Thế giới đang phát triển quá nhanh chóng với sự đổi thay ngùn ngụt của công
nghệ và khoảng cách giữa những cá nhân đang vừa gần cùng với mạng xã hội,
cũng lại vừa xa. Chúng ta đã đo đếm việc giao tiếp với cộng đồng bằng các
likes, bằng số followers trên các cộng đồng như Facebook, Twitter. Chúng ta
dường như quên mất hình thức còn lại của việc giao tiếp: tương tác thân mật.
Tương tác thân mật chính là việc giao tiếp có sự qua lại giữa hai đối tượng và
tạo ra những phản ứng gắn kết, tăng độ sâu sắc của mối quan hệ.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiểu thêm về hình thức giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiểu thêm về hình thức giao tiếp
Thế giới đang phát triển quá nhanh chóng với sự đổi thay ngùn ngụt của công
nghệ và khoảng cách giữa những cá nhân đang vừa gần cùng với mạng xã hội,
cũng lại vừa xa. Chúng ta đã đo đếm việc giao tiếp với cộng đồng bằng các
likes, bằng số followers trên các cộng đồng như Facebook, Twitter. Chúng ta
dường như quên mất hình thức còn lại của việc giao tiếp: tương tác thân mật.
Tương tác thân mật chính là việc giao tiếp có sự qua lại giữa hai đối tượng và
tạo ra những phản ứng gắn kết, tăng độ sâu sắc của mối quan hệ.
Còn hình thức giao tiếp như trên facebook, youtube chính là tương tác phát sóng.
Có 2 dạng chính của giao tiếp mà chúng ta thường thực hiện: Thứ nhất, giao tiếp
cho những nhóm đối tượng nhỏ xác định và thứ hai, giao tiếp với mọi người. Loại
thứ nhất chính là tương tác thân mật và loại thứ hai tạm gọi là tương tác phát sóng.
Những giao tiếp phát sóng là những lời quảng bá bản thân hiệu quả mà chúng ta
khéo léo ngụy trang bằng một chút nội dung mà chúng ta muốn mọi người biết và
kết nối với ta nhiều hơn. Đó là những câu như, “iPhone 5 thật tuyệt, Apple thật
đỉnh”, hay “Mới mua xe mới!!!”. Những đoạn đối thoại mang hơi hướng hãy-nhìn-
tôi-đây-này khiến mọi người cảm thấy thích thú với sở thích của người đó và tiếp
tục những chia sẻ khác trong tương lai.
Hình thức của tương tác phát sóng: Đăng lên Facebook, tweet, viết blog.
Những mẩu thoại của giao tiếp thân mật sẽ giống như “Tôi vừa đọc bài báo về vấn
đề này, ý kiến của bạn thế nào?” hay “Tôi mặc bộ đồ này có được không?”. Đó là
những đoạn hội thoại khơi gợi tiềm năng để hiểu sâu hơn về người mà chúng ta
đang đối thoại. Những cuộc đối thoại này cho phép ta có cảm giác kết nối những
người khác nhau vào cuộc sống của mình.
Hình thức của tương tác thân mật: Email, văn bản / tin nhắn SMS và các kiểu liên
lạc truyền thống.
Nhìn chung, các hình thức tương tác phát sóng khá áp đảo về số lượng.
Trong giao tiếp nên sử dụng hình thức tương tác nào?
Bản chất của cuộc hội thoại được xác định chủ yếu bởi bản chất của những thứ
riêng tư đối với người sử dụng. Mua xe mới, mua quần áo mới hay đổi kiểu tóc
mới, những vấn đề riêng tư là chất xúc tác tốt để cuộc hội thoại trở nên thân mật
hơn. Có những chủ đề mang tính cá nhân cao và thường xuyên liên quan đến người
gần gũi nhất trong cuộc sống bạn. Lúc này hãy thực hiện tương tác thân mật.
Những mẩu truyện cười, chia sẻ ý kiến chung về iPhone 5 hay chia sẻ bài hát mới
mà bạn thích, đó là chìa khóa để chúng ta bắt đầu các cuộc thảo luận phát sóng.
Những vấn đề được phát sóng thường ngắn, nhanh, tương tác nhẹ tạo cảm giác gần
gũi và kết nối.
Trong cuộc sống, sự hòa hợp giữa hai loại tương tác này là vô cùng cần thiết.
Tương tác thân mật giúp bạn phát triển những mối quan hệ quan trọng, nghiêm túc,
còn tương tác dạng phát sóng giúp bạn tìm kiếm những người có cùng sở thích,
cùng chia sẻ với mình. Nhưng đừng quá thiên về dạng tương tác nào cả. Bạn không
muốn mình chỉ là anh hùng khi về đến máy tính, còn im thin thít khi đi cùng bạn
bè, đúng không?