Với mục tiêu tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, từng bước
cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo,
giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và
miền núi với các vùng khác trong cả nước, Chính phủ Việt Nam đã
có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu
số (DTTS), được thực hiện thông qua các chương trình tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Bằng dữ liệu thứ cấp và
sơ cấp thu được qua khảo sát các hộ đồng bào DTTS và cán bộ tín
dụng tại các tỉnh Yên Bái, Lâm Đồng, Trà Vinh và Hà Giang, bài viết
đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cho đồng
bào DTTS ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả tín dụng cho đồng bào DTTS tại NHCSXH trong tương lai.
15 trang |
Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số qua các chương trình của Ngân hàng Chính sách xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 200+ 201- Tháng 1&2. 2019
Hiệu quả tín dụng chính sách cho đồng bào
dân tộc thiểu số qua các chương trình của
Ngân hàng Chính sách xã hội
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ
Đỗ Thị Kim Hảo
Chu Khánh Lân
Trần Huy Tùng
Ngày nhận: 15/01/2019 Ngày nhận bản sửa: 22/01/2019 Ngày duyệt đăng: 29/01/2019
Với mục tiêu tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, từng bước
cải thiện và nâng cao điều kiện sống cho hộ dân tộc thiểu số nghèo,
giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và
miền núi với các vùng khác trong cả nước, Chính phủ Việt Nam đã
có những chính sách tín dụng ưu đãi đối với đồng bào dân tộc thiểu
số (DTTS), được thực hiện thông qua các chương trình tín dụng của
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH). Bằng dữ liệu thứ cấp và
sơ cấp thu được qua khảo sát các hộ đồng bào DTTS và cán bộ tín
dụng tại các tỉnh Yên Bái, Lâm Đồng, Trà Vinh và Hà Giang, bài viết
đánh giá hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách cho đồng
bào DTTS ở Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả tín dụng cho đồng bào DTTS tại NHCSXH trong tương lai.
Từ khóa: tín dụng chính sách, đồng bào DTTS, NHCSXH
1. Tín dụng chính sách cho
đồng bào dân tộc thiểu số
ới mục tiêu
tập trung giải
quyết những vấn
đề khó khăn,
bức xúc nhất
về đời sống, sản xuất; từng
bước cải thiện và nâng cao
điều kiện sống cho hộ DTTS
nghèo; góp phần giảm nghèo
bền vững, giảm dần chênh
lệch trong phát triển giữa
vùng DTTS và miền núi với
các vùng khác trong cả nước,
Chính phủ đã có những chính
sách tín dụng ưu đãi đối với
đồng bào DTTS. Tính đến hết
30/6/2018, trong số hơn 33
chương trình, dự án tín dụng
đang triển khai tại NHCSXH,
có 3 chương trình tập trung
dành riêng cho hộ DTTS và 2
chương trình cho cả hộ DTTS
và các đối tượng khác.
Mặc dù rủi ro tín dụng lớn hơn
so với các hộ gia đình sinh
sống ở khu vực đồng bằng ,
Chính phủ Việt Nam vẫn dành
sự ưu đãi tín dụng cho hộ
nghèo DTTS. Theo đó, mức
cho vay tối đa bình quân đối
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
28 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
Bảng 1. Chương trình tín dụng cho hộ DTTS tại NHCSXH
TT Chương trình Căn cứ
pháp lý
Đối tượng Mức cho vay tối đa Kỳ hạn
tối đa
Lãi
suất
1 Cho vay vốn phát
triển sản xuất đối
với hộ DTTS đặc
biệt khó khăn
Quyết định số
54/2012/QĐ-TTg
(thay thế Quyết định
32/2007/QĐ-TTg)
Hộ DTTS đặc
biệt khó khăn
hoặc sống tại
vùng khó khăn
8 triệu đồng/hộ (cao
hơn mức cũ: 5 triệu
đồng/hộ)
5 năm 1,2%/
năm
2 Cho vay hỗ trợ
giải quyết đất ở,
giải quyết việc
làm cho hộ đồng
bào DTTS nghèo,
đời sống khó
khăn Đồng bằng
sông Cửu Long
Quyết định số
29/2013/QĐ-TTg
(thay thế Quyết định
74/2008/QĐ-TTg)
Hộ DTTS
nghèo, đời
sống khó khăn
vùng Đồng
bằng sông
Cửu Long
Học nghề:
1,5 triệu đồng/tháng
7,2%/
năm
Xuất khẩu lao động:
tối đa bằng chi phí
người vay phải đóng
góp theo từng thị
trường
3,6%/
năm
Phát triển sản xuất
kinh doanh: 8 triệu
đồng/hộ
5 năm 1,2%/
năm
3 Cho vay hỗ trợ
đất ở, đất sản
xuất, nước sinh
hoạt cho hộ đồng
bào DTTS nghèo
và hộ nghèo ở
xã, thôn, bản đặc
biệt khó khăn
Quyết định số
1592/2009/QĐ-TTg,
Quyết định 755/2013/
QĐ-TTg
Hộ DTTS
nghèo
Tạo đất sản xuất và
chuyển đổi nghề: 15
triệu đồng/hộ
1,2%/
năm
Xuất khẩu lao động:
tối đa bằng chi phí
người vay phải đóng
góp theo từng thị
trường
3,6%/
năm
4 Cho vay bảo
vệ và phát triển
rừng, gắn với
chính sách giảm
nghèo nhanh,
bền vững và hỗ
trợ đồng bào
DTTS giai đoạn
2015-2020
Nghị định 75/2015/
NĐ-CP
Hộ DTTS; Hộ
người Kinh
nghèo sinh
sống tại các xã
điều kiện kinh
tế khó khăn
(khu vực II, III)
thuộc vùng dân
tộc và miền núi
Trồng rừng: 15 triệu
đồng/ha
20 năm 1,2%/
năm
Phát triển chăn nuôi:
50 triệu đồng/hộ
10 năm
5 Cho vay theo
chính sách đặc
thù hỗ trợ phát
triển kinh tế xã
hội vùng đồng
bào DTTS và
miền núi giai
đoạn 2017-2020
Quyết định
2085/2016/QĐ-TTg
Hộ DTTS
nghèo; Hộ
nghèo ở xã
khu vực III,
thôn, bản đặc
biệt khó khăn
50 triệu đồng/hộ 10 năm 50%
lãi suất
cho
vay
hộ
nghèo
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
29Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
với đối tượng này tăng dần và
hiện nay bằng với mức cho
vay tối đa đối với hộ nghèo là
50 triệu đồng/hộ. Kỳ hạn cho
vay tối đa lên thành 10 năm,
riêng đối với cho vay trồng
rừng có thể lên tới 20 năm.
Lãi suất cho vay bình quân
cho hộ nghèo vùng DTTS chỉ
bằng khoảng 20% lãi suất cho
vay hộ nghèo vùng đồng bằng.
Tính tới 30/6/2018, 3 chương
trình tín dụng dành riêng cho
hộ DTTS có doanh số cho
vay đạt 2.913 tỷ đồng, doanh
Bảng 2. Kết quả các chương trình cho vay có hộ dân tộc thiểu số
tại Ngân hàng Chính sách xã hội, 30/6/2018
Đơn vị: tỷ đồng, hộ
Chương trình Thời gian
thực hiện
Doanh số tích lũy từ
01/01/2003
Tổng
Dư
nợ
Số lượt
hộ vay
vốn
Nợ
Cho
vay
Thu
nợ
Xóa
nợ
Quá
hạn
Khoanh
Cho vay vốn phát triển sản xuất
đối với hộ DTTS đặc biệt khó
khăn
2008 – 2012
2013 – 2016
1.419 642 7,3 770 225.221 5,3 2,6
Cho vay hỗ trợ giải quyết đất ở,
giải quyết việc làm cho hộ đồng
bào DTTS nghèo, đặc biệt khó
khăn tại Đồng Bằng Sông Cửu
Long
2009 – 2013
2014 – 2016
655 275 35 344 66.884 73 79
Cho vay hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt cho hộ
đồng bào DTTS nghèo và hộ
nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt
khó khăn
2010 – 2012
2014 – 2016
839 88 0,405 749 56.737 0,041 0,822
Tổng các chương trình dành
riêng cho hộ DTTS
2.913 1.005 42,705 1.863 348.842 78,341 82,422
Cho vay theo Nghị định số
75/2015/NĐ-CP (*)
2015 - 2020 176 4 0 172 4.082 0 0
Cho vay theo Quyết định số
2085/2016/QĐ-TTg (*)
2017 – 2020 177 1 0 176 4.425 0 0
Tổng các chương trình dành
cho hộ DTTS và các đối tượng
khác
3.266 1.010 42,705 2.211 357.349 78.341 82.442
Nguồn: NHCSXH, 2018
(*) Số liệu bao gồm cả hộ DTTS và các đối tượng khác trong chương trình
được thể hiện trong Hình 1 và
Hình 2. Theo đó, tốc độ tăng
trưởng dư nợ bình quân đạt
khoảng 32% trong giai đoạn
2008- 2017. Năm 2012 và
2013 là các năm ban hành các
Quyết định thay thế, chuyển
tiếp các chương trình cũ được
thực hiện từ năm 2008 nên
tăng trưởng dư nợ và doanh số
cho vay giảm trong thời gian
này.
Về chất lượng dư nợ, tỷ lệ
nợ trong hạn giảm xuống từ
năm 2014, giảm từ mức 98%
số thu nợ đạt 1.005 tỷ đồng;
doanh số xóa nợ khoảng 42,7
tỷ đồng , chiếm 2,29% tổng
dư nợ; số lượt hộ được tiếp
cận vốn vay lên tới 348.842
hộ (NHCSXH, 2018).
Nếu tính cả số liệu cho vay hộ
DTTS từ 2 chương trình mới
là cho vay theo Quyết định số
2085/NĐ-TTg và Nghị định
số 75/2015/NĐ-CP thì doanh
số cho vay và số hộ được tiếp
cận vốn vay còn cao hơn nữa.
Theo thời gian, kết quả cho
vay các chương trình tín dụng
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
30 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
Hình 1. Dư nợ và tỷ lệ nợ trong hạn của các
chương trình tín dụng chính sách (*) cho
hộ DTTS, 2008- 2017
Hình 2. Doanh số cho vay, Doanh số thu nợ
và Khách hàng còn dư nợ hàng năm của các
chương trình tín dụng chính sách (*) cho
hộ DTTS, 2008- 2017
Nguồn: NHCSXH, 2018
(*): Không bao gồm chương trình cho vay theo Nghị định 75/2015 và Quyết định 2085/2016
xuống 91% trong năm 2017.
Việc suy giảm chất lượng tín
dụng đến chủ yếu từ chương
trình cho vay hỗ trợ giải quyết
đất ở, giải quyết việc làm cho
hộ đồng bào DTTS nghèo,
đặc biệt khó khăn tại Đồng
bằng sông Cửu Long. Theo
đó, Chương trình này tính tới
30/6/2018, tỷ lệ nợ quá hạn và
nợ khoanh chiếm tỷ lệ cao so
với tổng dư nợ, xấp xỉ 21%.
Nếu phân theo đối tượng dân
tộc thụ hưởng, các DTTS thụ
hưởng được nhiều tín dụng
của NHCSXH xét theo tiêu
chí doanh số cho vay, tổng dư
nợ và số hộ có dư nợ, theo thứ
tự gồm có: Tày, Thái, Mường.
Về chất lượng dư nợ, nếu như
năm 2014 dân tộc Hmông
dẫn đầu về tỷ lệ nợ quá hạn
so với dư nợ (khoảng 0,11%,
chiếm 18,8% dư nợ quá hạn
của toàn bộ các DTTS) thì
năm 2017 vị trí này thuộc
về dân tộc Khơ-me với con
số khoảng 4,7% (chiếm đến
67,5% trong tổng số dư nợ
quá hạn của tất cả các DTTS).
Chất lượng dư nợ của dân tộc
Hmông được cải thiện nhờ nỗ
lực của NHCSXH trong công
tác thu hồi nợ thông qua tích
cực phối hợp với chính quyền
xã và các tổ chức chính trị xã
hội. Hơn nữa, bản thân người
Hmông có thiện chí trả nợ tốt,
cộng thêm việc họ có thể sang
Trung Quốc để kiếm việc làm
thêm và sử dụng làm nguồn
trả nợ vay ngân hàng. Ngược
lại, dân tộc Khơ-me sinh
sống ở khu vực giáp biên giới
Campuchia, điều kiện vượt
biên làm ăn khó khăn hơn so
với dân tộc Hmông sinh sống
ở khu vực biên giới với Trung
Quốc.
Chất lượng dư nợ của các
DTTS ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng tín dụng cho đồng
bào DTTS tại các địa phương
nơi chủ yếu có dân tộc đó
sinh sống. Nếu như năm 2014,
dư nợ quá hạn tại Hà Giang
cao nhất thì tới năm 2017
vị trí này thuộc về lần lượt
Sóc Trăng, An Giang (nơi có
nhiều đồng bào dân tộc Khơ-
me). Xét về quy mô tín dụng
và khách hàng thụ hưởng tín
dụng, các tỉnh phía bắc được
tiếp cận với nhiều tín dụng
chính sách của NHCSXH hơn.
2. Hiệu quả của tín dụng
chính sách đối với đồng bào
dân tộc thiểu số
2.1. Phân tích từ dữ liệu thứ
cấp
Các chương trình cho vay
đối với hộ đồng bào DTTS
đã đạt được hiệu quả thiết
thực, thể hiện rõ nhất là tỷ
lệ hộ nghèo vùng DTTS tiếp
tục giảm mạnh và số hộ thoát
nghèo tăng lên. Theo Ngân
hàng Thế giới (WB, 2018), tỷ
lệ nghèo của Việt Nam tiếp
tục giảm, đặc biệt tỷ lệ nghèo
của DTTS giảm mạnh còn
13% từ mức 23% năm 2017.
Tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS
và miền núi trung bình mỗi
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
31Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
Bảng 3. Cơ cấu theo dân tộc về doanh số cho vay, tổng dư nợ, dư nợ quá hạn và số hộ dư nợ
tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Đơn vị tính: %
TT Dân tộc
2014 2017
Doanh
số cho vay Dư nợ
Dư nợ
quá hạn
Số hộ
dư nợ
Doanh số
cho vay Dư nợ
Dư nợ
quá hạn
Số hộ
dư nợ
1 Cơ-ho 1,2 1,2 0,0 1,3 1,2 1,2 0,2 1,3
2 Khơ-me 5,8 5,7 9,6 9,3 4,7 6,2 67,5 10,3
3 Chăm 0,9 0,9 1,3 1,2 1,4 1,3 1,4 1,5
4 Ê-đê 1,6 1,6 0,4 1,9 2,0 2,0 0,4 2,4
5 Sán Dìu 0,9 0,9 0,0 0,9 0,9 0,9 0,3 0,8
6 Ra-glai 1,1 1,0 0,0 1,3 1,1 1,1 0,2 1,3
7 Gia-rai 4,1 3,9 2,2 4,2 3,9 3,3 0,3 3,5
8 Tày 23,3 23,7 25,3 21,4 20,3 20,8 7,8 17,6
9 Ba-na 1,8 1,7 0,2 1,9 2,0 1,7 0,3 1,9
10 Mnông 1,0 1,0 0,0 1,1 1,4 1,3 0,3 1,3
11 Sán Chay 1,0 1,0 0,0 1,0 1,0 1,0 0,8 1,0
12 Bru-Vân Kiều 0,9 0,8 0,0 0,8 0,8 0,9 0,3 0,9
13 Hmông 6,3 6,3 18,8 5,9 7,6 7,6 4,4 7,6
14 Dao 6,4 6,3 4,7 5,5 6,9 6,5 1,6 5,6
15 Hrê 1,3 1,2 1,1 1,1 1,1 1,4 0,2 1,3
16 Mường 9,9 10,2 8,3 10,8 10,1 10,0 2,1 10,1
17 Nùng 7,9 7,7 5,2 6,7 6,9 6,6 1,4 5,8
18 Hoa 0,9 0,9 1,5 1,0 NA NA NA NA
19 Xơ-đăng 1,5 1,5 0,6 1,4 1,9 1,8 1,6 1,8
20 Thái 15,6 16,0 11,9 14,8 17,4 16,9 4,5 15,8
21 Dân tộc khác 6,3 6,2 8,9 6,5 6,3 6,6 4,4 7,2
Nguồn: NHCSXH, 2018
Bảng 4. Xếp hạng các tỉnh theo doanh số cho vay, dư nợ, dư nợ quá hạn và số hộ dư nợ cho hộ
dân tộc thiểu số tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Xếp
hạng
Năm 2014 Năm 2017
Doanh số
cho vay Dư nợ
Dư nợ quá
hạn
Số hộ
dư nợ
Doanh số
cho vay Dư nợ
Dư nợ
quá hạn
Số hộ
dư nợ
1 Lạng Sơn Lạng Sơn Hà Giang Sơn La Sơn La Sơn La Sóc Trăng Sơn La
2 Sơn La Sơn La Thanh Hóa Lạng Sơn Hòa Bình Lạng Sơn An Giang Hòa Bình
3 Cao Bằng Cao Bằng Bắc Kạn Hòa Bình Hà Giang Hòa Bình Nghệ An Hà Giang
Nguồn: Tổng hợp dữ liệu từ NHCSXH, 2018
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
32 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
năm giảm 3- 4%, nhanh hơn
tỷ lệ giảm nghèo chung của
cả nước. Trong khi đó, số hộ
thoát nghèo của vùng DTTS
trong cả nước tăng liên tiếp
trong những năm gần đây.
Nếu như năm 2015, tổng số
hộ thoát nghèo của DTTS vào
khoảng trên 15.000 hộ thì tính
đến tháng 5/2017, số hộ DTTS
thoát nghèo lên tới trên 61.000
Hình 3. Số hộ và tỷ trọng dân tộc thiểu số thoát nghèo của các vùng
Nguồn: NHCSXH, 2017.
Bảng 5. Số phiếu thu thập đối với hộ gia đình được phân bố theo từng địa phương
TT Tỉnh Huyện Số phiếu hộ gia đình Thời gian khảo sát
1
Yên Bái
Lục Yên 19 13/06/2018
Yên Bình 20 14/06/2018
Trấn Yên 20 15/06/2018
Tổng 59
2 Trà Vinh 8 11 – 18/06/2018
3
Lâm Đồng
Bảo Lâm 3 11/06/2018 – 18/06/2018
Đơn Dương 3
Di Linh 3
Đam Rông 4
Tổng 13
Tổng các tỉnh 80
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
hộ. Vùng Tây Nam Bộ có tỷ
lệ hộ thoát nghèo tăng nhanh
nhất trong cả nước. Trong 6
năm từ 2010- 2016, đã có 1,8
triệu người DTTS ở Việt Nam
thoát nghèo, khiến số người
DTTS nghèo giảm từ 8,4 triệu
năm 2010 xuống còn 6,6 triệu
người trong năm 2016 (WB,
2018). Đây là mức giảm lớn
nhất trong thập niên vừa qua,
góp phần gia tăng cơ hội nâng
cao chất lượng cuộc sống, phát
triển kinh tế hộ DTTS và giảm
bất bình đẳng kéo dài cho
những đối tượng này.
2.2. Phân tích từ dữ liệu sơ
cấp
Nhằm đánh giá tác động của
tín dụng chính sách tới các hộ
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
33Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
Hình 4. Kết quả khảo sát đánh giá của hộ về tác động của tín dụng tới tình hình tài chính, điều
kiện sống, đời sống văn hóa tinh thần của hộ
Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018
Hình 5. Kết quả khảo sát những khó khăn các hộ gia đình đồng bào dân tộc
thiểu số thường gặp phải trong quá trình sử dụng vốn vay
Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018
gia đình đồng bào DTTS qua
các chương trình triển khai tại
NHCSXH, nhóm tác giả thực
hiện điều tra khảo sát thông
qua bảng hỏi đối với các hộ
gia đình DTTS đang tham gia
vay vốn tại NHCSXH tại 3
tỉnh Yên Bái, Lâm Đồng và
Trà Vinh. Ngoại trừ Yên Bái
là tỉnh mà nhóm tác giả trực
tiếp thực hiện phỏng vấn qua
bảng hỏi đối với các hộ gia
đình, tại tỉnh Lâm Đồng và
Trà Vinh, bảng hỏi được gửi
tới NHCSXH, tiếp đó cán bộ
tín dụng của NHCSXH huyện
xuống địa bàn phỏng vấn trực
tiếp hộ gia đình tại nhà hoặc
tại buổi phát vốn và gửi lại
nhóm tác giả theo đường bưu
điện. Kết quả, tổng số phiếu
thu được là 80, phân bố theo
từng tỉnh Yên Bái, Trà Vinh
và Lâm Đồng lần lượt là 59, 8
và 13.
Để có thêm cơ sở đề xuất các
khuyến nghị phù hợp qua đó
nâng cao hiệu quả tín dụng
chính sách đối với hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, nhóm
tác giả thực hiện khảo sát cán
bộ tín dụng đang công tác tại
NHCSXH tại 3 tỉnh Yên Bái,
Lâm Đồng và Trà Vinh bằng
cách gửi bảng hỏi qua email
tới cán bộ tín dụng NHCSXH.
Số phiếu khảo sát cán bộ tín
dụng thu thập được là 31 và
phân bố theo từng địa phương
Yên Bái, Lâm Đồng và Trà
Vinh lần lượt là 3, 16 và 13.
Thời gian gửi phiếu và nhận
phiếu khảo sát trùng thời điểm
với cuộc khảo sát hộ gia đình
thông qua bảng hỏi.
Về thu nhập, có tới gần 100%
số hộ phỏng vấn cho rằng thu
nhập của các hộ gia đình đồng
bào DTTS có sự cải thiện,
trong đó xấp xỉ 70% số hộ
được phỏng vấn cho rằng thu
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
34 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 200+201- Tháng 1&2. 2019
ý thức về cải thiện chất lượng
cuộc sống cho gia đình được
nâng cao.
3. Đánh giá hoạt động tín
dụng cho đồng bào dân tộc
thiểu số
3.1. Những thuận lợi
Thứ nhất, các chính sách đối
với vùng đồng bào DTTS luôn
được Đảng và Nhà nước quan
tâm, trong đó có các chương
trình tín dụng chính sách
nhằm phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội, tạo việc
làm và điều này đã tạo những
chuyển biến tích cực cho vùng
đồng bào DTTS.
Đảng và Nhà nước luôn coi
vấn đề dân tộc và xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân
tộc có tầm quan trọng đặc
biệt. Trong những năm qua,
hệ thống chính sách dân tộc
đã được xây dựng khá đồng
bộ, bao phủ tất cả các lĩnh
vực, địa bàn dân tộc và miền
núi. Thêm vào đó, trong giai
đoạn 2016- 2020, cùng với
hai chương trình mục tiêu
quốc gia (xây dựng nông thôn
mới; giảm nghèo bền vững)
đã được Quốc hội phê duyệt
tại Nghị quyết số 100/2015/
QH13; Thủ tướng Chính phủ
cũng đã ra Quyết định số
1557/QĐ-TTg năm 2015 phê
duyệt “Một số chỉ tiêu thực
hiện các mục tiêu phát triển
thiên niên kỷ đối với đồng bào
DTTS”. Quyết định này đã
thể hiện sự cam kết của Chính
phủ đối với việc phát triển
mọi mặt vùng DTTS và miền
núi, tập trung nguồn lực đầu
tư, hỗ trợ để thúc đẩy hoàn
Bảng 6. Đánh giá của hộ gia đình dân tộc thiểu số về tín dụng
chính sách
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ
Hướng dẫn làm thủ tục vay
Cụ thể 80 100%
Sơ sài 0 0%
Không hướng dẫn 0 0%
Thủ tục vay vốn
Đơn giản 29 36%
Bình thường 49 61%
Phức tạp 2 3%
Thủ tục giải ngân
Thuận lợi 60 75%
Bình thường 20 25%
Khó khăn 0 0%
Nguồn: Kết quả khảo sát hộ gia đình, 2018
nhập của họ được cải thiện ít.
Theo kết quả khảo sát, nguyên
nhân của thực trạng này do
(i) phần lớn hộ được khảo sát
(76%) cho rằng họ thường
xuyên đối mặt với thiên tai
như thời tiết không thuận lợi,
dịch bệnh đối với các cây
trồng, vật nuôi và (ii) khoảng
78% hộ gặp khó khăn ở thị
trường đầu ra như giá bán hay
thay đổi, lượng tiêu thụ ít.
Mức cải thiện ít về thu nhập
dẫn đến sự cải thiện khiêm tốn
về tiết kiệm trong hộ DTTS.
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ
lệ hộ có sự cải thiện nhiều
chỉ chiếm gần 20%, còn lại
khoảng 30% hộ cho biết có
số tiền tiết kiệm không đổi và
khoảng 50% cho biết có mức
độ cải thiện ít. Ngoài yếu tố
thu nhập chưa được cải thiện
mạnh, phần đa hộ DTTS có
trình độ văn hóa thấp, khả
năng tiếp thu kiến thức về sản
xuất kinh doanh, quản lý tài
chính còn hạn chế dẫn đến
tiết kiệm chưa có sự cải thiện
nhiều. 90% số cán bộ tín dụng
được phỏng vấn cho rằng khó
khăn lớn nhất khiến hiệu quả
tín dụng cho đồng bào DTTS
thấp là do thiếu kiến thức về
kỹ thuật sản xuất kinh doanh.
Về điều kiện môi trường sống,
90% hộ tham gia khảo sát đều
nhận thấy sự cải thiện đáng kể
về sử dụng nước sạch và vệ
sinh nhà tiêu; 82% hộ khảo sát
đã cải tạo được về nhà ở. Đặc
biệt, 64% số hộ được khảo
sát cho rằng đời sống văn hóa
tinh thần được cải thiện nhiều.
Thông qua mô hình tín dụng
chính sách qua Tổ tiết kiệm và
vay vốn, các hộ gia đình tham
gia vay vốn được sinh hoạt
thường xuyên tại Tổ, qua đó,
được phổ biến, cập nhật kiến
thức, kinh nghiệm về các lĩnh
vực trong cuộc sống. Nhờ đó,
CHÍNH SÁCH & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ
35Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 200+201- Tháng 1&2. 2019
sức mạnh tổng hợp của cả hệ
thống chính trị, của tổ chức
Hội, đoàn thể, đồng bào DTTS
được tiếp cận, thụ hưởng các
chính sách tín dụng ưu đãi của
Chính phủ. Đồng thời, điều
này tạo nên một kênh dẫn vốn
hữu hiệu, tin cậy, tiết kiệm
thời gian và chi phí vay vốn.
Thông qua việc ủy thác cho
vay, các tổ chức Hội, đoàn
thể có thể lồng ghép việc triển
khai thực hiện nhiệm vụ chính
trị khác, góp phần tiết giảm
chi phí xã hội.
3.2. Những khó khăn, hạn
chế
Bên cạnh một số thuận lợi về
mặt chủ trương ưu đãi của
Nhà nước dành cho đồng bào
DTTS, sự hỗ trợ từ các tổ
chức chính trị xã hội tại địa
phương và yếu tố đặc thù dân
tộc về thiện chí trả nợ, hoạt
động tín dụng cho đối tượng
này tại NHCSXH còn đối mặt
với nhiều khó khăn, thách
thức. Cụ thể:
a. Điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt
DTTS thường sinh sống tại
những nơi vùng sâu vùng xa,
có địa hình hiểm trở và thời
tiết khắc nghiệt. Do đó, hoạt
động nông nghiệp của người
DTTS gặp nhiều khó khăn,
dễ bị thiệt hại về cây trồng,
vật nuôi, chưa kể một số vùng
bị lũ quét khiến nhà cửa, đất
đai bị tàn phá toàn bộ. Những
hậu quả này không những
khiến