Chương 1:công ty kinh đô và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại mỹ
Chương 2: Phân tích hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của KIDOCO
Chương 3:Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào thị trường Mỹ
27 trang |
Chia sẻ: lazy | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại mỹ của công ty bánh kẹo KIDOCO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế
Chuyên ngành quản trị kinh doanh quốc tế
---------------------***------------------------
/
Đề án môn học
Đề tài: Hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại mỹ của công ty bánh kẹo KIDOCO
Giáo viên hướng dẫn : T.S Tạ Lợi
Sinh viên : Lê Minh Dũng
Lớp : Kinh Doanh Quốc Tế
Khoá :42
Hệ : Chính Quy
Hà nội, năm 2003
Mục lục
Lời mở đầu…………………………………….
Chương 1:công ty kinh đô và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại mỹ
1.1.Vài nét về công ty KIDOCO
1.2.Hoạt động đầu tư của KIDOCO
chương 2: Phân tích hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của KIDOCO
2.1. Những vấn đề chung về hoạt động đầu tư sản xuất
2.1.1Khái niêm hoạt động đầu tư
2.1.2. Bản chất của hoạt động đầu tư sản xuất trực tiếp
2.2.Hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại mỹ của KIDOCO
2.2.1 Một vài nét về thị trường mỹ và cơ hội kinh doanh đối với công ty kidoco
2.2.1.1 Một vài nét về thị trường mỹ
2.2.1.2. Cơ hội của công ty KIDOCO
2.2.2 Động cơ kinh doanh của kidoco
2.2.3 Hình thức kinh doanh của KIDOCO trên thị trường Mỹ
2.2.3.1Các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hình thức kinh doanh của kidoco
2.2.3.1.1 Yếu tố vốn
2.2.3.1.2 Kinh nghiệm
2.2.3.1.3 Yếu tố cạnh tranh
2.2.3.2 Hình thức kinh doanh của kidoco
2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của KIDOCO khi lựa chọn hình thức đầu tư sản xuất để thâm nhập thị trường Mỹ
2.2.4.1Ưu điểm
2.2.4.2 Nhược điểm
Chương 3:Bài học kinh nghiệm và giải pháp cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào thị trường Mỹ
3.1 bài học kinh nghiệm
3.2 Giải pháp
Kết luân
Tài liệu tham khảo
lời nói đầu
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế, trước hết là khu vực ASEAN, minh chứng là chúng ta đã tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA và mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2005 sẽ là thành viên của của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, khi tham gia vào sân chơi lớn hơn vượt ra khỏi biên giới quốc gia sẽ nhận được nhiều cơ hội nhưng cũng chịu sức ép lớn hơn từ sự cạnh tranh và những luật lệ khắc nghiệt hơn.
KIDOCO đã đón nhận những cơ hội và thách thức từ những thị trường như thế nào? Câu trả lời của họ chính là việc tích cực tham gia vào thương mại quốc tế và đặc biệt là quyết định đầu tư sang thị trường Mỹ. Liệu hoạt động đầu tư của KIDOCO tại thị trường Mỹ có phải là một sự chủ động vươn mình ra thế giới hay chỉ là một bước đột phá thụ động. Để làm rõ về các bước đi của KIDOCO trong quá trình đầu tư trực tiếp sang Mỹ, tôi xin viết đề tài: “ Hoạt động đầu tư sản xuất tại Mỹ của công ty bánh kẹo KIDOCO”.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong có được sự góp ý của thầy cô giáo và bạn bè để nâng cao chất lượng của đề án này và rút kinh nghiệm cho các bài viết sau.
Xin chân thành cảm ơn T.S Tạ Lợi đã giúp đã giúp tôi hoàn thành đề án này.
CHƯƠNG 1: Công ty KIDOCO và hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại mỹ
Vài nét về công ty KIDOCo
Công ty bánh kẹo Kinh Đô được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ tại Phú Lâm, Quận 06 với tổng số vốn đầu tư là 1,4 tỉ VND và lượng công nhân là 70 người. Lúc đầu công ty kinh doanh một số mặt hàng như bánh Snach, một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Thị trường bánh Snach lúc đó chủ yếu là ở Thái Lan và công ty đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm này. Năm 1994, nhận thấy thị trường có triển vọng công ty đầu tư thêm với vốn pháp định lên đến 14tỉ VND tung ra sản phẩm bánh Snach Kinh Đô vừa giá rẻ, mùi vị đặc trưng phù hợp với thị hiếu của người trong nước. Năm 1996 đầu tư thêm công nghệ thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD để sản xuất bánh Cookíe. Năm 1997 và năm 1998 công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp. Đây là sản phẩm mang tính dinh dưỡng cao, vệ sinh giá thành thích hợp với nhiều tầng lớp tiêu dùng. Cuối năm 1998 dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate được đưa vào khai thác sử dụng. Năm 1999 công ty tiếp tục tăng vốn pháp định 40 tỉ VNĐ. Xây thêm nhà máy công xưởng, mở rộng quy mô sản xuất. Đa dạng hoá sản phẩm bánh kẹo với hàng trăm sản phẩm bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi. Năm 2000 công ty xây dựng thêm nhà máy đặt tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hưng Yên.
Tháng 4/2001 công ty đầu tư thêm một dây truyền công nghệ sản xuất kẹo cứng và một dây truyền sản xuất kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công xuất 40 tấn/ngày.
Tháng 6/2001 tổng vốn đầu tư của công ty Kinh Đô lên đến 30triệu USD công ty đưa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3triệu USD và công suất 1,5 tấn/giờ.
Bắt đầu từ ngày 1/10/2002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô, bên cạnh đó hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9002 được thay thế bằng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 nhằm tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhanh chóng hội nhập với quá trình phát triển của các nước trong khu vực.
Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp trẻ đang có nhiều triển vọng trên thị trường Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu hàng năm từ 14 nghìn tấn đến 15 nghìn tấn. Thị trường trong nước chiếm 80% tổng sản lượng tiêu thụ tạo doanh thu lớn cho nhà nước ta.
So với năm 2001, năm 2002 công ty đã mở rộng sản xuất làm tăng sản lượng cung ứng, lượng sản phẩm tiêu thụ tăng gấp hai lần làm cho doanh thu tăng xấp xỉ 40% so với năm 2000. Những mặt hàng chủ lực của công ty là bánh Cookies, Snach, Crackers, kẹo Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm các loại.. chiếm tỉ trọng vượt xa so với kết quả năm 2001. Công nghệ chế biến bánh các loại không kém gì với các nước trên thế giới và đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9002. Mới đây KIDOCO cũng đã mua lại toàn bộ nhà máy sản xuất kem Wall’s của Unilever,và sử dụng thương hiệu này trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực.
Thành quả của Kinh Đô đã được ghi nhận bởi chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao. Được người tiêu dùng bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong 6 năm liền 1997, 1998, 1999, 2000, 2001, 2002. Sản phẩm của công ty đạt huy chương vàng hội chợ quốc tế tại Cần Thơ và hội chợ quốc tế Quang Trung năm 1995, 1996, 1997 .. công ty còn đạt nhiều thành tích khác như “Cúp vàng Maketing” sản phẩm đạt giải vàng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2001. Công ty còn nhận được một số bằng khen như: Bằng khen của thủ tướng Chính Phủ , bằng khen đơn vị hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế, bằng khen đơn vị đạt thành tích tốt về thực hiện bộ luật lao động và huy chương “ Vì thế hệ trẻ” năm 2000 của BCHTW đoàn TNCSHCM.
1.2. Hoạt động đầu tư của Kidoco
Tháng 2/2002 chủ tịch Hội đồng quản trị NEW CHOICE FOOD và ông Trần lệ Nguyên tổng giám đốc công ty Kinh Đô đã kí văn bản thoả thuận về việc thành lập nhà máy sản xuất kẹo mềm của Kinh Đô tại thành phố Los Angeles thuộc bang Califonia Mĩ. Nhà máy này có công suất ban đầu là 1tấn kẹo/giờ vốn đầu tư là 5 triệu USD hoàn toàn do công ty Kinh Đô đầu tư chịu trách nhiệm về kĩ thuật, công nghệ còn NEW CHOICE FOOD có trách nhiệm bao tiêu và phân phối sản phẩm Kinh Đô tại Mĩ và cả các nước trong khu vực bắc Mĩ.
Kinh Đô là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư và xây dựng nhà máy tại Mĩ, một thị trường lớn bậc nhất trên thế giới và luôn đòi hỏi các quy định hết sức chặt trẽ về chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là những quy định ngặt nghèo đối với sản phẩm bánh kẹo. Ông JFF KUO cho biết sau chuyến đi khảo sát các nước châu á, Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp đạt được 4 tiêu chuẩn đó là: công nghệ, chất lượng, kĩ thuật và tài chính đáp ứng được phần lớn những đòi hỏi mà giới doanh nhân Mĩ đặt ra trong quan hệ kinh doanh. Ông Glenn Abadin chủ tịch hội đồng Quản trị công ty NAGE một tập đoàn thương mại lớn của Mĩ thỏa thuận về việc nhập mỗi năm 10 triệuUSD các mặt hàng bánh kẹo của công ty Kinh Đô để phân phối cho 3 hệ thống siêu thị lớn của Mĩ là costo, well_mark và sams_club. Đây là những hệ thống siêu thị lớn có quy mô toàn liên bang.
Trong năm 2003 cũng đã ký kết được hai hợp đồng lớn xuất khẩu sang thị trường Mĩ với hai nhãn hiệu là “New choice” và “Future Choice&My Choice” trị giá 30 triệu USD thời gian giao hàng đến hết tháng 3/2004. Để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu này trong năm 2003, Công ty Kinh Đô sẽ đầu tư thêm 2 dây chuyền sản xuất bánh Cracker và một dây chuyền sản xuất bánh Cookies với tổng vốn đầu tư khoảng 6 triệu USD.Với đà xuất khẩu này thì dự kiến kim nghạch xuất khẩu của Công ty Kinh Đô trong năm 2003 này sẽ đạt mức trên 10 triệu USD. Tuy nhiên Tổng giám đốc công ty Kinh Đô Trần Lệ Nguyên tâm sự: Trong quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ, bên cạnh việc phát huy nội lực (vốn, công nghệ, lao động...) các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức nhạy bén và linh hoạt. Khi làm ăn với các doanh nghiệp Việt Nam, người Mỹ không chỉ tìm hiểu về thị trường, chất lượng sản phẩm, dây chuyền công nghệ mà họ còn tìm hiểu rất kĩ về luật lao động, bảo hộ lao động, điều kiện làm việc, sinh hoạt của công nhân Việt Nam. Một khó khăn lớn nhất là người Mỹ luôn đặt hàng với số lượng lớn. Chính quy mô lớn của các cuộc giao dịch đã làm cho nhiều doanh nghiệp bị hẫng vì không có đủ hàng kịp đáp ứng.Tuy nhiên làm ăn với Mỹ, theo ông Trần lệ Nguyên, cái được lớn nhất là nâng cao kỹ thuật, học được cung cách quản lý và có thể đàng hoàng bước chân vào hầu hết các thị trường của các nước trên thế giới. Và thị trường Mỹ là mục tiêu đột phá của Kinh Đô.
CHƯƠNG 2: Phân tích hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của KIDOCO
2.1 những vấn đề chung về hoạt động đầu tư trực tiếp
2.1.1 Khái niệm hoạt động đầu tư
Trước đây đã có nhiều lý thuyết thương mại được hình thành khi mà hầu hết các yếu tố sản xuất không thể chuyển dịch dễ dàng qua biên giới quốc gia. Ngày nay việc di chuyển của các yếu tố trở nên thuận lợi hơn, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông, giao thông vận tải quốc tế, các công ty có thể làm được nhiều việc hơn là xuất khẩu sản phẩm của mình. Hoạt động đầu tư đã là một trong những cách xâm nhập thị trường quốc tế tốt nhất của các công ty kinh doanh.Việc thực hiện đầu tư và nhất là đầu tư trực tiếp không phải chỉ có sự tham gia của các công ty lớn mà còn có sự tham gia của các công ty vừa và nhỏ.
Đầu tư theo nghĩa rộng, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai, lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ, ở đây hoạt động đầu tư còn là quá trình sử dụng các nguồn lực trên nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân nước ngoài tự mình hay cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. Để thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài các nhà đầu tư có thể xây dựng một cơ sở sản xuất hoàn toàn mới, hay mua lại các cơ sở sản xuất đang hoạt động ở nước sở tại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là một loại hình đầu tư quốc tế được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh toàn cầu của mình. Việc mở rộng sản xuất thông qua đầu tư trực tiếp không chỉ là sự chu chuyển tài chính mà cung với nó là sự chuyển giao công nghệ , bí quyết quản lý và các tài sản vô hình khác.
2.1.2 Bản chất của hoạt động đầu tư sản xuất trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức quốc tế được đặc trưng bởi quá trình xuất khẩu tư bản từ nước này sang nước khác, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là một hoạt động kinh doanh, một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Nhân tố nước ngoài ở đây không chỉ là sự khác biệt về quốc tịch hoặc về lãnh thổ cư trú thường xuyên của các bên tham gia vào quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn thể hiện ở việc tư bản bắt buộc phải vượt qua khỏi tầm kiểm soát của một quốc gia. Việc di chuyển tư bản này nhằm mục đích phục vụ kinh doanh tại các nước tiếp nhận đầu tư, đồng thời lại là điều kiện để xuất khẩu máy móc, vật tư, nguyên liệu và khai thác tài nguyên của nước chủ nhà.
2.1.3 Đặc điểm của đầu tư sản xuất:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đưa vốn vào nước tiếp nhận và đi kèm với vốn là cả kỹ thuật, công nghê, bí quyết kinh doanh.. Chủ đầu tư đưa vốn vào đầu tư là tiến hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra được tiêu thụ ở thị trường nước sở tại hoặc thị trường quốc tế.
Việc tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài phát sinh nợ cho nước nhận đầu tư. Thay cho lãi xuất, nước nhận đầu tư được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, nước sở tại còn có điều kiện để phát triển tiềm năng trong nước. Nhờ có hoạt động đầu tư trực tiếp mà các nhà đầu tư có thể khai thác và sử dụng triệt để những lợi thế của nước tiếp nhận đầu tư.
2.1.4 Sự cần thiết của hoạt động đầu tư sản xuất trực tiếp.
Ta có thể ví hoạt động đầu tư sản xuất trực tiếp giống như việc mở rộng thị trường nội địa để tăng doanh số bán hàng và tận dụng công xuất sản xuất dư thừa, ngoài ra hoạt động này còn cho phép các công ty tiếp cận các nguồn lực bên ngoài, giảm chi phí và tăng hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một lí do khác thúc đẩy các công ty tham gia hoạt động đầu tư sản xuất ở nước ngoài đó là do mức thu nhập bấp bênh. Các công ty có thể ổn định nguồn thu nhập của mình bằng cách tăng doanh số bán hàng quốc tế vào doanh số bán hàng trong nước. Nhờ đó mà có thể tránh được những biến động bất thường của quá trình sản xuất.
Hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tại một thị trường khác chính là một điều kiện tiên quyết trong quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty. Việc đầu tư sẽ cho phép các công ty tiếp cận trực tiếp với các nguồn lực bên ngoài và tận dụng nó.
2.2 hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh tại mỹ của KIDOCO
2.2.1 Một vài nét về thị trường Mỹ và cơ hội đối với công ty KIDOCO.
2.2.1.1 Một vài nét về thị trường Mỹ.
Mỹ là nền kinh tế vào loại lớn nhất thế giới với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 1999 là 9250 tỷ USD. Gần mười năm liên tục kinh tế Mỹ luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao chưa từng có trong lịch sử chưa từng có trong lịch sử của mình kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ II (trung bình từ 3% đến 4%) vài năm gần đây kinh tế Mỹ liên tục được xếp là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Đây là một điều rất có ý nghĩa nếu chúng ta biết rằng, chỉ cần 1% tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng sẽ tạo ra giá trị tuyệt đối còn lớn hơn 15% tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Chính tốc độ tăng trưởng ngoạn mục này cùng với đặc điểm của một nước đông dân với hơn 250 triệu người đã khiến cho nhu cầu về tiêu dùng cá nhân tại Mỹ không ngừng tăng lên, tiêu dùng cá nhân chiếm tới hơn 70%, điều đó có nghĩa là nhu cầu mua sắm hàng hoá, vẫn sẽ ở mức cao. Tổng dung lượng nhập khẩu của Mỹ ở mức cao nhất thế giới trên cả EU. Hầu như mọi hàng hoá của mọi quốc gia đều có mặt trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó nền kinh tế Mỹ có sức mua lớn với các phân đoạn thị trường rộng vì thế có thể thu hút và tiêu thụ nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau với số lượng rất lớn thuộc đủ mọi chất lượng từ trung bình đến cao. Hơn nữa hiện nay Mỹ về cơ bản đã thực hiện xong việc chuyển đổi kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức (thông tin, điện tử...) Mỹ tập trung vào phát triển các ngành dịch vụ công nghệ cao và công nghệ thông tin. Một mặt họ gia sức tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu dịch vụ (ngân hàng, tài chính..), hàng công nghệ cao như máy vi tính, điện tử, viễn thông...
Mặt khác họ khuyến khích nhập khẩu hàng hoá cần thiết nhiều lao động từ nước khác bởi chi phí nhân công của họ rất cao. Điều này tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước Mỹ, để dân chúng được mua hàng hoá với giá rẻ hơn, chất lượng hơn.
Các doanh nghiệp Mỹ có những sự linh động hơn nhiều so với các đối tác của họ tại bất cứ đâu trong những quyết định mở rộng cơ sở kinh doanh của mình, sa thải công nhân thừa và phát triển sản phẩm mới. Với số dân trên 250 triệu đây là một thị trường thực sự hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trong và ngoài Mỹ.
Thị trường này càng hấp dẫn hơn khi ở đây có một thể chế chính trị được xây dựng khá lâu với một hệ thống pháp luật ổn định. Mặc dù trên thực tế thì ở mỗi bang ở đất nước này có một hệ thống pháp luật riêng và nó được thống nhất bởi hệ thống luật liên bang, nhưng thường thì nó luôn tạo những điều kiện phát triển rất thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Để nhằm nâng cao yêu cầu đối với các cơ quan nhà nước theo dõi việc tôn trọng pháp luật và để kiểm tra việc tôn trọng pháp luật Quốc hội Mỹ đã thành lập một loạt các cơ quan điều tiết liên bang, trong đó có: Uỷ ban thương mại liên bang, cục kiểm tra chất lượng thực phẩm, uỷ ban về các vấn đề an toàn hàng tiêu dùng. Hoạt động của các cơ quan này cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới các quyết định đến hiệu quả của các biện pháp kinh doanh của công ty.
2.2.1.2 Cơ hội của công ty KIDOCO
Đứng trước một thị trường đầy tiềm năng như thị trường Mỹ thì không công ty nào là không muốn tham gia. Đối với KIDOCO, họ thấy được rằng nếu có thể tham gia vào thị trường Mỹ thì sẽ có những cơ hội rất lớn để phát triển mình:
KIDOCO nhận thấy họ sẽ có một lượng khách hàng rất lớn, đa dạng. Lứa tuổi có thể thường xuyên sử dụng hàng của họ là từ 9 đến 25 tuổi chiếm 27% tổng số dân tức là vào khoảng 81 triệu người. Nếu có được lượng khách hàng thường xuyên bằng khoảng 3/4 số này thì hoạt động kinh doanh của công ty đã có thể nói là rất thuận lợi.
Sự thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của KIDOCO còn được thể hiện qua việc họ có thể làm ăn ổn định và lâu dài trong một nền chính trị và luật pháp ít thay đổi, mặc dù hiện nay nước Mỹ, với những vấn đề về quan hệ không lành mạnh với các nước khác như Irăc, Triều Tiên, Cuba... nhưng những điều đó có lẽ sẽ không ảnh hưởng nhiều đối với một công ty kinh doanh thực phẩm của Việt Nam. Nhất là khi hai nước đã kí vào Hiệp Định Thương Mại Việt Mỹ.
Một cơ hội cũng rất quan trọng đối với công ty Kinh Đô đó là họ sẽ tìm được những đối tác trong quan hệ làm ăn sau này. Việc mở rộng quan hệ sẽ giúp họ có thêm khách hàng mới, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty.
Qua hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh ở Mỹ KIDOCO sẽ nhận được những kinh nghiệm quản lý cao cấp, cách làm việc hiệu quả, điều tiết các nguồn lực đầu vào và phân phối các sản phẩm đầu ra một cách hợp lý (nguồn cung cấp những sản phẩm đầu vào để chế biến thực phẩm lại rất dồi dào vì Mỹ là một trong những nước xuất khẩu gạo và lúa mỳ hàng đầu trên thế giới).
Những cơ hội của họ còn thể hiện ở chỗ sản phẩm của họ khi sản xuất ra có thể đến tay người tiêu dùng một cánh nhanh nhất do cơ sở hạ tầng giao thông ở đây rất tốt, việc mua bán hàng thức ăn nhanh qua mạng đã chở nên quen thuộc và phổ biến đối với người dân. Đồng thời 3 hệ thống siêu thị của Mỹ là costo, well_mark và sams_club là 3 hệ thống siêu thị có mức độ trải rộng trên toàn quốc đã kí hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra của Kinh Đô nên có thể nói cơ hội kinh doanh của công ty ngày càng rõ ràng hơn.
2.2.2 Động cơ kinh doanh của KIDOCO
Sau một thời gian ra mắt ở thị trường Mỹ, tập đoàn New Choice Food đã quyết định mua khoảng 4000 container mỗi năm. Cả năm 2002, Kinh Đô chỉ xuất được 1,9 triệu USD. Nhưng tính đến 20/2/2003, kim ngạch xuất khẩu của Kinh Đô đã lên đến 1,52 triệu USD. Do đó đầu tư vào thị trường Mỹ là một quyết định hợp lý.
Câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao KIDOCO lại chọn thị trường Mỹ để đầu tư đầu tiên? Một thị trường khá khó khăn đối với những hàng sản phẩm là thực phẩm? Một thị trường mà tiêu chuẩn về vệ sinh, kĩ th