Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), là sự phát triển cao của hoạt động ngân hàng, là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ (đặc biệt là điện tử, tin học viễn thông) với quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá của các hoạt động dịch vụ tài chính-ngân hàng. Do vậy, phát triển hoạt động thanh toán thẻ góp phần đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng đã được chú trọng và có nhiều bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng trong thời gian tới ở Việt Nam.

pdf7 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
47 HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Võ Thị Thuý Hằng* TÓM TẮT Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng là một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), là sự phát triển cao của hoạt động ngân hàng, là kết quả của sự phát triển khoa học và công nghệ (đặc biệt là điện tử, tin học viễn thông) với quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá của các hoạt động dịch vụ tài chính-ngân hàng. Do vậy, phát triển hoạt động thanh toán thẻ góp phần đẩy nhanh hiệu quả hoạt động của nền kinh tế. Trong thời gian qua, hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng đã được chú trọng và có nhiều bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức. Trên cơ sở đó, bài viết đã đưa ra một số giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng trong thời gian tới ở Việt Nam. Từ khoá: Ngân hàng thương mại, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ dư nợ, ATM, POS. BANKING CHALLENGE ACTIVITIES IN VIETNAM: SITUATION AND SOLUTIONS ABSTRACT Bank card payment is one of the methods of non-cash payment, a highly developed of banking activity, and a result of the development of science and technology (especially electronics and telecommunications) with the liberalization and globalization of financial banking services. Therefore, the development of card payment activities contributes to boosting the operation of the economy. In recent years, bank card payment has attracted the attention of people. However, the promotion of bank card payment still facing many challenges. Based on that, this article has suggested some key solutions to promote the development of bank card payment in the coming time in Vietnam. Keywords: Comercial Bank, Bank card, Credit card, Debit card, ATM, POS. * ThS. GV. Khoa Tài chính – Kế toán, Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM Email: vothithuyhang2017@gmail.com Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng... 48 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội nhập với xu thế toàn cầu hoá trong thời đại công nghệ 4.0, khác với các ngành khác, ngành ngân hàng phải đi tiên phong để ứng dụng kết quả của sự phát triển khoa học công nghệ vào trong dịch vụ của mình, đặc biệt là sự phát triển mạng lưới toàn cầu của các ngân hàng và sự liên kết giữa các ngân hàng thành một khối thống nhất trên cơ sở một trung tâm thanh toán bù trừ nhằm hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác và đặc biệt thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của quốc gia. Trong giai đoạn hiện nay, tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến và mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng cũng như góp phần thúc đẩy kinh tế của các quốc gia này ngày càng phát triển. Phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng là một trong những giải pháp để tiến tới mục tiêu TTKDTM ở Việt Nam. Và để thúc đẩy phát triển thanh toán thẻ, Chính Phủ đã ban hành Quyết định 986/2018/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trước đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017- 2020 (nhằm thực hiện Quyết định 2545/QĐ- TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển TTKDTM). Phạm vi của Kế hoạch liên quan đến việc phát triển thanh toán thẻ ngân hàng theo phương thức xuất trình thẻ vật lý, thẻ được số hóa qua thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán, bao gồm Point of Sale (POS), Mobile Point of Sale (mPOS) và các loại thiết bị chấp nhận thẻ khác tại điểm bán mà chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Mục tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển dịch vụ thanh toán thẻ: Nâng dần số lượng, giá trị giao dịch thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán. Đến năm 2020, toàn thị trường có ít nhất 300.000 POS được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt trên 200 triệu giao dịch/ năm; 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại có thiết bị chấp nhận thẻ và cho phép người tiêu dùng thanh toán khi mua hàng; 100% Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Kho bạc Nhà nước quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thiết bị chấp nhận thẻ phục vụ thu ngân sách Nhà nước. Nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể như trên, NHNN đã có những hướng dẫn thực hiện thúc đẩy hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng phát triển mạnh mẽ cho đến nay. Mặc dù vậy, hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng vẫn còn những hạn chế như chưa triển khai rộng khắp các vùng miền của quốc gia, đặc biệt là khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có chuyển biến rõ rệt; Hệ thống an ninh mạng còn nhiều rủi ro. Từ những thực tế này, tác giả muốn đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng, góp phần thực hiện đề án phát triển TTKDTM, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước hiện đại hoá vào hoạt động của hệ thống ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các Điều kiện và Điều Khoản được các bên thỏa thuận (không bao gồm các loại thẻ do các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ phát hành chỉ để sử dụng trong việc thanh toán hàng hóa, dịch vụ của chính các tổ chức phát hành đó). Tuỳ theo cách phân loại mà có các loại thẻ ngân hàng bao gồm: thẻ nội địa, thẻ quốc tê; hay thẻ ghi nợ (debit card), thẻ tín dụng (credit card), thẻ trả trước (prepaid card) hay thẻ vật lý, thẻ phi vật lý,... Thiết bị chấp nhận thẻ tại Điểm bán bao gồm Point of Sale (viết tắt là POS), Mobile Point of Sale (viết tắt là mPOS) và các loại thiết bị chấp nhận thẻ khác là các loại thiết bị đọc thẻ, thiết bị đầu cuối được cài đặt và sử dụng tại các 49 đơn vị chấp nhận thẻ mà chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. POS có thể được lắp đặt tại chi nhánh, phòng giao dịch của tổ chức thanh toán thẻ để cung ứng tiền mặt cho chủ thẻ theo thỏa thuận giữa tổ chức thanh toán thẻ và tổ chức phát hành thẻ. Vai trò của thẻ ngân hàng: Thứ nhất, đối với nền kinh tế, khi tiến hành thanh toán bằng thẻ ngân hàng giúp loại bỏ một khối lượng tiền mặt rất lớn lưu thông, tiết kiệm chi phí in ấn, chi phí bảo quản, vận chuyển... Và việc thanh toán bằng thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán hiện đại, nhanh chóng, an toàn, hiệu quả sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp nhà nước quản lý nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô. Việc áp dụng công nghệ hiện đại của việc phát hành và thanh toán thẻ quốc tế sẽ tạo điều kiện cho việc hội nhập nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế thế giới. Thứ hai, đối với toàn xã hội, thanh toán qua thẻ ngân hàng là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp “kích cầu” của nền kinh tế xã hội, thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn minh thanh toán, nâng cao hiểu biết của dân cư về các ứng dụng công nghệ tin học trong phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ tạo điều kiện cho sự hòa nhập của quốc gia vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh vực tiền tệ. Lợi ích của thẻ ngân hàng: Đối với chủ thẻ, đem lại sự tiện lợi, linh hoạt và an toàn khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ, mang lại cho khách hàng sự tiện lợi, nhanh chóng và đặc biệt an toàn sẽ giúp họ thu hút một lượng khách lớn, nâng cao số giao dịch được thực hiện, giảm chi phí quản lý tiền mặt, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh (làm tăng doanh số bán hàng, thu hút khách hàng ngày một gia tăng, tiết kiệm chi phí, dễ quản lý, an toàn và tăng vòng quay vốn). Đối với ngân hàng phát hành thẻ, thực hiện tham gia thanh toán thẻ, ngân hàng có thể đa dạng hóa các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp, vừa giữ được những khách hàng cũ. Mặt khác thông qua hoạt động phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng có thể thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí và lãi do việc phát hành thẻ mang lại. Thông qua đó, uy tín và danh tiếng của ngân hàng được nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ. Ngân hàng thanh toán thẻ, Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân hàng mình, sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấuđại lý từ hoạt động thanh toán qua đại lý. Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM Nhìn lại thời điểm được xem là khởi đầu vào năm 2003, khi thị trường xuất hiện 2 loại thẻ nội địa dùng trên máy ATM (máy rút tiền tự động) là Connect 24 của Vietcombank và F@ asAcess của Techcombank, thì tổng số lượng thẻ phát hành (gồm cả thẻ nội địa và thẻ quốc tế) mới đạt 234.000 thẻ. Và cho đến nay, theo số liệu của NHNN, tính đến cuối quý 2 năm 2018 (sau 15 năm) số lượng thẻ luỹ kế 141.590.000 thẻ, tăng hơn 600 lần so với 15 năm trước đó. Đặc biệt là khoảng 5 năm trở lại đây từ 2013 đến 2018, khi NHNN triển khai thực hiện Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 và Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng cho đến nay cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, cụ thể: Hình 3.1 thể hiện số lượng thẻ ngân hàng luỹ kế từ năm 2013 đến cuối quý II năm 2018: Số lượng thẻ ngân hàng từ 66,21 triệu thẻ năm 2013 tăng lên 141,59 triệu thẻ đến cuối Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng... 50 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật quý II/2018, với số lượng thẻ phát hành tăng thêm hơn 5 năm qua là 75,38 triệu thẻ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 113,85% so với năm 2013, bình quân mỗi năm tăng khoảng 16,75 triệu thẻ. Trong năm 2017 sau khi NHNN thực hiện kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020 thì số lượng thẻ đã tăng vượt bậc lên đến 21 triệu thẻ so với năm 2016. Và 6 tháng đầu năm 2018 số lượng thẻ phát hành đã tăng 9,59 triệu thẻ so với số lượng tích luỹ đến đầu năm 2018. Cũng theo số liệu thống kê từ NHNN, đến cuối quý II năm 2018, trên cả nước Việt Nam đã có 18.287 ATM và hơn 289.075 POS đang hoạt động (tăng tương ứng 4,2% và 7,5% so cuối năm 2017); Và nếu so với số lượng cách đây 5 năm số lượng máy ATM và POS tăng lên đáng kể, từ 15.265 thiết bị ATM và 129.653 thiết bị POS năm 2013 đã tăng lên 18.287 thiết bị ATM và 189.075 thiết bị POS tính đến thời điểm cuối ngày 30.06.2018. Các công ty chuyển mạch, các ngân hàng phát hành thẻ đã thực hiện kết nối liên thông hệ thống ATM phạm vi không những trong nước mà còn thực hiện liên thông hệ thống quốc tế. Các đơn vị chấp nhận thẻ cũng được kết nối liên thông rộng khắp trong và ngoài nước. Do vậy, lượng máy ATM và máy POS không ngừng tăng lên trong thời gian qua (được thể hiện thông qua hình 3.2). Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê NHNN Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê NHNN 51 Tiếp đến, hành lang pháp lý để kích thích sử dụng thẻ vẫn đang tiếp tục được hoàn thiện. Tiếp sau Quyết định 2545/QĐ-TTg là kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán thẻ của NHNN, Ngày 25/5/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 3804/NHNN-TT yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số nội dung phòng, chống gian lận trong quy trình mở tài khoản thanh toán, thẻ ATM. 21/08/2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 6296/NHNN-CNTT gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ. Với những hành lang pháp lý như vậy, góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện tốt kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán thẻ của NHNN. Mặc dù, Các cơ quan chức năng, cũng như các ngân hàng thương mại đã có nhiều nỗ lực để thức đẩy hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng, tuy nhiên việc này còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết phải kể đến là do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn còn phổ biến, đặc biệt là khu vực nông thôn. Tiếp đến là cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán chưa đồng đều, hệ thống thiết bị ATM, POS lắp đặt chủ yếu ở các khu vực đô thị, thành phố, nhà hàng hay siêu thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn số lượng thiết bị này còn rất hạn chế. Kế đến nữa là người sử dụng thẻ đa phần là để rút tiền, Theo báo cáo của các chuyên gia tài chính – ngân hàng, truyền thông,.. gần đây trong cuộc hội thảo “Thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn” diễn ra ngày 28/9/2018 thì Việt Nam có khoảng 60% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) có tài khoản ngân hàng, tương đương khoảng 43 triệu người nhưng hơn 80% giao dịch thẻ ATM cũng chỉ là rút tiền. Bên cạnh đó, về phí ngân hàng của chủ thẻ khi tiến hành thanh toán bằng thẻ trên các máy POS tại các điểm giao dịch theo Điểm 4, Điểm 5 Điều 4 thông tư 35/2012/TT-NHNN quy định về phí dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa, “Tổ chức thanh toán thẻ, tổ chức chuyển mạch thẻ không được thu phí dịch vụ thẻ đối với chủ thẻ; Đơn vị chấp nhận thẻ không được thu phí giao dịch POS đối với chủ thẻ”. Và Điểm 5b Điều 28 Nghị định 96/2014/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, “Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Phân biệt mức giá trong thanh toán thẻ, thu phụ phí từ chủ thẻ đối với các giao dịch thanh toán không đúng quy định của pháp luật hoặc vi phạm các quy định khác về thanh toán thẻ qua điểm chấp nhận thẻ”. Mặc dù vậy, Nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán thu phí nếu khách hàng dùng thẻ thanh toán đối với thẻ nội địa, có nơi tính phí khoảng 2% tổng số tiền thanh toán; nếu dùng thẻ Visa hoặc Master, có khi bị trừ 5%; thậm chí, nhiều trường hợp còn bị thu thêm 10% thuế VAT khi thanh toán bằng thẻ... Điều đó đã góp phần làm hạn chế việc thanh toán thẻ ngân hàng trong giao dịch hàng ngày của người dân. 4. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ NGÂN HÀNG Việc ban hành kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2017-2020 của NHNN là động thái góp phần đạt được mục tiêu cụ thể của đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo QĐ số 2545/2016/ QĐ - TTg của Thủ tướng chính phủ và chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo QĐ 986/2018/QĐ-TTg. Bên cạnh các giải pháp đã nêu ra trong 2 Quyết định trên về thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng, tác giả mạnh dạn nêu ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, giới thiệu, tuyên truyền những lợi ích của việc sử dụng thẻ ngân hàng và khi tiến hành thanh toán bằng thẻ ngân hàng trong các hoạt động thường ngày để thay đổi thói quen và nhận thức của người dân về hình thức thanh toán này. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng, Hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng... 52 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật muốn tăng cường khả năng tiếp cận tài chính chủa người dân, để tài chính phát triển đồng đều phải hướng tới đối tượng ít có thông tin về tài chính và truyền thông chiếm vai trò không kém phần quan trọng để tuyên truyền. Do đó, Việc tuyên truyền nên thực hiện 1 cách cụ thể, từ những cách thức đơn giản, thiết thực nhất để giúp người dân từ trình độ thấp nhất vẫn có thể hiểu, thực hiện được. Đối tượng hướng tới hầu hết là các người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và giới trẻ từ phổ thông trung học trở lên. Các ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo với chuyên đề về lợi ích của việc sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán và hướng dẫn người dân cách sử dụng thẻ thanh toán, Hoặc có thể cử người đi đến từng điểm, trụ sở thôn của vùng nông thôn, Hoặc kết hợp sử dụng các kênh truyền thông, mạng xã hội (facebook, fanpage, ...), các điểm bưu điện - văn hóa xã... tại các khu vực nông thôn, miền núi để tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, hướng dẫn về sử dụng thanh toán thẻ ngân hàng. Thứ Hai, Cần phân bổ đều và hợp lý việc lắp đặt mạn lưới thiết bị ATM và máy POS trên toàn quốc, và phải đảm bảo chất lượng hoạt động ổn định và hiệu quả của các loại máy này, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Đặc biệt chú trọng đến khu vực nông thôn và đặc biệt hơn nữa là vùng sâu vùng xa như khuyến khích các ngân hàng, tổ chức khác đầu tư và mở rộng mạng lưới ATM tới khu vực nông thôn, khó tiếp cận các điểm giao dịch của ngân hàng; nghiên cứu ứng dụng một số loại máy ATM tính năng hiện đại; xây dựng và triển khai Kế hoạch phát triển thanh toán thẻ ngân hàng qua thiết bị chấp nhận thẻ giai đoạn 2018 - 2020. Thứ ba, Hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động thanh toán thẻ, nhất là thanh toán điện tử. Đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán cũng như đảm bảo quyền lợi của khách hàng và ngân hàng, NHNN Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tăng cường tính an toàn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và đảm bảo quyền lợi của khách hàng, của tổ chức cung ứng dịch vụ trong hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông để tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh cho hệ thống công nghệ thông tin ngành ngân hàng. Hướng dẫn cho người dân cách bảo mật khi sử dụng và cảnh báo những xu hướng tội phạm thanh toán do chủ quan bất cẩn của người dân. Một khi, người dân đã được hướng dẫn cụ thể và an tâm tin tưởng hành lang pháp lý khi sử dụng thẻ thì các dịch vụ thanh toán mới được sử dụng rộng rãi và hỗ trợ tích cực cho các dịch vụ khác phát triển. Thứ tư, Khi ngân hàng phát hành thẻ cho khách hàng cần tư vấn rõ ràng về các mức phí của việc phát hành thẻ, duy trì thẻ và đối với việc thanh toán bằng thẻ thì chủ thẻ không chịu thêm một mức phí nào khác theo Thông tư 35/2012/ TT-NHNN. Mặc khác, khi tiến hành lắp máy POS cho đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT), tư vấn cho họ về những lợi ích có được và chi phí bỏ ra; giải thích rõ những điều khoản trong hợp đồng và yêu cầu ĐVCNT tuân thủ những quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó, về phía Nhà nước, cần có những chính sách khuyến khích đối với doanh số bán hàng, dịch vụ thanh toán bằng thẻ POS. 5. KẾT LUẬN Tóm lai, Nhà nước và ngân hàng thương mại cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên: tăng cường các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo để thay đổi nhận thức, thói quen tiêu dùng của người dân; xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại để đảm bảo hiệu quả cho việc phát triển hệ thống mạng lưới thanh toán rộng khắp; tăng cường và đảm bảo an toàn an ninh trong các giao dịch điện tử để củng cố niềm tin cho khách hàng và kịp thời phổ biến những quy định trong thanh toán cũng như khuyến khích việc sử dụng thẻ thanh toán nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động thanh toán thẻ ngân hàng. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1].Chính phủ, 2018. Quyết định số 986/QĐ -TTG ngày 08 tháng 08 năm 2018 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng việt nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [2]. Chính phủ, 2016. Quyết định số 2545/QĐ -TTG ngày 30 tháng 12 năm 2016 của thủ tướng chính phủ ban hành “ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt gia
Tài liệu liên quan