Một nhà quản lý thông minh hiểu rằng, cái chính trong công việc quản lý là
giúp nhân viên của mình thành công hơn và đưa ra những quyết định khó
khăn mà nhân viên không thể tự quyết được. Trái lại, nếu bạn gặp phải một
vị sếp mang phong cách thích kiểm soát nhân viên, đây thực sự là một vấn
đề lớn. Bạn có thể rời khỏi công ty nếu bạn không muốn chịu sức ép từ nhà
quản lý này.
First- Viec-Lam gửi đến bạn thông điệp rằng: thay vì trốn chạy, hãy thử đối
mặt và giải quyết bằng chính năng lực của bạn, dù kết quả cuối cùng ra sao,
bạn cũng không hối tiếc vì bạn đã cố gắng hết mình.
5 trang |
Chia sẻ: thuyduongbt11 | Ngày: 20/06/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hòa nhập với sếp thích kiểm soát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hòa nhập với sếp thích kiểm
soát
Một nhà quản lý thông minh hiểu rằng, cái chính trong công việc quản lý là
giúp nhân viên của mình thành công hơn và đưa ra những quyết định khó
khăn mà nhân viên không thể tự quyết được. Trái lại, nếu bạn gặp phải một
vị sếp mang phong cách thích kiểm soát nhân viên, đây thực sự là một vấn
đề lớn. Bạn có thể rời khỏi công ty nếu bạn không muốn chịu sức ép từ nhà
quản lý này.
First- Viec-Lam gửi đến bạn thông điệp rằng: thay vì trốn chạy, hãy thử đối
mặt và giải quyết bằng chính năng lực của bạn, dù kết quả cuối cùng ra sao,
bạn cũng không hối tiếc vì bạn đã cố gắng hết mình.
Đối mặt với sếp thích kiểm soát
Một vị sếp thích kiểm soát thường là người có xu hướng không đặt niềm tin
vào nhân viên dưới quyền, họ luôn nghĩ rằng chỉ có họ mới có thể giải quyết
trơn tru tất cả mọi việc, hoặc khi họ “ nhúng tay” vào, công việc mới thực sự
được vận hành.
Họ lo ngại khi không có sự kiểm soát của mình, công việc sẽ bị đình trệ hay
tệ hơn là sẽ có kết quả xấu. Qủa thực, nếu không có nhà quản lý nhân viên sẽ
phần nào đó lơ là công việc, nhưng nếu kiểm soát quá gắt gao, cấp dưới phải
là người hứng chịu những soi mói không đáng có, gây mâu thuẫn và mất
lòng tin. Vậy làm thế nào để đối mặt với vị sếp thích kiểm soát này?
Thôi tranh cãi và làm việc bằng 100% nỗ lực
Để đối mặt và “ dàn hòa” với sếp có phong cách thích kiểm soát, bạn cần
phải chú tâm đến công việc mà bạn đang làm. Mục đích cuối cùng của việc
kiểm soát chẳng phải là để đạt đến kết quả mỹ mãn trong công việc?
Vậy thì với vai trò là nhân viên cấp dưới, hãy đặt nhiệm vụ công việc lên
hàng đầu, giải quyết chúng bằng 100% sự nỗ lực của bạn.
Nút thắt đầu tiên đó chính là công việc, hãy chú ý đến điều này.
Quan trọng vẫn là thái độ của bạn
Chắc chắn rồi, bạn- nhân viên dưới quyền luôn là người chịu tác động, chi
phối từ nhà quản lý, tuy nhiên nếu hướng suy nghĩ của bạn theo chiều hướng
tiêu cực rằng: bản thân bạn đang phải gánh chịu những bất công do vị sếp
thích kiểm soát này mang lại. Thay vì vậy, hãy vận động hướng suy nghĩ của
bạn theo một cách tích cực hơn: sếp muốn đạt đến hiệu suất công việc cao
nhất, những sai sót của bạn sẽ dễ dàng được nhận diện ra ngay lập tức nhờ vị
sếp thích kiểm soát , hãy nhớ xem bạn đã vấp phải bao nhiêu những lỗi mà
sếp phải nhắc nhở và chỉnh sữa giúp bạn?
Không thỏa hiệp về khối lượng công việc
Đừng cố tình làm hỏng công việc được giao để tỏ thái độ với sếp, như vậy
chỉ khiến năng lực làm việc của bạn trong mắt mọi người bị giảm sút mà
thôi. Muốn đối mặt với sếp kiểm soát, điều quan trọng đó là bạn phải lưu giữ
những ghi chép chính xác. Nếu, bạn đang gặp rắc rối với việc giữ vững vị trí
hiện thời, hãy nhờ một người có nhiều kinh nghiệm trong công ty giúp đỡ
vượt qua những thử thách.
Hãy viết email, nếu bạn không thể diễn giải trực tiếp
Email sẽ giúp bạn trình bày rõ ràng về những công việc bạn đã làm, bạn
đang làm và sẽ làm, như vậy đối với vị sếp là người thích kiểm soát họ sẽ “
kiểm soát” được công việc của bạn, từ đấy những cắc cớ, mâu thuẫn giữa
bạn và sếp sẽ giảm đi đáng kể.