Tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn

Mục tiêu: Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan giữa tình trạng này với cảm nhận đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn năm 2011. Phương pháp: nghiên cứu dịch tễ sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011 trường Đại học Sài Gòn, tuổi từ 17 đến 26 tuổi (n=3575). Tất cả sinh viên được khám lâm sàng răng để xác định trung bình SMT-R và tình trạng nha chu. Bảng câu hỏi “Tác động của sức khỏe răng miệng lên cuốc sống hàng ngày” (OIDP) phiên bản tiếng Việt được sử dụng để đánh giá tác động của bệnh răng miệng đến sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và được thu thập bằng phương pháp tự điền. Test chi bình phương dùng đánh giá mối liên quan tình trạng sức khỏe răng miệng và chỉ số OIDP; phương pháp hồi qui đơn biến và đa biến được sử dụng để xây dựng mô hình các yếu tố tiên đoán chỉ số OIDP. Kết quả: Tình trạng sâu răng của đối tượng sinh viên Đại học Sài Gòn ở mức độ trung bình theo phân loại của WHO (71,9%). Vấn đề vôi răng và chảy máu nướu là vấn đề nha chu phổ biến nhất ở sinh viên lứa tuổi này. Các kết quả cũng cho thấy rằng yếu tố lâm sàng (mất răng và vấn đề về mô nha chu) và cảm nhận của sinh viên (sự hài lòng vẻ bề ngoài của hàm răng và cảm nhận về SKRM) là các yếu tố dự báo về tác động đến 8 sinh hoạt hàng ngày của sinh viên theo trình tự là ăn nhai, giao tiếp xã hội, vệ sinh răng miệng, tinh thần, cười thoải mái, nói chuyện (phát âm), học tập hay làm việc và nghỉ ngơi. Kết luận: Yếu tố mất răng và nha chu là 2 yếu tố có ý nghĩa kết hợp đến CLCS của sinh viên, vì thế các chương trình can thiệp nên hướng đến dự phòng và điều trị bảo tồn răng

pdf9 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 11/06/2022 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 24 TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SÀI GÒN Trịnh Thị Tố Quyên*, Ngô Thị Quỳnh Lan** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tình trạng sức khỏe răng miệng và mối liên quan giữa tình trạng này với cảm nhận đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn năm 2011. Phương pháp: nghiên cứu dịch tễ sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang, mẫu nghiên cứu gồm toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011 trường Đại học Sài Gòn, tuổi từ 17 đến 26 tuổi (n=3575). Tất cả sinh viên được khám lâm sàng răng để xác định trung bình SMT-R và tình trạng nha chu. Bảng câu hỏi “Tác động của sức khỏe răng miệng lên cuốc sống hàng ngày” (OIDP) phiên bản tiếng Việt được sử dụng để đánh giá tác động của bệnh răng miệng đến sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và được thu thập bằng phương pháp tự điền. Test chi bình phương dùng đánh giá mối liên quan tình trạng sức khỏe răng miệng và chỉ số OIDP; phương pháp hồi qui đơn biến và đa biến được sử dụng để xây dựng mô hình các yếu tố tiên đoán chỉ số OIDP. Kết quả: Tình trạng sâu răng của đối tượng sinh viên Đại học Sài Gòn ở mức độ trung bình theo phân loại của WHO (71,9%). Vấn đề vôi răng và chảy máu nướu là vấn đề nha chu phổ biến nhất ở sinh viên lứa tuổi này. Các kết quả cũng cho thấy rằng yếu tố lâm sàng (mất răng và vấn đề về mô nha chu) và cảm nhận của sinh viên (sự hài lòng vẻ bề ngoài của hàm răng và cảm nhận về SKRM) là các yếu tố dự báo về tác động đến 8 sinh hoạt hàng ngày của sinh viên theo trình tự là ăn nhai, giao tiếp xã hội, vệ sinh răng miệng, tinh thần, cười thoải mái, nói chuyện (phát âm), học tập hay làm việc và nghỉ ngơi. Kết luận: Yếu tố mất răng và nha chu là 2 yếu tố có ý nghĩa kết hợp đến CLCS của sinh viên, vì thế các chương trình can thiệp nên hướng đến dự phòng và điều trị bảo tồn răng. Từ khóa : Sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống, sinh viên Đại Học Sài Gòn ABSTRACT ORAL HEALTH STATUS AND RELATIONSHIP BETWEEN THIS STATUS AND PERCEPTIONS ON QUALITY OF LIFE OF STUDENTS OF THE UNIVERSITY OF SAIGON Trinh Thi To Quyen, Ngo Thi Quynh Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 2 - 2013: 24-32 Objective: The study is to examine oral health status and relationship between this status and perceptions on quality of life among students of the University of Saigon. Methods: A cross-sectional study was carried out in 2011 among the first year students of the university of Sài Gòn, aged from 17 to 26 (n=3575). All students were examinated clinically to identify the mean of DMFT and periodontal status. The Vietnamese version of oral impacts on daily performance (OIDP) inventory was used to assess impacts of odonto health status on daily living activities among students using self- administrative method. Descriptive statistics was used to describe oral health status and the relationship between this status and the Oral Impacts on Daily Performances (OIDP) index indice was tested using chi-squared test (p<0,05). In addition, univariate multivariate logistics was also used for modelling predictors of OIDP indice. * Đại Học Sài Gòn ** Khoa RHM, Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: PGS. Ngô Thị Quỳnh Lan ĐT: 0903125864 Email: ngothiquynhlan@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 25 Results: Oral health status among students of the University of Saigon was moderate level based on the classification of WHO (71.9%). Bleeding and calculus are popular problems among students. Findings also showed that clinical factors (satisfaction with dental appearance and odonto-oral health status) were predictors about impacts on 8 daily living activities of students including chewing, social communication, oral hygiene, mood, smiling, speaking (pronunciation), studying or working and relaxing. Conclusion: Because loss of teeth and periodontal problems are two significant predictors associated with quality of life among students, intervention programs should be oriented to prevention and dental conservation. Key words: Oral health, quality of life, students of the University of Saigon MỞ ĐẦU Mặc dù những vấn đề về sức khoẻ răng miệng (SKRM) của người dân trên toàn cầu đã có nhiều cải thiện trong vài thập kỷ qua, nhưng bệnh răng miệng vẫn còn phổ biến ở nhiều cộng đồng trên thế giới - đặc biệt trong dân số có thu nhập thấp ở các nước phát triển và đang phát triển. Các vấn đề SKRM không được xem là nghiêm trọng so với các bệnh khác nhưng rất liên quan đến tâm lý, kinh tế, xã hội, và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống (CLCS) của bệnh nhân. Các bệnh răng miệng có thể gây đau đớn, khó chịu, ăn uống khó khăn, ăn mất ngon, ảnh hưởng tới sức khỏe chung, làm giảm khả năng học tập, năng suất lao động, giảm tự tin khi giao tiếp và CLCS cũng bị suy giảm. Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện nay về SKRM liên quan đến CLCS cho mỗi lứa tuổi rất hạn chế, hầu như chưa có số liệu đầy đủ về tình trạng SKRM của lứa tuổi thanh niên, đặc biệt là nhóm đối tượng sinh viên các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam.Kết quả khám SKRM cho sinh viên năm thứ nhất năm học 2009-2010 cho thấy 25% sinh viên có sức nhai thấp hơn 90%(8), còn những yếu tố quan trọng khác của SKRM chưa được đánh giá. Trong khi đó, những vấn đề về răng miệng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung cũng như khả năng học tập, làm việc hàng ngày và CLCS của sinh viên. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là: (1) Xác định tỉ lệ hiện mắc và số trung bình Sâu Mất Trám về tình trạng bệnh sâu răng, (2) Xác định tỉ lệ hiện mắc và số trung bình sextant có vấn đề về nha chu theo CPI và (3) Xác định mối liên quan giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và cảm nhận đối với chất lượng cuộc sống của sinh viên Đại học Sài Gòn năm 2011. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên toàn bộ sinh viên năm thứ nhất năm học 2010-2011 trường Đại học Sài Gòn (N=3.575), tuổi từ 17 đến 26 tuổi. Các sinh viên tham gia nghiên cứu đều ký tên vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu. Để đánh giá tình trạng bệnh sâu răng: Xác định tỉ lệ hiện mắc và số trung bình Sâu Mất Trám. Để đánh giá vấn đề về nha chu: Xác định tỉ lệ hiện mắc và số trung bình sextant theo CPI. Chỉ số đo lường tác động răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày (chỉ số OIDP) được sử dụng là một trong những chỉ số mới về đo lường SKRM xã hội. Chỉ số OIDP là chỉ số đo lường SKRM liên quan CLCS được sử dụng phổ biến để đánh giá tác động của bệnh răng miệng đến sinh hoạt hàng ngày và trong sử dụng đánh giá kết quả kế hoạch điều trị trong cộng đồng. Bản câu hỏi phỏng vấn tự điền về tác động răng miệng lên các sinh hoạt hàng ngày được chuyển ngữ từ bản gốc tiếng Anh với tham vấn ý kiến nhà chuyên môn và chỉnh sửa. Bản câu hỏi được điều tra thăm dò trên mẫu thuận tiện, gồm 20 sinh viên đang học tại trường Đại học Sài Gòn, sau đó sửa đổi bảng câu hỏi cho dễ hiểu hơn. Bảng câu hỏi gồm 8 hoạt động (ăn, nhai, nói, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, sự thoải mái về tinh thần, cười thoải mái, làm việc và tiếp xúc với mọi người) để đánh giá tác động của SKRM trong sinh hoạt hàng ngày trong 6 tháng vừa qua tính đến thời điểm phỏng vấn. Nếu người Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 26 tham gia có bị tác động đến sinh hoạt hàng ngày thì được tính điểm: (A) Tần suất tác động của mỗi hoạt động được đánh giá từ 0 đến 3 điểm: (0) không bao giờ, (1) tác động 1 hoặc 2 lần/ tháng, (2) nếu tác động 1-2 lần/ tuần, (3) 3-4 lần / tuần. (B) Mức độ trầm trọng của tác động được đánh giá từ 0 đến 3 điểm: (0) không trầm trọng, (1) ít trầm trọng, (2) trầm trọng, (3) rất trầm trọng và cuối cùng, người tham gia được hỏi tình trạng răng miệng nào gây tác động ở từng hoạt động như: đau răng, mất răng, hôi miệng hoặc hơi thở hôi, chảy máu nướu, sưng nướu và vấn đề khác. Điểm tác động cho từng hoạt động được tính bằng cách nhân điểm tần số tác động (0-3) với điểm mức độ trầm trọng (0-3). Phạm vi tác động là số hoạt động hàng ngày bị tác động của từng đối tượng (0-8). Điểm OIDP là tổng điểm tác động của 8 hoạt động, chia cho 72 và nhân với 100(15). Phân tích hồi qui logistic đơn biến và đa biến được sử dụng để khảo sát mối quan hệ giữa các biến độc lập (giới tính, nơi cư ngụ, chỉ số sâu mất trám, CPI, mất răng, sâu răng, cảm nhận về SKRM và sự hài lòng về vẻ bề ngoài hàm răng của sinh viên) và biến phụ thuộc (OIDP). Mức độ kết hợp tỉ số chênh (OR) được báo cáo cùng với 95% khoảng tin cậy (KTC), những biến có kết quả p<0,05 được xem là kết hợp có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Có 3.575 sinh viên tham gia nghiên cứu được khám răng miệng và tự điền vào bản câu hỏi OIDP, tuổi từ 17 đến 26 tuổi, tuổi trung bình 18,3 (± 0,8) và 74,5% là nữ. Dân tộc Kinh chiếm 97,63%; sinh viên có nơi cư trú ở các tỉnh thành trước khi nhập học chiếm 66,49%. Tình trạng SKRM Tỉ lệ toàn bộ bệnh sâu răng của mẫu nghiên cứu là 71,9% (95% KTC 70,47%- 73,42%). Kết quả này thấp hơn so với điều tra SKRM toàn quốc của Bộ Y tế năm 2002 ở nhóm dân số 18- 34 tuổi (75,2 %)(28) và cao hơn kết quả nghiên cứu trên sinh viên Đại học Y Thái Bình năm 2008 (70,4%)(16). Theo phân loại của WHO, tình trạng bệnh sâu răng của nhóm nghiên cứu ở mức độ trung bình. Trung bình SMT-R của mẫu nghiên cứu là 2,90; thấp hơn kết quả điều tra SKRM toàn quốc của Bộ y tế năm 2002 ở dân số 18- 34 tuổi (3,29)(28) nhưng lại cao nghiên cứu sinh viên Đại học Y Thái Bình (2,28)(16). Sự khác biệt có thể do hiệu quả của chương trình thêm Fluoride vào nước máy(12), chương trình nha học đường, các phương tiện truyền thông đại chúng về SKRM phát triển, nhiều cải thiện về tình trạng dinh dưỡng và vệ sinh răng miệng. Giáo dục nha khoa có thể đóng vai trò lớn việc thay đổi thái độ SKRM của lứa tuổi sinh viên(1). Khi so sánh kết quả này với các nước cho thấy chỉ số này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu trên đối tượng 18 tuổi ở các nước đang phát triển như Indonesia (2,7), Niger (2,5) và thấp hơn các nước phát triển như Cộng hòa Séc (6,2), Belarus (6,8), Áo (5,5) và Na-Uy (6,9), ngoại trừ Singapore (2,7)(29). Sở dĩ có sự khác biệt này có thể là do khác biệt về tình trạng kinh tế xã hội và các chương trình quốc gia về chăm sóc SKRM. Tỉ lệ sinh viên có mô nha chu lành mạnh là 8,81%, với chảy máu nướu là 11,36% và vôi răng là 83,66% (bảng 1). Kết quả này cũng có tương đồng với kết quả phân tích mê-ta của tác giả Nguyễn Cẩn và Ngô Đồng Khanh ghi nhận (2007) là 78-96%(20). Tuy nhiên, kết quả này khá cao so với nghiên cứu của tác giả Sharda năm 2009 ở sinh viên Ấn Độ lần lượt là 36,8%, 19,4% và 43,8%(23) ở Iran 15–19 tuổi lần lượt là 14,5%, 33,7% và 48,7%(22), ở Jordan ở lứa tuổi 20-29 tuổi có vôi răng là (58,9%)(14). Số trung bình sextants lành mạnh ở nhóm nghiên cứu là 1,2 (± 1,9). Kết quả này cho thấy số sextants lành mạnh rất thấp so với các nghiên cứu tại các nước trên cùng đối tượng là sinh viên Ấn Độ (3,81± 2,21)(23), thanh thiếu niên Iran là 2,622). Điều này không những nói lên mức độ bệnh trầm trọng của mô nha chu của nhóm nghiên cứu mà còn cho thấy hạn chế trong thực hành vệ sinh răng miệng của mẫu nghiên cứu. Mặc dù kiến thức không là yếu tố Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 27 liên hệ chặt chẽ đến hành vi này, nhưng việc giáo dục để hình thành thái độ và hành vi phù hợp đối với chăm sóc răng miệng cần được quan tâm hơn(23). Bảng 1: Phân bố tần số và tỉ lệ người lành mạnh và có bệnh nha chu theo nhóm tuổi, giới và nơi cư trú. Tần số và tỉ lệ (%) người có mã số 0 (Lành mạnh) n (%) 1 (Chảy máu nướu) n (%) 2 (Vôi răng) n(%) 3 (Túi nông) n (%) Toàn bộ 315 (8,81) 406 (11,36) 2.991 (83,66) 2 (0,06) Tuổi 17 – 18 250 (8,99) 319 (11,47) 2.314 (83,24) 2 (0,07) 18 – 26 65 (8,18) 87 (10,94) 677 (85,16) 0 (0,00) Giới Nam 66 (7,25) 117 (12,86) 767 (84,29) 1 (0,11) Nữ 249 (9,35) 288 (10,82) 2.222 (83,47) 1 (0,04) Nơi cư trú TP. HCM 117(9,77) 162 (13,52) 968 (80,80) 0 (0,00) Tỉnh thành khác 198 (8,33) 244 (10,27)* 2023 (85,11)** 2 (0,08) * Test chi bình phương χ2= 8,3962; p=0,004 ** χ2= 10,8061; p=0,001 Mối liên quan tình trạng sức khỏe răng miệng đến chất lượng cuộc sống Trong nghiên cứu này, tần suất tác động của tình trạng SKRM lên 8 hoạt động hàng ngày thật “khiêm tốn”, chỉ có 25,93% sinh viên báo cáo có một hoặc nhiều tác động trong 6 tháng trước. So với các dữ liệu từ các các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh ở học sinh 11 tuổi (62,1%)(21), tác giả Điền Hòa Anh Vũ ở thanh niên cai nghiện ma túy 63%(13) và trên thế giới ở lứa tuổi thanh niên như Uganda (62%)(5), Albania (60,9%)(27), Tanzania 51%(21), người lớn tuổi ở Hy Lạp (39,1)(25), Thái Lan (52,8%)(24) thì tần suất tác động của SKRM ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày ít hơn đáng kể, nhưng lại cao hơn so với Na-uy (17,5%)(6), người lớn tuổi ở Anh (12,3%)(25). Sự khác nhau có thể do cách chọn mẫu, nhận thức về SKRM của đối tượng nghiên cứu và tùy thuộc vào sự khác biệt kinh tế - xã hội, văn hóa và yếu tố tâm lý giữa các nước(4). Việc ăn nhai bị tác động nhiều nhất (37,06%), tiếp theo là việc giao tiếp với mọi người (16,25%) và việc vệ sinh răng miệng (16,11%). Vấn đề ăn nhai là bị ảnh hưởng nhiều nhất, tương tự như những nghiên cứu trước đây của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh(21), tác giả Điền Hòa Anh Vũ(13), cũng tương tự các nghiên cứu trên thế giới ở các lứa tuổi khác nhau như Albania(27), Na-Uy(7), Tanzania(18), Uganda(5), Hy lạp, Anh(25), Thái Lan(15), Pháp(26). Giao tiếp với mọi người cũng là khía cạnh quan trọng đối với sinh viên, ảnh hưởng đến16,25% sinh viên. Điều này hợp lý vì với sự phát triển của xã hội đòi hỏi người sinh viên phải năng động, tham gia nhiều hoạt động nên việc tiếp xúc mọi người rất quan trọng (bảng 2). Bảng 2: Phân bố tỉ lệ %, mức độ và phạm vi tác động của ảnh hưởng của răng miệng trên từng sinh hoạt hàng ngày của mẫu nghiên cứu (N=3575). Các hoạt ñộng hàng ngày bị tác ñộng Toàn bộ Ăn nhai Nói chuyện VSRM Nghỉ ngơi Cười Tinh thần Học tập Giao tiếp Tỉ lệ % bị tác ñộng 25,93 26,71 11,13 16,11 10,66 12,50 14,60 10,97 16,25 ðiểm OIDP Phạm vi ñiểm (0-62) (0-9) (0-9) (0-9) (0-9) (0-9) (0-9) (0-9) (0-9) Trung bình (ðLC) 1,5 (4,3) 0,2 (0,6) 0,0 (0,4) 0,1 (0,5) 0,2 (0,7) 0.1 (0,4) 0,1 (0,5) 0,1 (0,5) 0,2 (0,7) Mức ñộ (%) bị tác ñộng Rất nhẹ 32,74 13,40 4,00 6,08 5,26 5,43 7,47 6,07 7,52 Nhẹ 16,09 2,24 1,03 1,26 0,90 1,71 1,15 0,87 1,85 Trung bình 12,07 0,56 0,11 0,45 0,22 0,67 0,45 0,31 0,73 Nặng 21,01 0,25 0,14 0,31 0,06 0,34 0,11 0,08 0,45 Rất nặng 17,10 0,06 0,06 0,03 0,03 0,17 0,03 0,06 0,11 Phạm vi tác ñộng Số hoạt ñộng bị tác ñộng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 % 62,02 12,36 7,36 5,01 3,80 2,63 1,96 1,76 3,05 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 28 Xem xét về mức độ tác động SKRM lên sinh hoạt hàng ngày, trong nghiên cứu này, mức độ từ nặng đến rất nặng chiếm 39,11 % sinh viên, một giá trị khá cao so với báo cáo trên trẻ em Thái lan (21,3%)(15), Pe-ru (25%)(9). Sự khác biệt này có thể do khác nhau ở mẫu nghiên cứu, về tuổi, văn hóa và điều kiện xã hội. Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu về đối tượng sinh viên tại Việt Nam để khẳng định về vấn đề này. Mặc dù, việc ăn nhai chiếm tỉ lệ tần suất tác động cao nhưng mức độ trầm trọng lại thấp. Vì thế, điều thú vị được ghi nhận là các sinh hoạt như cười, giao tiếp xã hội ít bị tác động thường xuyên, nhưng mức độ tác động trầm trọng lại cao hơn các sinh hoạt khác (bảng 2). Điều này làm nổi bật tầm quan trọng của khía cạnh về xã hội và tâm lý trong cuộc sống của sinh viên và chỉ ra rằng mức độ tác động của SKRM trên cả hai khía cạnh nói trên nhiều hơn khía cạnh về thể chất. Xem xét về phạm vi tác động, có nghĩa là khảo sát số sinh hoạt trong ngày bị tác động do SKRM trên một sinh viên. Có 19,69% sinh viên báo cáo có 1 hoặc 2 sinh hoạt bị tác động và 18,26% có từ 3 sinh hoạt trở lên. So với nghiên cứu trước đây của tác giả Điền Hòa Anh Vũ(13), lần lượt là 29,4% và 24,3%, trên người lớn tuổi ở Trung Quốc, lần lượt là 49,4%và 10,6% tác động ít hơn đáng kể. Sự khác biệt này là do mẫu nghiên cứu khác nhau về tuổi và tình trạng kinh tế và xã hội. Như vậy, những kết quả này cung cấp thêm bằng chứng đánh giá mức độ và phạm vi tác động của SKRM cho hình ảnh rõ ràng hơn cách tác động, một khía cạnh thực tế hơn để đánh giá SKRM liên quan đến CLCS ở lứa tuổi thanh niên. Từ đó, xem xét ưu tiên các hoạt động chăm sóc SKRM cho nhóm tuổi này. Điểm số tác động OIDP cho chúng ta thấy rõ ảnh hưởng của các vấn đề răng miệng lên sinh hoạt hàng ngày của sinh viên Đại học Sài Gòn. Theo kết quả bảng 3.14, điểm số thay đổi từ 0 đến 65, điểm trung bình (1,5± 4,28). Kết quả nghiên cứu này khả quan hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh trên học sinh 11 tuổi (3,0±0,31)(21), tác giả Điền Hòa Anh Vũ trên thanh niên cai nghiện ma túy (5,38 ±9,1)(13) và tác giả Gherunpong trên người lớn tuổi ở Trung Quốc (8,8±7,4). Do số y văn có sử dụng đo lường chỉ số OIDP còn hạn chế, nên sự so sánh các tài liệu trên ở những đối tượng khác nhau (trẻ em, thanh niên cai nghiện ma túy, người lớn tuổi) có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu là không tránh khỏi. Sự khác biệt này có thể do sự khác biệt các đặc tính tâm lý trong các dân số khác nhau(2). Tuy nhiên, do kết quả phân phối điểm OIDP lệch phải (biểu đồ 1) nên giá trị trung vị đánh giá đúng hơn so với đánh giá bằng giá trị trung bình. Nếu sử dụng giá trị trung bình thì kết quả cho thấy dân số nghiên cứu có điểm tác động trung bình là 1,5. Đánh giá theo giá trị trung vị thì ít nhất 50% dân số nghiên cứu không bị tác động lên sinh hoạt hàng ngày hay ít nhất 25% sinh viên có điểm OIDP>0. Đây là ưu điểm của các đánh giá của chỉ số OIDP, cho kết quả phân biệt rõ ràng giữa nhóm tương đối khỏe mạnh và tình trạng SKRM kém, cũng như giữa những người cảm nhận khác nhau về tác động răng miệng. OIDP hữu ích trong sử dụng đánh giá kết quả kế hoạch điều trị trong cộng đồng(2). Ngoài tỉ lệ tác động của tình trạng SKRM lên sinh hoạt hàng ngày, nghiên cứu này còn đề cập đến nguyên nhân tác động theo cảm nhận của bệnh nhân, một khía cạnh không kém phần quan trọng. Trong khía cạnh này, nguyên nhân đau răng là nguyên nhân phổ biến nhất tác động lên 6 trong 8 sinh hoạt hàng ngày được đánh giá trong chỉ số OIDP. Đau răng cũng là nguyên nhân phổ biến trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Khanh(21), tác giả Điền Hòa Anh Vũ(13), tác giả Phạm Thị Mỹ Hạnh(16) và các nghiên cứu trên thế giới(3,11,15). Hôi miệng và chảy máu nướu cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây khó khăn trong việc giao tiếp và cười tự tin của sinh viên. Các nguyên nhân này hầu như đều là hậu quả của bệnh sâu răng, bệnh nha chu và tình trạng vệ sinh răng miệng kém, phù hợp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 2 * 2013 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 29 với kết quả khám lâm sàng tình trạng sâu răng (65,6%) và nha chu (91,2%) của sinh viên. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu trẻ em ở Thái Lan, đau răng tác động đến ngủ và học tập(15). Răng nhạy cảm, chảy máu nướu, hơi thở hôi được báo cáo là nguyên nhân phổ biến và răng lệch lạc tác động đến sự tự tin khi cười, giống như trẻ em ở Peru(9), Brazin(10). Biểu đồ 1 Phân bố điểm OIDP của mẫu nghiên cứu. So sánh kết quả giữa phân tích đơn biến
Tài liệu liên quan