Hiệu quả thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn

Những năm gần đây, thở máy không xâm lấn (NIV) cho thấy có hiệu quả trên những bệnh nhân suy hô hấp cấp nặng Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của hiệu quả thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp. Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu‐cắt ngang, mô tả hàng loạt ca , có phân tích. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân suy hô hấp không hiệu quả với oxy qua mũi, có chỉ định thở máy không xâm lấn, nhập khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn từ 3/2007‐2/2012. Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ 3/2007 đến 2/2012 chúng tôi có được 155 ca thở máy không xâm lấn với kết quả như sau: Tuổi: Nhỏ nhất: 29 tuổi; Cao nhất: 90 tuổi;< 40 tuổi chiếm 6,5 %; 40‐69 chiếm 45,2%; ≥ 70 tuổi chiếm 48,5%. Giới tính: Nam chiếm tỉ lệ cao (58,1%). Phân bổ bệnh trong mẫu nghiên cứu: Bệnh tim mạch: 61,3%; Bệnh phổi: 22,6%; Bệnh khác: 16,1%. Sử dụng Mode thở trong nghiên cứu: CPAP: 90,3%; SIMV: 9,7%. Kết quả nghiên cứu: Tốt: 87,1%; Thất bại: 12,9%; Giảm nhịp tim trước và sau NIV 5’ trung bình là 4,03 nhịp/ph (p=0,012; T test). Giảm nhịp thở trước và sau NIV 5’ trung bình 3,9 lần (p< 0,05, T test). Giảm tình trạng co kéo, tình trạng tím tái (T test; p<0,05). Sp02đo tăng lên 17,19% sau 5’ NIV (p< 0,05; T test) Kết luận: NIV có hiệu quả điều trị suy hô hấp cấp hoặc đợt cấp của suy hô hấp mạn trong trường hợp bệnh nhân chưa thật cần thiết phải đặt nội khí quản nhưng đã thất bại cung cấp oxy qua mũi; làm giảm được nhu cầu đặt nội khí quản. NIV có hiệu quả ngay sau khi dùng 5’ qua cải thiện lâm sàng thông qua các yếu tố: làm giảm nhịp thở (p< 0,05), giảm nhịp tim (p< 0,05), giảm tình trạng co kéo (p< 0,05), giảm tím tái (p< 0,05), làm tăng Sp02 máu (p< 0,05)

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  31 HIỆU QUẢ THỞ MÁY KHÔNG XÂM LẤN TRÊN BỆNH NHÂN   SUY HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÀI GÒN  Nguyễn Hoàng Linh*, Trần Thu Nguyệt*, Trương Anh Tấn*, Phạm Thị Ngọc Hương*  TÓM TẮT  Những năm gần đây, thở máy không xâm lấn (NIV) cho thấy có hiệu quả trên những bệnh nhân suy hô hấp  cấp nặng   Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu của hiệu quả thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô hấp.  Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu‐cắt ngang, mô tả hàng loạt ca , có phân tích.  Đối tượng nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân suy hô hấp không hiệu quả với oxy qua mũi, có chỉ định thở  máy không xâm lấn, nhập khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn từ 3/2007‐2/2012.  Kết quả: Trong thời gian nghiên cứu từ 3/2007 đến 2/2012 chúng tôi có được 155 ca thở máy không xâm  lấn với kết quả như sau: Tuổi: Nhỏ nhất: 29 tuổi; Cao nhất: 90 tuổi;< 40 tuổi chiếm 6,5 %; 40‐69 chiếm 45,2%; ≥  70 tuổi chiếm 48,5%. Giới tính: Nam chiếm tỉ lệ cao (58,1%). Phân bổ bệnh trong mẫu nghiên cứu: Bệnh tim  mạch:  61,3%; Bệnh  phổi:  22,6%; Bệnh  khác:  16,1%. Sử  dụng Mode  thở  trong nghiên  cứu: CPAP:  90,3%;  SIMV: 9,7%.  Kết quả nghiên cứu: Tốt: 87,1%; Thất bại: 12,9%; Giảm nhịp tim trước và sau NIV 5’ trung bình là 4,03  nhịp/ph (p=0,012; T test). Giảm nhịp thở trước và sau NIV 5’ trung bình 3,9 lần (p< 0,05, T test). Giảm tình  trạng co kéo, tình trạng tím tái (T test; p<0,05). Sp02 đo tăng lên 17,19% sau 5’ NIV (p< 0,05; T test)   Kết luận: NIV có hiệu quả điều trị suy hô hấp cấp hoặc đợt cấp của suy hô hấp mạn trong trường hợp bệnh  nhân chưa thật cần thiết phải đặt nội khí quản nhưng đã thất bại cung cấp oxy qua mũi; làm giảm được nhu cầu  đặt nội khí quản.  NIV có hiệu quả ngay sau khi dùng 5’ qua cải thiện lâm sàng thông qua các yếu tố: làm giảm nhịp thở (p<  0,05), giảm nhịp tim (p< 0,05), giảm tình trạng co kéo (p< 0,05), giảm tím tái (p< 0,05), làm tăng Sp02 máu (p<  0,05).   Từ khóa: thở máy không xâm lấn, hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp cấp   ABSTRACT  EFFECTIVE NONINVASIVE MECHANICAL VENTILATION RESPIRATORY FAILURE IN SAIGON HOSPITAL Nguyen Hoang Linh, Tran Thu Nguyet, Truong Anh Tan, Pham Thi Ngoc Huong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3‐ 2013:31 ‐ 36  In  recent years, non‐invasive ventilation  (NIV)  that  is  effective  in patients with  severe  acute  respiratory  distress.   Objective: Initial evaluation of effective non‐invasive ventilation in patients with respiratory failure. Study  design:  Prospective  cross‐cutting,  describing  case  series,  have  analyzed  Study  subjects:  All  patients  with  respiratory  failure  is not effective with nasal oxygen,  indicated non‐invasive ventilation, emergency admission  Saigon Hospital from 3/2007‐2/2012.  * Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn  Tác giả liên lạc: ThS BS Nguyễn Hoàng Linh, ĐT: 0903913925, Email: lingnguyen1967@gmail.com   Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 32 Results During the study period from 3/2007 to 2/2012 we have been 155 cases of non‐invasive ventilation  with the following results: Age: Min: 29, Highest: 90 years of age, <40 years of age accounted for 6.5%; 40‐69  accounted for 45.2%, ≥ 70 years accounted for 48.5%. Gender: Male high percentage (58.1%). Distribution of  patients in the study sample: Cardiovascular disease: 61.3%; pulmonary disease: 22.6%, other diseases: 16.1%.  Use Mode breathe  in  the study: CPAP: 90.3%; SIMV: 9.7%. The results of  the study: Good: 87.1% Failure:  12.9% Reduced heart rate before and after NIV 5 ʹaverage 4:03 pace l/min (p = 0.012, t test). Reduced breathing  before and after NIV 5 ʹaverage 3.9 times (p <0.05, t test). * Reduced traction condition, cyanotic condition (T  test, p  0.05, T test).  Conclusion: NIV  effectively  treat  acute  respiratory  failure  or  acute  exacerbations  of  chronic  respiratory  failure  in  cases where  the patient  is not necessary  to  intubate but  failed  to provide oxygen  through  the nose,  reducing  the  demand  intubation. NIV  is  effective  immediately  after using  5  ʹpast  through  improved  clinical  factors:  reduced  breathing  (p>  0.05),  heart  rate  (p>  0.05),  reduced  traction  conditions  (p  <0.05)  in  cyanosis  decreased (p> 0.05), which increases blood Sp02 (p <0.05).  Key words: NIV: Non Invasive Ventilation, ARDS: Acute Respiratory Distress Syndrome  ĐẶT VẤN ĐỀ  Trong công tác cấp cứu bệnh nhân suy hô  hấp, người thầy thuốc luôn phải đánh giá, tiên  lượng tình trạng hô hấp bệnh nhân và đưa ra  biện  pháp  hỗ  trợ  hô  hấp  kịp  thời  cho  bệnh  nhân nhằm  cải  thiện và phục hồi nhanh  tình  trạng suy hô hấp. Có nhiều độ  suy hố hấp và  mức  độ  can  thiệp  của  thầy  thuốc  cũng  tùy  thuộc vào mức độ suy hô hấp của bệnh nhân.  Suy hô hấp nhẹ có thể cung cấp oxy qua mũi,  nặng  hơn phải  cho  bệnh  nhân  thở CPAP,  và  nếu không hiệu quả  thì biện pháp  cuối  cùng  phải  đặt nội khí quản  thở máy. Việc  cho bện  nhân  thở máy  sẽ giải quyết  được vấn  đề  suy  hô hấp của bệnh nhân,  tuy nhiên, biến chứng  do  thở máy gây  ra nhiều khi  đẩy bệnh nhân  vào vòng  lệ  thuộc máy, nhiễm  trùng hô hấp,  chấn thương cơ học hệ hô hấp và việc cai máy  nhiều khi rất khó khăn, nhất là trên bệnh nhân  có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).  Những năm gân  đây,  thở máy không  xâm  lấn (NIV) cho thấy có hiệu quả trên những bệnh  nhân suy hô hấp cấp nặng(8). Người ta thấy rằng  các  trường hợp suy hô hấp nặng nếu được  thở  máy không xâm  lấn sớm có thể tránh được đặt  nội  khí  quản.  Chính  vì  lợi  ích  việc  thở  máy  không xâm  lấn trên bệnh nhân suy hô hấp nên  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên  cứu  hiệu  quả  việc  thở máy không xâm lấn trên bệnh nhân suy hô  hấp tại phòng cấp cứu ICU nhằm khuyến khích  chỉ định sớm và rộng rãi việc sử dụng thở máy  không xâm lấn.  Do đó chúng tôi thực hiện đề tài nhằm mục  tiêu  đánh  giá  kết  quả  bước  đầu  của Khảo  sát  hiệu  quả  thở  máy  không  xâm  lấn  trên  bệnh  nhân suy hô hấp.  ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Thiết kế nghiên cứu  Tiền cứu‐cắt ngang, mô  tả hàng  loạt ca  , có  phân tích.  Đối tượng nghiên cứu  Tất cả các bệnh nhân suy hô hấp không hiệu  quả với oxy qua mũi, có chỉ định thở máy không  xâm lấn, nhập khoa cấp cứu bệnh viện Đa Khoa  Sài Gòn từ 3/2007‐2/2012.  Tiêu chuẩn chọn bệnh  Bệnh nhân trên 15 tuổi.  Suy hô hấp cấp hoặc đợt cấp trên bệnh nhân  suy hô hấp mạn tính.   Bệnh nhân hợp tác và đủ tiêu chuẩn chỉ định  thở máy không xâm lấn.  Tiêu chuẩn loại trừ    Bệnh nhân < 15 tuổi.  Suy hô hấp do bệnh lý ngoại khoa.  Tràn khí màng phổi chưa được dẫn lưu.  Bệnh nhân hôn mê, ói mửa nhiều.  Bệnh nhân không hợp tác.  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  33 Xử lý số liệu  Các  bệnh  nhân  trong mẫu  nghiên  cứu  sẽ  được cho thở máy không xâm lấn và so sánh kết  quả trước và sau thở máy cá thông số: nhịp thở,  mạch,  mức  độ  co  kéo,  Sp02,  mức  độ  tím  tái,  huyết  áp  tại  các  thời  điểm  5 phút,  15 phút,  30  phút và lúc ngưng máy.  Các số liệu được xử lý theo phần mềm SPSS  10.05, và được kiểm  tra sự khác biệt  theo phép  kiểm định T cặp so sánh 2 trị số trung bình.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Trong  thời  gian  nghiên  cứu  từ  3/2007  đến  2/2012 chúng tôi có được 155 ca thở máy không  xâm lấn với kết quả như sau:  Tuổi  Nhỏ nhất: 29 tuổi.  Cao nhất: 90 tuổi.  < 40 tuổi chiếm 6,5%.  40‐69 chiếm 45,2%.  ≥ 70 tuổi chiếm 48,5%.  (>=70) 48.4% (<40 tuoi) 6.5% (40-69) 45.2% Hình: Tuổi >70 chiếm tỉ lệ cao trong nhóm nghiên cứu  Giới tính  Nam  chiếm  tỉ  lệ  cao  (58,1%)  trong  nhóm  nghiên cứu.  Bảng 1. Phân bổ bệnh trong mẫu nghiên cứu  Bệnh n Tỉ lệ % Suyễn ác tính 15 9,7 COPD 20 12,9 Nhồi máu cơ tim/ sốc tim 5 3,2 OAP/CHA/Tiểu đường II 35 22,6 CHA/Suy tim/XHTH 5 3,2 OAP/CHA 15 9,7 OAP/CHA/Suy thận mạn 30 19,4 Cao áp phổi/ Suy tim 5 3,2 Viêm phổi/Xẹp phổi/Kphổi 10 6,4 Bệnh n Tỉ lệ % Sốc nhiễm trùng 5 3,2 Viêm phổi/ XH não 5 3,2 SHH/Heroin 5 3,2 Tổng cộng: 155 100% Cao  nhất  là  nhóm  bệnh  OAP/CHA/  Tiểu  đường  týp  II  chiếm  22,6%;  kế  đến  là  OAP/CHA/suy  thận  mạn  19,4%  và  đợt  cấp  COPD chiếm 12,9%.  Bảng 2. Phân bổ các nguyên nhân gây suy hô hấp  trong mẫu nghiên cứu:  Bệnh tim mạch: 61,3% Bệnh phổi: 22,6% Bệnh khác: 16,1% Bệnh tim mạch gây suy hô hấp chiếm tỉ  lệ  cao nhất (61,3%)trong nhóm nghiên cứu. Bệnh  lý  hô  hấp  gây  suy  hô  hấp  chỉ  chiếm  22,6%.  Như vậy trong các trường hợp suy hô hấp cấp  thường gặp tại phòng cấp cứu ICU có nguyên  nhân  từ bệnh  lý  tim mạch. Nguyên nhân gây  suy hô hấp do bệnh  lý  tại phổi và ngoài  tim  mạch chiếm 38,7%.  Sử dụng Mode thở trong nghiên cứu  CPAP: 90,3%.  SIMV: 9,7%.  Chủ yếu chúng  tôi sử dụng CPAP khi cho  thở  máy  không  xâm  lấn  trong  nhóm  nghiên  cứu,  CPAP là mode thở dể thực hiện và có hiệu quả  cao  trong  suy  hô  hấp  do  bệnh  lý  tim  mạch.  Trong mẫu nghiên cứu chúng  tôi có 61,3% suy  hô hấp do  bệnh  lý  tim mạch  nên  việc  thường  chọn  CPAP/NIV  cho  bệnh  nhân  trong  mẫu  nghiên cứu là thích hợp.  Kết quả nghiên cứu  Tốt: 87,1%.  Thất bại: 12,9%.  Phải đặt nội khí quản giúp thở: 9,7%.  Ngưng do tai biến khác: 3,2%.  Kết qủa tốt 87,1% có cao hơn so với nghiên  cứu  khác  47%(3)  có  thể  do  việc  chọn mẫu  của  chúng  tôi  chưa  khách  quan  vì  số  lượng mẫu  còn nhỏ. Tuy nhiên việc thành công trong NIV  trong nhóm nghiên cứu này cho thấy hiệu quả  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 34 cao trong việc sử dụng NIV trên bệnh nhân suy  hô hấp cấp.  Trong nghiên cúu của chúng tôi có 20 ca thất  bại (12,9%) trong đó 5 ca do tràn khí màng phổi  được phát hiện sau 30’  thở NIV; 15 ca  thất bại  khác phải đặt nội khí quản cho thở máy xâm lấn,  Trong 15 trường hợp phải đẵt nội khí quản có 5  trường hợp suy hô hấp, hôn mê sâu, trụy mạch  trên bệnh nhân xuất huyết não; hôn mê  sâu  là  chống  chỉ  định NIV.  Tuy  nhiên  trong một  số  tình  trạng hôn mê có suy hô hấp như ngộ độc  heroin, chúng ta có thể chỉ định NIV nếu chúng  ta  theo dõi  sát bệnh nhân và MODE  thở kiểm  soát  có  lẽ  thích  hợp  hơn  kiểu  thở  hỗ  trợ  trên  nhưng bệnh nhân này do có thể kiểm soát được  việc ngưng thở của bệnh nhân(9). Chúng tôi cũng  đã  thành công  trên một bệnh nhân suy hô hấp  do quá liều Heroin với kiểu thở CPAP/NIV.  Thời gian thở máy không xâm lấn  Ít nhất: 30 phút.  Lâu nhất: 8 giờ.  Trung bình: 3 giờ.  Một số bệnh nhân phải dùng NIV kéo dài và  nhiều lần trong đợt điều trị do tình trạng suy hô  hấp lại sau khi ngưng NIV, Các nghiên cứu khác  cho  thấy  trong  24h  đầu  bệnh  nhân  có  thể  thở  NIV từ 4‐24h(3).  Trong nhóm nghiên cứu chúng tôi có 5 bệnh  nhân  thở NIV  trong 30’ và  thất bại  điều  trị do  bệnh nhân mê sâu, trụy mạch trên bệnh nhân tai  biến mạch  não.  Trường  hợp  này  có  chống  chỉ  định NIV do bệnh nhân hôn mê  sâu và huyết  động học không ổn định(12), Tuy nhiên trong quá  trình  triển khai chúng  tôi chưa đưa ra phác đồ  cụ thể nên chưa có hướng dẫn chỉ định và chống  chỉ định NIV rõ ràng trong việc chọn bệnh NIV.  Theo kết quả nghiên cứu và  theo nhận xét của  chúng  tôi:  sau 5 phút NIV  đã  có  cải  thiện  lâm  sàng  rõ  bằng  việc  cải  thiện  các  thông  số  như  tăng Sp02, giảm nhịp thở, giảm tình trạng co kéo,  giảm  mức  độ  tím  tái  bệnh  nhân,  giảm  nhịp  tim Tuy nhiên chúng  ta cần  tiếp  tục cho  thở  NIV  cho  đến  khi  bệnh  nhân  tự  thở  hiệu  quả.  Thời gian duy trì trung bình theo kết qủa nghiên  cứu  là 3 giờ. Theo một số khuyến cáo chúng ta  nên tạm ngưng NIV khi bệnh nhân có nhu cầu  về ăn uống hoặc hút đờm dãi và tiếp tục thở lại  sau  đó  nếu  thấy  bệnh  nhân  chưa  tự  thở  hiệu  quả(2,3).  Phân tích các  thông số  liên quan đến  tình  trạng suy hô hấp của bệnh nhân  Bảng 3. Mối liên quan nhịp tim trước và sau NIV 5’  n Nhịp tim trung bình Kết qủa Trước NIV Sau 5’ Sau 15’ Sau 5’ Sau 15’ 155 119,61 115,58 108,97 P=0,012 P=0,000 Sự giảm nhịp tim trước và sau NIV 5’ trung  bình  là 4,03 nhịp/phút so với  lúc bắt đầu dùng  NIV, Sự khác biệt này  đã  có ý nghĩa  thống kê  với p=0,012 (T test), Nếu phân tích sự khác biệt  nhịp  tim  lúc  ban  đầu  và  sau dùng NIV  15’  ta  thấy  nhịp  tim  giảm  trung  bình  31  nhịp/phút.  Điều  này  cho  thấy  khi  tình  trạng  suy  hô  hấp  được cải thiện, cơ tim bớt thiếu oxy thì nhịp tim  giảm xuống trung bình 4,03 nhịp/phút sau dùng  NIV 5’, NIV đã cải  thiện được  tình  trạng  thiếu  oxy cơ  tim nên  làm nhịp  tim giảm xuống đáng  kể(8).  Bảng 4. Mối liên quan nhịp thở trước và sau NIV 5’  n Nhịp thở trung bình Kết qủa Trước NIV Sau 5’ Sau 15’ Sau 5’ Sau 15’ 155 32,73 28,83 24,4 P=0,000 P=0,000 Có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống  kê  (T  test; p<0,05)  về  nhịp  thở  bệnh  nhân  trước  và  sau  thở máy NIV  5’.  Điều  này  cho  thấy  khi  tình trạng suy hô hấp được cải thiện làm nhịp  thở bệnh nhân giảm xuống và giảm trung bình  3,9  lần/phút  sau  dùng NIV  5’;  và  việc  giảm  nhịp thở tại 2 thời điểm này có ý nghĩa thống  kê với p< 0,05(T  test). Phân  tích  sâu  sau NIV  15’  ta  thấy  sự  giảm  nhịp  thở  trung  bình  của  bệnh  nhân  là  8,33  nhịp/phút;  giảm ¼  tần  số  thở lúc bệnh nhân dang suy hô hấp và bắt đầu  được can thiệp bằng NIV (p< 0,05; T test).   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013  Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013  35 Bảng 5. Mối liên quan tình trạng co kéo bệnh nhân  trước và sau NIV 5’  n Tình trạng co kéo Kết qủa T paired Test Trước NIV Sau 5’ 155 2,4 1,57 P=0,000 Có mối  liên quan  có ý nghĩa  thống  kê  (T  test; p <0,05) tình trạng co kéo bệnh nhân trước  và sau NIV 5’. Chứng tỏ sau 5’ dùng NIV, tình  trạng suy hô hấp bệnh nhân đã được cải thiện,  bệnh  nhân  đã  bớt  co  kéo.  NIV  đã  cải  thiện  công hô hấp, giúp  các  cơ hô hấp bớt  co kéo,  bệnh nhân không phải vận dụng hết các cơ hô  háp phụ  trong việc duy  trì hô hấp.  Điều này  tránh  được  tình  trạng  suy  kiệt  cơ  hô  hấp do  suy hô hấp kéo dài(13).  Bảng 6. Mối liên quan tình trạng tím tái bệnh nhân  trước và sau NIV 5’  N Tình trạng tím tái Kết qủa T paired Test Trước NIV Sau 5’ 155 2,26 1,32 P=0,000 Phân  tích  cho  thấy,  tình  trạng  tím  tái  của  bệnh nhâ cải thiện rõ rệt sau 5’ dùng NIV, mối  liện quan nầy có ý nghĩa thống kê (T test; p<0,05)  trong mẫu  nghiên  cứu.  Chứng  tỏ NIV  đã  cải  thiện tình trạng tím tái của bệnh nhân do suy hô  hấp sau 5’(5).  Bảng 7. Mối liên quan Sp02 của bệnh nhân trước và  sau NIV 5’  n Sự thay đổi Sp02 Kết qủa T paired Test Trước NIV Sau 5’ 155 73,19 90,39 P=0,000 Các số liệu phân tích cho thấy Sp02 của bệnh  nhân  trong  nhóm  nghiên  cứu  tăng  lên  nhanh  chóng sau dùng NIV 5’, trung bình sau 5’ dùng  NIV  Sp02  đã  tăng  lên  17,19%, Có  sự  khác  biệt  Sp02 tại  các  thời  điểm khác nhau  sau khi bệnh  nhân được sử dụng NIV. Tuy nhiên phân tích số  liệu cho  thấy sau 5’ dùng NIV Sp02  trung bình  của bệnh nhân đã đạt mức 90,83%. Điều này có  thể kết  luận  rằng: phần  lớn bệnh nhân  suy hô  hấp, sẽ cải thiện được tình trạng suy hô hấp sau  5’ nếu được dùng NIV.  Sau khi phân tích các mối liên quan trên tại  thời điểm  trước dùng NIV và sau 5’ nhận  thấy  các yếu  tố này đều có sự khác biệt  theo hướng  lâm sàng cải thiện và sự khác biệt tại 2 thời điểm  này có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (T test) nên  chúng  tôi  không  phân  tích  thêm  tại  các  thời  điểm sau đó.  KẾT LUẬN  NIV  có  hiệu  quả  điều  trị  suy  hô  hấp  cấp  hoặc đợt cấp của suy hô hấp mạn trong trường  hợp bệnh nhân chưa thật cần thiết phải đặt nội  khí quản nhưng  đã  thất bại  cung  cấp oxy qua  mũi; làm giảm được nhu cầu đặt nội khí quản.  NIV có hiệu quả ngay sau khi dùng 5’ qua  cải  thiện  lâm  sàng  thông  qua  các  yếu  tố:  làm  giảm nhịp thở (p< 0,05), giảm nhịp tim (p< 0,05),  giảm tình trạng co kéo (p< 0,05), giảm tím tái (p<  0,05), làm tăng Sp02 máu (p< 0,05).  NIV  có hiệu  quả  cao  trong  suy  hô  hấp do  bệnh lý tim mạch, đặc biệt suy hô hấp do OAP;  NIV  làm giảm công hô hấp gây giảm nhịp  thở  và giảm tình trạng co kéo cơ hô hấp.  NIV cũng có hiệu quả trong trường hợp suy  hô hấp do bệnh  lý  tại phổi  (COPD, viêm phổi,  suyển);  tuy  nhiên  trong một  số  trường  hợp  suy hô hấp do bệnh lý tại phổi nếu cho thở NIV  với MODE không thích hợp sẽ gây tăng CO2.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Appendini I, Patessio A, Zanaboni S, et al (1994), Physiologic  effects of positive end‐expiratory pressure and mask pressure  support  during  exacerbations  of  chronic  obstructive  pulmonary disease, Am  J Respir Crit Care Med;149: 1069 –  1076.  2. Bott  J,  Carroll MP,  Conway  JH,  et  al  (1993),  Randomised  controlled trial of nasal ventilation in acute ventilatory failure  due to chronic obstructive airways disease, Lancet;341:1555–7,  14,Wood KA, Lewis L, Von Harz B,  et  al, The use of non‐ invasive  positive  pressure  ventilation  in  the  emergency  department, Chest 1998;113:1339–1346.  3. British Thoracic Society Standards of Care Committee (2002);  Thorax:  Non‐invasive  Ventilation  in  Acute  Respiratory  failure; 57:192–211.  4. Celikel T, Sungur M, Ceyhan B, et al  (1998), Comparison of  noninvasive  positive  pressure  ventilation  with  standard  medical  therapy  in  hypercapnic  acute  respiratory  failure,  Chest; 114:1636–1642.  5. Confalonieri  M,  Parigi  P,  Scartabellati  A,  et  al  (1996),  Noninvasive mechanical ventilation improves the immediate  and  long‐term  outcome  of  COPD  patients  with  acute  respiratory failure, Eur Respir J;9:422–430.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2013 36 6. Esteban  A  et  al  (2004):  Noninvasive  Positive‐pressure  Ventilation  for Respiratory  Failure  after  Extubation; NEJM:  350: 2452‐2460.  7. Haddad  B  et  al  (2006): Noninvasive Ventilation  to  Prevent  postextubation Respiratory failure; 2006 BioMed center   8. Kramer N, Meyer  T.J, Meharg  J,  et  al  (1995), Randomized,  prospective trial of noninvasive positive pressure ventilation  in  acute  respiratory  failure,  Am  J  Respir  Crit  Care  Med;151:1799–1806,   9. Lim TK  (1996), Treatment of  severe exacerbation of  chronic  obstructive  pulmonary  disease  with  mask‐applied  continuous positive airway pressure, Respirology;1:189–193.  10. Martin  TJ,  Hovis  JD,  Costantino  JP,  et  al  (2000),  A  randomized,  prospective  evaluation  of  noninvasive  ventilation for acute respiratory failure, Am J Respir Crit Care  Med;161:807–813,  11. Meecham Jones DJ, Paul EA, Grahame‐Clarke C, et al (1994),  Nasal ventilation in acute exacerbations of chronic obstructive  pulmonary disease: effect of ventilator mode on arterial blood  gas tensions, Thorax;49:1222–1224.  12. Miro AM, Shivaram U, Hertig  I  (1993), Continuous positive  airway  pressure  in  COPD  patients  in  acute  hypercapnic  respiratory failure, Chest;103:266–268.  13. Plant  PK,  Owen  JL,  Elliott MW  (2000),  Early  use  of  non‐ invasive  ventilation  for  acute  exacerbations  of  chronic  obstructive pulmonary disease on general respiratory wards:  a multicentre randomised controlled trial, Lancet; 355: 1931– 1935.  14. Vitacca  M,  Clini  E,  Rubini  F,  et  al  (1996),  Non‐invasive  mechanical  ventilation  in  severe  chronic  obstructive  lung  disease  and  acute  respiratory  failure:  sho