Hình thái tổn thương màng nhĩ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ

Mục tiêu: Hình thái tổn thương đại thể của MN còn lại trong VTG mạn thủng nhĩ. Đối chiếu lâm sàng với thay đổi vi thể của phần còn lại và mối tương quan giữa đặc điểm đại thể và tổn thương vi thể. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca theo một quy trình định sẵn, tại BVTMH TPHCM và BVĐK Vạn Hạnh từ tháng 05/2009 đến 08/2010. Kết quả: 61 bệnh nhân: 61 ca VTG mạn, 13 ca viêm cấp-mạn, 42 tai bị bệnh trên 3 năm, 19 tai bị bệnh dưới 3 năm, tổn thương đại thể là: 46 MN dày, 7 MN teo mỏng, 22 mảng can xi, 24 mô hạt viêm. Tổn thương vi thể là: 42 mẫu tăng sinh lớp BM, 42 mẫu tăng sinh lớp sợi, 3 mẫu teo mỏng lớp BM, 4 mẫu teo mỏng lớp sợi, 29 mẫu mô hạt viêm, 19 mẫu mảng can xi, 26 mẫu BM MN bình thường. Kết luận: 100% MN viêm mạn trong VTG mạn, 21,3% viêm cấp-mạn tính, tổn thương MN thường gặp là: MN dày, MN teo mỏng, mảng can xi, mô hạt viêm. Có sự tương thích rõ rệt giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh. Liên quan có ý nghĩa thống kê với sự tăng sinh của lớp biểu mô hay lớp sợi MN, yếu tố thời gian có tác động đến mối liên quan giữa MN dày trên lâm sàng với tăng sinh của lớp biểu mô hay lớp sợi MN

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhuyen291 | Lượt xem: 266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thái tổn thương màng nhĩ trong viêm tai giữa mạn thủng nhĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 243 HÌNH THÁI TỔN THƯƠNG MÀNG NHĨ TRONG VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ Huỳnh Minh Thế*, Phạm Ngọc Chất** TÓM TẮT Mục tiêu: Hình thái tổn thương đại thể của MN còn lại trong VTG mạn thủng nhĩ. Đối chiếu lâm sàng với thay đổi vi thể của phần còn lại và mối tương quan giữa đặc điểm đại thể và tổn thương vi thể. Đối tượng-Phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu mô tả hàng loạt ca theo một quy trình định sẵn, tại BVTMH TPHCM và BVĐK Vạn Hạnh từ tháng 05/2009 đến 08/2010. Kết quả: 61 bệnh nhân: 61 ca VTG mạn, 13 ca viêm cấp-mạn, 42 tai bị bệnh trên 3 năm, 19 tai bị bệnh dưới 3 năm, tổn thương đại thể là: 46 MN dày, 7 MN teo mỏng, 22 mảng can xi, 24 mô hạt viêm. Tổn thương vi thể là: 42 mẫu tăng sinh lớp BM, 42 mẫu tăng sinh lớp sợi, 3 mẫu teo mỏng lớp BM, 4 mẫu teo mỏng lớp sợi, 29 mẫu mô hạt viêm, 19 mẫu mảng can xi, 26 mẫu BM MN bình thường. Kết luận: 100% MN viêm mạn trong VTG mạn, 21,3% viêm cấp-mạn tính, tổn thương MN thường gặp là: MN dày, MN teo mỏng, mảng can xi, mô hạt viêm. Có sự tương thích rõ rệt giữa lâm sàng và giải phẫu bệnh. Liên quan có ý nghĩa thống kê với sự tăng sinh của lớp biểu mô hay lớp sợi MN, yếu tố thời gian có tác động đến mối liên quan giữa MN dày trên lâm sàng với tăng sinh của lớp biểu mô hay lớp sợi MN. Từ khóa: Màng nhĩ. ASBTRACT INJURIED FORMS OF TYMPANIC MEMBRANE IN CHRONIC OTITIS MEDIA WITH HOLED TYMPANIC MEMBRANE Huynh Minh The, Pham Ngoc Chat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 243 - 250 Objectives: To survey characteristic features of typical tympanic membrane injuries in patients with chronic middle ear inflammation (otitis media with perforation) and compare commonly encountered injuries with micro changes in tympanic membrane in those situations. The correlation between general characteristics and micro injuries will be considered. Subjects and methods: This descriptive study of presenting patients according to a pre-determined process aim to identify characteristic features of tympanic membrane injuries in patients with chronic middle ear inflammation at ENT Hospital HCM City and Van-Hanh general hospital, between May 2009 and August 2010. Results: There were 42 cases of chronic inflammation more than 3 years and 19 cases less than 3 years. There were 13 cases of acute inflammation. Characteristic injuries: thickening of tympanic membrane (46 specimens), atrophy of tympanic membrane (7 specimens), tympanosclerosis (22 specimens), granulomatous inflammation (24 specimens). Micro injuries: accession of epithelial layer (42 specimens), accession of fibrous layer (42 specimens), atrophy of epithelial layer (3 specimens), atrophy of fibrous layer (4 specimens), granulomatous inflammation (29 specimens), calcification of tympanic membrane (19 specimens). Conclusion: 100% of the patients presenting with chronic otitis media had chronic inflammatory tympanic membrane with perforation with 21.3% had acute inflammation. The characteristic features of typical CMO with * Khoa TMH BVĐK Vạn Hạnh. ** Bộ Môn Tai Mũi Họng Đại Học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: CK II. BS Huỳnh Minh Thế, ĐT:0903009585, Email: huynhminhthe2005@yahoo.com.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 244 perforation were thickening of tympanic membrane, atrophy of tympanic membrane, tympanosclerosis and granulomatous inflammation. The results indicated that these characteristic injuries had a statistically significant correlation with accession of epithelial or fibrous layer. Time appeared to be a factor in the relationship between thickening of TM with accession of epithelial or fibrous layer. Key word: Tympanic membrane ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm tai giữa (VTG) mạn thủng nhĩ là bệnh lý thường gặp trên toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì VTG mạn là nguyên nhân hàng đầu gây nghe kém. Điều trị chủ yếu hiện nay của VTG mạn thủng màng nhĩ là phẫu thuật tạo hình màng nhĩ nhằm phục hồi chức năng nghe cho người bệnh là vấn đề thường qui, song kết quả thu được về hồi phục sức nghe vẫn còn nhiều khác biệt. Nhiều tác giả cho rằng sự thay đổi cấu trúc của phần màng nhĩ còn lại trong VTG mạn thủng nhĩ có vai trò quan trọng trong phục hồi chức năng nghe sau mổ nhưng chưa nghiên cứu cụ thể. Nội soi ống cứng giúp quan sát và đánh giá tổn thương hình thái bên ngoài, chưa đi vào bản chất thay đổi cấu trúc của màng nhĩ nên vẫn còn nhiều tranh cãi, chưa thật sự thống nhất. Trên thế giới có ít đề tài nghiên cứu về thay đổi cấu trúc vi thể của phần màng nhĩ còn lại, chủ yếu là quanh rìa lỗ thủng màng nhĩ để tìm chổ nối biểu bì–niêm mạc màng nhĩ như Schuknecht và cộng sự (1966)(8) ở Mỹ; Yamashita (1985)(12) ở Nhật; Somers (1997)(10) ở Bỉ. Tại Việt Nam, Huỳnh Ngọc Thành (2005)(1) nghiên cứu mô học rìa lỗ thủng màng nhĩ để tìm chổ nối biểu bì- niêm mạc. Để góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên và nghiên cứu sự thay đổi đại thể cũng như vi thể của phần còn lại của màng nhĩ trong VTG mạn thủng nhĩ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Hình thái tổn thương màng nhĩ trong VTG mạn thủng nhĩ”. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân Việt Nam trưởng thành được chẩn đoán viêm tai giữa mạn thủng nhĩ và được phẫu thuật vá nhĩ từ tháng 05/2009 đến tháng 08/2010. Phương tiện nghiên cứu Bộ dụng cụ vi phẫu tai, kính hiển vi, bộ nội soi ống cứng các loại. Quy trình làm tiêu bản và đọc kết quả tại Bm Giải phẫu bệnh ĐH Y Dược TPHCM. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả Về lâm sàng Màng nhĩ bình thường: Màu trắng mờ, ánh sáng xuyên thấu một phần, thấy rõ cán búa, thấy mờ mờ các cấu trúc bên trong. Màng nhĩ dày: Màng nhĩ màu trắng mờ hay trắng đục, mất độ xuyên thấu ánh sáng, không thấy hay thấy không rõ cán búa, không nhìn thấy các cấu trúc bên trong. Màng nhĩ teo mỏng: Màng nhĩ màu trắng trong, ánh sáng xuyên thấu qua nhiều, thấy rõ cán búa, nhìn rõ các cấu trúc bên trong. Mảng canxi: Mảng màu trắng đục, giới hạn có thể đều hay không đều, vị trí bất kỳ trên màng nhĩ, cảm giác cứng khi đụng vào. Mô hạt viêm: Màu đỏ, sùi, nhiều thùy, vị trí bất kỳ trên màng nhĩ, thường quanh rìa lỗ thủng, đụng vào dễ chảy máu, giới hạn không rõ. Về Giải phẫu bệnh Màng nhĩ bình thường: Màng nhĩ đủ 3 lớp: lớp biểu mô, lớp sợi, lớp niêm mạc, các lớp trong giới hạn bình thường về mô học, không thay đổi cấu trúc, không hiện diện tổn thương khác. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 245 Màng nhĩ dày: Tăng sinh biểu mô hay lớp sợi, hiện diện tế bào viêm mạn, tăng sinh mạch máu. Màng nhĩ teo mỏng: Mất lớp sợi màng nhĩ, hiện diện tế bào viêm mạn, giảm mạch máu nuôi, giảm kích thước tế bào. Mảng canxi: Hiện diện sợi collagen hyaline hóa, lắng đọng canxi trong lớp sợi tạo thành những phiến mỏng, hiện diện tế bào bạch cầu ái kiềm. Mô hạt viêm: Tân tạo mạch máu mới, có nguyên bào sợi mới, hiện diện tế bào lạ khổng lồ. Tiêu chuẩn loại trừ VTG mạn cholesteatoma, xẹp nhĩ, VTG thanh dịch. Xử lý và phân tích số liệu Phần mềm thống kê SPSS 18.0. KẾT QUẢ Trong 61 bệnh nhân, 20 nam, 41 nữ, nhỏ tuối nhất là 17, lớn tuổi nhất là 60, tuổi trung bình 34,69±1,44. 61 bệnh nhân viêm mạn trong đó có 13 ca có viêm cấp tính kèm theo(tai T 57,4%, tai P 42,6%). Phần MN còn lại qua nội soi Bảng 1: Mảng can xi, mô hạt viêm, MN dày, MN teo mỏng. Tổn thương đại thể Số ca Tỷ lệ(%) Mảng can xi 22 36,1 Mô hạt viêm 24 39,3 Màng nhĩ dày 46 75,4 Màng nhĩ teo mỏng 7 11,5 Hình 1: MN teo mỏng, MN viêm dày, mô hạt viêm. Hình 2: Mảng canxi, Màng nhĩ viêm dày. Biến đổi cấu trúc vi thể của phần còn lại của MN Bảng 2:Cấu trúc vi thể của lớp biểu mô. Lớp BM MN Số ca Tỷ lệ(%) Bình thường 26 42,6 Teo mỏng 3 4,9 Tăng sản lớp đáy 37 60,7 Tăng sản lớp gai 38 62,3 Tăng sản lớp sừng 39 63,9 Bảng 3: Biến đổi cấu trúc vi thể của lớp sợi. Lớp sợi MN Số ca Tỷ lệ(%) Bình thường 5 8,2 Teo mỏng 4 6,2 Nguyên bào sợi 41 67,2 Tế bào sợi 37 60,7 Mảng canxi 17 27,9 Mô hạt viêm 29 So sánh các tổn thương vi thể và đại thể của phần MN còn lại Bảng 4: So sánh các tổn thương vi thể và đại thể của phần MN còn lại. Tổn thương đại thể Tổn thương vi thể Màng nhĩ dày: 46 Tăng sinh lớp BM: 42 Tăng sinh lớp sợi: 42 Màng nhĩ teo mỏng: 7 Teo mỏng lớp BM: 3 Teo mỏng lớp sợi: 4 Mô hạt viêm: 24 Mô hạt viêm : 29 Mảng can xi: 22 Mảng can xi: 17 Liên quan giữa các tổn thương vi thể lớp BM và đại thể của phần MN còn lại Bảng 5: Liên quan giữa các tổn thương vi thể lớp BM và đại thể của phần MN còn lại. Tổn thương đại thể Tăng sinh lớp đáy Tăng sinh lớp gai Tăng sinh lớp sừng Số ca N=61 P Số ca N=61 P Số ca N=61 P Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 246 Tổn thương đại thể Tăng sinh lớp đáy Tăng sinh lớp gai Tăng sinh lớp sừng Số ca N=61 P Số ca N=61 P Số ca N=61 P Mô hạt viêm 18 29,5% 0,05 19 31,1% 0.02 18 29,5% 0,11 Màng nhĩ dày 35 57,4% 0,01 35 57,4% 0,01 34 55,7% 0,01 Bảng 6: Liên quan giữa các tổn thương vi thể lớp BM và đại thể của phần MN còn lại. Tổn thương đại thể Tăng sinh nguyên bào sợi Tăng sinh tế bào sợi Số ca N=61 P Số ca N=61 P Mảng can xi 11 19,7% 0,03 10 16,4% 0,06 Màng nhĩ dày 38 62,3% 0,01 35 57,4% 0,01 Phân tích sự tương tác của yếu tố thời gian với mối liên quan giữa các tổn thương vi thể và đại thể của phần MN còn lại Bảng 7: Phân tích sự tương tác của yếu tố thời gian với mối liên quan giữa các tổn thương vi thể và đại thể Màng nhĩ dày Mảng canxi Mô hạt viêm Tăng sản lớp đáy P = 0,001 P = 0,001 P = 0,065 P = 0,001 Tăng sản lớp gai P = 0,001 P = 0,001 P = 0,029 P = 0,001 Tăng sản lớp sừng P = 0,004 P = 0,001 Tăng sản nguyên bào sợi P = 0,001 P = 0,001 P = 0,031 P = 0,001 Tăng sản tế bào sợi P = 0,001 P =0,001 Thời gian tai bị bệnh (P) Biến đổi cấu trúc vi thể của phần màng nhĩ còn lại (A) (B) (A) (B) Hình 3: (A)Màng nhĩ bình thường x 40. (B)Màng nhĩ bình thường x 100. Hình 4: (A) Màng nhĩ teo mỏng. (B)Teo mỏng lớp biểu mô và lớp sợi. (A) (B) (A) (B) Hình 5: (A) Viêm tai giữa mạn. (B) Tăng sinh nhiều lympho bào-tương bào. Hình 6: (A) Tăng sản nguyên bào sợi-tế bào sợi. (B) Tăng sản lớp biểu mô. (A) (B) Hình 7: (A) Màng nhĩ viêm dày, (B) Mô hạt viêm. Hình 8: Mảng can xi chuyển sản xương Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 247 (A) (B) Hình 9:(A) Viêm cấp-mạn tai giữa. (B) Xung huyết ở lớp BM- bạch cầu đa nhân. BÀN LUẬN Đặc điểm chung Tuổi Thường gặp từ 17 đến 46 tuổi, độ tuổi lao động và công tác, thủng nhĩ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống của họ, lứa tuổi VTG mạn trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhiều tác giả khác. Giới và tai phẫu thuật Giới nữ nhiều gấp đôi giới nam, có thể do giới nữ quan tâm đến sức khỏe hơn nam. Tai trái gần gấp đôi tai phải, điều này là do phần lớn người Việt Nam thuận tay phải, cho nên bán cầu đại não trái to hơn bán cầu phải và đè xuống vùng sàn sọ trái làm sàn sọ trai thấp hơn gây chèn ép vòi tai trái, nên tai trái dễ bị viêm hơn. Tổn thương đại thể-vi thể phần màng nhĩ còn lại Viêm màng nhĩ mạn trong VTG mạn thủng nhĩ Dựa vào lâm sàng để chẩn đoán viêm màng nhĩ mạn thủng nhĩ là rất khó, phải dựa vào giải phẫu bệnh. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận 100% mẫu thể hiện đầy đủ các đặc điểm của viêm mạn phần MN còn lại, tương tự nhưng Schuknecht và các tác giả khác, trong đó có 13/61 ca (21,3%) viêm cấp trên nền viêm mạn. Màng nhĩ dày Chúng tôi ghi nhận MN dày, có thể dày toàn bộ hay rải rác trên phần MN còn lại, đặc điểm lâm sàng này chưa có tác giả nào đề cập đến. Trên vi thể MN dày biểu hiện tăng sinh của lớp biểu bì và lớp sợi của MN. Trên vi thể: phân nửa số ca nghiên cứu có lớp biểu bì bình thường, hơn phân nửa số ca tăng sinh biểu bì ở nhiều mức độ khác nhau ở lớp đáy; lớp gai hoặc lớp sừng, có thể có 2 hoặc 3 lớp biểu bì cùng tăng sinh và ở nhiều mức độ khác nhau, về lớp sợi có 5/61 ca (8,2%) có lớp sợi bình thường, có 42/61 ca (68,8%) tăng sinh lớp sợi với nhiều mức độ khác nhau, lớp sợi dày lên rất nhiều lần so với lớp sợi của MN bình thường, lớp sợi tăng sinh chủ yếu là tế bào sợi và nguyên bào sợi điều này có vai trò quan trọng trong xác định tổn thương viêm mạn của phần MN còn lại cũng như tiên lượng về mức độ phục hồi chức năng khi can thiệp phẫu thuật. Nếu lớp sợi tăng sinh chủ yếu là tế bào sợi, nguyên bào sợi ít điều này nói lên tiến trình viêm mạn của MN này đang ổn định, không tiến triển dày hơn; ngược lại sự hiện diện của nguyên bào sợi ở mức độ trung bình hay nhiều, dự hậu sẽ xấu, vì tiến trình viêm mạn của MN vẫn tiếp tục xãy ra và lớp sợi sẽ dày hơn do tiến trình biệt hóa từ nguyên bào sợi thành tế bào sợi. Như vậy, nguyên bào sợi hiện diên càng nhiều bao nhiêu thì tiến trình viêm diễn tiến càng ngày càng nặng bấy nhiêu, hậu quả là độ rung của MN càng giảm bấy nhiêu, đồng nghĩa với sức nghe hồi phục sau mổ sẽ kém cho dù kết quả phẫu thuật tốt. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nguyên bào sợi hiện diện 41/61 ca (67,2%), điều này cho thấy dự hậu xấu và mất chức năng nghe rất cao. Màng nhĩ đóng canxi Một tổn thương khác cũng thường gặp trên lâm sàng đó là màng nhĩ đọng canxi hay còn gọi là xơ nhĩ. Trong tổng số 61 ca nghiên cứu, có 22 ca (36,1%). Xơ nhĩ là một dạng đặc hiệu của xơ hóa mà thường gặp trong VTG mạn. Sự kết tụ của mô màu trắng, dày đặc ngay dưới niêm mạc tai giữa không chỉ ở mặt niêm mạc của màng nhĩ mà còn trong VTG mủ mạn; trên các cành của xương bàn đạp; trong hòm nhĩ và đôi khi trong xương chũm. Vi thể, có thể thấy những mảnh vỏ giống như cấu trúc da; vi thể cho thấy đó là sợi collagen hyalin hóa trong niêm mạc, xếp thành nhiều lớp hay là cấu trúc những phiến mỏng, Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Chuyên Đề Mắt – Tai Mũi Họng 248 việc lắng đọng muối canxi, biểu hiện là những vùng giống như đám tế bào ái kiềm, phân bố không đều trong đám sợi collagen. Cấu trúc nhiều lớp tương ứng với đại thể biểu hiện là sự tạo thành mảng thường thấy trên lâm sàng. Xương có thể hiện diện trong đám xơ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận mảng canxi lúc nội soi là 22/61 ca (36,1%), song trên vi thể số ca có mảng canxi là 17/61 ca (27,9%). Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là vì khi nội soi có mảng canxi nhưng ở sát khung nhĩ xương nên không lấy được mẫu để thử giải phẫu bệnh. Đối chiếu đại thể với vi thể của phần còn lại của màng nhĩ có mảng canxi cho thấy có sự tương thích, đồng bộ với nhau. Mô hạt viêm màng nhĩ Khám lâm sàng phải quan sát thật kỹ mới có thể phát hiện được mô hạt viêm trên phần còn lại của màng nhĩ vì tổn thương này đôi khi chỉ là một mảng màu đỏ, dễ lầm với sung huyết màng nhĩ và bỏ sót(10). Vi thể cho thấy đây là dạng đặc hiệu của tình trạng còn bù sau viêm, đó là sự phát triển của mô hạt. Trong tiến trình này, tế bào nội mô của mạch máu và nguyên bào sợi là những tế bào được tạo mới, sau đó là tế bào viêm đơn nhân. Sự tạo thành mô hạt thường ưu tiên trong lớp dưới niêm mạc của tai giữa hay màng nhĩ. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận trên lâm sàng có 24/61 ca (39,3%), song trên vi thể chúng tôi ghi nhận có 29/61 ca (47,5%), điều này cho thấy đặc điểm lâm sàng tương thích với thay đổi vi thể của mô hạt viêm; mặt khác, kết quả này cũng cho thấy việc chẩn đoán lâm sàng tổn thương mô hạt viêm dễ bỏ sót, cần phải khám với đèn soi tai hay nội soi đủ ánh sáng và quan sát thật kỹ mới tránh bỏ sót tổn thương này. Màng nhĩ teo mỏng Vi thể cho thấy lớp sợi của màng nhĩ không còn (chỉ còn lớp biểu mô và lớp niêm mạc của màng nhĩ mà thôi); mạch máu giảm và các tế bào có xu hướng giảm kích thước. Một số tác giả về mô bệnh học còn phân chia teo mỏng màng nhĩ thành 2 nhóm: màng nhĩ đơn và màng nhĩ đôi. Màng nhĩ đơn là màng nhĩ chỉ còn lớp biểu bì, lớp sợi. Màng nhĩ đôi là màng nhĩ còn lớp biểu bì và lớp niêm mạc, chỉ mất lớp sợi mà thôi. Thực tế lâm sàng không thể phân biệt được 2 dạng này nên chúng tôi gộp chung lại với nhau, gọi chung là màng nhĩ teo mỏng. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận có 7/61 ca (11,5%), vi thể ghi nhận cũng 7 ca song teo mỏng biểu bì màng nhĩ là 3 ca, teo mỏng lớp sợi là 4 ca. Sự khác biệt này có thể do phần còn lại của màng nhĩ viêm mạn, dày lên rất nhiều; những vùng màng nhĩ còn bình thường trở nên mỏng hơn, và như vậy dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm là màng nhĩ teo mỏng. Tổn thương phần màng nhĩ còn lại của VTG mạn thủng nhĩ là tổn thương phối hợp, có thể kết hợp nhiều tổn thương cùng lúc như màng nhĩ dày, teo mỏng, mảng canxi hay mô hạt viêm, nhưng dù là tổn thương đơn thuần hay phối hợp luôn luôn hiện diện trên nền tảng của viêm màng nhĩ mạn tính. Điều này sẽ giúp các nhà Tai học chọn lựa phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng người bệnh và góp phần giúp các phẫu thuật viên tiên lượng trước được kết quả phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Mối tương quan giữa đại thể và vi thể các tổn thương thường gặp trên phần còn lại của màng nhĩ trong VTG mạn thủng nhĩ Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và vi thể Kiểm định thống kê cho thấy biểu mô tăng sinh lớp đáy hay lớp gai liên quan có ý nghĩa thống kê với màng nhĩ dày và mô hạt viêm. Trong khi tăng sinh lớp sừng chỉ liên quan có ý nghĩa thống kê với màng nhĩ dày mà thôi. Kiểm định thống kê cho thấy màng nhĩ dày liên quan có ý nghĩa thống kê với tăng sinh tế bào sợi hay tăng sinh nguyên bào sợi. Như vậy, màng nhĩ dày liên quan chặt chẽ với tăng sinh lớp đáy, lớp sợi, lớp sừng và đặc biệt là lớp sợi của màng nhĩ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012 Nghiên cứu Y học Tai Mũi Họng 249 Ảnh hưởng của yếu tố tương tác với mối liên quan giữa thay đổi mô học và hình thái màng nhĩ qua nội soi Về mặt lâm sàng cũng như mô bệnh học, khi yếu tố tác động tồn tại kéo dài thì tổn thương về mặt mô học sẽ càng nặng hơn. Yếu tố tác động trong VTG mạn thủng nhĩ chính là tình trạng nhiễm trùng, để nhiễm trùng kéo dài hay tái đi tái lại nhiều lần thì yếu tố thời gian đóng vai trò chính yếu; chính vì vậy chúng tôi khảo sát yếu tố thời gian tác động và gây ra những thay đổi về lâm sàng cũng như GPB của phần màng nhĩ còn lại trong VTG mạn thủng nhĩ. Chúng tôi ghi nhận: Đối với lớp biểu mô Mối quan hệ giữa tăng sinh lớp đáy với màng nhĩ dày trên nội soi có sự tác động của yếu tố thời gian với P < 0,05. Có sự tác động của yếu tố thời gian lên mối quan hệ giữa tăng sinh biểu mô lớp gai với màng nhĩ dày và mô hạt viêm trên nội soi có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Đối với lớp sừng, yếu tố thời gian tác động lên mối quan hệ giữa tăng sinh lớp sừng với màng nhĩ dày trên nội soi với P<0,05. Đối với lớp sợi Thống kê cho thấy yếu tố thời gian tác động lên mối quan hệ giữa tăng sinh nguyên bào sợi với màng nhĩ dày và mảng canxi trên nội soi có ý nghĩa thống kê P < 0,05. Yếu tố thời gian tác động lên mối quan hệ giữa tăng sinh lớp sợi với màng nhĩ dày lên trên nội soi có ý nghĩa thống kê với P < 0,05. Các tổn thương khác không ghi nhận có liên quan đến yếu tố thời gian. KẾT LUẬN Qua khảo sát hình ảnh đại thể đối chiếu với vi thể các đặc điểm lâm sàng thường gặp ở phần màng nhĩ còn lại trong V
Tài liệu liên quan