Học cách giao tiếp hiệu quả không khó

Để giải quyết vấn đề nan giải về kỹ năng giao tiếp. Mời bạn hãy cùng Deltaviet đọc và suy ngẫm sau đó băt tay vào áp dụng những phương pháp, kỹ năng giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Khi làm điều gì thì cũng cần phải có định nghĩa, trước tiên ta phải hiểu: “Giao tiếp là gì?” Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin đã chiều giữa các đối tượng: gửi – “giao” và nhận – “tiếp”, sao cho các đối tượng cùng nghĩ và hành động. Khi các đối tượngcùng thấu hiểu, thì chúng ta mới tạo được niềm tin lẫn nhau. Đó cũng là lúc “cầu nối thâm giao” được thiết lập. Bạn cần lưu ý: “các đối tượng” ở bài viết này rất đa nghĩa, thậm chí là hai mặt trong chính một con người chúng ta. Đó là lúc ta giao tiếp với chính bản thân mình. Thế nên mới có chuyện “độc thoại nội tâm”, “đối thoại nội tâm”. Những người có thói quen độc thoại với chính mình, thường là những người sâu sắc thậm chí rất sâu sắc. Họ tự chiêm nghiệm với chính mình những kiến thức và trải nghiệm trong cuộc sống qua quãng thời gian họ sống. Và nhờ những chiêm nghiệm ấy, họ biết cách điều khiển cảm xúc của mình và ít phạm lỗi lầm hơn, tinh tế hơn, nhạy cảm hơn.

pdf6 trang | Chia sẻ: thuyduongbt11 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học cách giao tiếp hiệu quả không khó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học cách giao tiếp hiệu quả không khó Để giải quyết vấn đề nan giải về kỹ năng giao tiếp. Mời bạn hãy cùng Deltaviet đọc và suy ngẫm sau đó băt tay vào áp dụng những phương pháp, kỹ năng giúp bạn giao tiếp hiệu quả hơn. Khi làm điều gì thì cũng cần phải có định nghĩa, trước tiên ta phải hiểu: “Giao tiếp là gì?” Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin đã chiều giữa các đối tượng: gửi – “giao” và nhận – “tiếp”, sao cho các đối tượng cùng nghĩ và hành động. Khi các đối tượng cùng thấu hiểu, thì chúng ta mới tạo được niềm tin lẫn nhau. Đó cũng là lúc “cầu nối thâm giao” được thiết lập. Bạn cần lưu ý: “các đối tượng” ở bài viết này rất đa nghĩa, thậm chí là hai mặt trong chính một con người chúng ta. Đó là lúc ta giao tiếp với chính bản thân mình. Thế nên mới có chuyện “độc thoại nội tâm”, “đối thoại nội tâm”. Những người có thói quen độc thoại với chính mình, thường là những người sâu sắc thậm chí rất sâu sắc. Họ tự chiêm nghiệm với chính mình những kiến thức và trải nghiệm trong cuộc sống qua quãng thời gian họ sống. Và nhờ những chiêm nghiệm ấy, họ biết cách điều khiển cảm xúc của mình và ít phạm lỗi lầm hơn, tinh tế hơn, nhạy cảm hơn. Khi có ý tưởng, chúng ta tìm cách chuyển hoá nó thành ngôn ngữ giao tiếp: có người chuyển hoá ý tưởng của mình thành lời nói; có người chuyển hoá ý tưởng của mình thành âm thanh: tiếng đàn, trống, sáo, kèn, có người chuyển hoá thành màu sắc; có người lại chuyển hoá thành cử chỉ, điệu bộ; để gửi đến đối tượng giao tiếp với mình. Khi nhận, ta phải mã hoá lại để hiểu được ý tưởng của người gửi. Việc mã hoá lại này không phải dễ. Lắm khi ta nghe đi, nghe lại thuộc cả ca khúc mà chẳng thể nào hiểu nổi tác giả muốn nói gì hay là truyền tải thông điệp gì. Kể cả khi nghe nói, hoặc đọc từng câu chữ rất rõ ràng, ta cứ nghĩ là đã hiểu nhưng thật ra chẳng hiểu gì cả hoặc hiểu sai ý hoàn toàn. Sở dĩ các ông bà cụ ta ngày xưa có câu “Ông nói gà – bà nói vịt” như vậy là vì quá trình giao tiếp của chúng ta luôn bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ nhận thức cá nhân, trạng thái cảm xúc, bối cảnh, chênh lệch quyền lực, độ tin cậy giữa các đối tượng. Thậm chí, không ít khi ta lại lắng nghe “chọn lọc”, tức là chỉ chọn những gì ta quan tâm, ta muốn nghe và bỏ qua những thông tin không quan tâm hay đơn giản là không thích nghe. Thế là ta hiểu sai ý rồi. Có đôi khi ta bị tràn thông tin nên dù muốn lắm, ta cũng không thể nào tiếp nhận và mã hoá nổi bất cứ thông tin nào nữa. Để hạn chế tình trạng “Ông nói gà – bà nói vịt”, các đối tượng giao tiếp cần phải luôn luôn phản hồi thông tin liên tục cho nhau. Oái oăm sao, người Việt chúng ta thường có thói quen giao tiếp một chiều, chỉ “giao” mà không “tiếp” hoặc chỉ “tiếp” mà không “giao”. Tức là chúng ta đã bỏ qua bước phản hồi thông tin được nhận, lắng nghe một cách thụ động. Đây chính là nguyên nhân của trăm sự hiểu nhầm, mâu thuẫn, bất đồng thậm chí phải cần đến cảnh sát giải quyết. Nếu không phản hồi, chúng ta sẽ mãi mãi không bao giờ tìm được tiếng nói chung. Và dĩ nhiên, sẽ không thể có chuyện thấu hiểu để cùng suy nghĩ và hành động để cùng đạt mục tiêu. Một điều nữa, chẳng thấy sách hay trường nào dạy, nhưng không ít người vẫn cứ băn khoăn. Trong cuộc đời, bạn đã bao nhiêu lần làm điều gì có ích cho xã hội chưa? Đã bao nhiêu lần bạn giúp đỡ ai đó chân thành chưa? Dù bạn là một kẻ mục nát nhất, tôi vẫn tin, ít nhất bạn cũng đã vài lần làm được những việc tốt gì đó. Khi ấy, bạn mong đợi điều gì từ người bạn giúp? Người nhận trả tiền công ư? Nếu bạn mong như thế thì chẳng có gì đáng ca ngợi cả. Riêng tôi, tôi mong lắm một lời cảm ơn từ người tôi đã giúp đỡ. Chỉ một lời cảm ơn thôi cũng làm tôi sướng đến phát khóc. Và như được tiếp thêm bao nhiêu nghị lực, ngọn lửa lương thiện trong tôi cứ bập bùng cháy mãi. Nhưng đã bao nhiều lần bạn nói lời cảm ơn ai chưa? Ngày nay, tôi thấy người ta nói cảm ơn hay “Thanks” rất nhiều thậm chí nói như một cái máy vô hồn. Nhưng tiếc thay, đó chỉ là lời nói cửa miệng, không một chút chân thành. Lời cảm ơn như thế không có giá trị gì cả, ít nhất là với tôi và một số người không thích sự. Tôi mong lắm, một lời cảm ơn đầy chân thành của người tôi vừa giúp đỡ. Điều đó không chỉ là lời khen ngợi mà nó còn động viên tôi cố gắng làm nhiều điều có ích cho xã hội hơn, tốt hơn rất nhiều lần. Trái lại, chắc bạn cũng đôi lần phạm lỗi với ai đó đúng không? Dù có khi chỉ là vô tình bạn không nhận ra. Bạn đã bao nhiêu lần nói lời xin lỗi vì những gì mình đã gây ra với những người bị tổn thương vì bạn? Tôi vẫn nghe từ “sorry” mỗi ngày, vẫn nghe nhiều như từ thanks ở trên. Nghe nhiều đến nhàm tai thậm chí đến phát chán. Nhưng tôi cũng không cảm nhận được chút chân thành nào từ người nói. Có thể, bạn sẽ bảo tôi là “vô cảm hay độc đoán”. Nhưng đó là cảm nhận của cá nhân tôi. Vì tôi nghe nói “xin lỗi” mà không hiểu người ta đang xin lỗi về việc gì nữa? Tại sao lại phải xin lỗi chứ? Còn khi tôi mong lắm một lời xin lỗi chân thành thì lại chẳng bao giờ nghe hay nhìn thấy. Không ít mối quan hệ đã tan vỡ chỉ vì thiếu lời cảm ơn hay xin lỗi chân thành như thế đấy. Thật đáng tiếc phải không bạn? Và bạn nghĩ, bạn có thực hiện được những điều đơn giản ấy không? Chúc cho mối quan hệ của bạn ngày càng mở rộng!
Tài liệu liên quan