháng điều trị. Nhận xét: Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel ở 2 nhóm là như nhau sau 3 và 6 tháng điều trị. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. (p > 0,05). Khả năng phục hồi vận động theo thang điểm Barthel ở nhóm II tốt hơn nhóm I sau 9 tháng điều trị. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.(p < 0,05). Bảng 7. Số bệnh nhân trước và sau điều trị ở nhóm I theo xếp loại Barthel. Chia độ I II III IV V Tổng Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Kém Trước điều trị 0 (0. 0%) 0 (0%) 5 (7%) 7 (10%) 55 (83%) 67 (100%) Sau điều trị 0 (0. 0%) 1 (1%) 14 (21%) 18 (27%) 34 (51%) 67 (100%) 2 = 15,05 > 20,05 = 7,08 (df=3), p < 0,05 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 105 Bảng 8. Số bệnh nhân trước và sau điều trị ở nhóm II theo xếp loại Barthel. Chia độ I II III IV V TỔNG SỐ Xếp loại Tốt% Khá% TB% Yếu% Kém% Trước điều trị 0 (%) 1 (1%) 4 (6%) 5 (7%) 58 (86%) 68 (100%) Sau điều trị 0 (0. 0%) 5 (7%) 13 (19%) 31 (46%) 19 (28%) 68 (100%) 2 = 45,96 > 20,05 = 7,08 (df=3), p < 0,05 Bảng 9. Số bệnh nhân xếp loại theo Barthel sau điều trị ở 2 nhóm. Chia độ I II III IV V TỔNG SỐ Xếp loại Tốt Khá TB Yếu Kém Nhóm I 0(0.0%) 1(1%) 14(21% ) 18(27% ) 34(51% ) 67(100 %) Nhóm II 0(0.0%) 5(7%) 13(19% ) 31(46% ) 19(28% ) 68(100 %) 2 = 10,39 > 20.05 = 7,08 (df=3), p < 0,05 Nhận xét: Hiệu lực phục hồi vận động (theo xếp loại Barthel). Nhóm chứng (Nhóm I): trước và sau 9 tháng điều trị có khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 = 15,05 > 20,05 = 7,08 (df=3); p < 0,05. Nhóm nghiên cứu (Nhóm II): trước và sau 9 tháng điều trị có khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 = 45,96 > 20,05 = 7,08 (df=3); p < 0,05. So sánh giữa 2 nhóm nghiên cứu sau 9 tháng điều trị, hiệu quả phục hồi vận động nhóm nghiên cứu tốt hơn nhóm chứng, sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với 2 = 10,39 > 20,05 = 7,08 (df=3); p < 0,05. BÀN LUẬN Hiệu quả phục hồi vận động Diễn biến chỉ số Barthel của 2 nhóm thể hiện trong bảng 4, 5 cho thấy hiệu quả phục hồi vận động cả 2 nhóm bắt đầu từ tháng thứ 3, tiếp túc tăng kéo dài cho đến tháng thứ 9. Bảng so sánh điểm tăng Barthel trung bình giữa 2 nhóm cho thấy: Sau 9 tháng thì phương pháp điều trị áp dụng trong nhóm II (nhóm nghiên cứu) bắt đầu có hiệu quả hơn phương pháp điều trị áp dụng trong nhóm I (nhóm chứng), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hiệu quả phục hồi vận động theo thang điểm Barthel sau 9 tháng điều trị ở nhóm nghiên cứu cao gấp 1,16 lần nhóm chứng (p < 0,05). Bảng 7, 8, 9 cho thấy: Nhóm I (nhóm chứng): Các rối loạn chức năng vận động sau điều trị phục hồi tốt hơn so với trước điều trị. Kết quả xếp loại Barthel sau điều trị: loại khá tăng 1% so với trước điều trị, xếp loại trung bình tăng 14%, yếu tăng 17%, kém giảm 32%. Nhóm II (nhóm nghiên cứu): Các rối loạn chức năng vận động sau điều trị phục hồi tốt hơn so với trước điều trị. Kết quả xếp loại Barthel sau điều trị: Loại khá tăng 6% so với trước điều trị, loại trung bình tăng 13%, loại yếu tăng 39%, kém giảm 58%. So sánh giữa 2 nhóm nhận thấy, dựa theo xếp loại Barthel, nhóm nghiên cứu phục hồi vận động tốt hơn, cụ thể sau điều trị thì tỉ lệ bệnh nhân xếp loại khá, trung bình của nhóm nghiên cứu là 26% gấp 1,2 lần so với nhóm chứng (22%). Cơ sở lý luận giải thích các kết quả nghiên cứu Phương pháp chúng tôi nghiên cứu: CDCS + Cứu huyệt Mệnh môn, Đại chùy kết hợp thêm các huyệt trên đường kinh Dương minh gồm Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư + PHCN. Phương pháp được sử dụng trong nhóm chứng để so sánh với phương pháp nghiên cứu: CDCS + Cứu huyệt Mệnh môn, Đại chùy + PHCN. Về phương pháp cuộn da cột sống, cứu huyệt Mệnh môn, Đại chùy Trên cơ sở lý luận Y học cổ truyền: Theo YHCT để phục hồi di chứng trẻ bại não, điều cần thiết là phải đưa được khí từ Thận lên Não vì vậy cần chú ý hệ thống kỳ kinh bát mạch thông qua là mạch Đốc. Mạch Đốc nằm giữa cột sống, cách cột sống 0,5 cm có chuỗi Hoa đà giáp tích, cách cột sống 1,5 thốn (khoảng 2 cm) có kinh Bàng quang. Vậy Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 106 cuộn da cột sống là tác động vào mạch Đốc đồng thời tác động vào vùng huyệt Hoa đà giáp tích và kinh Bàng quang. Trên kinh Bàng quang vùng lưng và thắt lưng có các du huyệt tương ứng với các tạng phủ trong cơ thể như Tâm du, Phế du, Tỳ du. Mạch Đốc nhận tất cả kinh khí từ đường kinh dương cơ thể, hòa hợp với các kinh dương điều chỉnh dương khí toàn thân. Huyệt Hoa đà giáp tích và các du huyệt ở kinh Bàng quang có tác dụng đến các tạng phủ bên trong và vùng tương ứng bên ngoài. CDCS là phương pháp tác động vào cột sống và cạnh cột sống có tác dụng làm tăng lưu thông khí từ Thận lên Não, giúp phục hồi di chứng vận động (yếu cổ lưng và yếu liệt chi) ở trẻ bại não. Huyệt Mệnh môn quan hệ chặt chẽ với Thận, là chỗ liên quan nguyên khí gọi là nguyên dương. Nguyên dương chân hỏa tiên thiên là khí của Thận là nguồn nguyên khí đưa lên Não. Mệnh môn, Đại chùy nằm trên mạch Đốc, nhận tất cả khí từ các kinh dương của cơ thể. Cứu huyệt Mệnh môn, Đại chùy giúp đưa Thận khí về Não nhiều hơn giúp cải thiện di chứng vận động. Trên cơ sở Y học hiện đại CDCS như một phương pháp xoa bóp tác động kích thích những tiết đoạn thần kinh, mạch máu dọc cột sống, chi phối chi yếu liệt nhằm tăng cường tuần hoàn đến chi yếu liệt tốt. Về kết hợp cứu bổ các huyệt trên đường kinh Dương minh gồm Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc, Túc tam lý, Giải khê, Lương khâu, Thượng cự hư. Trong cách chọn huyệt tuân thủ lý luận YHCT: huyệt là nơi khí vào ra, là nơi giao lưu giữa cơ thể với môi trường bên ngoài, nơi đây tiếp nhận các kích thích khác nhau, khi tác động lên huyệt một lượng kích thích thích hợp có thể điều hòa được khí huyết, sơ thông kinh lạc, lập lại cân bằng âm dương. Trong kỹ thuật chọn huyệt, các nhà YHCT lý luận: Kinh lạc sở quá chủ trị sở cập, tức kinh lạc đi qua vùng nào thì chữa bệnh vùng đó. Tuần kinh thủ huyệt: tức là lấy ngay huyệt trên đường kinh đi qua vùng bệnh. Dựa trên các nguyên tắc trên các nhà châm cứu đưa ra phương huyệt được cấu tạo chủ yếu là kinh Dương minh là kinh đa khí huyết, châm cứu tác động vào huyệt để điều chỉnh các chức năng kinh mạch, điều khí dẫn huyết đến nơi liệt. Ngoài tác dụng lên đường kinh, như đã nêu trong phần cơ chế bệnh sinh của các chứng ngũ trì, ngũ nhuyễn, chứng nuy theo quan niệm YHCT, Tỳ Vị hư cũng ảnh hưởng đến nguồn sinh huyết, huyết hư không dưỡng được Can ảnh hưởng đến chức năng chủ cân của tạng Can, dẫn đến các chứng nuy. Huyệt Túc tam lý lại có tác dụng đặc hiệu lý Tỳ Vị, điều trung khí, phò chính, bồi nguyên bổ hư nhược, huyệt Giải khê có tác dụng phò trợ tỳ khí, hóa thấp trệ vì vậy khi kích thích hai huyệt trên giúp cải thiện chức năng sinh huyết của tỳ, có thể giải quyết một phần nguyên nhân gây bệnh theo quan niệm YHCT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM (1997), Bài giảng bệnh học và điều, tập II, tr 192 – 206. 2. Bộ môn YHCT, Đại học Y Dược TP. HCM (1997), Bài giảng triệu chứng YHCT, tr 53 – 55, 81 – 82. 3. Bộ Y Tế, Chương trình PHCN (tháng 10/2002), Tài liệu tập huấn về PHCN cho trẻ bại não (dùng cho cán bộ PHCN). 4. Hà Thị Hồng Linh (2005), Hiệu quả của thể châm tro
Tài liệu liên quan